Người
Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại ' gửi về nuôi XHCN Việt Nam
13, 14 tỷ đôla' năm 2014
- 12 tháng 1 2015
·
Vì sao tổng
thống Obama đột ngột “bắt tay” với Cuba?
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Các khoản kiều hối doNgười Việt tỵ nạn
cộng sản gửi về ước tính đạt 13-14 tỷ đôla trong năm nay, tăng so với mức 12 tỷ
đôla của năm 2014, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nguồn ngoại hối cũng được trông đợi là sẽ tăng
thêm từ đầu tư nước ngoài trực tiếp và từ đầu tư chứng khoán, và do đó có thể
đem tới số dư 8 tỷ đôla trong cán cân thanh toán quốc tế của cả nước, hãng tin
Reuters dẫn lời một tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước.
Các khoản tiền từ các cộng đồng người Việt tỵ
nạn cộng sản hải ngoại chiếm phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam,
tương đương khoảng 8% tổng sản lượng quốc nội trong năm 2014.
Con số này cũng khiến Việt Nam lọt vào danh
sách 10 quốc gia đón nhận kiều hối cao nhất trong năm qua.
Trong những năm qua, hơn một nửa số tiền là
được gửi về từ Hoa Kỳ.
Theo một cuộc khảo sát gần đây do Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện, trong giai đoạn 2010-2012 có chừng
57% tổng số tiền Việt kiều gửi về từ Hoa Kỳ, tiếp đến là từ Canada 8,4%, Đức
6%, Campuchia và Pháp mỗi nước 4%.
Chừng 35% tổng số kiều hối được dùng cho chi phí
hàng ngày, 16% dùng để kinh doanh và phần còn lại được chi cho các khoản mua
sắm, trả nợ và chi phí y tế, báo Thanh Niên dẫn lời ông Võ Trí Thành, Viện phó
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
Các khoản kiều hối được chuyển về thông qua các
ngân hàng và phần lớn được gửi về Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có
đông người đi lao động ở nước ngoài.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, số liệu của Ủy
ban Nhân dân Thành phố cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2014, nơi này đã nhận
được khoảng 4,4 tỷ đôla kiều hối, trong lúc các số liệu từ Ngân hàng Trung
ương nói con số này cho cả năm qua là 5,1 tỷ đôla.
Theo thống kê chính thức của nhà nước, từ 1991
tới nay nguồn tiền kiều hối Việt Nam nhận được đã đạt trên 90 tỷ đôla.
Đảng CSVN 'nên công bố
ngay' về tín nhiệm lãnh đạo
11 tháng 1 2015 Cập nhật
lúc 20:56 ICT
Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ 10 'nên và cần' công bố ngay thông tin về lấy tín nhiệm với các lãnh đạo
cao cấp trong Đảng cũng như về chuẩn bị 'nhân sự' cho Đại hội Đảng lần thứ XII
để dân được biết, mà không nên giữ kín 'nội bộ' như hiện nay, theo nhà quan sát
từ trong nước.
Bình luận với BBC hôm 11/01/2015 từ Sài Gòn,
ngay sau khi Hội nghị 10 khóa XI hôm thứ Bảy loan báo đã hoàn tất việc lấy
phiếu tín nhiệm với 'các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI',
cựu thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, bà Phạm Chi Lan nói:
"Tôi nghĩ rằng những thông tin như tín
nhiệm, đặc biệt bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ cao cấp trong Đảng cũng
hoàn toàn nên và cần cung cấp cho xã hội, tương tự như Quốc hội.
"Khi họ bỏ phiếu đối với một số chức vụ do
Quốc hội bầu hay Hội đồng nhân dân các cấp, thì họ đều công bố ngay trên báo
chí và mọi người đều có thể theo dõi và biết được mức độ tín nhiệm của các cơ
quan dân cử đó.
"Đến Trung ương Đảng cũng vậy, tôi nghĩ
cũng rất cần đưa ra mức độ tín nhiệm đối với các vị lãnh đạo, các vị trí lãnh
đạo đã khác như thế nào."
Chỉ là nội bộ Đảng?
