Thêm 10 quan chức Bộ giao thông vận tải 'giải trình' ăn hối lộ
26.03.2014
HÀ NỘI (NV) .- Bảy ông bà đương chức và 3 ông đã nghỉ
hưu là các xếp lớn tại Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN được yêu cầu “giải trình” về
tai tiếng nhận hối lộ của một công ty Nhật Bản.
|
Phối cảnh
tuyến đường sắt số 1, nơi đặt nhiều nghi vấn "ông anh" ăn 16 tỷ yen
tiền hối lộ của công ty Nhật.
(Hình: kienthuc.net)
|
Theo tin được nhiều báo
ở Việt Nam đăng tải, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT và 9 cá nhân đã phải “giải
trình” vụ việc công ty tư vấn kiều lộ JTC của Nhật Bản nhìn nhận “lại quả” hơn
16 tỷ đồng (hay hơn 782,000 USD) để trúng thầu dự án đường sắt trên cao ở Hà
Nội. Dự án này được sự tài trợ tín dụng ưu đãi của chính phủ Nhật nên luôn luôn
được trao cho các công ty Nhật Bản thầu từ tư vấn thiết kế đến xây dựng.
Những ông bà đương chức
gồm có ông Nguyễn Đức Thắng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam
(nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao
thông); ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư
Phát triển đường cao tốc Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và
Chất lượng công trình giao thông); bà Nguyễn Minh Tuyến, Phó Cục trưởng Cục
Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, ông Lê Quyết Tiến, Trưởng
phòng Pháp chế - Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao
thông, ông Phan Hữu Biên, Chuyên viên Phòng Pháp chế - Đấu thầu, Cục Quản lý
xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, ông Vũ Nam Nguyên, chuyên viên
chính Vụ Kế hoạch - Đầu tư, ông Triệu Khắc Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý đường
bộ cao tốc thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Trưởng phòng Thẩm định
1, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).
Những người đã nghỉ hưu
phải “giải trình” gồm ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận
tải, ông Nguyễn Hữu Bằng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam, ông Hà Khắc Hảo, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
Ngày Chủ Nhật 23/3/2014
vừa qua, Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN vội mở một cuộc họp khẩn rồi “tạm đình chỉ
công tác” 3 ông xếp ngành đường sắt gồm hai ông phó tổng giám đốc Tổng Công Ty
Đường Sắt Việt Nam là Ngô Anh Tào và Trần Quốc Đông, giám đốc ban quản lý dự án
đường sắt Trần Văn Lục. Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban quản lý các
dự án đường sắt (thuộc Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam) đẵ bị ngưng chức 15
ngày “để làm rõ thông tin quanh vụ việc này”.
Vụ việc chỉ trở nên ồn
ào bất ngờ khi nhật báo Yomiuri Shimbun tiết lộ hôm Thứ Sáu tuần qua rằng chủ
tịch công ty Japan Transportation Consultants, Inc., (JTC) thú nhận với viên
chức điều tra của chính phủ Nhật là họ đã hối lộ tổng cộng 80 triệu yen (hay
$782,640 USD) cho viên chức Việt Nam để trúng thầu dự án đường sắt trị giá 4.2
tỉ yen (hay khoảng $41,088,600 USD) do chính phủ Nhật cấp tín dụng ưu đãi ODA
cho Việt Nam.
Hôm Thứ Hai, báo chí cho
hay thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông được cử sang Nhật để “xác minh danh tính
cán bộ nhận tiền”. Dự án bị tố giác là Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến
số 1 (hay còn gọi là đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên), vốn
vay ODA của Nhật Bản mà Công ty JTC là nhà thầu.
Theo tin tức loan tải,
dự án này được nhà cầm quyền trung ương “phê duyệt” năm 2004 và được chia làm
các giai đoạn đầu tư xây dựng để phù hợp với nhu cầu khai thác sử dụng, thu xếp
nguồn vốn vay ODA. Theo đó, trong giai đoạn 1, dự án có quy mô xây dựng đường
sắt đôi trên cao điện khí hóa đoạn Giáp Bát - Gia Lâm dài 15.36 km và khu Tổ
hợp ga Ngọc Hồi dài 3.85 km.
