Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, March 29, 2015

Vì lợi nhuận làm mù con mắt bọn VGCS nên chúng bất chấp hậu quả Bọn VGCS cho lấp sông Đồng Nai là tạo ra một hiểm họa khó lường cho Đất Nước



Vì lợi nhuận làm mù con mắt bọn VGCS nên chúng bất chấp hậu quả       

 
  
From: Quyet Nong <
Sent: Saturday, March 28, 2015 10:20 AM
Subject: [VN-SHARE-NEWS] Lấp sông Đồng Nai, một hiểm họa khó lường

Bọn VGCS cho lấp sông Đồng Nai là tạo ra một hiểm họa khó lường cho Đất Nước   

                                                                    Nghe Audio
Phần âm thanh 
Các loại xe cơ giới đang được huy động để san lấp sông Đồng Nai.
Các loại xe cơ giới đang được huy động để san lấp sông Đồng Nai.
Courtesy VietNamNetBridge




CSVN Bán đất, bán biển giờ đến  bán sông Đồng Nai, không có thứ gì là không bán.

Lấp sông Đồng Nai, một hiểm họa khó lường

Anh Vũ, RFA
Các loại xe cơ giới đang được huy động để san lấp
sông Đồng Nai.- Courtesy VietNamNetBridge
Việc Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho phép công ty tư nhân san lấp 7,72ha mặt nước sông Đồng Nai để xây dựng dự án đầu tư phát triển đô thị, không chỉ tàn phá môi trường mà còn tạo một tiền lệ xấu trong việc vi phạm pháp luật.

Mục đích lấp sông?

Việc UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý cho Công ty cổ phần Toàn Thịnh Phát khởi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” đang nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều của dư luận.

Thực chất đây là dự án lấn sông Đồng Nai để xây cao ốc, văn phòng, và công viên cây xanh. Dự án này với quy mô 8,4 ha, nằm dọc theo sông Đồng Nai. Trong đó hơn 7,7 ha là mặt nước, chỉ có hơn 0,6 ha là đất đang hiện hữu. Đặc biệt dự án này sẽ lấn ra sông đoạn hẹp nhất là 30m, còn đoạn rộng nhất là 100m.

Tuy nhiên, đến nay một số địa phương, cơ quan liên quan lẫn người dân chịu tác động trực tiếp từ dự án này đều cho rằng không nhận được thông tin tham vấn về dự án từ chính quyền tỉnh Đồng Nai.

Đánh giá về dự án xây dựng này, một cán bộ lãnh đạo của Tổng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, yêu cầu không nêu danh tính cho biết:


“Nếu như không có sự đồng ý, không có các nhà chuyên môn xem xét vấn đề này thì tôi nghĩ rằng đấy là một việc làm hoàn toàn sai trái và không ai đồng tình cả.

Đặc biệt, nếu có tính toán đi chăng nữa thì tôi nghĩ rằng cái tính toán đó cũng chưa đúng, bởi vì lấn sông mà chiếm một diện tích lớn như vậy 7.7 ha ở lòng sông thì là một việc làm không thể chấp nhận được.”

Dân chúng lo lắng 
Bản đồ Google Map chụp cảnh sông
Đồng Nai đang bi san lấn.
Đáng chú ý, chính quyền Đồng Nai đã không lấy ý kiến của người dân theo đúng quy định, ông Bảy một cư dân ở phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa cho biết sự lo lắng của ông. Ông nói:

“Tôi thấy chưa có ai như tỉnh Đồng Nai này làm cái bờ sông kiểu đó, trước mắt cái đó sẽ ép dòng chảy mạnh lên và làm cù lao của mình sẽ không còn. Thứ 2 nữa là cầu Ghềnh tương lai cũng không biết như thế nào và thứ 3 là bờ sông bên kia có khi là sạt lở. Rồi trên bờ, khi mưa lớn thì không có lối cho thoát nước”.

Theo báo Thanh Niên, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai, khẳng định:

“Họ làm độc lập. Chúng tôi không được tham vấn. Với tư cách là Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai, tôi không biết và với tư cách là Thứ trưởng Bộ TN-MT tôi cũng không hay về dự án này. Tôi chỉ biết việc này qua báo chí”.

Hiểm họa khó lường

Nói về nguyên nhân một dự án lớn, ngay từ khi bắt đầu khởi công đã vấp phải sự phản ứng của đông đảo chuyên gia môi trường, thủy lợi song vẫn tồn tại và tiếp tục thi công. Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi khẳng định:

“Cái nguyên nhân là do người nằm trong cơ quan quản lý, nhưng có sự thông đồng thế nào đó thì nó mới có thể xảy ra được. Chứ trong quản lý mà cơ quan quản lý mà nghiêm túc thì một việc tày đình như thế thì sẽ không có chuyện đó xảy ra.