Nếu Đảng đã nhận là mình có vai trò lãnh đạo và
chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình, thì bộ máy lãnh đạo của Đảng cũng cần
phải công bố công khai về việc trách nhiệm ở trong nội bộ Đảng được đánh giá
như thế nàoBà Phạm Chi Lan
Theo cựu Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các thông tin này cần được công khai
hóa vì chúng không chỉ liên quan tới nội bộ Đảng mà còn liên quan tới lợi ích
của đất nước, xã hội và toàn dân.
Bà Chi Lan nói: "Bởi vì lãnh đạo Đảng đâu
có phải chỉ chuyện của nội bộ Đảng, lãnh đạo Đảng đồng thời cũng là những người
lãnh đạo rất cao cấp của đất nước Việt Nam chứ và như trong Hiến pháp cũng nói
Đảng là cơ quan lãnh đạo tối cao và chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình.
"Cho nên người dân cũng có quyền và cũng
cần biết những thông tin về vị trí của các vị lãnh đạo cấp cao trong Đảng được
Ban Chấp hành Trung ương đánh giá như thế nào...
"Tôi nghĩ rằng đối với những chức vụ quan
trọng trong Đảng, thì phải nói những người được Đảng cử ra để làm các chức vụ
trong chính quyền, ví dụ như từ Chủ tịch Nước đến Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
Quốc hội v.v... thì hoặc là ở cấp địa phương, các vị là Bí thư Thành ủy mà đồng
thời giữ chức vụ nào đó trong chính quyền, hoặc là trong Hội đồng Nhân dân là
đều được đưa ra để lấy phiếu tín nhiệm cả.
"Thế thì những vị còn lại mà chỉ làm chuyên
trách công tác Đảng thôi, cũng nên có trách nhiệm một việc tương tự và dù phiếu
tín nhiệm các vị được bỏ trong một nội bộ Đảng, nhưng cũng liên quan rất nhiều
đến hoạt động của các cơ quan chính quyền.
"Và nếu Đảng đã nhận là mình có vai trò
lãnh đạo và chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình, thì bộ máy lãnh đạo của
Đảng cũng cần phải công bố công khai về việc trách nhiệm ở trong nội bộ Đảng
được đánh giá như thế nào," nhà phân tích kinh tế, chính trị Việt Nam nói
với BBC ngay sau khi Hội nghị 10 hôm 10/01 cũng cho hay đã tiến hành 'lấy ý
kiến Trung ương Đảng' về danh sách bổ sung nhân sự 'quy hoạch Bộ chính trị và
Ban Bí thư'.
Kinh tế VN 2015: Lấy gì
để tăng trưởng?
Tiến sĩ Phạm Chí DũngGửi cho BBC từ Sài Gòn
- 12 tháng 1 2015
Tình hình thưởng Tết năm nay có xu hướng không
cao đối với đại đa số người lao động
Vào Tết năm nay, hàng ngàn giáo viên trên khắp
mọi miền đất nước vẫn không khác gì năm cũ, quà tết vẫn chỉ là “hương hoa” với
gói kẹo, mì chính, chai nước mắm hay sang trọng hơn là vài trăm ngàn.
Những bài viết thấm đẫm nước mắt của báo chí còn
cho thấy sự buồn tủi của giáo viên, không chỉ đơn thuần là nhìn sang các ngành
nghề khác, với những con số thưởng tết từ vài chục đến vài trăm triệu đồng được
công bố…
“Đắng lòng” là từ được báo chí quá quen dùng
trong những năm qua. Vào Tết năm nay, “Đắng lòng: thưởng Tết bằng chả cá, gạch
men” là một ví dụ chằn chặn nước mắt.
Nợ xấu vẫn nguyên bản
Vụ khởi tố và bắt giam mới đây đối với cả một nữ
đại biểu quốc hội được “quyền miễn trừ” như bà Châu Thị Thu Nga tại Hà Nội là
một minh chứng cao trào cho cơn đảo điên giật xù nợ cuối năm 2014.
Bất chấp chế độ rao giảng ngồn ngộn tính tuyên
giáo về việc Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia (VAMC) đang “xử lý nợ hiệu quả”,
sau một năm rưỡi hoạt động, VAMC chỉ mới mua được khoảng 10% số nợ xấu trong
tổng số 500.000 tỷ đồng núi nợ - con số mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn
Văn Bình buộc phải thú nhận trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
vào tháng 10/2014.
