Mong rằ`ng bão số 12 nó xoáng
manh vào trung tâm Hà Nôi để nó đào tân gốc trốc tân móng cái lăng
cho tiêu tan
On Tuesday, October 15, 2013 9:03 AM, Dien bien hoa binh <>
wrote:
Tin khẩn : Bão số 11 tàn phá
Đà Nẵng, Quảng Nam sáng sớm ngày 15/10
15/10/2013
RadioCTM
Tin khẩn : Bão số 11 tàn
phá Đà Nẵng, Quảng Nam sáng sớm ngày 15/10 [ 11:21 ] Hide Player
| Play in Popup | Download
Bão số 11 tàn phá Đà Nẵng, Quảng Nam sáng sớm ngày 15/10
Theo tin tức nhận được thì vào sáng sớm nay 15/10 bão số 11 (Nari)
đã ập vào Đà Nẵng, đến 16 giờ chiều toàn tỉnh Quảng Nam vẫn còn bị mất điện.
Thống kê ban đầu, mưa bão đã làm 3 người chết gồm 2 người ở huyện Điện
Bàn: ông Trương Chạy, 84 tuổi (xã Điện Phương), chết do sập nhà xưởng; anh Phạm
Văn Huy, sinh năm 31 tuổi (xã Điện Phong), chết do trượt chân khi chồng chắn
nhà cửa; và một người chưa rõ danh tính ở huyện Nông Sơn.
Lực lượng chức năng toàn tỉnh đã tổ chức sơ tán 9200 hộ với 27000
hộ dân.
Ở các huyện nơi tâm bão đi qua, có hơn 5 ngàn nhà bị tốc
mái, gần 200 nhà bị ngã đổ, ở huyện Điện Bàn trên 1.000 m2 nhà cửa, công sở, và
11 phòng học bị tốc mái, gần 30 ngàn cây ăn quả và hơn 2.800 ha cây lâm nghiệp
bị ngã đổ. 170ha hoa màu bị hư hại. Nhiều tuyến đường huyết mạch bị sạt lở, ách
tắc. Đoạn Quốc lộ 1A từ thành phố Tam Kỳ đến huyện Thăng Bình ngập nhiều đoạn.
Hơn 40 chiếc tàu bị đắm chìm.
Tại Đà Nẵng cây xanh ngã đổ trên khắp đường phố, giao thông tắc nghẽn,
các cành cây ngã đứt đường dây điện nên Điện lực Đà Nẵng đã cắt toàn bộ điện
lưới. Công ty Điện lực Đà Nẵng đóng điện trạm 110kV Liên Trì, Công ty Lưới điện
cao thế khẩn trương xử lý đóng điện nhanh khu vực các trạm phía nam thành phố.
Hiện nay, bão vừa ngớt, cán bộ, công nhân ngành điện đang đi kiểm
tra và khôi phục, đóng điện ngay tại khu vực Hội An, chuẩn bị đóng tiếp trạm
110kV Đại Lập, để cấp điện lại cho vùng Bắc Quảng Nam là vùng tâm bão đi qua
nặng nhất.
Tính đến 9 giờ sáng nay 15/10, huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi có
71 ngôi nhà bị tốc mái, 5 phòng học, 1 trạm y tế, 1 trụ sở xã và 2 khu chợ bị
tốc mái, hàng trăm cây cối nhiều năm tuổi bị gió bão đánh bật gốc, ngã đổ ngổn
ngang, hơn 154 ha hành vụ thu đông bị mưa bão vùi dập hư hỏng, có nguy cơ bị
mất trắng, 30 tàu cá bị hư hỏng, đường dây hệ thống điện lưới trên đảo bị hư
hỏng chưa thể khắc phục.
Theo báo cáo ban đầu thì “Cơn bão số 11 đã làm 2 người chết và 11 người
bị thương. Cơn bão số 11 là cơn bão rất mạnh, giật cấp 13-14. Dù đã cố hạn chế
thiệt hại, tuy nhiên số nhà bị hư hại rất nhiều, hệ thống dây điện bị đứt
ở nhiều tuyến đường trong thành phố Đà Nẵng”.
