Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, March 26, 2014

Hà Nội đang đối phó vụ ngành đường sắt nhận hối lộ hàng chục tỷ từ Công ty JTC Nhật


Hà Nội đang đối phó vụ ngành đường sắt nhận hối lộ hàng chục tỷ từ Công ty JTC Nhật 
DienDanCTM

Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) Việt Nam đang phải đối mặt với cáo giác các quan chức ngành đường sắt đã nhận tiền lót tay từ Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (Japan Transportation Consultants - JTC) số tiền lên đến 80 triệu yen Nhật (hơn 16 tỷ đồng VN, tương đương khoảng 800 ngàn USD).

Theo nguồn tin của báo Yomiuri Shimbun, một nhật báo lớn ở Nhật, được đăng liên tiếp trong hai ngày 20 và 21-3-2014 vừa qua, ông Tamio Kakinuma, 65 tuổi, Chủ tịch JTC, đã thừa nhận JTC đã đưa hối lộ 130 triệu yen Nhật để được tư vấn cho 4 dự án đường sắt có tổng trị giá 7,8 tỉ yen Nhật. 

Tất cả các dự án này đều được thực hiện bằng vốn vay hỗ trợ chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản. Nguồn tin cho biết ông Kakinuma đã ký bản nhận tội, trong đó ông khai rõ với đội điều tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Tokyo về thời gian đưa tiền, cho ai lúc nào và bao nhiêu tiền. Trong số tiền này, JTC đã hối lộ cho một quan chức cao cấp về quản lý dự án ngành Đường sắt Việt Nam 80 triệu yen để được thực hiện tư vấn dự án trị giá 4,2 tỉ yen.

Đây là vụ tai tiếng thứ hai của các công ty tư vấn Nhật Bản với quan chức CSVN liên quan các dự án ODA trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông tại Việt Nam. 

Trước đây, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó Giám đốc sở GTVT-TPHCM, Trưởng Ban quản lý dự án Đại lộ Đông-Tây, bị kết án 20 năm tù vì nhận hối lộ để công ty PCI Nhật Bản thắng thầu dự án xây dựng tại đại lộ Võ Văn Kiệt ở TPHCM năm 2008.

Khác với vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, lần này, liền sau khi tin tức được tiết lộ từ báo chí Nhật, phía Việt Nam đã có phản ứng lo đối phó ngay. Ngày 22-3, Bộ GTVT đưa tin nói là lãnh đạo bộ này đang yêu cầu Tổng Cty Đường sắt Việt Nam báo cáo trong vài ngày tới. 

Cùng ngày, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cũng xác nhận với báo chí là đã nắm sơ bộ thông tin lãnh đạo Cty Tư vấn giao thông Nhật Bản JTC thừa nhận hối lộ cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam số tiền 16 tỷ đồng, và dù "chưa có thông tin chính thức hay đề nghị điều tra nào từ phía Nhật, nhưng Tổng Cty đang chỉ đạo làm rõ."

Ngay sau đó, hôm 23-3, lãnh đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã quyết định đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt trong vòng 15 ngày để xác minh vụ việc. Cùng lúc, hai Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, các ông Ngô Anh Tảo và Trần Quốc Đông, cũng bị đình chỉ công tác 10 ngày để xác minh thông tin. 

Ngoài ra Bộ trưởng Bộ Giao thông Đinh La Thăng đã chỉ định một Thứ trưởng của Bộ này làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và Đại sứ Nhật tại Việt Nam liên quan đến các dự án mà công ty tư vấn Nhật JTC tham gia.

Tin tức ghi nhận được vào ngày hôm qua, 24-03-2014, công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản -JTC ra thông báo cho biết đã cho mở cuộc điều tra nội bộ về những thông tin liên quan đến việc đưa hối lộ cho các quan chức Việt Nam. 

Phía Việt Nam, đã đình chỉ thêm một quan chức ngành đường sắt để điều tra. Cục Đường sắt Việt Nam nói là đã vừa mới tạm dừng chức vụ Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt trong 15 ngày đối với ông Trần Văn Lục để giải trình vụ nghi vấn nhận hối lộ 16 tỷ đồng. 

Ông Lục trước đây đã giữ chức vụ Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Theo dư luận, Bộ GTVT là nơi “sản sinh” ra nhiều tiêu cực chấn động nhất trong nhiều năm qua. Vụ việc vừa được phanh phui một lần nữa gây chấn động khi lĩnh vực giao thông vận tải nói chung – ngành đường sắt nói riêng - luôn được coi là ngành nghề nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực.

