Công nhân biểu tình trên đường phố Sài Gòn phản đối Luật bảo
hiểm xã hội
Vào lúc 9 g45 sáng nay công nhân Cty PouYuen đã biến cuộc đình công trong 04 ngày qua thành biểu tình trên đường phố Sài Gòn , nhằm để phản đối luật bảo hiểm xã hội ( BHXH ) 2014 do quốc hội của đảng cộng sản đặt ra gây thiệt hại cho người lao động trong đó có nhiều công nhân rất phẩn nộ , trong cuộc diễu hành có hơn 400 công nhân tham gia trên địa bàn quận Bình Tân , mặc dù có nhiều công an chìm nổi bám sát nhưng cuộc biểu tình vẫn diễn ra trong ôn hoà , đến hơn 10 giờ nhiều công nhân tập trung trước Cty giày An Lạc để chờ những công nhân giày An Lạc ra phối hợp đình công và biểu tình nhằm gây sức mạnh hổ trợ đòi quyền Bảo Hiểm Xã Hội do luật bất cập gây ra cho người lao động .
Tại
sao công nhân Pou Yuen đình công?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-03-31
2015-03-31
Hàng nghìn công nhân Công ty Pouyen Việt Nam (TP
HCM) đã xuống đường tuần hành phản đối quy định bảo hiểm mới trong 5 ngày qua.
31/3/2015
Xem thêm:
Pou Yuen: hàng ngàn công nhân biểu tình phản đối luật bảo hiểm xã hội
mới
http://www.vanews.org/2015/03/tai-sao-cong-nhan-pou-yuen-inh-cong.html
Công nhân của Pou Yuen đã đình công để chống lại một luật mới về
BHXH sẽ có hiệu từ từ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Đây là vụ đình công lớn nhất
Việt Nam từ trước đến nay không phải chống lại giới chủ nhân mà nhằm chống lại
một đạo luật của nhà nước về BHXH.
90 ngàn công nhân hãng gia công giày Pou Yuen vốn 100% của Đài
Loan vào sáng ngày 26 tháng 3 tập trung tại khuôn viên của công ty Pou Yuen nằm
trong khu công nghiệp Tân Tạo thuộc phường Tân Tạo quận Bình Tân, nhằm chống
lại các quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không cho người tham gia bảo
hiểm được hưởng tiền một lần sau khi nghỉ việc, mà phải đợi đến tuổi về hưu.
Không đồng ý về bảo hiểm mới
Ngày hôm sau 27 tháng 3 cuộc đình công vẫn tiếp diễn, theo lời
nhân chứng thì công nhân rất trật tự và cho tới giữa ngày vẫn không có cuộc xô
xát nào xảy ra. Một công nhân cho biết:
-Có cái đoàn Cựu Chiến binh và Hội phụ nữ
người ta tới hỏi thăm. Công an đứng rất nhiều chung quanh công ty. Bên công ty
Pou Yuen và bên Bảo hiểm thì người ta đang đổ trách nhiệm qua lại. Có thông tin
nói là bên Bảo hiểm đổ thừa cho công ty Pou Yuen là đã trốn đóng bảo hiểm 3
tháng nay còn bên công ty Pou Yuen thì lại đổ cho bên bảo hiểm, hai bên để qua
đổ lại còn công nhân thì 3 tháng nay vẫn bị trừ tiền bảo hiểm của họ. Nói chung
hiện tại công nhân rất đoàn kết nhưng mà còn lẻ tẻ vì không có người cầm đầu
lãnh đạo.
Khi được hỏi việc hai công nhân bị giựt điện vào ngày 27 tháng 3
có thể một người đã chết bây giờ tình trạng của họ ra sao anh công nhân của Pou
Yuen nói với chúng tôi:
-Hiện tại tụi em cũng đang cố đi tìm cái thông
tin của những người đó nhưng chưa biết ở nơi nào. Sau khi những người này bị
giựt điện xong thì tin tức bị giấu biệt tăm luôn không ai liên lạc được
với những người đó hết.
Sáng ngày 29 tháng 3 loa chính của công ty kêu gọi công nhân
bình tĩnh và cho biết là công ty đang kiến nghị nhà nước có giải thích cụ thể
việc áp dụng luật Bảo hiểm xã hội theo như nguyện vọng của công nhân.
Vào ngày 30 tháng 3, hàng ngàn công nhân
tiếp tục tuần hành trong khuôn viên công ty Pou Yuen, sau đó kéo ra khu vực cầu
vượt, quốc lộ 1A trước cửa công ty để tiếp tục tuần hành. Số lượng rất lớn công
nhân và người đi đường đã gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ở khu vực này.
