Điều tra quan chức nhận hối lộ 16 tỷ đồng của Nhật
?nh minh h?a<http://images.tienphong.vn/Uploaded/chien/2014_03_23/duong-sat_GPAE.jpg.ashx?w=300&h=200&crop=auto>
Theo Tiền Phong <http://www.tienphong.vn/xa-hoi/dieu-tra-quan-chuc-nhan-hoi-lo-16-ty-dong-cua-nhat-688868.tpo>
Ảnh minh họa
TP – Tối 22/3, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng
Thành viên Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) xác nhận với Tiền Phong đang xác
minh thông tin nhận hối lộ 16 tỷ đồng của doanh nghiệp chuyên về tư vấn của Nhật.
Ông Thành cho biết đã nắm sơ bộ thông tin lãnh đạo Cty Tư
vấn giao thông Nhật Bản (Japan Transportation Consultants – JTC) mới thừa nhận
hối lộ cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam số tiền 16 tỷ đồng.
Ông Thành cho biết, hiện chưa có thông tin chính thức hay
đề nghị điều tra nào từ phía Nhật nhưng Tổng Cty đang chỉ đạo làm rõ. “Chúng
tôi đang rà soát lại những dự án mà công ty này tham gia để khoanh vùng. Tuy
nhiên, chưa thể nói cụ thể điều gì. Nguyên tắc là làm rõ để xử lý nghiêm” – ông
Thành nói.
Ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Cty Tư vấn GTVT Nhật Bản
(JTC) có trụ sở ở Tokyo, vừa thừa nhận đã trả tiền lại quả cho một số công chức
Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA ở ba
nước này, nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun, đưa tin ngày 21/3.
Ông Kakinuma, 65 tuổi, thừa nhận sai phạm sau khi đội điều
tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Tokyo chất vấn hôm 18/3. Cục Thuế khu vực
Tokyo phát hiện, hãng tư vấn đường sắt JTC chi trả trái phép khoảng 40 lần với
tổng số tiền 130 triệu yen (gần 26,7 tỷ đồng) từ tháng 2/2008 đến 2/2014, để nhận
được hợp đồng cho 5 dự án ODA.
Cụ thể, JTC lại quả 80 triệu yen (khoảng 16,4 tỷ đồng)
cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam, 30 triệu
yen cho 3 dự án 2,9 tỷ yen ở Indonesia, và 20 triệu yen cho một dự án khoảng
700 triệu yen ở Uzbekistan.
JTC bị cho là đã trả tiền lại quả cho 5 quan chức, trong
đó có một người công tác ở đơn vị quản lý dự án của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam
và một người phụ trách Tổng cục Đường sắt thuộc Bộ GTVT Indonesia, Yomiuri
Shimbun đưa tin.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, JTC có mặt ở hầu hết
các dự án liên quan đến đường sắt như các dự án an toàn giao thông đường sắt Bắc
– Nam, xử lý cầu yếu, dự án đường sắt đô thị và cả dự án nghiên cứu xây dựng đường
sắt cao tốc Bắc – Nam. Chủ đầu tư các dự án này đều là Tổng Cty ĐSVN. Tuy
nhiên, ông Trần Ngọc Thành nói, chưa thể xác định việc đưa hối lộ liên quan đến
dự án nào.
Theo thông tin từ Bộ GTVT ngày 22/3, lãnh đạo bộ này đang
yêu cầu Tổng Cty ĐSVN báo cáo trong vài ngày tới. Đây là vụ tai tiếng thứ hai của
các công ty tư vấn Nhật Bản liên quan các dự án ODA trong lĩnh vực xây dựng
công trình giao thông.
Trước đó, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó GĐ Sở GTVT TPHCM,
nguyên Trưởng Ban quản lý dự án Đại lộ Đông-Tây bị kết án 20 năm tù vì nhận hối
lộ để công ty PCI Nhật Bản thắng thầu dự án xây dựng tại đại lộ Võ Văn Kiệt ở
TPHCM năm 2008.
Nấm mồ của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam: dự án
bauxite Tây Nguyên
Tô Văn Trường
Theo BVN <http://www.boxitvn.net/bai/24487>
Anh bạn Phạm Quang Khải nhắn tin cho tôi: “TS Nguyễn
Thành Sơn ở Vinacomin nhiều lần dặn Khải khi nào anh Trường ra Hà Nội bố trí để
gặp mặt, trò chuyện vì chỉ được biết nhau đã lâu qua mạng …”. Xin cám ơn
Internet đã cho tôi hàng nghìn bạn đọc, bạn hữu chia sẻ những vấn đề cùng quan
tâm.
