On Wednesday, 19 March 2014 2:18 PM,
nguoiphuongnam <>
wrote:
On Saturday, March 15,
2014 8:29 PM, vanchi le <
“Thần dược” dành cho dân
nghèo
“Thần
dược” chưa được kiểm chứng nhưng đã ầm ầm xuống phố
Từ những lời đồn bìm
bịp, rắn, bọ cạp, bổ củi, ong đất… giúp quý ông "khẳng định" mình
chốn phòng the, nhiều người đổ xô đi lùng mua "thần dược". Cung ắt có
cầu, nhiều loài côn trùng, chim thú không rõ nguồn gốc được đưa về thành phố bày
bán công khai.
Rao
bán rắn độc giữa phố
Không khó để bắt gặp
cảnh bìm bịp, rắn, bọ cạp, bổ củi “ngồi” trong lồng rong ruổi trên đường phố Hà
Nội mà người bán không cần cất tiếng rao. Đồ nghề của họ khá đơn giản, chỉ với
một chiếc túi lưới buộc đằng trước cho ra dáng “chuyên nghiệp”, có vẻ như vừa
đánh bắt về vẫn “nóng” hôi hổi; một chiếc lồng sắt mắt cáo nhỏ nhốt hàng vừa
chắc chắn, vừa tiện “khoe hàng”.
Hễ thấy ai chăm chú nhìn, người bán đon đả
ngay: mấy con này bổ thận, tráng dương, ngâm rượu trị bệnh nhức mỏi, thư giãn
gân cốt cho người già là hết ý. Đồng thời “bồi” thêm: yên tâm đi, hàng của anh
toàn là “xịn”, lấy từ rừng Lai Châu, Yên Bái đấy. Loại này uống vào, “một người
khỏe, hai người vui”.
Giá các loại côn trùng
cũng tùy thuộc vào mức độ “sành” của người mua. Bọ cạp có giá từ 5-10.000
đồng/con; bổ củi 3-5.000 đồng/con; mối chúa từ 15-20.000 đồng/con; rết từ
15.000 đồng – 20.000 đồng/con; tắc kè 120-150.000 đồng/con; bìm bịp từ
300-400.000 đồng/con…
Theo một số người tỏ ra
am hiểu mấy loại “hàng độc” này, bìm bịp và rắn rừng là hai loại "công
hiệu" nhất. Giới mê tửu dược thường quan niệm bìm bịp là “số 1” vì tính năng
bổ thận, tráng dương… do loài chim này thường sống chung với rắn độc, nên xương
thịt nó có thêm dược tính của rắn. Còn rắn thường được ngâm theo bộ gồm tam xà
(3 con), ngũ xà (5 con) đến cửu xà (9 con).
Vì vậy, chúng ngày càng
khan hiếm và có giá khá cao. Mối, bọ cạp, rết và bổ củi là những loại côn trùng
có giá “mềm” nên được nhiều người chọn mua hơn. Theo quan niệm thì mối chúa
ngâm rượu khi uống vào có tác dụng kéo dài thời gian “gần gũi”, bọ cạp sẽ làm
quên cảm giác “mỏi gối chồn chân” của các quý ông chốn phòng the.
Không khó để bắt gặp cảnh
người bán các loại "thần dược" ngâm rượu trên đường phố Thủ đô như
thế này.
Có thực sự “khỏe”?
Theo một số lương y,
các loại rượu ngâm bọ cạp, mối chúa, rắn, tắc kè, bìm bịp, bổ củi… cho đến nay
vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định là thuốc chữa bệnh, có tác
dụng “khẳng định” mình chốn phòng the.
Có chăng, nó đã được đồn thổi trở thành
“thần dược” qua phương pháp truyền miệng, một đồn mười, mười đồn trăm.