Một số tuyến đường bị phong tỏa, buộc các phương tiện lưu thông phải chạy sang
các tuyến khác.
Sự thay đổi này nó là một bước lùi trong cái quyền của người lao
động. Gọi là bước lùi vì trước đây người ta có hai sự lựa chọn, người ta có thể
lấy một lần hoặc có thể đợi đến khi đủ thời gian nhưng bây giờ thì người ta
không cho việc lấy một lần nữa
LS Lê Thị Công nhân
Chiều ngày 30 tháng 3 ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội nói với báo chí rằng "Việc thu hẹp đối tượng
bảo hiểm xã hội một lần đã được tính toán để đảm bảo cuộc sống cho người lao
động khi về già vừa có lương hưu, vừa có bảo hiểm y tế phòng khi ốm đau, bệnh
tật. Trong thời gian chờ đến tuổi nghỉ hưu, người lao động vẫn có thể bảo lưu
thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi tìm được việc làm mới hoặc tham gia
đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện”
Luật sư Lê Thị Công nhân, đại diện cho tổ chức Lao Động Việt tại
Việt Nam cho biết nhận xét của bà trước Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 này:
-Sự thay đổi này nó là một bước lùi trong cái
quyền của người lao động. Gọi là bước lùi vì trước đây người ta có hai sự lựa
chọn, người ta có thể lấy một lần hoặc có thể đợi đến khi đủ thời gian nhưng
bây giờ thì người ta không cho việc lấy một lần nữa. Vấn đề ở đây là quyền được
lựa chọn nó sẽ liên quan trực tiếp đến mỗi người, đến hoàn cảnh cụ thể của người
ta. Sau khi lý lẽ của nhà nước đưa ra nhằm thay đổi đến giá trị của số tiền thì
nó không thay đổi, không những thế mà người ta còn cho rằng nó được bảo đảm hơn
thì đây chỉ là một sự ngụy biện vì hơn ai hết chính người lao động, chính bản
thân từng cá nhân người lao động người ta tự biết điểu gì hợp với họ hơn và vì
thế nó sẽ có ý nghĩa, giá trị với họ hơn.
Đáng tiếc luật lao động mới và những quy định
hướng dẫn thì người ta đã thay đổi hẳn cái điều khoản cho người lao động có
quyền lựa chọn và theo tôi thì đây là điều rất là quan trọng bởi vì đi làm thì
ai cũng muốn kiếm sống mà cụ thể là được trả lương được trả bảo hiểm mà bây giờ
lại không cho người ta khả năng lựa chọn để lấy bảo hiểm linh hoạt như vậy là
một điều rất là dở.
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 31 tháng 3 ông Lê Bạch Hồng, Thứ trưởng
Bộ Lao động và Thương Binh Xã Hội cho chúng tôi biết:
-Đình công là vì công nhân người ta không hiểu
thôi, chính sách của nhà nước là đảm bảo quyền lợi lâu dài của người lao động.
Bây giờ Bộ Lao động đã cử người vào giải thích rồi, chuẩn bị họp đấy chỗ bên
văn phòng.
Ngày 24 tháng 5 năm 2014 Quốc hội đã thảo luận về Luật Bảo hiểm
xã hội trong đó không ít đại biểu đã bất bình trước việc quỹ này đang được lấy
ra để đầu tư ngoài nguyên tắc thông thường
Lấy quỹ bảo hiểm đầu tư bên ngoài
Theo nhận xét của rất nhiều người có quan tâm tới Bảo Hiểm Xã
Hội thì điều 60 của luật Bảo Hiểm Xã hội được Quốc hội thông qua ngày
20-11-2014 có thể liên quan đến việc quỹ Bảo Hiểm Xã hội có khả năng bị vỡ khi
quỹ này có dấu hiệu đang được dùng để đầu tư bên ngoài.
Sáu tháng trước khi Quốc hội thông qua, ngày 24 tháng 5 năm 2014
Quốc hội đã thảo luận về Luật Bảo hiểm xã hội trong đó không ít đại biểu đã bất
bình trước việc quỹ này đang được lấy ra để đầu tư ngoài nguyên tắc thông
thường.
Đại biểu Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam cho rằng BHXH được quyền lấy tiền của người lao động đóng góp
để chi cho việc khác thì cần phải xem xét lại lý do từ đâu xảy ra tình trạng
này. Đại biểu Lê Trọng Sang thì xác định BHXH đang đầu tư ra ngoài rất lớn
nhưng lại mất khả năng thu hồi. Ông Sang lo lắng nếu cứ đầu tư bên ngoài như
thế thì chuyện vỡ quỹ là không tránh khỏi.