 Mới gần đây nhất là những tai tiếng trong vụ việc dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã đội giá lên mức 2,5 lần mà Bộ này vẫn còn chưa được giải quyết xong.

TS Nguyễn Xuân Thủy – chuyên gia đã nhiều năm làm việc tại Bộ GTVT và cũng là người góp ý nhiều nhất trong lĩnh vực đường sắt, mặc dù không lấy làm ngạc nhiên trước việc đối tác JTC Nhật Bản “lại quả” cho ngành đường sắt, nhưng ông cho rằng đây là vụ việc rất nghiêm trọng.

 Cũng không tỏ ra ngạc nhiên trước việc đối tác JTC Nhật Bản “lại quả” cho ngành đường sắt, Tuy nhiên TS Nguyễn Xuân Thủy – chuyên gia đã nhiều năm làm việc tại Bộ GTVT và cũng là người góp ý nhiều nhất trong lĩnh vực đường sắt cho rằng đây là vụ việc rất nghiêm trọng.

Trao đổi với báo điện tử Infonet, Ts. Thủy đưa ra nhận định “Tôi không ngạc nhiên. Vụ việc trên có thể coi như cháy nhà ra mặt chuột. Đường sắt lâu nay vẫn được coi như mạch máu giao thông. Và cũng chính đường sắt lại là một trong những ngành có nhiều tiêu cực nhất của Bộ GTVT. Nếu phía đối tác cáo buộc đưa hối lộ rồi thì ngành đường sắt không thể thoát được.”


Tuy nhiên, cũng theo TS Nguyễn Xuân Thủy, tham nhũng luôn có nhiều hình thức và thường “liên thông” với nhau. Một người “đại diện” đứng lên nhận “lọt tay”, nhưng không thể “ăn cả”, mà phải chia thành nhiều phần.  

Ông nói với Infonet “Trước khi nhận lại quả, họ đã bàn với nhau hết cả rồi. Đến khi vụ việc bại lộ, họ sẽ ngồi lại với nhau để bàn cách đối phó, làm sao để tội nhẹ nhất, ít người liên quan nhất. Cũng vì liên quan nên người ta không dám xử mạnh, vì thế nhiều trường hợp dẫn tới hòa cả làng”.

***
6 cán bộ ngân hàng Việt Nam vừa bị bắt tạm giam hồi sáng hôm qua để điều tra về việc hàng ngàn tỉ đồng đã không được đem cho vay nhẹ lãi để sản xuất. 

Sáu người mới bị bắt là những cán bộ từ cấp Giám đốc tới cán bộ phòng tín dụng chi nhánh Cà Mau của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Rfa

http://www.youtube.com/RFAVietnamese



Thân phận nông dân Việt Nam
Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-03-25 


Thu hoạch bắp cải trên một cánh đồng ở ngoại ô Hà Nội ngày 26 tháng 11 năm 2013 
AFP photo 

Người nông dân VN tự ngàn xưa đã phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Rồi kể từ ngày Bác Hồ ra sức mang lại “người cày có ruộng” để “ai cũng có cơm ăn, áo mặc”, thì thân phận người trồng lúa hiện giờ có khá hơn không?

Đời nào cũng khổ
Giữa lúc người nông dân VN, như công luận đã rõ, trên thực tế, hầu như “đời nào cũng khổ” dù được “tôn lên” là thuộc “liên minh công-nông tiên tiến” “đưa đất nước ta vững bước vào thiên niên kỷ thứ ba trong sự lãnh đạo tài tình của đảng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, thì tại ĐBSCL, “vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất nước” – nói theo lời Vụ trưởng Vụ Kinh tế Trần Hữu Hiệp của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, một nông dân than rằng:
Nói chung, thu nhập nông dân hiện rất thấp trong bối cảnh vật giá leo thang, mọi mặt hàng tiêu dùng đâu có hạ giá trong khi nông dân bán lúa bị hạ giá. Mà một phần cũng tại “ông Hiệp hội” cứ ép giá khiến nông dân phải bán lúa rẻ, nên chịu khổ. Nông dân giờ ở đâu cũng đều khổ hết !
Một nông dân ở An Giang cũng than về thân phận người trồng lúa:
Làm ruộng mấy năm trước, cái giá lúa có thì nông dân cũng đỡ. Chớ còn mấy năm nay, cái giá lúa nó không có đó. Hầu như là tòan bộ nông dân cũng khổ lắm. Rốt cuộc thì nông dân chịu thiệt thòi !

