Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, November 12, 2014

Việt Nam vào tốp 20 nơi đáng sống nhất thế giới! và...


Việt Nam vào tốp 20 nơi đáng sống nhất thế giới! và...


Việt Nam thua Lào, Campuchia: Dự báo đang thành hiện thực?

M.Khuê (NLĐO) - Ngay sau khi thông tin trang Business Insider của Mỹ xếp Việt Nam vào vị trí thứ 16 trong tốp 20 điểm đến đáng sống nhất thế giới, nhiều độc giả Báo Người Lao Động đã gửi chia sẻ lý thú, hài hước về điều này. Đa phần các ý kiến cho rằng chẳng nên “lạc quan tếu” vì nhận xét bên ngoài mà hãy nhìn vào sự thật những tồn tại, bất cập trong nước mình.

Theo Business Insider, Việt Nam được cộng điểm ở cảnh đẹp, thức ăn ngon và chi phí dịch vụ thấp, từ giao thông tới giải trí và đặc biệt là chi phí giao thông công cộng cực kỳ rẻ. 87% người nước ngoài sống tại Việt Nam thích thú với món ăn sở tại… 

Dải đất hình chữ S của chúng ta được cộng điểm ở cảnh đẹp, 
thức ăn ngon và chi phí dịch vụ thấp. Ảnh: Hải Ngọc 

Tuy nhiên, những điều này với người Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam lại thấy khác. Vì thế, trong lúc nước ngoài bình chọn và xếp hạng, người trong nước lại vô cùng bất ngờ, họ ngỡ ngàng: “Vậy mà hồi nào đến giờ mình hoàn toàn không hay biết! Có lẽ, mình phải thông báo cho bà con đang ở nước ngoài về nơi đáng sống thứ 16 trên thế giới mới được!” – bạn đọc có nickname (biệt danh) Hữu Vinh viết. “Mình có thằng bạn sắp định cư ở Hoa Kỳ. Nay đọc được tin này, mình nhất định sẽ nói cho nó biết để nó xem lại mà thay đổi ý định!” - bạn đọc Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam viết. 

Không chỉ ngỡ ngàng, nhiều bạn đọc nghi ngờ ngay việc bình chọn này và lên tiếng cảnh tỉnh, bạn đọc có nickname Phải Coi Lại nhận định: “Muốn biết có phải như vậy hay không thì phải hỏi người trong nước có cảm thấy như vậy hay không. Người nước ngoài chấm điểm đâu có biết chính xác đời sống ở Việt Nam, nhất là vùng nông thôn hẻo lánh”. 

“Có giống như Việt Nam từng được xếp hạng "hạnh phúc nhất thế giới" không? Vậy tại sao chỉ có chưa tới 10% du khách muốn quay trở lại Việt Nam? Tôi định cư ở Mỹ gần 30 năm, nay khi lớn tuổi tôi trở về sống hẳn trên quê hương. Tôi tạm hài lòng với cuộc sống hiện tại nhưng tôi thấy bảng xếp hạng này hơi..lạc quan tếu. Làm sao có thể "đáng sống nhất" khi mà tình hình an ninh trật tự xã hội bất an, cướp của giết người tràn lan? Khi mà số người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm gần cả một sư đoàn?” – bạn đọc Ba Bến Tre viết. “Có thể Việt Nam là nơi đáng du lịch nữa đó. Nhưng Việt Nam lại thống kê rằng đa số khác du lịch đến và . . . không muốn trở lại. Phải nhìn nhận sự thật may ra tiến bộ được!” – bạn đọc Nói thật thà viện dẫn. 