Trên
thực tế, đã có nhiều bệnh nhân uống rượu ngâm những loại côn trùng đó bị dị
ứng, ngộ độc, có thể do thành phần rượu hay tỉ lệ thuốc sâu, thuốc trừ muỗi mà
khi đánh bắt người ta đã sử dụng để vô hiệu hóa côn trùng.
tắc
kè
Theo giới “săn” hàng
thì phương pháp săn ong cổ truyền làm chết nhiều ong, thân khô, không bắt mắt,
rất khó bán, nên giờ thợ ong dùng bình xịt muỗi, thuốc trừ sâu để bắt. Khi xịt
xong, ong say lả tả, người bắt chỉ việc bốc cả tổ bỏ vào túi lưới. Khi ong tỉnh
lại, chúng bay, bò lổm ngổm quanh tổ, rất bắt mắt người mua.
bìm
bịp
Và hậu quả là có những
người thay vì "khẳng định mình" chốn phòng the thì lại phải nhập viện
vì ngộ độc khi uống rượu ngâm loại côn trùng có dính thuốc xịt muỗi đó.
Nhiều
bệnh viện từng cấp cứu những bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm tính mạng do
uống rượu ong đất mới ngâm hơn một năm, với triệu chứng ngứa, sưng nề môi, đau
bụng, nôn mửa.
Rượu
ong đất
Nhiều người vẫn
lầm tưởng rượu ong đất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe phòng the. Tuy
nhiên, ong đất nọc độc, uống vào sẽ gây hại cho gan, thận, dị ứng, mẩn ngứa...
thậm chí tử vong.
4Dặc
sản trứ danh không phải ai cũng dám động đũa
Đều là những món ngon
không nên bỏ qua song với vẻ ngoài xấu xí, những món ăn như thằn lằn núi Bà
Đen, bò cạp Bảy Núi, cá leo cây… là thách thức không nhỏ.
Bò
cạp Bảy Núi
|
Ảnh:
dacsannguoiviet
|
Bò cạp là một món ăn có
nguồn gốc ở vùng Bảy Núi An Giang. Đây cũng là vùng đất gần như duy nhất sản
sinh ra loại bò cạp (người dân địa phương gọi là bù kẹp) có màu đen nhánh, to
cỡ con dế cơm với cái đuôi nhọn hoắt và hai cái càng to kềnh đầy đe dọa.
Việc săn đặc sản này khá
đơn giản với ba thao tác gồm lật đá, kẹp bò cạp, bỏ vào xô. Công đoạn chế biến
cũng tốn ít thời gian và công sức.
Cụ thể, bò cạp sau khi bắt về,
"rộng" vài ngày cho sạch bụng, để nguyên con rửa sạch, cho vào chảo
dầu đang sôi. Một lát sau, mùi thơm ngào ngạt đến sôi ruột. Gắp một con, chấm
chút muối tiêu chanh, kèm theo cọng rau thơm, cắn một miếng, vị giòn của thịt,
chất béo từ bụng lan dần, khiến người ta không kiềm được việc gắp thêm một con.
Nhưng đó là khi bạn đã chiến thắng được nỗi sợ ở lần gắp đầu tiên.
“Đệ nhất ẩm thực” thằn
lằn núi Bà Đen
|
Ảnh:
Yume
|
|
Ảnh:
vietpictures
|
Thằn lằn núi được nhiều
người xưng tụng là “đệ nhất ẩm thực” ở Tây Ninh nói riêng và Đông Nam bộ nói
chung.
Thằn lằn núi thuộc họ
tắc kè và được phân biệt với loài khác bởi những vạch trắng ở lưng, đuôi có màu
nâu nhạt, con to nhất cũng bằng cườm tay.
Khác với các loại tắc kè khác, thằn
lằn núi chỉ ăn sung chín, chuối và lá thuốc Nam nên thịt dai, thơm, bổ dưỡng.
Với đặc tính này, thằn lằn núi không chỉ là món ăn chơi mà còn là món ăn
bồi bổ.
Thịt thằn lằn núi có thể
chế biến nhiều món khác nhau như băm nhỏ, xào với tiêu xanh và lá lốt ăn cùng
bánh tráng. Ngon nhất phải kể đến là thằn lằn núi chiên giòn, ăn cùng các loại
rau như xà lách, cà chua, dưa leo, rau thơm… và mắm me. Điểm cộng của món ăn
này là nhờ món cuốn, phần “thịt thà” – con thằn lằn núi được giấu bên trong,
khuất mắt nên được xem là món dễ ăn.