Theo Vụ trưởng Trần Hữu Hiệp vừa nói thì “Người nông dân không định được từ giá thành đến giá bán các sản phẩm nông nghiệp của mình. Thực tế là, thu nhập của những người tạo ra kỳ tích cho nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang bấp bênh theo giá cả thị trường.

 Một kết quả nghiên cứu về ‘Chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo’ cho thấy, với bình quân đất sản xuất hiện tại, một gia đình thuần nông không thể làm giàu. Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, nên 30% lợi nhuận của nông dân (nếu có) chia cho số nhân khẩu trong hộ còn thấp hơn mức thu nhập một đô la Mỹ/người/ngày !”.

Hồi tháng Giêng vừa rồi, nông dân Hồ Thị Kim Phượng thuộc xã Long Sơn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An có viết bài “Làm người nông dân sao khổ thế!”, tâm sự rằng “ có lẽ ở VN ta không nghề nào cực khổ, đen đủi hơn nghề nông. 

Từ lúc làm ra hạt giống để gieo sạ là đã khổ rồi…Hạt giống lên rồi thì phải vay mượn tiền ngân hàng mà trả tiền cày xới, mua phân bón, thuốc trừ sâu rầy…. với cái giá đại lý hét bao nhiêu chúng tôi phải trả bấy nhiêu, không có quyền cò kè trả giá thêm bớt đồng một đồng hai”.

Nói chung, thu nhập nông dân hiện rất thấp trong bối cảnh vật giá leo thang, mọi mặt hàng tiêu dùng đâu có hạ giá trong khi nông dân bán lúa bị hạ giá. 
Nông dân giờ ở đâu cũng đều khổ hết !

- Ông Trần Hữu Hiệp 

Ngòai tình trạng mà báo chí trong nước gọi là những “cú sốc giá”, hay nói như lời người nông dân Kim Phượng, “điệp khúc (muôn đời) trúng mùa mất giá”, thì người nông dân hết bị thiên tai lại gặp “nhân tai”, như nạn thủy điện xã lũ làm thiệt hại hoa màu, thậm chí chết người, rồi đèn đường cao tốc làm cây lúa không trổ bông…

Lên tiếng với báo Dân Trí,  TS Nguyễn Lân Dũng từ Hà Nội lưu ý rằng trong khi người nông dân VN, “họ khổ như vậy nhưng chúng ta có những chính sách làm họ khổ thêm” !

Sau khi “thấm thía” tình cảnh người nông dân qua tác phẩm “Chân trời vỡ đôi” báo động “thực trạng đau lòng về nông dân VN từ hơn nửa thế kỷ này là giai cấp luôn bị lợi dụng và lạm dụng”, “vẫn không thoát khỏi bi kịch khốn khổ, buồn đau bởi nghèo đói và đủ thứ đè nén, lừa gạt”, như một “điềm báo” cho thân phận dân oan Đòan Văn Vươn, nhà văn Nguyễn Hiếu không quên lưu ý rằng “ Gần hai mươi năm qua kể từ khi hội nhập và đổi mới, cơn bão các dự án công nghiệp tràn ngập vào nước ta huỷ hoại một cách tàn khốc những cánh đồng và môi trường Việt Nam…Những sản vật tôm cá đặc sản của các dòng sông, dòng kênh của cả nứơc ta đang chết dần chết mòn đi đến huỷ diệt vì chất thải công nghiệp, vì cách đánh bắt không nghĩ đến ngày mai …”.
Bị bóc lột thậm tệ

Nông dân cuốc đất chuẩn bị cho vụ mùa mới.
 AFP photo 

Qua bài “ Nông dân – người khổ nhất nước ta hiện nay ?”, nhà văn Nguyễn Hiếu mô tả:
Những cánh đồng mầu mỡ, thẳng cánh cò bay bị tàn sát không thương tiếc thì người đón nhận thiệt hại đầu tiên là nông dân. 

Một thủa người nông dân vui mừng được chia ruộng, rồi lại thu lại bị lùa vào hợp tác để rồi đẻ ra tình trạng “mỗi người làm việc bằng hai để cho chủ nhiệm mua đài mua xe”. Và ngày nay giá đất đền bù cho mỗi mét đất màu mỡ trong mảnh ruộng nuôi sống người nông dân hàng ngàn đời chỉ bằng một phần trăm giá khi người ta dựng lên những khu đô thị, khu công nghiệp. 