Bây giờ thì rờ vào đâu thì cũng thấy điều đó, cái gì đưa ra cũng đều có động cơ lợi ích nhóm trong đó và tìm cách lách để làm. Tôi thấy cái đó là một thực trạng mà ở bất cứ lĩnh vực nào cũng xảy ra như vậy.”

Dự án này sẽ là một hiểm họa vô cùng lớn không chỉ cho môi sinh, mà ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên một diện rộng ở khu vực Đông Nam Bộ.

Vị cán bộ lãnh đạo của Tổng Cục Thủy lợi nhận định:

“Bởi vì dòng chảy khi anh tác động làm cho dòng chảy hướng đi một cái hướng khác chẳng hạn, thì hoàn toàn phía hạ lưu nó sẽ thay cái lòng dẫn cho phù hợp với dòng chảy và nó uốn lượn theo quy luật dòng chảy động lực học song.

Và lúc đó, sạt lở, bồi lắng ở phía hạ lưu sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, rồi công trình hai bên ven sông. Sẽ ảnh hưởng xuống phía hạ lưu sông, ở những đoạn Sài gòn, rồi trên các tỉnh phía lân cận. Mà tôi nghĩ thiệt hại sẽ gấp hàng trăm lần cái mà chúng ta chưa lường hết được.”

Trả lời câu hỏi vấn đề lấp sông Đồng Nai tiếp theo sẽ nên được giải quyết theo hướng nào? Nếu để cho làm sẽ tạo tiền lệ, các chủ đầu tư khác cũng đua nhau xin làm các dự án trên các con sông khác rồi sẽ ra sao?

Theo quy định của Bộ Xây dựng về hành lang bảo vệ sông, rạch thì phần đất này không được xâm phạm cho bất cứ ai, kể cả doanh nghiệp. Tiến sĩ Trần Nhơn cho biết:

“Làm thế này thì nhà đầu tư rất có lợi rồi, nhưng nếu ông vì cái lợi cục bộ của ông mà ông tàn phá môi trường, ông làm sai các quy định của của các văn bản pháp luật thì rõ ràng mình phải yêu cầu họ dừng lại ngay. Đồng thời phải yêu cầu họ phải thông qua đầy đủ các bước thiết kế, thẩm định cho đúng quy trình thì mới được làm.

Những cái việc lớn như thế mà để cho họ lách, để cho họ thi công rồi thì dân mới biết thì rõ ràng là không được. Bây giờ dân họ không đồng tình và thủ tục về mặt khoa học kỹ thuật thì chưa có, vậy thì phải dừng lại ngay thôi.”

Vì lợi nhuận, bất chấp hậu quả

Cần nhận thức rằng sông Đồng Nai là mạch máu chính của miền Đông Nam bộ, dòng sông có nhiệm vụ chính trong cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, giao thông thủy, điều hòa khí hậu, cảnh quan môi trường và cân bằng hệ sinh thái thủy sinh cho khu vực.

Vị cán bộ lãnh đạo của Tổng Cục Thủy lợi ghi nhận:

“Đây là đang làm trái Luật Tài nguyên nước năm 2012 và kể cả những vấn đề liên quan đến Luật đê điều. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không nên để nó trở thành một cái tiền lệ. Điều này cần phải cấm ngay, bởi vì tôi nghĩ bản thân cái thiệt hại tôi tin chắc rằng sẽ lớn gấp nhiều lần cái được lợi.

Tôi nghĩ cần phải xem xét lại và ngăn chặn chuyện được chuyện ấy thì mới không gây ra hiểm họa, Và tỉnh Đồng Nai khi muốn đảm bảo lợi ích của mình thì phải nghĩ đến quyền lợi của các tỉnh lân cận, các vùng lân cận thì đấy mới là phát triển bền vững của một quốc gia và một lưu vực sông.”

Theo VNN online, chuyên gia Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ thuật và Kỹ thuật biển thành phố HCM cho biết:

"Tôi không biết lợi ích bên trong là gì nhưng tôi thấy trước mắt, hậu quả là rất lớn,  ảnh hưởng lâu dài, để lại hậu quả nặng nề cho mai sau. Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ, với thẩm quyền của mình phải dừng ngày việc lấn sông Đồng Nai và khôi phục lại nguyên trạng."

Friedrich Engels , ông tổ của những người cộng sản đã nói rằng:

“Loài người đã nhiều phen toan cải tạo thiên nhiên, nhưng lần nào cũng vậy, thiên nhiên bèn cho nó một cái tát xiếc: Hãy ngồi yên chỗ, ngươi chỉ là một thành tố của thiên nhiên mà thôi!".

Vì thế dư luận cho rằng, thử đặt trường hợp, bây giờ địa phương nào cũng sẵn sàng cấp phép lấn sông cho doanh nghiệp để làm dự án, thì lúc ấy đừng nói đến tăng trưởng, hiện đại... mà có lẽ đến cả nước sinh hoạt cũng sẽ không đủ mà dùng.


