Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, January 13, 2015

Kinh tế VN 2015: Lấy gì để tăng trưởng?


Kinh tế VN 2015: Lấy gì để tăng trưởng?

·         12 tháng 1 2015
Tình hình thưởng Tết năm nay có xu hướng không cao đối với đại đa số người lao động
Vào Tết năm nay, hàng ngàn giáo viên trên khắp mọi miền đất nước vẫn không khác gì năm cũ, quà tết vẫn chỉ là “hương hoa” với gói kẹo, mì chính, chai nước mắm hay sang trọng hơn là vài trăm ngàn.
Những bài viết thấm đẫm nước mắt của báo chí còn cho thấy sự buồn tủi của giáo viên, không chỉ đơn thuần là nhìn sang các ngành nghề khác, với những con số thưởng tết từ vài chục đến vài trăm triệu đồng được công bố…
“Đắng lòng” là từ được báo chí quá quen dùng trong những năm qua. Vào Tết năm nay, “Đắng lòng: thưởng Tết bằng chả cá, gạch men” là một ví dụ chằn chặn nước mắt.

Nợ xấu vẫn nguyên bản

Vụ khởi tố và bắt giam mới đây đối với cả một nữ đại biểu quốc hội được “quyền miễn trừ” như bà Châu Thị Thu Nga tại Hà Nội là một minh chứng cao trào cho cơn đảo điên giật xù nợ cuối năm 2014.
Bất chấp chế độ rao giảng ngồn ngộn tính tuyên giáo về việc Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia (VAMC) đang “xử lý nợ hiệu quả”, sau một năm rưỡi hoạt động, VAMC chỉ mới mua được khoảng 10% số nợ xấu trong tổng số 500.000 tỷ đồng núi nợ - con số mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình buộc phải thú nhận trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 10/2014.

Nợ xấu chính là điểm thắt nghẽn sống còn đối với cơ chế vận hành máu huyết tài chính và cả nền kinh tế quốc gia.


Nhưng mua nợ xấu mà không bán được thì cũng như không. Chính thế, bởi tính từ lúc các quan chức VAMC và đội ngũ chuyên gia phản biện trung thành PR về việc “các doanh nghiệp nước ngoài xếp hàng chờ mua nợ của VAMC”, cho tới nay đã chẳng có bất kỳ một dấu hiệu sáng láng nào về kết quả giao dịch nợ giữa VAMC với “bạn bè quốc tế”.

Phía sau nợ xấu lại là nợ công. Dù chưa gây tác hại trực tiếp như nợ xấu, nhưng tiềm năng mà núi nợ công dồn lên đầu hơn 90 triệu người dân Việt Nam và các đời con cháu trong tương lai không quá xa được xem là cực kỳ có triển vọng.

Triển vọng đe dọa ghê gớm như thế đang càng trở nên ma quái hơn khi Chính phủ vẫn ung dung tư thế tự tại với tuyên thệ tỷ lệ nợ công quốc gia trên GDP chưa vượt qua ngưỡng nguy hiểm 65%.

Song đã từ mấy năm qua, nhiều chuyên gia phản biện và ngay cả những quan chức nhà nước như ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Việt Nam, đã cố dẫn ra các tính toán đủ hợp lý để cho thấy tỷ lệ trên đã lên đến ít nhất 98% GDP, tức con số nợ công hiện thời phải lên đến khoảng 170 tỷ USD - quá khủng khiếp đối với một dân tộc mà “chỉ” 25 tỷ USD nợ xấu cũng không biết làm cách nào để xử lý và giờ đây vay nước ngoài 1 tỷ đô la cũng trầy trật.

Thị trường vẫn “trơ”

Nếu hơn 70% nợ xấu nằm chôn trong thị trường bất động sản, thì điều ngoa ngoắt cần bộc bạch thẳng thừng là thị trường này vẫn chẳng mấy biến chuyển sau bốn năm chìm ngập trong băng giá.

Bất chấp hàng loạt chính sách hỗ trợ muộn màng như gói 30.000 tỷ đồng, hạ lãi suất cho vay, mở cửa cho người nước ngoài mua nhà, tiết giảm thủ tục…, có đến 90% giao dịch cầm chừng vẫn thuộc về phân khúc nhà đất giá bình dân, trong khi lượng tồn kho chủ yếu thuộc về các phân khúc căn hộ trung cấp và cao cấp - ước tính lên đến hàng trăm ngàn đơn vị ở hai đầu cầu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chưa kể hàng chục ngàn căn hộ hoàn công khác bắt buộc phải tung ra bán trong vài năm tới.

Cuối 2014, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực tăng mức cấp tín dụng cho thị trường
Sức mua của thị trường đã trở nên yếu mềm đến kỳ lạ. Tình trạng hiện thời không chỉ còn là thiểu phát, hay nói cách khác là suy thoái sức mua, mà đang có những dấu hiệu của căn bệnh giảm phát và tiếp sau cả hàng thập kỷ mất mát.