Người nông dân mất ruộng và mất luôn hi vọng trước những lời hứa về khu định cư, về việc làm…Cuối cùng chỉ là những lời hứa hão trước những khu tồi tàn, và con cái họ đã trở thành đội quân thất nghiệp trên chính quê hương, mảnh đất của mình. Bi kịch của người nông dân xuất hiện từ đây !

Cái “bi kịch nông dân” ấy được nhà văn Phạm Đình Trọng từ Saigòn bổ sung thêm:
Cái khổ lớn nhất của nông dân bây giờ là họ bị mất đất đai. Đó mới là điều nguy hiểm ! Tức là trong số người dân VN hiện nay, thì giới nông dân là khổ nhất và cuộc sống của họ bị đe dọa đến tận cùng rồi.

 Người nông dân phải thay trâu cày cũng đã là khổ rồi, nhưng cái nguy hiểm hơn là đất của họ có thể bị tước mất vào bất cứ lúc nào. Đó mới là điều đen tối, nguy hiểm và bi đát của người nông dân ngày nay.

Nhà báo Trúc Lê trong nước nhận thấy “ người nông dân cho dù cố bảo vệ ruộng đồng của họ thì cuối cùng vẫn bị phá vỡ. Họ không có khả năng chống cự lâu dài được. 

Đến lúc đó, có những điều tồi tệ sẽ đến. Và vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng là một trong những điều tồi tệ đó…, cho thấy một cách xử lý bất hợp lý ( và vô nhân) của chính quyền với người nông dân. 

Song điều hệ trọng hơn là chính quyền đã không hiểu và không có cảm xúc về lịch sử và công lao của người nông dân với đồng ruộng của họ”.

Người nông dân ngày nay bị bóc lột thậm tệ nhất chủ yếu là do các nhóm lợi ích cấu kết với các thế lực, quyền lực. Pháp luật hiện hành cùng chính quyền hòan tòan không đứng về phía người nông dân.

- Nhà văn Phạm Đình Trọng 

Nhà văn Phạm Đình Trọng xem chừng như không dằn được bực tức:
Bây giờ là cái thời của các nhóm lợi ích. Và các nhóm này cấu kết với giới quyền lực để cướp bóc người nông dân. Hiện giờ không có gì để bảo vệ người nông dân cả.

 Người nông dân ngày nay bị bóc lột thậm tệ nhất chủ yếu là do các nhóm lợi ích cấu kết với các thế lực, quyền lực. Pháp luật hiện hành cùng chính quyền hòan tòan không đứng về phía người nông dân.

Nói đến đây, có lẽ người ta không khỏi liên tưởng đến nguyện vọng tột cùng của Bác Hồ dành cho người dân Việt là “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, nên Bác đã nỗ lực mang lại cảnh “người cày có ruộng”. 

Cái cảnh đó hiện giờ ra sao công luận đã rõ; nhưng nếu có, thì đó lại là hình ảnh “khổ nhất nước’ của giới chân lấm tay bùn – mà nói theo nhà thơ Trần Ngọc Thụ:
Ông lão dắt trâu đi bừa
Là con ông lão ngày xưa đi cày.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-farmer-bondage-tq-03252014144128.html


Bản Ngã là vô địch 
Minh Văn 

Tạo hoá sinh ra mọi vật đều là duy nhất và không lặp lại. Mỗi con người chúng ta cũng là một cá thể duy nhất, có một không hai. Vì thế mà mỗi cá nhân có một sức mạnh và lợi thế riêng không ai có được. 

Nếu phát huy được cái tôi (bản ngã) của mình thì bạn sẽ trở nên vô địch. Vì rằng sẽ không có ai trên đời có thể có được những ưu điểm và sức mạnh như bạn. 

Đó là một chân lý hiển nhiên.

Nếu ai đó còn kém cỏi, là vì người đó chưa khám phá được cái tôi của chính mình.

 Người như vậy sẽ trở nên nô lệ bằng cả thể xác và tâm hồn. Một người mà chưa hiểu được bản ngã của mình thì làm sao có thể hiểu được người? 

Mình chưa thực sự là chính mình, thì sao có thể là người khác?

