Mỹ-Trung đạt đột phá về thỏa
thuận thương mại tự do WTO
Hội
Luận Truyền Thông với Blogger Điếu Cày 31/10/2014 (PHẦN 1)
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương ở Yanqi Lake, Bắc Kinh, ngày 11/11/2014.
Tin liên hệ
- Chủ tịch Trung Quốc nêu
lên ‘giấc mơ châu Á-Thái Bình Dương’
- TQ, Nam Triều Tiên đạt
thỏa thuận về mậu dịch tự do
- Trung Quốc hòa dịu hơn
đối với Đài Loan sau 1 năm nhiều bất bình
- Trung Quốc nồng nhiệt
đón tiếp TT Obama bất chấp các căng thẳng
- Trung-Nhật đồng ý nối
lại đối thoại an ninh và chính trị
- Tổng thống Obama đến
Trung Quốc
Luis Ramirez
11.11.2014
BẮC KINH—
Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo Trung Quốc
vừa đạt được một thỏa thuận có thể dẫn đến việc hạ giảm thuế suất của các mặt
hàng công nghệ cao, như các thiết bị y tế và máy trò chơi điện tử. Thông tín
viên Tòa Bạch Ốc Luis Ramirez của đài VOA tháp tùng Tổng thống Obama đến Bắc
Kinh gởi về bài tường thuật sau đây.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman đưa ra
loan báo này tại Bắc Kinh, nơi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tham dự hội nghị
thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
"Đây là một tin đáng mừng trong quan hệ
Mỹ-Trung. Điều này cho thấy sự hợp tác của Hoa Kỳ và Trung Quốc để các hai nước
cùng tiến lên trong nghị trình kinh tế song phương, nhưng đồng thời cũng hỗ trợ
cho hệ thống thương mại đa phương."
Kết quả này đạt được giữ lúc Tổng thống Obama đang mưu tìm những tiếng nói chung với Trung Quốc trong bối cảnh đang có những xung khắc về một số vấn đề, trong đó có các yêu sách về chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh, và những nghi ngờ trong giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đang tìm cách ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành một cường quốc thế giới.
Kết quả này đạt được giữ lúc Tổng thống Obama đang mưu tìm những tiếng nói chung với Trung Quốc trong bối cảnh đang có những xung khắc về một số vấn đề, trong đó có các yêu sách về chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh, và những nghi ngờ trong giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đang tìm cách ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành một cường quốc thế giới.
Các giới chức Tòa Bạch Ốc gọi thỏa thuận này là
một bước đột phá quan trọng mà họ hy vọng sẽ mang lại sự một sự đúc kết nhanh
chóng cho cuộc thương thuyết về Hiệp ước Thương mại về Công nghệ Thông tin của
Tổ chức Thương mại Thế giới ở Geneva.
Đàm phán về thỏa thuận này đã bị ngưng lại từ
năm ngoái do có những bất đồng về những sản phẩm được bao gồm trong hiệp định.
Loan báo này được công bố một ngày sau khi Tổng
thống Obama cho biết về những dàn xếp mới trong việc mở rộng chiếu khán nhập
cảnh Hoa Kỳ cho du khách Trung Quốc, một động thái mà ông Obama hy vọng sẽ thắt
chặt hơn nữa các mối quan hệ giữa hai nước và giúp ích cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Cả hai loan báo này đều liên quan đến hợp tác
kinh tế và diễn ra trong phần đầu của chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Bắc
Kinh, và thuộc khuôn khổ của diễn đàn APEC.
Theo các nhà phân tích, thì đó là phần dễ của
chuyến thăm Bắc Kinh của ông Obama.
Các cuộc họp của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với Chủ
tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho đến thời điểm này vẫn nằm trong khuôn khổ
của hội nghị thượng đỉnh APEC, với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo khu vực
châu Á – Thái Bình Dương.
Tổng thống Obama sẽ được chủ tịch Trung Quốc
tiếp đón riêng, bắt đầu với bữa ăn tối vào tối thứ Ba, và thứ Tư, khi chuyến
thăm cấp nhà nước của Tổng thống Obama bắt đầu.
Tại hội nghị APEC hôm thứ Ba, Tổng thống Obama
có một số dịp để nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một thời
gian ngắn. Các giới chức Tòa Bạch Ốc cho hay hai bên nói về vấn đề Iran, Syria
và Ukraine, nhưng không cho biết chi tiết.