Bất chấp chế độ rao giảng ngồn ngộn tính tuyên
giáo về việc Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia (VAMC) đang “xử lý nợ hiệu quả”,
sau một năm rưỡi hoạt động, VAMC chỉ mới mua được khoảng 10% số nợ xấu trong
tổng số 500.000 tỷ đồng núi nợ
Nợ xấu chính là điểm thắt nghẽn sống còn đối với
cơ chế vận hành máu huyết tài chính và cả nền kinh tế quốc gia.
Nhưng mua nợ xấu mà không bán được thì cũng như
không. Chính thế, bởi tính từ lúc các quan chức VAMC và đội ngũ chuyên gia phản
biện trung thành PR về việc “các doanh nghiệp nước ngoài xếp hàng chờ mua nợ
của VAMC”, cho tới nay đã chẳng có bất kỳ một dấu hiệu sáng láng nào về kết quả
giao dịch nợ giữa VAMC với “bạn bè quốc tế”.
Phía sau nợ xấu lại là nợ công. Dù chưa gây tác
hại trực tiếp như nợ xấu, nhưng tiềm năng mà núi nợ công dồn lên đầu hơn 90
triệu người dân Việt Nam và các đời con cháu trong tương lai không quá xa được
xem là cực kỳ có triển vọng.
Triển vọng đe dọa ghê gớm như thế đang càng trở
nên ma quái hơn khi Chính phủ vẫn ung dung tư thế tự tại với tuyên thệ tỷ lệ nợ
công quốc gia trên GDP chưa vượt qua ngưỡng nguy hiểm 65%.
Song đã từ mấy năm qua, nhiều chuyên gia phản
biện và ngay cả những quan chức nhà nước như ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng
Viện nghiên cứu Kinh tế Việt Nam, đã cố dẫn ra các tính toán đủ hợp lý để cho
thấy tỷ lệ trên đã lên đến ít nhất 98% GDP, tức con số nợ công hiện thời phải
lên đến khoảng 170 tỷ USD - quá khủng khiếp đối với một dân tộc mà “chỉ” 25 tỷ
USD nợ xấu cũng không biết làm cách nào để xử lý và giờ đây vay nước ngoài 1 tỷ
đô la cũng trầy trật.
Thị trường vẫn “trơ”
Nếu hơn 70% nợ xấu nằm chôn trong thị trường bất
động sản, thì điều ngoa ngoắt cần bộc bạch thẳng thừng là thị trường này vẫn
chẳng mấy biến chuyển sau bốn năm chìm ngập trong băng giá.
Bất chấp hàng loạt chính sách hỗ trợ muộn màng
như gói 30.000 tỷ đồng, hạ lãi suất cho vay, mở cửa cho người nước ngoài mua
nhà, tiết giảm thủ tục…, có đến 90% giao dịch cầm chừng vẫn thuộc về phân khúc
nhà đất giá bình dân, trong khi lượng tồn kho chủ yếu thuộc về các phân khúc
căn hộ trung cấp và cao cấp - ước tính lên đến hàng trăm ngàn đơn vị ở hai đầu
cầu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chưa kể hàng chục ngàn căn hộ hoàn công
khác bắt buộc phải tung ra bán trong vài năm tới.
Cuối 2014, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực tăng mức
cấp tín dụng cho thị trường
Sức mua của thị trường đã trở nên yếu mềm đến kỳ
lạ. Tình trạng hiện thời không chỉ còn là thiểu phát, hay nói cách khác là suy
thoái sức mua, mà đang có những dấu hiệu của căn bệnh giảm phát và tiếp sau cả
hàng thập kỷ mất mát.
Vào những năm “hoàng kim” như 2007, nếu vòng
quay vốn đạt hai lần, thì nay có lẽ chỉ còn khoảng 0,6 - 0,7 lần, tức giảm đến
khoảng 2/3.
Thời gian gần Tết 2015, như thường lệ, các doanh
nghiệp lại ồ ạt đưa hàng bán ở các siêu thị và các chợ đầu mối.
Nhưng cũng như thời điểm này của năm 2014 và
trước đó là 2013, lượng hàng tiêu thụ hầu như không tăng lên được. Rất nhiều
gian hàng trong các siêu thị đã phải đóng cửa, để lại một khoảng trống vô tận
dành cho trẻ em trượt patin.
Vào đầu năm dương lịch 2015, lượng người đổ vào
các siêu thị khá đông, nhưng nhân viên siêu thị phải kêu lên rằng họ không phải
là khách hàng mà chỉ đến để dạo gót xem hàng và sau đó đi thẳng.