 Hiểu mình rồi mới hiểu người, từ đó mà đi đến chỗ suy ra vạn vật. Vạn vật hợp nhất và tách rời, rồi được nhất thống bởi tư duy của chúng ta. Nhìn thấy một mà nghĩ đến nhiều, từ cá thể mà liên hệ tới vũ trụ. 

Vũ trụ mênh mông, vô cùng vô tận, nhưng hãy luôn nhớ một điều: Mỗi chúng ta là một cá thể duy nhất và không bao giờ lặp lại.

Bắt chước người khác là sai lầm lớn nhất trong đời, vì bạn không bao giờ có được sức mạnh bản ngã của họ. 

Bạn đang sống cuộc sống của người khác, chấp nhận làm cái bóng để rồi từ bỏ cuộc sống đích thực của bản thân. 

Vậy là bạn đã đánh mất con người thực của mình, thay vì khám phá bản thân lại đi khám phá cái bên ngoài.

 Khi làm một cái bóng, bạn không bao giờ có được sức mạnh và ưu điểm của bản ngã thứ hai, nó là của người khác, nó không thuộc sở hữu của cá nhân bạn. 

Càng khám phá được nhiều về bản ngã, thì sức mạnh nơi con người càng được tăng trưởng. 

Để đánh giá thì thông thường người ta phân loại, ví như: Rất kém, kém, bình thường, khá, giỏi, xuất sắc...; vậy thì chúng ta hãy dùng từ “giỏi” để chỉ mức độ khám phá bản thân con người. 

Một người được cho là giỏi khi mà họ biết kết hợp kiến thức để vận dụng thuần thục vào năng lực cá nhân. 

Sự hoà hợp giữa con người và kiến thức là tiêu chuẩn để đánh giá, càng khăng khít thì càng đạt đến độ xuất sắc.

 Nếu là một võ sĩ giỏi chẳng hạn, thì anh ta sẽ là người như thế nào? Đó là quyền cước hoà hợp với thân thủ như hình với bóng. Một nhà Văn giỏi thì như thế nào? 

Chừng nào văn chương tạo được bản sắc riêng, mà khi đọc lên thì biết đó là văn của ai, chứ không nhầm lẫn với người nọ người kia, như vậy thì được cho là giỏi. 

Hay một người thợ gốm thủ công chẳng hạn, nếu những sản phẩm mà anh làm ra có chất lượng tốt, lại mang bản sắc thương hiệu riêng, thì đó là một người thợ giỏi.

 Vì thế mà người thợ gốm đó sẽ được người ta biết đến nhiều, công việc làm ăn ngày một khấm khá...;

Mấy ví dụ trên là để nói đến lợi ích và sức mạnh của bản ngã. Người phát huy được bản ngã thì trở thành trụ cột, kẻ không phát huy được thì a dua và làm theo. Cho nên ai không phát huy được bản ngã thì trở thành cái bóng của người khác, và không còn là chính mình. 

Chế độ Cộng Sản triệt tiêu cái tôi (bản ngã) của con người, cho nên phản tự nhiên. 

Nó bắt người ta như một cái máy, chỉ biết tuân thủ tư tưởng (chủ nghĩa Marx) và mệnh lệnh của người khác (đảng Cộng Sản). 

Đó là tội ác và sự lãng phí lớn nhất. Khi cái tôi bị triệt tiêu (hoặc bị hạn chế) thì sự sáng tạo cũng theo đó mà triệt tiêu (hoặc bị hạn chế). 

Cuộc sống và công việc vì thế mà không được thăng hoa. 

Giống như một cái máy chém treo lơ lửng trên đầu người ta, cứ vươn cổ lên cao thì sợ nó chém chết. 

Chế độ Dân Chủ bảo vệ và đề cao bản ngã, vì vậy mà phát huy được sức mạnh sáng tạo nơi con người. 

Nhờ đó mà xã hội phát triển lớn mạnh, tư tưởng thăng hoa, cuộc sống hạnh phúc phồn vinh.

 Sở dĩ như vậy là vì quyền con người được bảo vệ (gồm các quyền tự nhiên và pháp định), mọi sự thuận theo quy luật phát triển. 

Không có tội ác nào lớn hơn việc triệt tiêu bản ngã con người, bởi nó chống lại quy luật tự nhiên và làm đảo điên vũ trụ. 

Không có sức mạnh nào lớn hơn việc phát huy năng lực bản ngã, vì nó là đỉnh điểm của mỗi cá nhân. 

Hãy là chính mình, khi đó bạn sẽ là người vô địch.

Tác giả gửi đến DienDanCTM



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List