Sự giả dối lên
ngôi
Dân oan bị chôn sống vì chống cường quyền cướp đất
Đại Nghĩa (Danlambao) - Dân tộc Việt Nam có bao nhiêu năm tiến
lên XHCN dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN là bao nhiêu năm tiêm nhiễm thói hư
“giả dối” từ nói dối, nói dóc, nói láo, nói lấy được cho đến làm thì làm giả,
làm dối, làm gian...
Tất cả sự giả dối đang tràn lan khắp Việt Nam là
do chính ông Hồ Chí Minh mang vi trùng bệnh hoạn ấy từ chủ nghĩa cộng sản quốc
tế về truyền bá vào đất nước ta nên kể từ đó theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn thì “Sự
lừa dối tiếp diễn”:
“Với những gì mà người cộng sản đem lại cho
người dân so với những hô hào, kêu gọi, cam kết của họ thì chỉ có một từ duy
nhất diễn tả được, đó là: sự lừa dối!...
“Lịch sử lại một lần nữa cho thấy thói cường
quyền, độc tài luôn kèm theo căn bệnh ngụy biện, lừa mỵ, đạo dức giả…
“Song, căn bệnh ngụy biện, lừa mỵ, đạo đức giả
vẫn luôn tồn tại và ngày càng tinh vi hơn... Sự lừa dối vẫn tiếp diễn. Sự dối
lừa đã tiếp diễn suốt 61 năm qua. 61 năm dối lừa của chính quyền CSVN tính đến
ngày 2-9-2006”. (Tự Do Dân Chủ Việt Nam Online ngày 25-9-2006)
Người cộng sản đã tuyên bố “muốn tiến
đến XHCN phải có con người CNXH”, ấy thế mà họ đã “trồng người” dưới mái
trường XHCN ngày càng hư hỏng, sa dọa, xuống cấp theo đà suy thoái của xã hội
và nền giáo dục của cái gọi là CNXH hiện nay.
Hồi năm 2007, đức Hồng y Phạm Minh Mẫn trong một
bức thư gửi cho Linh mục Nguyễn Thái Hợp, Ngài viết rằng:
“Sau 30 năm, tôi thấy báo chí thông tin kết quả
của một cuộc điều tra xã hội: 30-40% học sinh Tiểu học nhiễm thói gian lận, lừa
dối’, 40-50% học sinh Trung học nhiễm thói đó, lên Đại học thì tỷ lệ 50-60%”. (Đối Thoại Online ngày 24-7-2007).
Theo đà “nống” thành tích để đạt chỉ tiêu của
người cộng sản thì “năm sau cao hơn năm trước”, do vậy đến năm 2013 thì ông
Nguyễn Quang Thân trong bài “Khi nói dối là... chuyện nhỏ”cho biết:
“Theo cuộc khảo sát của Trung tâm Xã hội học
Việt Nam cho thấy, tỷ lệ nói dối cha mẹ của học sinh cấp một là 22%, cấp hai là
50%, cấp ba là 64% và ở sinh viên đại học lên tới 80%!... Tỷ lệ tăng phi mã,
càng học lên cao càng thạo nói dối”. (RFA Online ngày
30-9-2013)
Nền giáo dục thời XHCN chỉ dạy trẻ con nói dối
và nói dối. Những nhà báo cộng sản cũng phải đau lòng với bài “Lời nói
dối ‘thiêng liêng’ của trẻ Việt?”của Thành Lê trên Vietnamnet Online ngày
10-3-2012 và bài “Trò diễn của sự giả dối” để lập thành tích
của các cô, thầy kỹ sư tâm hồn được mô tả như sau:
“Vì mang tính hình thức, việc chuẩn bị công phu
mất cả tuần trước, nhất là khi có khách dự giờ từ ‘trên’ xuống.
“Có những chuyện thật như đùa rằng để cho buổi
‘diễn’ được thành công, học trò thao diễn cùng cô cả tuần trước. Cô chọn học
sinh giơ tay phát biểu bằng quy ước và tín hiệu bí mật. Khi cô phát vấn, cả lớp
giơ tay nhưng cô sẽ chọn học sinh giơ cả bàn tay, học sinh yếu hơn giơ ba
ngón...” (Vietnamnet Online
ngày 15-3-2012)
Tướng Trần Độ, vị tướng khai quốc công thần của
chế độ cũng phải ngậm ngùi than vì ông trót đã tham gia gầy dựng và hình thành
một chế độ đi ngược lại cái hoài bão của tuổi trẻ khi ông xếp bút nghiên lên
đường tham gia kháng chiến. Trong Nhật ký Rồng Rắn viết để lại
cho đời ông đã gay gắt phê phán cái chế độ mà ông đã từng góp công gầy dựng nên
như sau:
“Chế độ này bắt con người phải đóng trò, bắt tất
cả trẻ con phải đóng trò, bắt nhiều người già phải đóng trò. Đặc điểm này đã
góp phần quyết định việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa, làm ăn giả
dối, giáo dục dối lừa, bằng cấp giả dối, đến gia đình cũng lừa dối, lễ hội lừa
dối, hứa hẹn lừa dối. Ôi, cay đắng thay!” (NKRR trang 43)
Đại tá Nguyễn Khải, một nhà văn có tài khi còn
sống đã có nhiều trăn trở với thân phận của một con người trong cái xã hội dối
lừa, một sự dối lừa phổ biến. Trong hồi ký “Đi tìm cái tôi đã mất” ông đã viết:
“Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che
đậy... Nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói dối không biết xấu hổ, không biết
run sợ. Người nói dối, nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy
nhưng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở
thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói”. (Đàn Chim Việt Online ngày 9-12-2008)
Chủ trương của đảng cộng sản là lấy gian dối làm
phương châm, làm cứu cánh cho nên mọi người dân trong XHCN đều phải là một cái
loa tuyên truyền dối trá theo đường lối của đảng cho thấy họ chỉ là một bọn tà
quyền, bá đạo.