Sá sùng
|
Ảnh:
24h
|
|
Ảnh:
yesvietnam
|
Sá sùng có màu nâu đỏ,
trông giống như con trùn đất, nhưng kích thước lớn hơn và ruột chứa toàn cát.
Sá sùng đủ vị dai, giòn, béo, ngọt, thơm càng ăn càng ghiền. Người ta có thể
chế biến sá sùng thành nhiều món khác nhau như nướng, xào chua ngọt, xào rau
cần, xào su hào hay chiên, nấu cháo… đều ngon.
Điểm trừ duy nhất là sau
khi chế biến, sá sùng không thay đổi nhiều nên trông không khác những con sâu
trên đĩa khiến người yếu tim cảm thấy hơi ê răng. Tuy nhiên, nếu được mời hay
có dịp, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ăn được quy giá trị mắc
tương đương vàng này.
Cá leo cây
|
Ảnh:
trunghockientuong
|
|
Món
ăn khi lên đĩa.
|
Cá thòi lòi, người địa
phương thường gọi cá leo cây là một loài vật khá quen thuộc có mặt tại nhiều
khu rừng ngập mặn tại Cần Giờ, đất Mũi Cà Mau, U Minh Thượng... thuộc khu vực
ĐBSCL.
Loài vật này được các nhà khoa học thế giới quan tâm như một hình
mẫu về tiến hoá. Cũng như lọt vào danh sách 6 loài động vật kỳ lạ nhất hành
tinh.
Cá thòi lòi khá dị hợm
với đôi mắt lồi như mắt ếch. Càng lạ hơn là chúng có thể sống, chạy, nhảy và
kiếm mồi... trên cạn. Đặc tính này có được do cá thở bằng phổi và mang.
Tuy ngoại hình dị hợm,
song thịt cá thòi lòi rất mềm và thơm ngon. Đặc biệt, là sau khi chế biến, để
nguội vẫn không có mùi tanh.
Cá thòi lòi có thể chế biến thành nhiều món khác
nhau như nướng chấm mắm, lột da kho tiêu, hấp cách thuỷ cuốn bánh tráng rau
sống, canh chua... Mỗi cách chế biến đều có vị ngon khác nhau, nhưng dễ ăn nhất
là món cá thòi lòi lột da kho tiêu.
Huỳnh Hằng
Nhà ở của người Nam Bộ
xưa
Mặc dù có sự duy trì
tập quán cư trú lâu đời từ quê gốc nhưng khi tạo dựng ngôi nhà những lưu dân
người Việt vẫn có những thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện môi sinh
ở địa bàn mình đang sinh sống. Vì vậy việc lựa chọn địa bàn cư trú có ý nghĩa
rất quan trọng. Nó không chỉ giúp họ ổn định cuộc sống mà còn phải an cư lạc nghiệp.
Công việc của những lưu dân buổi đầu vào đây là khai hoang mở cõi, tìm cuộc
đất tốt để dựng nhà, lập làng, rồi sau đó mới lập chợ xây đình.
Trong buổi
đầu khai phá, các lưu dân thường chọn cất nhà ở những nơi có bến sông để
thuận tiện cho việc đi lại, đánh bắt thủy sản, có được một không gian thoáng
đãng, có nước ngọt để sử dụng từ các con sông, kinh, rạch, tránh những nơi
đầm lầy nê địa vừa không thuận tiện, vừa khó sinh nhai, lại thường xuyên đối
mặt với bệnh tật và thú dữ.
Người Việt thường chọn bố trí nhà ở trên đất
giồng, gò, đồi và nhà ở dọc theo sông rạch. Việc lựa chọn cách bố trí này vừa
giúp cho họ dễ dàng trong việc lao động sản xuất cũng như trong các hoạt động
bán buôn.