Đúng là cảnh Việt Nam rất đẹp, muốn rừng có rừng, muốn biển có biển, núi có núi, sông có sông nhưng nhiều nơi bị khai thác du lịch quá đà, tình trạng chặt chém, chèo kéo du khách vẫn còn tồn tại. Các vấn nạn tiêu cực xã hội nhiều từ tệ nạn trộm cướp, tai nạn giao thông... ngày càng gia tăng. Như một bạn đọc “đau khổ” kể ra: “Đến thành phố còi inh tai nhức óc, sơ suất là ngỏm; Ra vườn hoa dạo chơi gặp ăn xin và có thể bị cướp giật, mất mạng như chơi; Ra bờ sông dạo chơi ư?Dòng nước đen ngòm cuồn cuộn bốc mùi hôi hám. Về quê ư? Đất đai tăng giá người ta dựng nhà phố chật chội, rác bay khắp chốn. Ẩm thực ư? Có ai biết rằng Berberin (Thuốc trị tiêu chảy) là loại dược phẩm bán chạy nhất!,...Quê hương tôi thật đáng sống!”. 

Quả là, người nước ngoài tung hô còn dân sở tại thì cay đắng! Một số người khác mỉa mai với thông tin bình chọn này: “Lương lĩnh ở nước ngoài, tiêu xài ở Việt Nam thì Việt Nam đúng là nơi đáng sống!” - KSVKL viết; “Việt Nam vào tốp 20 điểm đến đáng sống nhất thế". Đọc tin này đêm mất ngủ luôn!” - Phạm Ngọc Hùng viết; “Đúng là đáng sống, nếu bạn đã có một hậu phương vững chắc ở...nước ngoài” – Trần Sơn viết; “Thông thường khi "được" báo chí nước ngoài xếp hạng một lĩnh vực cụ thể nào đó, các quan sẽ giãy nảy phản pháo. Nhưng với bài báo hôm nay có lẽ hàng triệu dân VN giãy nảy...!” – bạn đọc Khoai Lang hóm hỉnh. 

M.Khuê tổng hợp


*

Ghi chú của Danlambao:

Thật ra cách đặt tiêu đề Việt Nam vào tốp 20 nơi đáng sống nhất thế giới là... ăn gian. Tạo ấn tượng VN là nơi đáng sống của 90 triệu người Việt Nam.

Nguyên văn tiếng Anh của bài viết trên Business Insider là: 20 nơi tốt nhất để sống ở nước ngoài (The 20 best places to live overseas). Đối tượng của bài viết là người Hoa Kỳ. Một trong những yếu tố mà nhiều người Hoa Kỳ nghĩ đến việc đi làm và sống ở một nước nghèo là mức lương công ty trả cho họ là mức lương ở Hoa Kỳ; với mức lương đó so với vật giá của các quốc gia nghèo thì họ sống sung sướng và dư thừa so với vật giá tại Mỹ.

Nguyên văn bài viết tiếng Anh tại đây: 

* Lưu ý tiểu đề Overseas Recruitment tức là tuyển mộ người làm việc ở nước ngoài.

*

Thu nhập bình quân đầu người thấp, rơi bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam chắc chắn sẽ thua Lào và Campuchia 

Thu nhập sắp thấp hơn

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người, Lào 1.645 USD/người, Campuchia 1.007 USD/người; Myanmar 900 USD/người.

Mức thu nhập này không cao hơn hai nước láng giềng Lào và Campuchia là bao nhiêu, nhưng lại đặt trong bối cảnh Việt Nam đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng phải thừa nhận "Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình, đó là điều đáng buồn”, ông Dũng nói. 

Theo nhận định của nhiều chuyên gia phải tới năm 2058 Việt Nam mới thoát “bẫy thu nhập trung bình”, trong khi kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm. Từ 2013 tới nay, tăng trưởng cao hơn trước, nhưng chưa như kỳ vọng.

Hoạt động tái cấu trúc tại Việt Nam được xem là 
chậm chạp khiến việc thoát khỏi bẫy thu nhập 
trung bình sẽ kéo dài thêm thời gian 

Ông Nguyễn Chí Dũng - Thứ trưởng Bộ KHĐT cho biết, điều này do các tác động tăng trưởng truyền thống đã tới hạn, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả. Tăng trưởng dựa nhiều vào vốn và lao động, hiệu quả đầu tư thấp.

Giáo sư Kenichi Ohno (Nhật Bản), Giám đốc Dự án Diễn đàn Phát triển Việt Nam khẳng định: “Đến nay, tôi có thể nói rằng, Việt Nam đang rơi vào bẫy thu nhập”.

