Dậy mà CHỐNG CỌNG !!! hỡi đồng bào ơi!....
MỜI COI VIDEO DƯỚI ĐÂY!!!
Video: Công nhân Pou
Yuen rượt đuổi dân phòng (CS) để giải vây đồng đội
Bạn đọc Danlambao - Ngày 1/4/2015, hàng vạn
công nhân Pou Yuen tiếp tục đình công phản đối luật bảo hiểu xã hội vừa được
quốc hội CS thông qua. Cuộc biểu tình ôn hòa đã bước sang ngày thứ 7 liên tiếp
và lan sang nhiều công ty khác tại Bình Dương, Long An…
Đáp lại, nhà cầm quyền CSVN đã huy động lực
lượng lên đến hàng ngàn người, gồm cảnh sát cơ động, côn an, dân phòng, quân
đội… kéo đến vây hãm. Lợi dụng buổi trưa vắng người, CA bất ngờ kéo đến đàn áp
và bắt bớ nhiều công nhân. Dù vậy, sức mạnh của số đông công nhân đã khiến
những kẻ đàn áp phải bỏ chạy tán loạn.
Phá rào, giải vây đồng
đội
Theo nhóm phóng viên Lao Động Việt có mặt tại
hiện trường, đông đảo công nhân khi hay chuyện đã lập tức phá hàng rào sắt,
đồng loạt xông vào giải cứu đồng đội.
Video do Lao Động Việt cho thấy hình ảnh lực
lượng dân phòng đã phải bỏ chạy tán loạn vì bị bị công nhân rượt đuổi.
Trước khi thế mạnh mẽ và đoàn kết của công
nhân, lực lượng đàn áp dù đã phải chạy tán loạn nhưng vẫn bắc loa đe dọa: “Đề nghị bà con giải tán, bằng không chúng tôi sẽ dùng biện pháp
mạnh”.
Ảnh từ
clip Lao Động Việt
Trong video xuất hiện nhiều tiếng la uất ức:
“Tui đóng bao nhiêu
phải trả lại bấy nhiêu, chứ đợi đến 55 chắc gì tôi còn sống?”
“Công an phải bảo vệ
công nhân chớ, sao trấn áp tụi tui?”
Được biết, nhiều máy rút tiền ATM đã bị khóa
trong thời gian đình công. Đây là thủ đoạn của nhà cầm quyền CSVN nhằm đánh vào
đồng lương còm cõi của công nhân.
Khi nào đến lượt
Nguyễn Tấn Dũng?
Trước làn sóng biểu tình, đình công ngày càng
lan rộng, chiều ngày 1/4, văn phòng thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã buộc phải
phát đi thông báo chấp nhận yêu cầu của công nhân. Theo đó, ông Dũng và các
quan chức cam kết sẽ kiến nghị quốc hội CSVN sửa đổi điều 60 bộ luật bảo hiểm
xã hội, cho phép công nhân được nhận tiền một lần.
Tuyên bố trên nhằm mục đích ‘xoa dịu’ công
nhân, nhưng đã khiến chế độ CSVN rơi vào tình thế bế tắc vì quỹ bảo hiểm xã hội
và lương hưu đã sắp cạn kiệt.
Nếu Nguyễn Tấn Dũng sửa điều luật 60 thì sẽ
dẫn đến hậu quả là vỡ quỹ bảo hiểm xã hội, hàng triệu cán bộ cộng sản bị mất
lương hưu. Điều này đồng nghĩa với thời điểm cáo chung của chế độ CSVN.
Ngược lại, nếu Nguyễn Tấn Dũng cố tình ‘quỵt
nợ’ bằng trò hứa lèo như trước đây, thì chắc chắn ông thủ tướng sẽ bị hàng
triệu công nhân cả nước ‘tính sổ’.
Được biết, sáng ngày 2/4/2015, các cuộc đình
công đã lan sang các tỉnh như Tiền Giang, Tây Ninh. Còn tại Sài Gòn, một số
công nhân Pou Yuen vẫn bỏ việc, trong khi nhiều người khác đã quay trở lại công
ty.
Có thể thấy, thủ đoạn câu giờ đã khiến chế độ CSVN lung lay đến tận gốc. Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức CS còn thời hạn 8 tháng trước khi luật bảo hiểm xã hội chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2016.
Có thể thấy, thủ đoạn câu giờ đã khiến chế độ CSVN lung lay đến tận gốc. Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức CS còn thời hạn 8 tháng trước khi luật bảo hiểm xã hội chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2016.