Nhất cận thị, nhị cận giang. Vì có cùng mục đích là tìm đất sinh
nhai nên những lưu dân sống nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong những
lúc tối lửa tắt đèn. Họ thường sống tập trung thành một cụm dân cư mà cụm dân
cư này không hề có sự phân chia ranh giới một cách rõ ràng giữa làng này với
làng kia. Ranh giới giữa nhà này với nhà khác có khi chỉ là một con đường mòn
nhỏ, hoặc là một con mương rộng độ vài mét.
Nếu nhà nào có dựng hàng rào thì
bất quá cũng chỉ là mang tính quy ước, tượng trưng cho ranh giới hơn là một
sự xác định rạch ròi. Người ta làm cổng nhà là để trang trí, hoặc chỉ mang
tính tượng trưng hơn là ý nghĩa thiết thực của nó là dùng để chống trộm. Cổng
nhà của người dân đôi khi không cần đóng, làm bằng những vật liệu đơn giản
như tre, hoặc là chủ nhà trồng hai bên ngõ hai cây bông giấy hoặc dâm bụt và
uốn giao cành với nhau.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long bà con ta thường
chọn những vật liệu có sẵn trong vườn, hoặc ở địa phương mình dùng để cất
nhà, đó là các loại gỗ, cây, lá... như tràm, đước, lá dừa nước...
Các loại
cây này được xử lý qua quá trình hóa sinh tự nhiên bằng phương pháp ngâm nước
dưới hầm, ao sẽ rất chắc chắn, dẻo dai, ít bị mối mọt đục khoét và lâu mục
trong môi trường có độ ẩm cao. Một bộ cột bằng tràm được xử lý theo kinh nghiệm
dân gian sẽ có khả năng sử dụng lâu đến hàng chục năm.
Lá cây dừa nước lợp nhà là nguyên vật liệu
sẵn có tại chỗ, phù hợp với điều kiện môi sinh và điều kiện kinh tế của những
người nông dân. Loại cây này có sức sống mãnh liệt, thích nghi được ở cả môi
trường nước ngọt hoặc nước lợ.
Có lẽ người xưa cũng đã tìm nhiều loại lá lợp
nhà, cuối cùng mới chọn lá dừa nước làm vật liệu chính, bởi vì loại này tương
đối bền trước sự thay đổi của thời tiết và khí hậu đặc thù miền nhiệt đới gió
mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vào mùa khô, lớp lá dừa nước bao bọc ngôi nhà,
nhất là mái nhà trở thành lớp vật liệu cách nhiệt rất tốt.
Những buổi trưa
nóng bức, biên độ nhiệt giữa trong nhà và ngoài trời chênh lệch rất lớn nên
trong nhà luôn rất mát mẻ. Do vậy, khi đời sống vật chất được nâng cao, nhiều
ngôi nhà đúc mọc lên nhanh chóng, nhưng người ta vẫn cất thêm một mái lá để
nghỉ trưa như một kiểu nhà hóng mát. Nếu như lá được chọn lọc và lợp kỹ, ngôi
nhà có thể sử dụng được trung bình là năm năm mới phải thay lá mới.
Từ lá cây dừa nước, người ta có thể làm ra
các kiểu lá dùng để lợp mái hay làm vách khác nhau. Mỗi một kiểu lá đều có
cách buộc dây riêng khi sử dụng. Dây buộc gọi chung là dây lạt, chúng được
làm từ bẹ hoặc chối lá non của cây dừa nước.
Nhà cửa của những người giàu có thì được cất
bằng các loại gỗ quý và mái lợp ngói, hoặc là xây bằng bê tông cốt thép trang
trí đẹp mắt, sang trọng và nhiều nội thất quý giá.
Nhà cửa của cư dân Nam bộ cất quay theo bất
cứ hướng nào thuận tiện cho cuộc sống và công việc làm ăn của họ.
Nhà cửa thường gắn
liền với thửa ruộng, miếng vườn. Những nhà trung nông thường có vườn, có sân
với diện tích khoảng vài ba công đất. Vườn chủ yếu để trồng cây ăn trái, còn
sân thì để trống cho thoáng, đôi khi tận dụng để phơi lúa, phơi củi.