Theo tường thuật của báo Lao Động thì trong cuộc họp này số tiền
1.052 tỉ của quỹ BHXH coi như mất trắng và Đại biểu Nguyễn Tấn Tuân thuộc đơn
vị Khánh Hòa đặt vấn đề “Tại sao người lao động không đóng BHXH thì đòi xử lý
hình sự, trong khi chúng ta lấy tiền của họ cho vay và làm thất thoát thì lại
không ai chịu trách nhiệm?”.
Từ những thông tin này người công nhân cho rằng việc không chi
trả một lần như trước khi có luật mới là nhằm kéo dài thời gian sinh lợi để bù
vào số tiền thất thoát hiện nay mà quỹ BHXH đang gặp phải.
Một yếu tố quan trọng khác làm người công nhân băn khoăn khi
quyết liệt đòi lãnh tiền BHXH một lần là do thiếu niềm tin vào quỹ BHXH có khả
năng chi trả cho họ dài hạn hay không. Nếu quỹ BHXH bị vỡ thì ai là người bảo
vệ quyền lợi của họ? Và nếu khởi kiện để đòi công bằng thì khởi kiện ai?
Đại biểu Lê Trọng Sang thì xác định BHXH đang đầu tư ra ngoài
rất lớn nhưng lại mất khả năng thu hồi. Ông Sang lo lắng nếu cứ đầu tư bên
ngoài như thế thì chuyện vỡ quỹ là không tránh khỏi
Luật sư Lê Thị Công Nhân nhận xét vụ đình công này là dấu hiệu
đáng mừng của người công nhân vì đã biết tự bảo vệ mình trước khi tình huống
xấu nhất chưa xảy ra:
-Nó không xuất phát từ những sự việc có tính
chất nóng bỏng, những mâu thuẫn tranh chấp trực tiếp hoặc là những vấn đề mang
tính bạo lực, bạo hành trong lao động giữa giới chủ và người công nhân mà nó
xuất phát từ những thông tin thay đổi ảu quy định pháp luật ở trên thượng tần
kiến trúc xã hội như vậy thì đây là một bước tiến đáng mừng của người công nhân
lao động họ đã nhận thức cao và thái độ ứng xử rất tích cực. Phài nói rằng họ
đã bắt đầu quan tâm hơn đến những vấn đề chính trị, chính trị là làm luật mà,
biết xuống đường ngay từ khi có những thay đổi ngay từ bên trên chứ không đợi
cho đến khi nó trực tiếp xảy ra đối với cá nhân của từng người.
Cho đến chiều ngày 31 tháng 3 chính quyền vẫn chưa thể giải
thích cho công nhân một cách thỏa đáng. 90 ngàn công nhân của công ty Pou Yuen
là một con số rất lớn so với sự kiểm soát rất nghiêm ngặt của chính phủ Việt
Nam. Công nhân tập trung được do cùng phát xuất sự thiếu niềm tin từ nhà nước.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng người công nhân khi tập trung
lại với con số lớn thế thì thật đáng lo ngại vì không ai tiên đoán được việc gì
sẽ xảy ra sau đó cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt đối với những nhà đầu tư nước
ngoài.
Hàng nghìn công nhân
Việt xuống đường đòi quyền lợi
Hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn
xuống đường tuần hành phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới. (Ảnh: Thanh Niên
Công Giáo)
31.03.2015
Hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn đã tuần hành để
phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới suốt nhiều ngày qua.
Vụ đình công bắt đầu từ sáng 26/3 với cuộc diễu hành của hàng
nghìn công nhân trong khu công nghiệp Tân Tạo nhằm bày tỏ sự không đồng tình
đối với Luật Bảo hiểm Xã hội 2015.
Theo các quy định trong luật này, người tham gia Bảo hiểm xã hội
không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, và vì thế, công nhân không được nhận
hỗ trợ một lần ngay sau nghỉ việc như trước đây mà phải đợi đến tuổi nghỉ hưu.
Sáng 31/3 cuộc đình công
và biểu tình vẫn tiếp diễn, làm tắc nghẽn quốc lộ 1A trên đoạn Bình Chánh ngay
Công ty Pou Yuen. Tình trạng rất phức tạp, có thể diễn tiến kéo dài và lan rộng
trên cả nước. Những công ty khác, công nhân của những nơi khác cũng đang đòi
hỏi quyền lợi và yêu cầu nhà nước Việt Nam phải trả lời cho họ.
Nhà báo tự do Minh Đức.