Tại thành phố Huế, nước lũ trên sông Hương liên tục đổ
về với lưu lượng lớn. Đập Đá đã tràn cao gần 1m. các hồ thủy điện Bình Điền,
Hương Điền đang xả lũ khẩn cấp để đảm bảo an toàn hồ đập, kéo theo vùng hạ du nước
lũ đang lên rất nhanh. Huế đang đối diện với một trận ngập lụt chưa từng
thấy.
Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Trưởng ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão, đề nghị chính quyền cơ sở
tập trung nhanh chóng ổn định giao thông, đặc biệt tuyến quốc lộ 1A, phối hợp
với các công ty điện lực khôi phục hệ thống điện, sớm khôi phục các trường học
bị tốc mái. Cung cấp lương thực và nước uống, giữ vệ sinh môi trường để tránh
lây lan dịch bệnh.
Ước tính ban đầu cơn bão số 11 gây thiệt hại lên đến hơn 17 tỉ
đồng, nặng nhất là địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Sở Kế hoạch Đầu tư Gia Lai vừa cảnh cáo một cán bộ vì dùng ma túy.
Còn Sở Công Thương Gia Lai đang làm thủ tục cho một cán bộ khác thôi việc cũng
với lý do tương tự. Đó không phải là những trường hợp riêng biệt. Tờ Người Đưa
Tin vừa cho biết, nếu công bố số lượng cán bộ công chức CSVN nghiện ma túy thì
công chúng Việt Nam “sẽ rất sốc”. Tờ báo này cho biết thêm rằng, công chúng sẽ
sốc hơn nếu họ biết rằng, phần lớn những công chức này là con cái của các viên
chức trong guồng máy cầm quyền.
Cách nay 10 năm, Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội của Bộ Lao động – Thương
binh -Xã hội CSVN đã từng thực hiện một cuộc khảo sát về việc sử dụng ma túy
trong cán bộ, công chức ở 39 tỉnh, thành và tìm thấy ít nhất 2,000 con nghiện.
Đa số con nghiện đang làm việc trong hệ thống công quyền là nam giới. Tình
trạng nghiện ngập đã ở mức phải tiêm chích chứ không còn hút hít.
Sau khi dẫn lại cuộc khảo sát vừa kể, tờ Người Đưa Tin cho biết
thêm rằng, một cán bộ tham gia thực hiện cuộc khảo sát vừa kể, tiết lộ: Số lượng
con nghiện trên thực tế có thể nhiều hơn.
Sau cuộc khảo sát năm 2003, Việt Nam không thực hiện thêm bất kỳ
cuộc khảo sát nào như vậy nữa. Tờ Người Đưa Tin nhận định, nguyên nhân chính là
vì không thể xử lý tận gốc vấn nạn này cho nên chế độ Hà Nội quyết định ém
nhẹm.
Tờ Người Đưa Tin tiết lộ, nhiều sĩ quan công an của các tỉnh,
thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Nam,… xác
nhận với phóng viên của họ rằng, khi làm công việc xác minh lý lịch tư pháp của
các công chức, họ phát giác nhiều công chức nghiện ma túy nhưng lãnh đạo các cơ
quan nơi có những công chức – con nghiện đang làm việc – đều nói cùng một
giọng: Công chức đó là con ông này, cháu bà kia,… tuy nghi ngờ nhưng không đủ
chứng cứ, thành ra không dám báo công an, cũng không dám giải quyết.
Cũng theo tờ Người Đưa Tin, trong số những công chức đang nghiện
ma túy, có cả những công chức là “cán bộ nguồn” (cán bộ đã được lựa chọn để bổ
nhiệm vào những chức vụ cao cấp). Tờ báo này không nêu tên nhưng cả quyết, ở
Hải Phòng, đã có trường hợp “cán bộ nguồn” bị nghiện, xin nghỉ việc không hưởng
lương một thời gian để… đi cai nghiện.