Vào những năm “hoàng kim” như 2007, nếu vòng quay vốn đạt hai lần, thì nay có lẽ chỉ còn khoảng 0,6 - 0,7 lần, tức giảm đến khoảng 2/3.

Thời gian gần Tết 2015, như thường lệ, các doanh nghiệp lại ồ ạt đưa hàng bán ở các siêu thị và các chợ đầu mối.
Nhưng cũng như thời điểm này của năm 2014 và trước đó là 2013, lượng hàng tiêu thụ hầu như không tăng lên được. Rất nhiều gian hàng trong các siêu thị đã phải đóng cửa, để lại một khoảng trống vô tận dành cho trẻ em trượt patin.

Vào đầu năm dương lịch 2015, lượng người đổ vào các siêu thị khá đông, nhưng nhân viên siêu thị phải kêu lên rằng họ không phải là khách hàng mà chỉ đến để dạo gót xem hàng và sau đó đi thẳng.

Tâm lý găm giữ tiền và tất nhiên cả vàng đang phủ trùm trong dân chúng. Thu nhập giảm sút đáng kể từ năm này sang năm khác trong hầu hết các ngành kinh tế đang khiến 90% người giữ tiền phải hạn chế mua sắm.

'Tốt lắm là đi ngang'

Với bối cảnh u ám như thế, lấy gì cho tăng trưởng quốc gia năm 2015?

Sự thể cay đắng là vào cuối năm 2014, bản báo cáo đầy màu sắc của các ngành và sau đó là Chính phủ vẫn nâng tỷ lệ tăng trưởng GDP lên gần 6%.
Một nguồn phụ họa khác cho con số bóng nhẫy này là báo cáo dự báo triển vọng của những ngân hàng nước ngoài như HSBC và ADB, thậm chí còn cho rằng năm 2015 GDP sẽ tăng trưởng đến 6,5%.
Sự bất nhất cực kỳ đáng nghi ngờ của công tác được gọi là “thống kê” đã khiến chất lượng công bố giảm sút ghê gớm trong lòng dạ giới tiêu dùng và dân chúng.

Tất cả cũng như lãng quên quá nhanh sự kiện mới đây về giá dầu thế giới rơi thẳng và có nguy cơ khiến ngân sách Việt Nam hụt hẫng đến vài chục phần trăm trong năm 2015, nếu giá dầu không chịu phục hồi.

Với một cố gắng cuối cùng của năm 2014, Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng thương mại đã dồn đẩy tín dụng ra thị trường.

Chỉ số tăng trưởng tín dụng lập tức tăng vọt và đạt chỉ tiêu 12% của Ngân hàng Nhà nước đề ra và kéo theo hệ quả chính Ngân hàng Nhà nước phải phá giá 1% đồng VND.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại
Tuy nhiên, tiền có thực sự chảy vào khu vực sản xuất và kinh doanh để kích thích kinh tế hay không thì lại là một dấu hỏi quá lớn. Đó là một câu chuyện khác hoàn toàn, khi trước đó đã xôn xao thông tin về việc tín dụng được bơm chủ yếu cho những ngân hàng có nhu cầu thanh toán cuối năm và những doanh nghiệp thuộc loại “cánh hẩu”.
Thực tế, những khảo sát bỏ túi vẫn cho thấy có đến 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa không muốn vay vốn ngân hàng vì lý do đơn giản “vay cũng chẳng biết để làm gì”.

Thị trường tiêu thụ vẫn quá phổ cập tính “trơ”.

Biểu đồ kinh tế cũng bởi thế không thể, không cách nào “phục hồi” được, mà tốt lắm là sẽ đi ngang. Còn giai đoạn kéo ngang bao lâu sẽ tùy thuộc vào tính ổn định của tình hình kinh tế thế giới và tất nhiên phụ thuộc chủ yếu vào “bản lĩnh” bưng bít nợ xấu.

Ngay cả trong năm 2015, nếu tín dụng được bơm đẩy ồ ạt vào thị trường thì tình hình cũng chỉ mang sắc thái nào đó của năm 2009, khi Chính phủ đổ ra đến 143.000 tỷ đồng, tương đương 8,5% tỷ USD, nhưng lại chủ yếu làm lợi cho hai thị trường chứng khoán và bất động sản.

Cũng cần nhắc lại, hiệu quả của gói kích thích ấy cho tới nay vẫn là một câu hỏi cực lớn, cho dù Quốc hội đã mấy lần yêu cầu làm rõ.

Câu hỏi đó cũng dành cho cả nền chứng khoán Việt Nam - thường được xem là “tín hiệu của nền kinh tế” - vẫn tiếp tục cơn chìm đắm lạc giọng trong năm 2014.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vlog - 3/11/2024

My Blog List