Du
lịch Văn hóa Tâm linh: thực hay ảo?
Anh Vũ, thông tín viên
RFA
2014-11-07
2014-11-07
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
anhvu11072014.mp3
Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến,
ảnh chụp hôm 12/02/2011.
RFA PHOTO
Sau việc Công ty cổ phần
Đại Nam vừa ra thông báo về việc tạm đóng cửa hoạt động của Khu du lịch Lạc
Cảnh Đại Nam Văn Hiến, vấn đề các khu du lịch tâm linh ở Việt Nam được giới
chuyên gia và những người làm công tác văn hóa cho rằng không có gì phải phàn
nàn vì những khu du lịch gọi là tâm linh như Đại Nam, Bái Đính… lâu nay không
tồn tại theo đúng nghĩa mà nó đã gieo rắc thẩm mỹ và văn hóa tâm linh lệch lạc.
Thực trạng vấn đề này ra sao?
Mê tín di đoan?
Tâm linh và văn hóa tâm
linh luôn đồng hành với đời sống thực tại của con người. Xã hội càng phát
triển, đời sống vật chất được nâng cao, khi đời sống tinh thần càng phong phú
thì đời sống tâm linh cũng nở rộ.
Tâm linh trước hết là
niềm tin linh thiêng của con người vào thế giới vũ trụ đầy bí ẩn và đời sống xã
hội mang nhiều màu sắc huyền bí. Nhưng mặt trái của tâm linh là vấn đề mê tín
di đoan, nếu không được quản lý tốt sẽ mang lại nhiều hệ lụy khó lường.
Các khu du lịch tâm linh
đó là những cái rất đáng báo động về sự tồi tệ, thể hiện ở mấy điểm. Đó là hệ
thống thần thánh đưa vào điện thờ ở các khu đó lộn xộn, tùy tiện.
-TS Nguyễn Xuân Diện
Nhu cầu về văn hóa tâm
linh của người Việt Nam là rất lớn, hàng năm vào những dịp lễ hội các khu du
lịch Văn hóa Tâm linh ở Việt Nam đã có hàng chục triệu người đến thăm.
Đánh giá về các hoạt
động du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam hiện nay, TS. Giáo dục Vũ Thị Phương
Anh thấy rằng trong tâm thức của người Việt vấn đề tâm linh đã thành nếp nghĩ,
nếp sống, nếp sinh hoạt, góp phần làm nên bản sắc, diện mạo văn hóa của dân
tộc. Tuy vậy hiện tại, vấn đề này đã xuống cấp ở mức đáng báo động.
Từ Sài Gòn, TS. Giáo dục
Vũ Thị Phương Anh nhận định:
“Về mặt văn hóa, người
ta kêu, than phiền rất nhiều về vấn đề xuống cấp văn hóa và hiện nay không chỉ
ở các khu du lịch văn hóa Tâm linh như vậy, mà còn ở các chùa chiền. Rất
nhiều người có đạo Phật, những Phật tử ngoan đạo rất là thuần thành họ nói rằng
họ rất chán nản không muốn đi chùa nữa. Điều đó cho thấy
là sự xuống cấp của đạo đức cũng do đến những nơi linh thiêng như vậy mà vẫn xô
bồ, chen chúc và giành giật.”
Nói về các nhược điểm và
tồn tại của các khu du lịch Văn hóa Tâm linh như Đại Nam ở Bình Dương và Bái
Đính ở Ninh Bình, TS. Nguyễn Xuân Diện Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết:
Thờ Phật chung với thờ Hồ
Chí Minh (bên trái) bên trong Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, ảnh chụp
hôm 12/02/2011. RFA PHOTO.
“Các khu du lịch tâm
linh đó là những cái rất đáng báo động về sự tồi tệ, thể hiện ở mấy điểm.
Đó
là hệ thống thần thánh đưa vào điện thờ ở các khu đó lộn xộn, tùy tiện, người
ta đề thơ nhăng nhố, người ta dựng ra các tượng pháp này nọ ở đấy, không theo
một quy chuẩn nào đấy là cái thứ nhất. Cái thứ hai là các hình tượng được khắc
họa lên để làm cái việc thờ cúng đó lại mang đặc màu sắc của Trung Quốc. Từ các
dáng nét của các công trình kiến trúc cho đến hệ thống tượng pháp, đồ thờ cúng cho
đến những điện thờ… Đặc biệt là khu Bái Đính, nếu ta đứng ở khu Bái Đính ta
không thể nhận ra là ta đang ở Việt Nam, mà ta có cảm giác đang đứng ở Trung
Quốc, Đài Loan.