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng thẳng thắn: “Ta hãy còn sĩ diện khi nói thẳng vào vấn đề này. Theo tôi là chúng ta ta đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình rồi”.

Kinh tế Việt Nam không sáng tạo bằng Lào

Việt Nam đang bị đánh giá thấp về nhân lực, giáo dục, số bằng sáng chế và ấn bản khoa học thấp hơn so với Lào.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) công bố báo cáo Chỉ số Năng suất Sáng tạo (CPI) của 22 nền kinh tế châu Á, bổ sung Mỹ và Phần Lan (nhằm mục đích so sánh).

Báo cáo này đo khả năng sáng tạo của các nước - yếu tố quan trọng trong việc củng cố nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức.

Theo đó, trong bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 16 trên 24 nước. Khả năng sáng tạo được đánh giá chỉ ở mức trung bình, với cả “Đầu vào” và “Đầu ra” đứng ở nửa cuối danh sách. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, sau Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

CPI được tính dựa trên 36 chỉ số “đầu vào” như nền kinh tế đó có bao nhiêu trường đại học được xếp trong danh sách 500 trường hàng đầu thế giới, tỷ lệ đô thị hóa, chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tham nhũng, quan liêu…

Tám chỉ số “đầu ra” gồm số bằng sáng chế được phát minh, giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp, số sách và phim ảnh được sản xuất…

Việt Nam ngày càng thua Campuchia nhiều mặt

Trong khi đó, trên thực tế nhiều bằng chứng như tăng trưởng nền kinh tế, thu hút FDI, công nghiệp ô tô, thậm chí nông nghiệp như lúa gạo... đều cho thấy Việt Nam đang thua kém Campuchia.

Vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã công bố dự báo của mình về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia, cho rằng Campuchia trong năm 2014 sẽ có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á trong khi Việt Nam được đánh giá là "sẽ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn vào khoảng 5,5%". 

Trong khi, kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho thấy, năm 2013, trong số các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) được khảo sát có đến 54% doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam đã từng cân nhắc đầu tư vào Trung Quốc, Thái Lan, đặc biệt là Campuchia và Lào - đất nước trước đây chưa từng được coi là "đối thủ" cạnh tranh về vốn đầu tư FDI đối với Việt Nam thay vì con số 32% như thời điểm năm 2011, năm 2012.

Theo TS Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, rất có thể thời gian tới đây họ sẽ chuyển sang đầu tư Lào, Campuchia và điều này đang diễn ra rồi do giá đất ở Campuchia, Lào thấp hơn và thủ tục đỡ phiền hà hơn nhiều so với Việt Nam.

Đáng ngạc nhiên hơn, Campuchia đã vui mừng đón chiếc ôtô "Angkor EV 2014" tự sản xuất đầu tiên. Chiếc ô tô lấy tên ngôi đền cổ Angkor của Campuchia này được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế.

Đây được coi là thành tựu lớn của ngành chế tạo còn non trẻ của Campuchia, đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan...

Còn tại Việt Nam, thời gian vừa qua Madaz rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa.

Các dự án đó được chuyển sang các nước lân cận sản xuất rồi nhập khẩu xe về Việt Nam với giá đắt.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, mới đây, Campuchia cũng cho biết, họ đang tích cực xâu dựng mối quan hệ đối tác với Mỹ và Hàn Quốc để xuất khẩu gạo sang các thị trường đầy tiềm năng này. 

Gạo Campuchia sẽ tấn công vào thị trường Mỹ, Hàn Quốc trong khi gạo Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào Trung Quốc, một vài nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia và các nước Châu Phi

Không những thế, vừa qua hàng ngàn nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đang rơi vào cảnh điêu đứng khi lúa chất đầu nhà mà không thấy thương lái đến mua. Hầu hết các thương lái đang tìm sang Campuchia để mua với giá hời và bỏ qua tiền đặt cọc với nông dân trong nước.



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

My Blog List