Cuối ngày thứ Tư, Tổng thống Obama sẽ lên đường đến
Myanmar, còn gọi là Miến Ðiện, nơi ông sẽ tham dự hai hội nghị thượng đỉnh khu
vực, và ông cũng sẽ khuyến khích giới lãnh đạo Myanmar đẩy mạnh tiến trình cải
cách chính trị sau nhiều thập niên nằm dưới sự cai trị của quân đội.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình trpng lần gặp tại Bắc Kinh 5/2014 - REUTERS /Carlos Barria
Nhân Hội nghị Thượng đỉnh APEC diễn ra tại Bắc
Kinh trong hai ngày 10-11/11/2014 tới đây, một lần nữa, Tổng thống Nga Vladimir
Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ lại có một cuộc hội kiến song
phương.
Đây là cuộc gặp thứ 10 giữa hai người, một kỷ lục hiếm hoi, cho thấy là
giữa Matxcơva và Bắc Kinh, hiện đang có một sự tương đồng chiến lược rất lớn,
trong đó đáng ngại nhất là ý hướng bành trướng, bất chấp chủ quyền của các láng
giềng.
Theo một bài phân tích của hãng tin Pháp AFP vào
hôm nay (08/11/2014), điểm chung giữa hai người đang lãnh đạo Trung Quốc và
Liên Bang Nga rất nhiều, từ xu hướng cai trị độc đoán, coi nhẹ nhân quyền, cho
đến tâm lý chống phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng. Đáng ngại hơn cả hai
nhân vật này không che giấu ý hướng bành trướng thế lực của nước mình, bất kể
chủ quyền của các nước khác.
Theo các nhà quan sát, đà xích lại gần nhau giữa
Matxcơva và Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã tăng tốc hẳn lên, sau khi hố
ngăn cách Nga với các nước phương Tây ngày càng sâu rộng.
Khi đơn phương sáp nhập vùng Crimée của Ukraina
vào lãnh thổ của mình, rồi sau đó công khai hỗ trợ phiến quân ly khai tại miền
đông của nước láng giềng, chế độ Putin đã khiến cho Hoa Kỳ và các nước Liên
Hiệp Châu Âu phẫn nộ, và ban hành các biện pháp trừng phạt.
Trái ngược hẳn với phương Tây, Bắc Kinh thì hoàn
toàn không phản ứng, thậm chí còn lẳng lặng giúp Matxcơva giảm nhẹ tác động của
cấm vận đến từ Liên Hiệp Châu Âu hay Hoa Kỳ.
Thái độ của Trung Quốc rất dễ hiểu : Trong vùng
Châu Á, Bắc Kinh cũng gây mâu thuẫn với các nước láng giềng, công khai biểu
hiện tham vọng bành trướng trên biển : Đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ
Biển Đông, tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đang do Nhật
Bản quản lý.
Trên đất liền, Trung Quốc cũng không ngần ngại tranh chấp với Ấn
Độ chủ quyền trên một số vùng lãnh thổ dọc theo biên giới hai nước.
Hành động của Trung Quốc, đặc biệt tại Biển Đông
và biển Hoa Đông đã bị Hoa Kỳ chỉ trích, và Washington đã lên tiếng gián tiếp
hậu thuẫn cho các láng giềng của Trung Quốc khi kêu gọi tôn trọng luật pháp
quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng không và hàng hải, không được dùng các biện
pháp hù dọa, bức hiếp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Ý hướng bành trướng của Trung Quốc và Nga đã đặc
biệt rõ nét từ ngày cả hai ông Tập Cận Bình và Vladimir Putin lên cầm quyền.
Chuyên gia Vladimir Evsseïev, Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu Xã hội-Chính trị (độc lập) và khoa học thuộc Trung tâm An ninh Quốc
tế ghi nhận : « Giữa Putin và Tập Cận Bình có một sự tương đồng quan
điểm rất lớn, dựa trên một số cơ sở : ông Tập Cận Bình xuất thân từ giới thân
cận với các tập đoàn công nghiệp quốc phòng, một con người quen thuộc với các
định chế dùng sức mạnh (Nội vụ, Quốc phòng và Tình báo…) hơn là người tiền
nhiệm Hồ Cẩm Đào. Tổng thống Nga Putin hiểu đồng nhiệm Trung Quốc hơn vì quan
điểm của họ giống hệt nhau. Tập Cận Bình là người sẵn sàng đi đến đối đầu nếu
cần thiết, và điều này rất được Putin tán đồng ».
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.