Tờ Người Đưa Tin kêu gọi, lối hành xử hèn nhát, vô trách nhiệm của
cán bộ lãnh đạo nhiều cơ quan công quyền trước thực trạng công chức “con ông,
cháu cha” nghiện ma túy đã khiến thực trạng này trở thành nghiêm trọng. Cũng vì
vậy, cần truy cứu trách nhiệm của những cán bộ lãnh đạo này do đã dung dưỡng,
bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật.
Trong khi Tập đoàn Than – Khoáng sản quốc doanh CSVN (TKV) liên
tục than lỗ thì tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn công bố một phân tích, chứng minh,
mỗi năm, TKV vứt đi 11,000 tỷ đồng.
TKV bảo rằng họ lỗ vì phải bán than cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam
với giá rẻ hơn giá thành. Dựa trên những số liệu do chính TKV công bố: TKV hiện
có 140,000 nhân viên, trong đó có “khoảng 40,000-50,000 nhân viên dôi dư chưa
biết giải quyết thế nào nếu tái cơ cấu”.
Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho rằng, nếu mức lương trung bình cho
mỗi người trong 9 tháng đầu năm là 7.2 triệu đồng/tháng như TKV loan báo thì từ
đầu năm đến nay, TKV đã vứt đi khoảng 3,456 – 4,320 tỷ đồng vì ráng nuôi “nhân
viên dôi dư”.
Cũng theo các số liệu do TKV cung cấp, trong 5 tháng đầu năm nay,
TKV xuất sang Trung Quốc 4.8 triệu tấn than. Trong khoảng thời gian này, Hải
quan Trung Quốc ghi nhận số lượng than mà Trung Quốc nhập từ Việt Nam lên
đến 6.9 triệu tấn. Nói cách khác, có tới 2.1 triệu tấn than bị thất thoát rồi
xuất cảng lậu sang Trung quốc. Giá trị số than bị thất thoát lên tới 2,800 tỷ
đồng. Nếu mức độ thất thoát cứ tiếp tục như thế thì trong cả năm nay, TKV làm
mất 5 triệu tấn than, tương đương 6,800 tỷ đồng. Tính ra, mỗi năm, TKV vứt đi
11,000 tỉ đồng và 11,000 tỉ đó được cộng vào giá bán than. Ngành điện đem giá
này đổ lên đầu người dùng điện. Vật giá vì thế liên tục gia tăng.
TKV chỉ là một trong hàng trăm tập đoàn, tổng công ty nhà nước
đang làm suy kiệt kinh tế Việt Nam. Theo một số thống kê, 13 tập đoàn và 96 tổng
công ty của Nhà nước CSVN đang nắm giữ khoảng 75% tài sản cố định của quốc gia,
60% tổng tín dụng ngân hàng và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng
40% tổng sản phẩm trong nước.
Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục suy thoái nghiêm trọng. Việc hàng
trăm ngàn doanh nghiệp phá sản khiến hàng chục triệu người thất nghiệp, vật giá
gia tăng, người nghèo càng ngày càng đông, càng lúc càng cơ cực, xã hội càng
ngày càng hỗn loạn,… từng được nhiều chuyên gia kinh tế và nhiều viên chức
trong hệ thống Đảng, hệ thống chính quyền, báo động.
Đó là hệ quả của chủ trương sai, quản lý tồi, điều hành kém và gần
như toàn bộ nguồn lực quốc gia được dồn hết cho các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước, trong khi hệ thống này chỉ gây thất thoát,…
Bất chấp điều đó, mới đây, qua Hội nghị lần thứ 8 (30/9/2013 – 9/10/2013),
Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN vẫn yêu cầu rằng, trong dự thảo Hiến pháp,
phải xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời phải đưa dự thảo
này cho Quốc hội Việt Nam thông qua, tại kỳ họp sẽ khai diễn vào trung tuần tháng
này.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.