Hơn nữa các khu đó không có vai trò gì trong
việc định hướng về mặt tâm linh để cho đúng tính chất của thờ cúng tín ngưỡng,
mà họ chỉ chiều theo cái thị hiếu vốn còn rất khiêm tốn và còn có nhiều hoang
mang của người dân.”
TS. Giáo dục Vũ Thị
Phương Anh tiếp lời:
“Có
nhiều nơi hiện nay núp bóng cái gọi là văn hóa tâm linh để làm chuyện buôn thần
bán thánh. Hai cái nơi tôi đã từng đến theo tôi tiêu biểu
nhất cho vấn đề buôn thần bán thánh đó là khu du lịch Đại Nam và Bái Đính. Ở
đây có sự lẫn lộn giữa các tôn giáo, giữa đạo Phật và đạo Lão, kể cả vấn đề
đồng bóng, mê tín dị đoan, theo tôi những nơi đó là quá tệ”
Thương mại hóa?
Nói về nguyên nhân của
sự xuống cấp, TS. Nguyễn Xuân Diện thấy rằng vấn đề văn hóa tâm linh đã bị các
nhóm lợi ích thương mại hóa, trở thành một lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận
khổng lồ. Từ Hà nội, TS. Nguyễn Xuân Diện nói với chúng tôi:
Những nơi mà nó quá tệ,
thậm chí thực sự lầm lẫn giữa các tôn giáo và niềm tin như vậy thì tôi nghĩ
đóng cửa là đúng. Mà tôi còn thấy ở khu du lịch Đại Nam vừa thờ Phật lại vừa
thờ Hồ Chủ tịch thì tôi thấy rất là không hay.
-TS Vũ Thị Phương Anh
“Cách đây 10-15 năm, một
số người giàu có kết hợp với các quan chức coi việc trùng tu hoặc nâng cấp mở
ra các chùa chiền đấy là cách làm ăn của họ. Điều này có thể thấy ở tất cả các
nơi, các tỉnh đều mở ra các khu du lịch tâm linh như thế, mà thực chất đằng sau
nó là việc kinh doanh. Họ chỉ mượn các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để
kinh doanh, đây là mối lợi béo bở giữa các thế lực chức sắc tôn giáo, các doanh
nghiệp giàu có và các quan chức từ trung ương đến địa phương.
Ba thế lực chân vạc này nó tạo nên những cái khu du lịch Bái Đính ở Ninh Bình
và Đại Nam lạc cảnh ở Bình Dương”
Khi được hỏi ý kiến về
giải pháp xử lý đối với các khu du lịch văn hóa Tâm linh, TS. Giáo dục Vũ Thị
Phương Anh thấy rằng du lịch Văn hóa Tâm linh không phải là điều không tốt, tuy
vậy sự quản lý chặt chẽ của nhà nước là vấn đề hết sức quan trọng không thể xem
nhẹ.
TS. Giáo dục Vũ Thị
Phương Anh khẳng định:
“Những nơi mà nó quá tệ,
thậm chí thực sự lầm lẫn giữa các tôn giáo và niềm tin như vậy thì tôi nghĩ
đóng cửa là đúng. Mà tôi còn thấy ở khu du lịch Đại Nam vừa thờ
Phật lại vừa thờ Hồ Chủ tịch thì tôi thấy rất là không hay. Và tôi nghĩ như thế
đóng cửa là cũng đúng.”
TS. Nguyễn Xuân Diện cho
biết giải pháp đóng cửa các khu du lịch Văn hóa Tâm linh hoàn toàn không phải
là vấn đề đơn giản, muốn mà làm được. TS. Nguyễn Xuân Diện nói:
“Nếu như nhà nước hoặc
Bộ Văn hóa định đóng cửa các khu đó thì không ổn, vì các khu đó là của các
doanh nghiệp tư nhân và họ mở ra thì dân thích thì dân đến, còn dân không thích
thì họ không đến. Thế còn sửa chữa và điều chỉnh nó thì là vấn đề rất khó, vì
các công trình đó được xây dựng nên rất là to lớn, lắm tiền, nhiều của và kiên
cố rồi. Có thể nói nó là vấn đề thiên nan, vạn nan.”
Các khu du lịch Văn hóa
Tâm linh như Đại Nam ở Bình Dương và Bái Đính ở Ninh Bình có quy mô xây dựng
rất lớn, tiến hành trong nhiều năm được nhiều ngành nhiều cấp tham gia quản lý.
Tuy vậy việc để xảy ra các sai sót lớn và đáng kể đó không được phát hiện và
chấn chỉnh kịp thời là do lỗi của các nhà quản lý xem nhẹ và buông lỏng.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.