Hoặc có chủ
nhà trồng ở đó năm bảy chậu kiểng để ngắm nhìn cho vui mắt, một ít cây thuốc
nam để chữa bệnh thông thường, hoặc bụi sả, bụi hành, vài ba cây ớt. Cũng có
khi là cây xoài, cây mít được trồng ở một góc nào đó để lấy bóng mát. Mép
ngoài của sân thường được đặt một bàn thờ để cầu mong cho mưa thuận gió hòa,
mùa màng bội thu, mua may bán đắt, gia đạo bình an. Mép trong của khoảng sân
giáp mí với căn nhà thường có một cái hàng ba, rộng hay hẹp tùy nhà.
Hàng ba
này có tác dụng làm dịu cường độ ánh sáng, giảm oi bức vào mùa nắng và hạn
chế mưa tạt. Hàng ba còn là nơi dành cho trẻ con chơi đùa, như nhảy dây, đánh
chuyền chuyền, v.v... Là nơi để người lớn mắc võng nghỉ ngơi và cũng là nơi
để bà con lối xóm tới lui chuyện trò trong quan hệ hằng ngày. Còn phía sau
nhà thường là một vườn cây, nơi bố trí chuồng nuôi súc vật, có bến nước dùng
làm nơi tắm giặt, đậu ghe xuồng, cũng như dùng trong các sinh hoạt khác.
Cấu trúc, kỹ thuật nhà của cư dân Nam bộ
phần lớn là mô phỏng kiểu nhà truyền thống của người Việt ở miền Bắc, và chủ
yếu là miền Trung. Một trong những điểm nổi bật là kỹ thuật đóng kèo và đòn
tay theo kiểu guốc chèo. “Cấu trúc guốc chèo của kèo và đòn tay được xem như
những điểm tựa chịu lực chắc chắn cho hệ thống mái nhà. (...)
Kỹ thuật này
được giới thợ mộc ở Nam bộ gọi là thả kèo đòn tay hai giàn, trong đó kèo và
đòn tay được lắp mộng khít khao không dùng đinh. Chỉ có những người thợ mộc thời
xưa giỏi và nhiều kinh nghiệm mới thi công được kỹ thuật này.
Đòn tay guốc
chèo còn là thông số cho biết căn nhà đã rất cổ xưa, bởi vì cấu trúc ấy chỉ
thích hợp với loại ngói âm dương, hoặc cùng lắm là ngói vảy cá là hai loại
ngói xưa, còn nếu lợp ngói móc thì hệ thống mái phải là cấu trúc đòn tay ba
giàn như hiện nay chứ không phải hai giàn như đòn tay guốc chèo, bởi vì kỹ
thuật đòn tay guốc chèo mà lợp ngói móc thì sẽ bộc lộ ngay nhược điểm, đó là mái
nhà sẽ bị dột, vì chỉ cần bước chân của một con mèo cũng có thể làm xô lệch
ngói. Xưa kia kỹ thuật kèo và đòn tay guốc chèo phần lớn chỉ thiết kế tại
những nơi trang nghiêm như mái đình, miếu hoặc nhà từ đường của những dòng họ
lớn, chứ hiếm khi thực hiện ở nhà dân”1.
Mỗi ngôi nhà là không
gian riêng của từng gia đình, nên tùy vào sở thích và khả năng kinh tế mà
người ta có cách bày trí cho ngôi nhà khác nhau. Thông thường, người ta chia
ngôi nhà ra thành nhà trên và nhà dưới. Mỗi gian như vậy có chức năng khác
nhau. “Phía trước của nhà trên là nơi thờ phượng ông bà tổ tiên và tiếp khách
quan trọng.
Nhìn đồ đạc bày trí (số lượng và chất lượng) ở đây, khách có thể
đánh giá được phần nào hoàn cảnh kinh tế của gia chủ. Đối với gia đình khá
giả, thì mỗi gian đều có tủ thờ, bàn đọc, trên vách, cột đều có hoành phi câu
đối phủ vàng, tranh... trên đầu tủ thờ bày trí đồ thờ tự quý giá, như lư
đồng, chân đèn, bộ chò, bát hương... trước bàn thờ ở gian giữa là bộ trường
kỷ, đầu ngoài trường kỷ là bộ ghế nghi, trên đó có mấy chiếc bình cổ hay vài
cổ vật quý giá khác. Hai bên trường kỷ là hai bộ đi-văng hoặc hai bộ ngựa
(phản) bằng gỗ quý, trước bộ phản là bàn tròn.