Tổng mức đầu tư là 19,460 tỉ đồng (13,972 tỉ vay
của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), còn lại là đối ứng của Việt Nam;
chương trình dự tính từ năm 2008 đến năm 2017. Theo Bộ GTVT Hà Nội, đến nay đã
ký hiệp định vay JICA lần 1 với 4.683 tỉ yen cho công tác thiết kế kỹ thuật và
hỗ trợ đấu thầu.
Tổng Công ty Đường sắt Việt
Nam đã tổ chức đấu thầu, tuyển chọn tư vấn từ tháng 4-2008, báo cáo Bộ GTVT phê
duyệt kết quả đấu thầu cho liên danh tư vấn do JTC đứng đầu, liên danh với các
công ty Nhật Bản khác và các công ty tư vấn Việt Nam. Giá trúng thầu tính đến
tháng 10-2012 (sau khi điều chỉnh thời gian thực hiện thêm 11 tháng) là trên
3.6 tỉ yen và trên 236 tỉ đồng Việt Nam.
Giai đoạn 2a với phạm vi
tiểu dự án từ Giáp Bát đến Ngọc Hồi dài 5.649 km và kết nối với giai đoạn 1,
tổng mức đầu tư trên 24,825 tỉ đồng. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức
đấu thầu gói thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2a, đang thương thảo tài
chính với liên danh do JTC đứng đầu, dự trù sẽ ký kết hợp đồng trong tháng
7-2014.
Theo Bộ GTVT cho biết
đến nay, dự án đã tiếp nhận 2 khoản vay JICA với tổng giá trị 21.271 tỉ yen,
các giai đoạn của dự án đã bắt đầu triển khai từ năm 2008. Việc lựa chọn nhà
thầu tư vấn phải tuân thủ các quy định của nhà tài trợ và Luật Đấu thầu của
Việt Nam. Dịch vụ tư vấn đã hoàn thành công tác thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1
và đang lựa chọn và thương thảo hợp đồng tư vấn giai đoạn 2a, công tác đấu thầu
xây lắp chưa được khai triển.
Theo nhận xét của ông
Nguyễn Mại, nguyên thứ trưởng Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư CSVN, nói trên báo
Vietnamnet hôm Thứ Tư 26/3/2014 thì vụ hối lộ để thầu 16 tỉ yen “đã ăn thua
gì”. Theo ông “còn nhiều đồng chí chưa bị lộ” cuộc điều tra hối lộ dự án 16 tỉ
yen này “mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”.
Hồi năm 2008, chính phủ
Nhật Bản đã loan báo ngưng tháo khoán các ngân khoản tài trợ ODA cho Việt Nam
vì chế độ Hà Nội tránh né điều tra quan chức ăn hối lộ của nhà thầu Nhật Bản để
cho trúng thầu Dự án đại lộ Đông Tây ở Sài Gòn. Khi ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Trưởng
ban quản lý dự án này bị bắt giam và truy tố thì tín dụng mới được tái tục.
Vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ cũng
không phải do nhà cầm quyền CSVN điều tra khám phá mà cơ quan điều tra
của chính phủ Nhật đã truy tố 4 viên chức của nhà thầu tư vấn PCI được báo chí
Nhật đưa tin dẫn đến áp lực của chính phủ Nhật buộc Hà Nội phải hành động. Vụ án
này cũng chỉ được "chốt" giới hạn ở cá nhân ông Huỳnh Ngọc
Sỹ cùng một vài thuộc cấp dù có những chứng cớ nhiều ông lớn ở Hà Nội được
chia tiền hối lộ như lời khai của PCI.
Trong mợt bản phúc trình
hồi Tháng Bảy 2013, Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) nói
hơn 55% người Việt Nam tin rằng tình trạng tham nhũng hối lộ ở Việt Nam ngày
càng tồi tệ hơn. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng vừa mới lên làm thủ tướng hồi Tháng
Sáu 2006, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn truyền hình là nếu ông không
diệt được tham nhũng, ông sẽ từ chức.
Bây giờ, sau gần chục năm và ở giữa nhiệm
kỳ thứ hai, ông vẫn còn ngồi đó.