Trong trường hợp Nguyễn Tấn Dũng không thuyết
phục được quốc hội CSVN sửa luật, chắc chắn người dân cả nước sẽ chứng kiến
hình ảnh Nguyễn Tấn Dũng và đảng CSVN tháo chạy tán loạn như những viên dân
phòng trong đoạn clip trên.
Đình công ngày 2/4: Tiền Giang nóng bỏng, Tp.HCM hạ nhiệt
Posted by admin on April 2nd, 2015
Nguyễn Thiện Nhân
02-04-2015
NÓNG! Cả một KCN ở
Tiền Giang đình công.
Hôm nay 2/4: Cả Khu
Công Nghiệp Tân Hương-Tỉnh Tiền Giang đình công! Công nhân bỏ về hết, vắng
tanh, chỉ còn loe hoe vài nhân viên văn phòng. Các công ty lớn như Dụ Đức,
Simone, On accessories, Freeview, Hansae, Quảng Việt…công nhân đều bỏ về.
Công nhân Công ty On accessories bỏ về
An ninh có mặt làm “nhiệm vụ” tại Công
ty On accessories ngày 2/4
Công nhân Công ty Freeview bỏ về
Công nhân Công ty Simone bỏ về
Công nhân Công ty Simone bỏ về (2)
Cảnh ngoài đường tại KCN Tân
Hương-Tỉnh Tiền Giang
Tây Ninh: Công ty Pou Li Tây Ninh đình
công, công nhân ngồi không chịu làm việc
Công nhân Công ty Pou Li Tây Ninh ngồi
không chịu làm việc
Long An: Các Công ty Shin sung vina,
Shillabegs, Vina MyLan..thuộc huyện Đức Hòa, công nhân bỏ về hết.
Tp.HCM: 70.000 công nhân đã vào công
ty PouYuen Bình Tân (Tp.HCM) có chấm công, nhưng phân nửa số công nhân Công ty
PouYuen chưa chịu làm việc. Hàng trăm công an với nhiều xe đặc chủng vẫn vây
quanh công ty, sẵn sàng bắt người.
Một nửa công nhân Pouyuen Bình Tân đã
trở lại làm việc
____
Ðình công của công nhân Sài Gòn có thể lan rộng
Việt Hùng/ Người Việt (Tường trình từ
Sài Gòn)
01-03-2015
Công nhân tụ tập trên quốc lộ 1A, tiếp
tục cuộc đình công. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
SÀI
GÒN (NV) - Hôm mồng 1 tháng 4 năm 2015, nhà cầm quyền thành
phố Sài Gòn đã tăng cường hơn 500 công an, an ninh, dân phòng, chiếm giữ khu
vực trước công ty Pou Yuen, ngã tư cầu vượt Quốc Lộ 1-Tỉnh lộ 10, phường Tân
Tạo, Quận Bình Tân và ngăn chặn không cho các công nhân kéo đi biểu tình.
Các xe tải đi trên
quốc lộ 1 hướng về phía công ty Pou Yuen đều bị ngăn chặn, làm tắc nghẽn giao
thông trên toàn khu vực xung quanh phường Tân Tạo, Bình Tân.
Cuộc đình công này đã
sang ngày thứ 8, và có nhiều dấu hiệu sẽ trở thành cuộc biểu tình qui mô lớn,
khi các công nhân của các khu công nghiệp khác như Tân Tạo-Tân Bình, Vĩnh
Lộc-Hóc Môn, Ðức Hòa-Long An, Amata-Ðồng Nai,… đều đồng tình hưởng ứng đình
công.
Hôm 31 tháng 3 năm
2015, thứ trưởng Bộ Lao Ðộng, ông Doãn Mậu Diệp, đã đến trò chuyện với các công
nhân và hứa với công nhân là sẽ kiến nghị cho người lao động có hai cách lựa
chọn, nhận trợ cấp một lần hoặc có thể tích lũy. Tuy nhiên, công nhân sớm hiểu
ra đây cũng chỉ là “sẽ kiến nghị” chứ không có cam kết rõ ràng.
Hôm 1 tháng 4, loa
phóng thanh của công ty Pou Yuen liên tục phát “Lời kêu gọi” của ông Ðặng Ngọc
Tùng, chủ tịch Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam, kêu gọi công nhân yên tâm trở
lại làm việc.
Trong đó có đoạn:
“Sau năm 2015, kiến nghị Quốc Hội sửa việc chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội một
lần theo hướng để người lao động tự chọn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần
như cũ hoặc thực hiện theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2014.”