Tâm lý găm giữ tiền và tất nhiên cả vàng đang
phủ trùm trong dân chúng. Thu nhập giảm sút đáng kể từ năm này sang năm khác
trong hầu hết các ngành kinh tế đang khiến 90% người giữ tiền phải hạn chế mua
sắm.
'Tốt lắm là đi ngang'
Tất cả đều như quên bẵng giai thoại “GDP có
chân” tại một kỳ họp quốc hội vào năm 2013, khi hầu hết địa phương báo cáo GDP
tăng trên 10%, nhưng chỉ số bình quân của toàn quốc lại chỉ còn hơn 5%.
Với bối cảnh u ám như thế, lấy gì cho tăng
trưởng quốc gia năm 2015?
Sự thể cay đắng là vào cuối năm 2014, bản báo
cáo đầy màu sắc của các ngành và sau đó là Chính phủ vẫn nâng tỷ lệ tăng trưởng
GDP lên gần 6%.
Một nguồn phụ họa khác cho con số bóng nhẫy này
là báo cáo dự báo triển vọng của những ngân hàng nước ngoài như HSBC và ADB,
thậm chí còn cho rằng năm 2015 GDP sẽ tăng trưởng đến 6,5%.
Sự bất nhất cực kỳ đáng nghi ngờ của công tác
được gọi là “thống kê” đã khiến chất lượng công bố giảm sút ghê gớm trong lòng
dạ giới tiêu dùng và dân chúng.
Tất cả cũng như lãng quên quá nhanh sự kiện mới
đây về giá dầu thế giới rơi thẳng và có nguy cơ khiến ngân sách Việt Nam hụt
hẫng đến vài chục phần trăm trong năm 2015, nếu giá dầu không chịu phục hồi.
Với một cố gắng cuối cùng của năm 2014, Ngân
hàng Nhà nước và một số ngân hàng thương mại đã dồn đẩy tín dụng ra thị trường.
Chỉ số tăng trưởng tín dụng lập tức tăng vọt và
đạt chỉ tiêu 12% của Ngân hàng Nhà nước đề ra và kéo theo hệ quả chính Ngân
hàng Nhà nước phải phá giá 1% đồng VND.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có dấu
hiệu tăng trở lại
Tuy nhiên, tiền có thực sự chảy vào khu vực sản
xuất và kinh doanh để kích thích kinh tế hay không thì lại là một dấu hỏi quá
lớn. Đó là một câu chuyện khác hoàn toàn, khi trước đó đã xôn xao thông tin về
việc tín dụng được bơm chủ yếu cho những ngân hàng có nhu cầu thanh toán cuối
năm và những doanh nghiệp thuộc loại “cánh hẩu”.
Thực tế, những khảo sát bỏ túi vẫn cho thấy có
đến 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa không muốn vay vốn ngân hàng vì lý do đơn giản
“vay cũng chẳng biết để làm gì”.
Thị trường tiêu thụ vẫn quá phổ cập tính “trơ”.
Biểu đồ kinh tế cũng bởi thế không thể, không
cách nào “phục hồi” được, mà tốt lắm là sẽ đi ngang. Còn giai đoạn kéo ngang
bao lâu sẽ tùy thuộc vào tính ổn định của tình hình kinh tế thế giới và tất
nhiên phụ thuộc chủ yếu vào “bản lĩnh” bưng bít nợ xấu.
Ngay cả trong năm 2015, nếu tín dụng được bơm
đẩy ồ ạt vào thị trường thì tình hình cũng chỉ mang sắc thái nào đó của năm
2009, khi Chính phủ đổ ra đến 143.000 tỷ đồng, tương đương 8,5% tỷ USD, nhưng
lại chủ yếu làm lợi cho hai thị trường chứng khoán và bất động sản.
Cũng cần nhắc lại, hiệu quả của gói kích thích
ấy cho tới nay vẫn là một câu hỏi cực lớn, cho dù Quốc hội đã mấy lần yêu cầu
làm rõ.
Câu hỏi đó cũng dành cho cả nền chứng khoán Việt
Nam - thường được xem là “tín hiệu của nền kinh tế” - vẫn tiếp tục cơn chìm đắm
lạc giọng trong năm 2014.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.