Liệu 14 ông bà đương
chức và đã nghỉ hưu ở Bộ GTVT có bị 'kỷ luật' gì không? Hiện người ta mới thấy
ông nguyên thứ trưởng Lê Mạnh Hùng chối bay chối biến. Khi xảy ra vụ điều tra
Dự Án đại lộ Đông Tây ở Sài Gòn, ông Huỳnh Ngọc Sỹ cũng chối không biết gì về
số tiền hơn 800,000 USD tiền mặt mà đại diện nhà thầu PCI khai đã đưa cho ông
làm nhiều lần. (TN)
Vụ hối lộ ở Tổng công ty
đường sắt: Mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích?
Việt Hà, phóng viên RFA
2014-03-26
2014-03-26
Ông Nguyễn Hữu Bằng, Chủ
tịch - Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và ông Hirotaka Nozima -
đại diện liên danh nhà thầu tư vấn JKT (có JTC tham gia) tại lễ ký hợp đồng năm
2009
Photo GTVT
Vụ đưa hối lộ tại Tổng
công ty đường sắt Việt Nam mới được phía Nhật công bố gần đây liên quan đến vốn
vay viện trợ phát triển ODA của Nhật cho Việt Nam một lần nữa cho thấy vấn đề
tham nhũng tại Việt nam vẫn còn trầm trọng. Đã có ý kiến cho rằng, những mâu
thuẫn giữa các phe nhóm lợi ích có liên quan đến những phát hiện tham nhũng mới
cũng như việc giải quyết tham nhũng ở Việt Nam.
Việt Hà phỏng vấn nhà
báo tự do Phạm Chí Dũng, người đã có nhiều bài viết phân tích liên quan đến
tình hình kinh tế, xã hội tại Việt Nam thời gian qua. Trước hết, nhà báo Phạm
Chí Dũng cho biết nhận xét của ông về vụ tham nhũng tại tổng công ty đường sắt
Việt Nam như sau:
Phạm
Chí Dũng: tôi cảm thấy không hề
xúc động vì tham nhũng ở Việt Nam đã tiến tới một mức độ trơ lỳ không thể tưởng
tượng được. Nếu như cách đây 20 năm thì có thể tôi đã khóc và có thể nhiều
người dân đã khóc vì gánh nặng ODA đổ lên đầu họ và bị cái đám tham nhũng vét
sạch túi của họ, nhưng giờ này thì hầu như không còn xúc cảm gì cả và coi đó là
điều đương nhiên, nó phải xảy ra vì nó phải xảy ra như vậy thì mới an mòn cái
chỗ đứng của chế độ trong tình trạng chế độ luôn tuyên bố là ODA của Việt Nam
là một trong những môi trường lành mạnh nhất.
Cách đây khoảng 4 tháng thì người
ta cũng đã tổng kết là khoảng 15 năm nhận viện trợ ODA và có đưa ra con số là
25 tỷ đô la từ ODA mà trong đó chủ yếu là từ Nhật Bản, và đánh giá của ngân
hàng Thế giới và một số báo chí nhắc lại thì tô hồng cho Việt Nam và nói là
Việt Nam là một môi trường có thể bảo đảm việc sử dụng viện trợ ODA.
Tôi không thể tưởng
tượng thế nào. Vụ này quá giống vụ đại lộ đông tây năm 2008. Hai vụ đại lộ Đông
Tây và đường sắt số 1 của Hà Nội rất giống nhau, đều nhận ODA từ Nhật Bản, và
đều do Nhật Bản cung cấp thông tin.
Trong lịch sử Việt Nam chưa từng có một sự
phát hiện nào từ phía chính quyền về những tham nhũng từ ODA. Chúng ta nhớ là
năm 2012 cũng xuất hiện một vụ tham nhũng từ ODA và đã phát hiện từ Thụy Điển
và rất tiếc sau đó chính quyền Thụy Điển phải đóng một số dự án viện trợ ODA
cho Việt Nam. Điều này đặt ra tình trạng thất thoát lãng phí ODA ở Việt
Nam như thế nào.