Ngày hôm qua, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý
các dự án than đồng bằng sông Hồng (Vinacomin), gửi GS Nguyễn Huệ Chi và tôi
bài viết: “Suy nghĩ về cách tiếp cận của Bộ Công Thương trong các dự án
bauxite”. Là người trong ngành, am hiểu sâu sắc cả về lý luận và thực tế, ý kiến
tâm huyết của TS Nguyễn Thành Sơn rất thuyết phục.
Năm ngoái, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời TS Nguyễn
Thành Sơn đến để lắng nghe báo cáo về dự án bauxite Tây Nguyên. Trong nhóm
chuyên gia tư vấn cũng phải thảo luận về nội dung cần báo cáo, nhưng nghe xong
rồi… cũng chẳng thấy có tiến triển gì hơn!
Dự án bauxite cho cái “bánh vẽ” tù mù triển vọng 30 năm
sau… lúc đó những người “chủ trương lớn” và cố đấm thực hiện dự án này đã “đi
xa”, chỉ con cháu chúng ta phải đắng cay è cổ ra mà trả nợ cho sự mông muội, bảo
thủ của thế hệ cha ông!
Có người đặt câu hỏi, vì sao không bắt những người cổ súy
cho dự án này, nếu thấy lời thì hãy “cổ phần hóa” cùng đóng góp đầu tư thay cho
việc sử dụng tiền thuế của dân? Thực tế, những người trong cuộc, thay nhau ra
đi. Ngay Chủ tịch TKV đương nhiệm chỉ còn 3 tháng nữa là “hạ cánh” an toàn, còn
Tổng Giám đốc thì có thể được “luân chuyển cán bộ” sau khi dự lớp cán bộ nguồn
của Đại hội Đảng khóa 12!
Vấn đề đã rõ như ban ngày, đâu cần thêm thông tin để làm
quyết định. Vấn đề là ai quyết định? Không lẽ Quốc hội chỉ vì “Đảng cử dân bầu”
nên vẫn né tránh không bàn đến các “chủ trương lớn” và quan tâm đến nguyện vọng
của cử tri. Quốc hội phải vào cuộc, vì Hiến pháp xưa nay đã xác nhận là cơ quan
quyền lực cao nhất của nhà nước. 500 cái đầu, chắc chắn trí tuệ sẽ phong phú,
đa chiều hơn. Thực tế chứng minh Quốc hội khóa 12 đã dũng cảm bác bỏ dự án đường
sắt cao tốc Bắc Nam là bài học quý giá biết lắng nghe tiếng lòng của dân.
Xem lại các trang báo mạng, báo giấy thời sôi động can
ngăn dự án “Trời gầm” này thì sẽ thấy nhân dân ta thông minh và tâm huyết biết
chừng nào. Gần đây, Chính phủ biết lắng nghe các ý kiến phản biện, đối chiếu với
thực tế đã hủy bỏ dự án cảng bauxite Kê Gà. Bây giờ, dừng dự án Nhân Cơ tuy muộn,
dù sao còn hơn không vì chỉ cần thí điểm dự án Tân Rai là quá đủ! Bài học đổ vỡ
đắt giá về Vinashin, Vinalines, v.v. còn đó. Rất có thể dự án bauxite Tây
Nguyên trở thành nấm mồ của một anh cả đỏ khác, là Tập đoàn Than Khoáng sản Việt
Nam.
T. V. T.
Báo Nhật: JTC hối lộ quan chức đường sắt VN 80 triệu yen
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn <http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/112295/Bao-Nhat-JTC-hoi-lo-quan-chuc-duong-sat-VN-80-trieu-yen.html>
JTC là công ty chuyên ngành tư vấn xây dựng đường sắt, với
hơn 50 năm kinh nghiệm ở Nhật Bản. Ảnh website JTC
(TBKTSG Online) – Chủ tịch Công ty tư vấn giao thông Nhật
Bản (Japan Transportation Consultants – JTC) thừa nhận JTC đã hối lộ cho quan
chức ở ba nước Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan để giành được hợp đồng tư vấn
xây dựng đường sắt sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại các nước này, báo Nhật Yomiuri
Shimbun cho biết.
