TẠP
CHÍ VIỆT NAM
Việt
Nam trước ngưỡng cửa TPP
Trong hai ngày 10
và 11/11/2014, Bắc Kinh đón tiếp Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ). Đây cũng sẽ là dịp để lãnh đạo các nước đang
tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Dương TPP gặp nhau. Hoa Kỳ và
toàn bộ 11 quốc gia khác tham gia đàm phán TPP ( trong đó có Việt Nam) đều là
thành viên của APEC.
Thế nhưng, theo lời đại
diện thương mại của Mỹ Michael Froman tuyên bố ngày 31/10/2014, không có khả
năng sẽ đạt được thỏa thuận về TPP ngay trong cuộc họp thượng đỉnh APEC kỳ này.
Phát ngôn viên của Nhà Trắng Josh Earnest ngày 03/11/2014 cũng tuyên bố
Washington không dự trù sẽ có bước đột phá nào về đàm phán TPP nhân chuyến công
du Châu Á của Tổng thống Barack Obama trong tuần này để dự thượng đỉnh APEC ở
Bắc Kinh, thượng đỉnh nhóm 20 ở Úc và thượng đỉnh Đông Á ở Miến Điện.
Trước đó, trong một cuộc
họp kéo dài 3 ngày và kết thúc 27/10/2014 tại Sydney, Úc, Bộ trưởng các nước
đàm phán TPP đã không đạt được thỏa thuận nào nhằm kết thúc nhanh chóng đàm
phán. Điều này cho thấy là không dễ gì xóa được những bất đồng còn cản trở con
đường tiến tới hình thành một khối tự do mậu dịch chiếm tới 40% tổng sản phẩm
nội địa GDP của toàn cầu.
Tuy có đến 12 nước tham
gia đàm phán, nhưng chỉ riêng Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chiếm tới 80% GDP của toàn
khối mậu dịch Châu Á - Thái Bình Dương, cho nên thành công của đàm phán tùy
thuộc phần lớn vào những thương lượng, mặc cả giữa hai cường quốc kinh tế này.
Ấy là chưa kể đàm phán TTP còn phụ thuộc vào tình hình chính trị nội bộ nước
Mỹ, cụ thể là tùy thuộc vào tương quan lực lượng giữa hai đảng Cộng hòa và Dân
chủ sau cuộc bầu cử giữa kỳ tuần qua.
Riêng đối với Việt Nam
thì gay go nhất có lẽ là đàm phán với Hoa Kỳ. Khi tiếp Đại diện thương mại Mỹ
Michael Froman ngày 21/10/2014 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã tuyên
bố Việt Nam quyết tâm đàm phán thành công với Hoa Kỳ, cho dù có một số vấn đề khó
khăn.
Nhưng ông cũng nhấn mạnh là Hoa Kỳ cũng như các nước tham gia TPP “cần quan tâm đến sự chênh lệch về trình
độ phát triển giữa các nước để có sự linh hoạt cho nhiều quốc gia thích ứng với
những tiêu chuẩn cao khi tham gia TPP”.
Tuyên bố này cho thấy là
Hà Nội muốn Washington tỏ ra “linh hoạt” không bắt ép Việt Nam phải tuân thủ toàn
bộ các điều kiện để gia nhập TPP, chẳng hạn như trên vấn đề quyền của người lao
động được thành lập công đoàn độc lập, một điều mà chắc chắc mà chính quyền Hà
Nội sẽ không bao giờ chấp nhận.
Trong một bài viết trên
trang web cá nhân, ông Nguyễn Đình Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định
Thương mại Việt-Mỹ ( BTA ) đã lưu ý rằng, trong đàm phán TPP, Hoa Kỳ đưa ra
những đòi hỏi cao hơn nhiều so với những hiệp định tự do mậu dịch mà Việt Nam
đã ký với các nước khác.
Theo ông Nguyễn Đình
Lương, những đòi hỏi đó là tháo gỡ hết mọi rào cản thương mại, tự do hoá tối đa
các hoạt động đầu tư, dịch vụ, yêu cầu cao về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo
vệ môi trường và cả những vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam như bình đẳng giữa
các doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp Nhà nước, quyền lập hội,
v.v…
Ông Nguyễn Đình Lương
cho rằng, “không có một hệ thống pháp
luật và môi trường kinh hoanh phù hợp với TPP, thì không thể khai thác được lợi
thế của TPP”. Thế mà ở Việt Nam hiện nay, cơ chế “xin-cho” vẫn còn tồn tại
khắp nơi, tư duy và cung cách làm ăn của thời bao cấp vẫn còn nặng nề, công
cuộc cổ phần hóa thì quá chậm, nạn tham nhũng thì đã trở thành căn bệnh nan y.
Cho nên, ông đề nghị là Việt Nam “ phải
dọn nhà cho sạch trước khi vào TPP”.
Việc gia nhập khối Đối
tác xuyên Thái Bình Dương sẽ mang lại những mối lợi nào cũng như đặt ra những
thách thức nào cho Việt Nam, sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với tiến sĩ
Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, từ Hà Nội.
TS Lê Đăng Doanh, Hà Nội 05/11/2014 nghe
__._,_.___
THE TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP AGREEMENT
http://tppinfo.org/
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.