Tôi cảm thấy không hề
xúc động vì tham nhũng ở Việt Nam đã tiến tới một mức độ trơ lỳ không thể tưởng
tượng được. Nếu như cách đây 20 năm thì có thể tôi đã khóc và có thể nhiều
người dân đã khóc ... nhưng giờ này thì hầu như không còn xúc cảm gì cả và coi
đó là điều đương nhiên
Phạm Chí Dũng
Việt
Hà: đảng cộng sản Việt Nam đã tuyên bố nhiều lần về
chống tham nhũng rồi cũng có ban nội chính cũng có tuyên bố là sẽ làm mạnh tay,
triệt để với tham nhũng. Theo ông sau vụ này, nó có thể là một cảnh tình gì cho
Đảng Cộng Sản Việt Nam về tham nhũng hay không?
Tân Hoa Xã chính thức cho
biết cựu bộ trưởng đường sắt Liu Zhijun đã bị kết án tử hình với hai năm hoãn
thi hành án bởi một tòa án ở Bắc Kinh hôm 8 tháng 7 năm 2013 về tội tham nhũng
hàng trăm triệu đôla
Phạm
Chí Dũng: tôi cho đó là một cảnh
tỉnh với các nhóm lợi ích đúng hơn là với Đảng cộng sản Việt Nam. Thực chất
Đảng cộng sản chỉ còn trên doanh nghĩa còn hiện nay đa số là hoạt động của các
nhóm lợi ích. Nhưng vụ đường sắt số 1 này có một điểm rất thú vị, giống như một
món quà từ trên trời rơi xuống sau khi xảy ra cái chết của viên Thượng tướng,
Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ.
Tôi cho là về phía Đảng và Ban nội chính
trung ương của Đảng sẽ có khá nhiều việc để làm và họ cũng khá nhiệt tình để
làm việc này. Chúng ta thấy là nếu so sánh với vụ đại lộ đông tây của ông Huỳnh
Ngọc Sỹ hồi nằm 2008 thì báo chí lúc đó không được đưa tin rầm rộ như hiện nay.
Còn những ngày vừa qua
thì chỉ một ngày sau khi tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đăng tin về vấn đề
Nhật bản thì lập tức báo chí Việt Nam đăng tin ồn ào và không bị cấm cản.
Có
nghĩa là ban tuyên giáo Trung ương đã bật đèn xanh cho việc này. Ban tuyên giáo
trung ương là một cơ quan định hướng trong tuyên truyền và được coi là một siêu
tổng biên tập và ngăn cản rất nhiều trong nhiều vấn đề. Nhưng điều ngạc nhiên
là trong việc này ban tuyên giáo Trung ương đã không hề cấm cản.
Ở đây cũng cần
so sánh với vụ Lưu Chí Quân, Bộ trưởng Bộ đường sắt Trung Quốc. Vào tháng 7 năm
2013 thì Lưu Chí Quân bị đưa ra tòa và bị xử tử hình vì tham nhũng một số tiền
khủng khiếp lên đến 800 triệu nhân dân tệ, tương đương 122 triệu đô la theo tỷ
giá thời điểm đó. Vấn đề là khi xảy ra vụ đường sắt ở Việt Nam thì nó có cái gì
đó liên quan đến vụ đường sắt ở Trung Quốc.
Theo một số dư luận thì ở Trung Quốc
có cái gì thì Việt Nam cũng có cái đó.
Vào tháng 7/2014 thì Lưu
Chí Quân bị đưa ra tòa và bị xử tử hình vì tham nhũng một số tiền lên đến 800
triệu nhân dân tệ, tương đương 122 triệu đô la theo tỷ giá thời điểm đó. Vấn đề
là khi xảy ra vụ đường sắt ở VN thì nó có cái gì đó liên quan đến vụ đường sắt
ở TQ.Theo một số dư luận thì ở TQ có cái gì thì VN cũng có cái đó
Phạm Chí Dũng
Chúng ta cũng đặt lại
một số vấn đề là tại sao vụ đường sắt đô thị số 1 với vốn ODA của Nhật bản lại
nổ ra vào thời điểm khi ông Trường Tấn Sang đi Nhật bản và có một buổi yết kiến
với Nhật hoàng, đồng thời ông Nguyễn Tấn Dũng lại đang ở Hà Lan để dự thượng
đỉnh an ninh năng lượng của châu Âu và thế giới. Điều đó nói lên cái gì thì
chúng ta xem xét sau nhưng nó có những ẩn ý mà chúng ta cần phải phân tích mổ
xẻ cho kỹ.