Theo các nguồn tin mà báo Yomiuri Shimbun trích đăng liên
tiếp trong hai ngày 20 và 21-3-2014, ông Tamio Kakinuma, 65 tuổi, Chủ tịch JTC,
thừa nhận JTC đã đưa hối lộ 130 triệu yen Nhật để được tư vấn cho 4 dự án đường
sắt có tổng trị giá 7,8 tỉ yen Nhật.
Ông Kakinuma cũng khai rõ với đội điều tra đặc biệt của
Văn phòng Công tố Tokyo đưa tiền lúc nào, bao nhiêu tiền dù ông nói ông không
biết rõ về tình trạng hối lộ này.
Tuy nhiên, ông Kakinuma đã ký bản nhận tội,
theo báo Yomiuri Shimbun.
Trong số tiền này, JTC đã hối lộ cho một quan chức cao cấp
về quản lý dự án ngành Đường sắt Việt Nam 80 triệu yen (hơn 16 tỉ đồng) để được
thực hiện tư vấn dự án trị giá 4,2 tỉ yen; hối lộ quan chức đường sắt Indonesia
30 triệu yen để thực hiện dự án 2,9 tỉ yen và hối lộ quan chức Uzbekistan 20
triệu yen cho một dự án trị giá 700 triệu yen. Tất cả các dự án này đều được thực
hiện bằng vốn vay hỗ trợ chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản, được tính bằng
đồng yen Nhật.
Sơ đồ miêu tả đường đi của đồng tiền hối lộ. Nguồn: báo
Yomiuri Shimbun
Việc đưa tiền hối lộ được tiến hành khoảng 40 lần, trong
thời gian từ năm 2008 đến 2012.
Hành động hối lộ này bị phát hiện lần đầu trong cuộc
thanh tra thuế của Cục Thuế khu vực Tokyo vào tháng 4 năm ngoái. Cục Thuế Tokyo
đã tìm thấy các khoản chi bất hợp pháp trị giá 100 triệu yen núp bóng các khoản
phí dịch vụ và đã phạt Công ty JTC 40 triệu yen vì tội “che giấu chi phí của
doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, ngoài khoản này, Cục Thuế còn phát hiện có 30 triệu
yen khác được “treo” trong sổ sách; mà 1/3 số đó, khoảng 10 triệu yen, đã được
dùng để đưa hối lộ ngay trong lúc cuộc thanh tra thuế đang diễn ra.
Báo Yomiuri Shimbun, cho biết Văn phòng Công tố Tokyo sẽ
tiến hành điều tra hình sự đối với vụ hối lộ này với tội danh vi phạm Luật
Phòng chống Cạnh tranh không công bằng của Nhật Bản, qua việc đưa hối lộ cho
quan chức chính phủ nước ngoài.
JTC là công ty tư vấn chuyên ngành về khảo sát, thiết kế
đường sắt, từ năm 2000 đến nay đã đảm nhiệm tư vấn cho khoảng 19 dự án đường sắt
ở nước ngoài với tổng vốn ODA khoảng 25 tỉ yen Nhật.
Được biết Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam của Việt
Nam, có tổng chiều dài là 1.555 km, kinh phí lên đến 55,8 tỉ đô-la Mỹ đã được
giao cho do Liên danh tư vấn Việt Nam-Nhật Bản (VJC) khảo sát, nghiên cứu và lập
báo cáo vào năm 2009.
Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) chính là một
trong các thành viên của liên danh này bao gồm Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng
Giao thông Vận tải (TRICC) cùng 3 đối tác của Nhật là JTC, Hiệp hội dịch vụ kỹ
thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) và Công ty trách nhiệm hữu hạn NIPPON KOEI
(NK).
Đây là vụ tai tiếng thứ hai của các công ty tư vấn Nhật Bản
liên quan tới các dự án ODA trong lĩnh vực giao thông ở Việt Nam, sau vụ Công
ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (Pacific Consultants International – PCI) đưa
hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên trưởng ban quản lý dự án Đại lộ Đông-Tây,
để thắng thầu dự án xây dựng đại lộ Võ Văn Kiệt ở TPHCM năm 2008.
Dù kêu oan,
ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị kết án chung thân, sau đó tại phiên tòa phúc thẩm, được giảm
xuống còn 20 năm tù giam về tội “nhận hối lộ”.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.