Nhà báo tự do Minh Đức, chuyên theo dõi mảng lao động, cho biết
VOA biết những diễn biến mới nhất:
“Sáng nay 31/3 cuộc đình công và biểu tình vẫn tiếp diễn, làm tắc
nghẽn quốc lộ 1A trên đoạn Bình Chánh ngay chỗ Công ty Pou Yuen. Họ bố trí công
an rất là nhiều để ngăn chặn cuộc biểu tình. Công nhân thì vẫn diễu hành ôn hòa
trên đường phố. Tình trạng rất là phức tạp, có thể diễn tiến kéo dài và lan
rộng trên cả nước. Những công ty khác, công nhân khác của những nơi khác cũng
đang đòi hỏi quyền lợi và yêu cầu nhà nước Việt Nam phải trả lời cho họ”.
Tin tức từ trong nước cho biết các quan chức địa phương đã tới gặp
và thương thảo với công nhân nhưng không được chấp nhận.
Cuộc tuần hành rầm rộ này đang khiến dư luận chú ý tới vấn đề
chính sách đối với công nhân lao động ở Việt Nam.
Trong khi vấp phải phản đối, quan chức Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội nói rằng các công dân xuống đường vì “chưa hiểu rõ” luật mới đồng thời
kêu gọi họ trở lại làm việc.
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, một nhà hoạt động cho quyền của người lao
động từng bị cầm tù nhiều năm, nhận định với VOA Việt Ngữ:
“Việc bùng nổ vụ đình công đã xảy ra cách đây mấy ngày, từ ngày
26/3. Từ cuộc đình công hai ngày đầu thì bây giờ chuyển thành một cuộc biểu
tình đòi chính sách về bảo hiểm xã hội. Nó cho thấy sự bất mãn của công nhân
trong vấn đề luật pháp tại Việt Nam. Đây là một sai lầm của quốc hội Việt Nam
vì họ ban hành luật pháp họ không trưng cầu ý dân và hỏi ý kiến của người lao
động. Họ đã tự đặt luật và người công nhân nói riêng và người lao động nói
chung đã bị động trong vấn đề luật pháp và phải chấp nhận một hệ thống luật
pháp mà họ không biết đến. Hiện nay giai cấp công nhân là một đối tượng đang bị
bỏ rơi trong xã hội Việt Nam.”
Bà Hạnh nhận định rằng “luật pháp đã ép người công nhân đến bước
đường họ phải đứng lên để đấu tranh giành quyền lợi của họ”.
Từ cuộc đình công 2 ngày
đầu thì bây giờ chuyển thành một cuộc biểu tình đòi chính sách về bảo hiểm xã
hội. Nó cho thấy sự bất mãn của công nhân trong vấn đề luật pháp tại Việt Nam.
Đây là một sai lầm của quốc hội Việt Nam vì họ ban hành luật pháp họ không
trưng cầu ý dân và hỏi ý kiến của người lao động...Hiện nay giai cấp công nhân
là một đối tượng đang bị bỏ rơi trong xã hội Việt Nam.
Nhà hoạt động cho quyền của người lao động
Nguyễn Thị Minh Hạnh.
Theo bà Hạnh, Việt Nam nói là có công đoàn độc lập, nhưng không
phải vậy. Bà nói các công đoàn ở trong các công ty, xí nghiệp ở Việt Nam “vẫn
chịu sự ảnh hưởng, chi phối của đảng, và nhà nước”.
VOA Việt Ngữ đã liên lạc với Sở Lao động Thương binh Xã hội TP HCM nhưng một quan chức phụ trách từ chối trả lời.
VOA Việt Ngữ đã liên lạc với Sở Lao động Thương binh Xã hội TP HCM nhưng một quan chức phụ trách từ chối trả lời.
Cuộc đình công xảy ra trong bối cảnh một phái đoàn dân biểu Mỹ do
lãnh đạo phe thiểu số của đảng Dân chủ trong Hạ viện, bà Nancy Pelosi, dẫn đầu
đang thăm Việt Nam.
Hà Nội và Washington đang tăng cường đàm phán để sớm ký kết Hiệp
định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng phía Mỹ từng bày tỏ quan ngại
về sự thiếu vắng công đoàn độc lập tại Việt Nam.
Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam có 100 % vốn của Đài Loan, chuyên sản xuất giày thể thao, may mặc xuất khẩu, với trên 90.000 công nhân.
Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam có 100 % vốn của Đài Loan, chuyên sản xuất giày thể thao, may mặc xuất khẩu, với trên 90.000 công nhân.
Năm ngoái, công nhân công ty này cũng đã xuống đường phản đối
Trung Quốc đặt giàn khoan dầu tại vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của
mình.
http://www.voatiengviet.com/content/hang-nghin-cong-nhan-viet-xuong-duong-doi-quyen-loi/2701042.html
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_11@yahoo.com>
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.