Đối với gia đình có
nếp sống trung bình, gian giữa là nơi đặt bàn thờ, phía trước là bộ ghế dài,
hai bên là bộ ván ngựa, thường làm nơi ngủ cho người già (đàn ông). Phía
trước hàng ba hay thảo bạt có đặt bàn tròn là nơi tiếp khách uống trà hàng
ngày của gia chủ. Phía sau bàn thờ là buồng, nơi để đồ đạc có giá trị trong
nhà dưới.
Nhà dưới là nơi diễn
ra sinh hoạt hàng ngày của gia đình, nấu nướng, may vá, thêu thùa, ăn uống,
tiếp khách thân quen, tu sửa nông, ngư cụ, cũng có thể là nơi đương đệm, chằm
lá, sắc thuốc... Với gia đình nghèo, nhà một gian một chái, đồ đạc bày biện
đơn giản; một bộ ván ngựa, một cái bàn gỗ tạp với vài chiếc ghế đẩu, vừa là
nơi ăn cơm, tiếp khách, một tủ nhỏ đựng thức ăn, bếp núc, cùng với lu hủ đựng
mắm muối... và một cái võng ở góc nhà.
Trong gia đình khá giả, nhà dưới được
ngăn thành nhiều buồng làm chỗ ngủ, sinh hoạt cho đàn bà, con gái. Bàn ăn,
bàn ngủ với tủ chứa ly tách, chén bát (đồ kiểu, đồ sứ). Bếp ở đây không phải
là cà ràng, ông táo (ông đầu rao) để trệt trên nền nhà như nhà nghèo, mà đặt
trên nền cao vừa tầm nấu nướng, có nơi máng nồi đồng, chảo...”2
“Nhiều gia đình theo tân thời thích bày biện
những món hàng nhập cảng: ghế mây tô-nê, bàn mặt cẩm thạch Ý Đại Lợi, tủ sắt,
trên vách treo đồng hồ con ngựa, những bức tranh Thụy Sĩ với hồ xanh, núi
tuyết. Hoặc những tĩnh vật quả tử với cá thu, tôm hùm hoặc trái nho, trái lê.
Ngoài ra, còn tranh in nhiều màu, mua từ Sài Gòn, vẽ cảnh săn sấu lửa ở Phi
Châu, săn cá nược, cá ông ở miền Bắc Cực.
Nhiều gia chủ thích liễn cẩn, biển thếp vàng
hoặc thích những kiểu đèn treo có chụp bằng sành, bằng pha lê, muốn hạ cây
đèn hoặc rút lên thì cứ nắm sợi dây xích mà kéo.
Nhà thuộc tầng lớp
nghèo hoặc tiểu chủ thì xài đồ nội hóa: bàn ghế, tranh thờ theo kiểu sản xuất
hàng loạt từ Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Tranh thờ tiêu biểu nhất là sơn thủy với
con sông, trên bờ là nhà ngói, sông chảy ra biển, ngoài khơi lại ba hòn đảo
với vài cảnh chim bay liễn đối ghi là: Sơn thủy hữu tình thiên lý ngoại...”3
Nhìn chung, nhà ở của
người Nam bộ xưa rất phong phú và đa dạng. Ngôi nhà vừa là nơi để ở vừa là
nơi để thờ cúng gia tiên, thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn; đồng thời
ngôi nhà còn thể hiện được tính đoàn kết trong cộng đồng, tính hiếu khách của
người Nam bộ qua việc cổng rào luôn rộng mở để đón khách và không có lũy tre
làng bao bọc như các vùng miền khác.
Ngôi nhà ngói xưa
trong ấp, gần nhà Hiền GC
Ảnh : bảy Hiền
|
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.