Công
nhân tiếp tục đình công trên diện rộng
Hàng chục ngàn công nhân nhà máy Pou Yuen đình công phản
đối luật cướp do quốc hội CSVN vừa ban hành. Video: Lao Động Việt.
Hoàng Trần
(Danlambao) -
Các cuộc đình công của công nhân đã bước sang ngày thứ 7 liên tiếp và không có
dấu hiệu dừng lại. Ngày 1/4/2014, làn sóng đình công đã nhanh chóng vượt
khỏi tầm kiểm soát của chế độ cộng sản. Từ Sài Gòn, phong trào đấu tranh của
công nhân đã lan tràn sang các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương…
Luật bảo hiểm xã hội – Luật cướp.
Mục đích của các cuộc đình công nhằm phản đối luật bảo hiểm xã
hội vừa được quốc hội cộng sản thông qua. Điều 60 của bộ luật này với
những điều khoản bất hợp lý có thể khiến hàng triệu công nhân Việt Nam mất
trắng một phần tiền lương vào tay chế độ CS.
Điều luật mới sẽ có hiệu lực vào năm 2016,
theo đó một phần tiền lương công nhân đóng cho bảo hiểm xã hội sẽ không được
nhận ngay sau khi nghỉ việc, mà phải chờ đến năm 55 tuổi (đối với nữ) và 60
tuổi (đối với nam) mới được nhận.
Ví dụ: Một anh công nhân 30 tuổi đã làm việc 10 năm, mỗi tháng
anh ta và công ty sẽ đóng khoản tiền trị giá 26% tiền lương vào bảo hiểm xã
hội. Dù vậy, khi anh ta nghỉ việc thì sẽ không được nhận ngay số tiền bảo hiểm
xã hội mà mình đã đóng góp 10 năm qua. Theo luật mới, người công nhân sẽ phải
chờ 30 năm sau, tức khi đã đủ 60 tuổi thì mới nhận được số tiền trên.
So với mức độ trượt giá hiện nay, số tiền sau 30 năm bị nhà nước
‘giữ tạm’ có lẽ chỉ còn là mớ giấy lộn. Mà chưa biết khi ấy có rút tiền được
hay không.
Nói một cách ngắn gọn, luật bảo hiểm xã hội vừa được thông qua
chính là điều luật cho phép chế độ CSVN công khai ăn cướp đồng lương vốn đã còm
cõi của hàng chục triệu người lao động cả nước.
Từ đình công đến biểu tình lan rộng.
Trước luật cướp công khai như trên, từ ngày 26/3/2015, hàng chục
ngàn công nhân Pou Yuen (Bình Tân, Sài Gòn) đã đồng loạt đình công phản đối
luật bảo hiểm xã hội mới. Cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày liên tục khiến hoạt
động của khu công nghiệp Tân Tạo gần như bị gián đoạn hoạt động.
Ngày 31/3/2015, sức ép từ các cuộc đình công đã buộc ông thứ
trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), ông Doãn Mậu Diệp và các
quan chức thuộc Liên đoàn Lao động đến ‘đối thoại’ với công nhân nhà máy
Pou Yuen.
Nhiều công nhân đã bỏ ra ngoài để tiếp tục biểu tình khi nghe
các quan chức CSVN mị dân với những lời hứa hão. Sau cuộc ‘đối thoại’ bất
thành, Bộ LĐTBXH lập tức ban hành công điện khẩn ra lệnh “xử lý cá nhân lợi
dụng tình hình kích động, lôi kéo người lao động ngừng việc, đình công”.
Ảnh: Facebook Bùi Quang Thắng
Cùng ngày, ông Đặng Ngọc Tùng – chủ tịch tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam đã ra lời kêu gọi khẩn cấp gửi đến công nhân, yêu cầu '‘không để kẻ
xấu lợi dụng, kích động, xúi dục làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và tình hình an
ninh trật tự tại địa phương’'.
Hàng ngàn CA cũng đã được huy động ‘trực chiến’ tại công ty Pou
Yuen và toàn bộ khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, Sài Gòn.
Bất chấp những nỗ lực xoa dịu tình hình của nhà cầm quyền CSVN,
các cuộc biểu tình của công nhân tiếp tục được lan rộng tại nhiều tỉnh thành
trên quy mô lớn. Sáng ngày 1/4/2015, Sài Gòn đình công sang ngày thứ 7 liên
tiếp tại Bình Tân và quận 12 và không hề có dấu hiệu dừng lại.
Các cuộc biểu tình của công nhân khiến giao thông trên tuyến
đường Sài Gòn – Long An tê liệt nhiều giờ. Giới công nhân lao động tại Bình
Dương, Long An cũng đã nhập cuộc, nhiều nhà máy đã phải phải ngưng sản xuất vì
hầu hết công nhân bỏ ra về.
Vỡ quỹ bảo hiểm xã hội.
Nhìn chung, phong trào đình công cho đến thời điểm này đều diễn
ra một cách ôn hoà, trật tự. Trong khi đó, chế độ CSVN đang lộ rõ sự căng
thẳng. Bộ máy công an trị đã được lệnh túc trực chuẩn bị đối phó khi phong trào
dâng cao.
Đây được coi là bước ngoặt lớn đối với phong trào đấu tranh của
giới công nhân Việt Nam, lần đầu tiên người lao động cùng đoàn kết đứng lên
chống lại những điều sai trái trong bộ luật lao động.
Trong các cuộc đình công đòi quyền lợi chính đáng vừa qua, chế
độ CSVN được xác định chính là thủ phạm đã gây ra sự bất công đối với giới công
nhân cả nước. Qua đó, người ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng đảng CSVN không hề đại
diện cho giai cấp công nhân như những gì họ tuyên truyền.
Các cuộc đình công trước đây chủ yếu vẫn là những mâu thuẫn giữa
người lao động và công ty. Phía doanh nghiệp thường dễ dàng chấp nhận và thoả
hiệp trước những yêu cầu của công nhân. Xung đột giữ công nhân và giới chủ có
thể giải quyết được, vì cả hai bên đều cần nhau.
Tuy nhiên, cuộc đình công kéo dài liên tiếp 7 ngày qua là xung
đột giữa người lao động và chế độ CSVN. Cho đến thời điểm này, chế độ CSVN vẫn
tiếp tục tỏ ra không khoan nhượng. Do đó, làn sóng đình công sẽ tiếp tục gia
tăng mạnh hơn trong những ngày tới.
Thậm chí, CSVN có muốn khoan nhượng cũng không thể được. Vì quỹ
lương hưu và bảo hiểm xã hội do CSVN nắm giữ đã cạn kiệt, chuẩn bị bước sang
giai đoạn đổ vỡ. Để cứu vãn tình thế, CSVN tung quái chiêu ‘giữ tạm’ tiền công
nhân, vài chục năm sau tiếp tục màn xù nợ như kịch bản đánh tư sản, đổi tiền
tại miền Nam sau năm 75.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.