Xét cho cùng, có thể vụ này được khoanh lại, trong ngoặc kép, như vụ
ông Huỳnh Ngọc Sỹ hồi năm 2008. Trước đó ông Huỳnh Ngọc sỹ bị chung thân nhưng
sau đó phúc thẩm được đưa xuống còn 20 năm mà thôi. Thì có thể vụ này cũng sẽ
được khoanh lại và có lẽ công cuộc chống tham nhũng cũng không đi tới đâu một
khi mà Đảng, nhà nước, chính quyền hoàn toàn bị động trong việc phát hiện tham
nhũng với lĩnh vực ODA như hiện nay.
Việt
Hà: Khi mà có sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích
thì người ta cũng sẽ nghĩ đến khả năng dơ cao mà đánh khẽ. Bây giờ Việt nam đã
thông báo đã có 4 quan chức bị đình chỉ, nhưng liệu vụ này có xảy ra như vậy hay
không vì anh cũng nói đến các nhóm lợi ích trong đó?
Phạm
Chí Dũng: khác với hồi năm 2008
khi xảy ra vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Lúc đó tình trạng bị động lúng túng mất một thời
gian khá lâu thì mới có quyết định đình chỉ ông Huỳnh Ngọc Sỹ để điều tra.
Nhưng vụ này thì ông Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ trưởng bộ Giao thông vận
tải, ngay lập tức đình chỉ 3 đến 4 cán bộ, thậm chí Bộ nhiệt tình đến mức cử
một thứ trưởng sang Nhật để tìm hiểu nghi án vụ nhận hối lộ này, trong khi phía
Nhật chưa hề cung cấp một tài liệu chứng cứ nào cả.
Tôi không tin tưởng vào
công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam vì họ đã hứa quá nhiều nhưng thực chất
việc làm lại phụ thuộc vào những nhóm lợi ích và các cuộc đi đêm quá nhiều nên
nhiều án dơ cao đánh khẽ và cuối cùng không còn lòng tin của người dân vào
ngành tư pháp
Phạm Chí Dũng
Điều đó cho thấy là có
thể đây không phải là vụ tham nhũng, hối lộ bình thương liên quan đến vốn ODA
mà qua vụ việc này liên quan đến một số nhóm lợi ích.
Tôi đặt vấn đề là ai, nhóm
nào đã cung cấp tài liệu cho Shimbun để đăng ngay vào thời điểm này. Và nếu có
chuyện đó thì liệu có ý đồ chính trị gì hoặc là nội bộ sau này hay không vì
hiện nay tình hình rất phức tạp và đó là sự phức tạp hỗn mang, xen cài các nhóm
lợi ích, các nhóm thân hữu, các nhóm chính khách cao cấp với nhau. Và sau
cái chết của Thượng tướng PHạm Quý Ngọ thì không ai dám chắc tương lai ổn thỏa
nào cho mình đối với tập thể đứng sau mình.
Việt
Hà: sau vụ này anh có nghĩ là chúng ta sẽ phát hiện
những vụ khác nữa hoặc ví dụ như vụ tiền polymer sẽ được đem ra ánh sáng hay
không vì đến giờ vụ đó gần như là im lặng?
Phạm
Chí Dũng: tôi cho là những vụ
như đường sắt đô thị hay tiền polymer hoặc có thể có những vụ việc khác sau này
phát hiện ra liên quan đến ODA, thậm chí tham nhũng trầm trọng lên đến vài
triệu đô la chứ không phải chỉ có 800 ngàn hay một triệu đô la như hiện nay,
cũng chỉ dừng ở mức độ thỏa hiệp mà thôi vì tương quan lực lượng chính trị
quyết định có đưa ra ánh sáng hoặc là đưa ra ánh sáng chừng nào với các vụ việc
tham nhũng.
Tôi không tin tưởng vào
công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam vì họ đã hứa quá nhiều nhưng thực chất
việc làm lại phụ thuộc vào những nhóm lợi ích và các cuộc đi đêm quá nhiều nên
nhiều án dơ cao đánh khẽ và cuối cùng không còn lòng tin của người dân vào
ngành tư pháp có thể công tâm công bằng trong việc chống tham nhũng,
Việt
Hà: Xin cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi buổi phỏng
vấn
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.