TOÀN THỊNH PHÁT ĐÃ LÓT ĐƯỜNG BAO NHIÊU ĐỂ ĐƯỢC TRAO QUYỀN LẤP SÔNG ĐỒNG NAI?
Minh Châu
‪#‎sgb Chỉ còn vài ngày nữa là Công ty Toàn Thịnh Phát kết thúc hạn định về công bố các báo cáo tài chính liên quan hoạt động của công ty.
Trên trang web chính thức của công ty, các báo cáo có danh mục cụ thể nhưng không kèm thông tin, số vốn đầu tư của doanh nghiệp này cho The Pegasus Riverside vẫn là một con số khiến dư luận quan tâm.
“Lấp sông Đồng Nai”, Toàn Thịnh Phát được gì?
Dẫn lời một bài báo được đăng tải trên trang web của công ty Toàn Thịnh Phát “nếu dự án hoàn thành người dân Biên Hòa sẽ có công viên cây xanh, quảng trường, phố đi bộ - những công trình phúc lợi công cộng mà Biên Hòa hiện nay rất thiếu.
Bên cạnh đó, sẽ là các khu phức hợp thương mại, nhà ở, trung tâm mua sắm - cũng là những điểm mà thành phố đang vươn lên đô thị loại I như Biên Hòa rất cần.
Những điều bất tiện mà dự án đem lại chắc chắn là có, như: ồn ào, bụi bặm, ảnh hưởng đến doanh thu của một số hộ kinh doanh ven sông lâu nay... trong quá trình thực hiện dự án.
Nhưng xét trên tổng thể, rõ ràng lợi ích mà hơn 1 triệu người dân Biên Hòa được thụ hưởng vẫn cao hơn.
Vì vậy, những ai chỉ nhắm vào những tiểu tiết, những lợi ích nhỏ để bác bỏ những lợi ích lớn hơn chính là đang không công bằng với Biên Hòa”.
Và đó cũng chỉ là một mặt được, lợi ích của Toàn Thịnh Phát dự kiến thu được từ Dự án này còn có lợi ích kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đồng nếu việc xây dựng hoàn tất.
Dự kiến doanh thu, lợi nhuận của Dự án "Cải tạo và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai (nguồn: Báo cáo thường niên 2013 Toàn Thịnh Phát)
Cũng trong báo cáo thường niên năm 2013 được phát hành vào tháng 4/2014 của doanh nghiệp này, Dự án được các nhà khoa học khẳng định “lấp sông Đồng Nai” sẽ mang về lợi ích thương phẩm tạo doanh thu 555 tỷ đồng và lợi nhuận 200 tỷ đồng trong vóng 3 năm kể từ 2015-2017 khi triển khai bán hàng giai đoạn 1 với thương phẩm 1 ha gồm 108 căn phố liền kề.
Sau đó, giai đoạn 2 từ 2017-2020 gồm căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ (đất thương phẩm 15,4ha), khách sạn 4-5 sao (đất thương phẩm 4,3ha) và văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ (đất thương phẩm 6,8ha) với mức lợi nhuận kỳ vọng 260 tỷ đồng tính trên giá bán bình quân 30 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên tính đến thời điểm này là gần cuối tháng 3/2015, sắp hết hạn 90 ngày cho các doanh nghiệp công bố các báo cáo tài chính nhưng hầu như các con số kết quả hoạt động kinh doanh của Toàn Thịnh Phát vấn được “ém” khá kỹ.
Liệu rằng sau những nghi ngại và lời cảnh báo của các thành viên thuộc Tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam đưa ra “đề nghị UBND Tỉnh Đồng Nai rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án“Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” và đề nghị Cty CP đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát dừng mọi hoạt động xây dựng” sẽ ảnh hưởng thế nào đến tương lai của Toàn Thịnh Phát?
ĐV

Lấp sông Đồng Nai: Những hình ảnh đang diễn ra từng ngày

Huỳnh Ngọc Chênh 
Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, mỗi ngày có hàng chục xà lan chở đất đá đến lấp sông Đồng Nai


Những chiếc xà lan ùn ùn chở đá vào bờ để lấp sông
Từ tháng 9.2014, Công ty Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công) khởi công dự án" cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” toạ lạc tại phường Quyết Thắng,Tp. Biên Hoà (Đồng Nai). Dự án có quy mô 8,4 hecta (trong đó 7,7 hecta là phần lấn sông, còn lại là đất hiện hữu). Đến nay đã có hàng triệu tấn đất, đá nằm dưới lòng sông mà công ty này đã lấp xuống. 

Xà lan cặp bến, những chiếc xe cơ giới sẵn sàng tiếp nhận và san lấp
Tại hiện trường có hàng chục xe máy đào, máy ủi hoạt động liên tục



Bề mặt sông Đồng Nai bị thu hẹp thấy rõ









No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List