Ðặc biệt hơn, là
đoạn: “Không để cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi giục làm ảnh hưởng đến
doanh nghiệp và tình hình an ninh trật tự tại địa phương.”
Thế nhưng bất chấp
những lời kêu gọi sáo rỗng kia, các công nhân vẫn tiếp tục đình công và kéo
nhau đi biểu tình, nhưng vấp phải sự ngăn chặn của công an.
Một công nhân tên
Nguyễn Văn Hóa cho biết: “Hôm qua có ông thứ trưởng đến để trấn an chúng tôi,
bảo chúng tôi không nên nghe các thành phần xấu xúi giục đi biểu tình. Nhưng rõ
ràng là không ai xúi chúng tôi cả. Chúng tôi chỉ muốn đấu tranh vì quyền lợi
của mình mà thôi.”
Anh Hóa cho biết
thêm: “Lẽ ra chính quyền phải tạo điều kiện thuận lợi để cho chúng tôi làm ăn
sinh sống, đằng này chúng tôi bi o ép đủ thứ. Giới chủ thì bắt tăng ca, chính
quyền thì không chịu trả tiền bảo hiểm xã hội. Ðời công nhân chúng tôi đã quá
khổ rồi. Chúng tôi không còn gì để mất, hay sợ sệt gì nữa. Chúng tôi phải nói
lên tiếng nói của mình.”
Chị Trần Thị Thu
Hương (công nhân khu A) cho biết: “Ðiều luật BHXH mới qui định đến 55 tuổi mới
cho lãnh. Nếu thân chủ đã mất thì con cái được lãnh, với điều kiện con phải
dưới 18 tuổi. Giả sử như tôi năm nay 27 tuổi, con tôi cũng đã 8 tuổi, năm tôi
55 tuổi thì con tôi cũng đã 36 tuổi rồi, ai cho nó lãnh tiền BHXH của tôi?”
Còn công nhân Trần
Anh Tùng phẫn nộ: “Rõ ràng qui định mới này là hành động ăn cướp của chính
quyền. Ðầu tiên là giam giữ tiền của chúng tôi một cách lâu dài. Sau đó là gì
nữa thì chưa biết?”
Anh cho biết thêm:
“Với tình trạng lạm phát tăng cao như hiện nay. Ðến lúc tôi 60 tuổi chắc số
tiền BHXH của tôi không đủ để mua được gói mì tôm.”
*Ngân
khố quốc gia cạn kiệt
Với hệ thống pháp
luật của Việt Nam hiện nay, để thay đổi một điều luật, bộ luật thì phải do Quốc
Hội thông qua. Các công nhân hiểu được điều này, nên hầu hết đều không đồng
tình với lời hứa “sẽ kiến nghị” của chính quyền.
Trên trang facebook
của Luật Sư Lê Công Ðịnh, trích lại bài báo nói về “Nguy cơ vỡ bảo hiểm xã hội
sớm” đăng trên báo Người Lao Ðộng ngày 25 tháng 5 năm 2014 với lời bình luận:
“Ðây chính là một
trong các nguyên nhân sửa đổi Luật Bảo Hiểm Xã Hội, khiến gây bất bình rộng
khắp. Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng hơn, đó là ngân khố quốc gia đã
cạn kiệt nên đành phải chiếm dụng vốn của người lao động cả nước trong nhiều
năm.”
Các báo trong nước đều không đưa tin về
vụ biểu tình của công nhân. Hoặc có đưa, nhưng chỉ đưa theo hướng có lợi cho
chính quyền. Như hôm 31 tháng 1 năm 2015, báo điện tử VNExpress đã chạy dòng
tin “Ðối thoại với thứ trưởng, công nhân hứa quay lại làm việc.” Tuy nhiên thực
tế ngày 1 tháng 4, các công nhân vẫn tiếp tục đình công.
Tuy nhiên, chúng tôi
ghi nhận tại hiện trường ngày 1 tháng 4, hơn 500 công an, cảnh sát đã được huy
động để chiếm giữ những khu vực mà mấy ngày trước các công nhân làm nơi biểu
tình. Bởi vậy cuộc biểu tình không thể diễn ra.
Khoảng 12 giờ trưa,
vì trời nắng nóng, các công nhân đã ra về và hẹn nhau ngày mai, 2 tháng 4 năm
2015, biểu tình.
“Chúng tôi sẽ không
từ bỏ ý định biểu tình và đình công, khi quyền lợi của chúng tôi bị xâm hại một
cách trắng trợn,” công nhân Ðào Văn Thắm tuyên bố như vậy.
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.