Trần Huy Liệu, người đứng ra nhận ấn kiếm của
Cựu Hoàng Bảo Đại đã tô vẽ ra một tên liệt sĩ ma Lê Văn Tám để cho nhân dân bái
lạy cũng như ông Hồ Chí Minh đẻ ra cái tên Trần Dân Tiên ma để viết sách tự ca
ngợi mình.
Nhà báo Đại tá Bùi Tín, người đã từng tiếp xúc
với lãnh tụ CSVN Hồ Chí Minh khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Trà Mi ông
nói lên cái cảm nghĩ của mình về ông Hồ như sau:
“Ông Hồ trong hoạt động cách mạng đã có sai lầm
lớn tức là giả dối nhiều lắm. Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyển sách
nói về tiểu sử của mình ký tên là Trần Dân Tiên. Trong đó có viết rằng bác Hồ
rất khiêm tốn, không muốn nói gì đến cá nhân của mình... trong đó còn ghi là
HCM không có vợ con, suốt đời chỉ nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra ông có
nhiều vợ”. (RFA Online ngày 19-5-2007)
Và căn bệnh giả dối phát triển trong toàn xã hội
Việt Nam với một mức độ nguy hiểm chưa từng có khiến sự mất gốc nền văn hóa
Việt không còn xa. Đại tá Nguyên Ngọc đã tỏ vẻ bi quan:
“Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất,
toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối tràn
lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa. Câu hỏi thường
trực bây giờ: Tốt để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực
đạo đức đó không? Hay thậm chí bị cả cơ chế quật đánh lại như vẫn thấy không hề
ít?” (RFA Online ngày
12-1-2012)
Khi sự giả dối đã lên ngôi thì mọi con người
trong guồng máy ấy cũng phải vận hành theo mà không có sự cưỡng cãi lại được
bao giờ. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà địa chất học nổi tiếng và cũng là
nhà đấu tranh cho dân chủ tự do khi trả lời phỏng vấn ông tâm sự:
“Rất đau lòng vì con người không dám sống thật
với nhau, xã hội sống tha hóa, nói dối vì không dám nói thật, sống thật. Càng
đau lòng hơn nữa là không ai sống có nhân cách cả, không ai được sống đàng
hoàng đúng pháp luật”. (Việt
Tide số 113 ngày 12-9-2003)
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo kể về sự hèn yếu của những
nhà lãnh đạo cộng sản “miệng lắp khóa kéo” khi còn đương chức cũng như nhà văn
Đại tá Nguyễn Khải đã không dám nói thật khi còn sống:
“Ông Võ Văn Kiệt đã lên tới Thủ tướng Chính phủ,
khi ông ấy làm Thủ tướng ông ấy không dám nói thật nhưng khi về hưu ông ấy mới
dám nói thật...
“Ông Phó Thủ tướng Trần Phương... trong đời mà
cứ phải nói dối người thân, nói dối gia đình, nói dối mọi người đến mấy lần khi
về già thấy ngượng, thấy xấu hổ lắm...
“Nói về thân phận của người cầm bút trong một
chế độ toàn trị. Trong một chế độ toàn trị mà không ai dám nghĩ đến sự thật,
chân lý. Vì nghĩ đến sự thật, nói đến chân lý thì sẽ bị bắt, bị giết...
“Ông viết ra rồi ông bảo gia đình sau khi ổng
chết thì mới công bố...
“Đau đớn như vậy, chết rồi mới dám nói ra sự
thật, chết rồi mới dám sám hối. Đấy là một bi kịch đau đớn của người cầm bút”. (RFA Online ngày 7-1-2012)
Cái tác hại của sự giả dối vô cùng nghiêm trọng
đối với một dân tộc hiền hòa biết trọng chữ tín đang cần sự trung thật và lòng
tin để vươn lên, ấy thế mà sự giả dối đã làm cho dân tộc không có được sự tin
tưởng của mọi người. Ông Hồ Bất Khuất đã âu lo và thắc mắc liệu Việt Nam XHCN
dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản rồi đây “Có bớt sự dối trá được
không?”:
“Cái đáng lo nhất hiện nay là sự giả dối ở tầm
vĩ mô. Nói một cách rõ ràng, thẳng thắn thì những phát biểu chung chung, những
lời hứa hão, những mục tiêu to tát không đi kèm những biện pháp khả thi là sự
giả dối. Hơn nữa, sự giả dối loại này gây tác hại to lớn và lâu dài. Mãi đấu
tranh với những loại giả dối này là vô cùng khó”. (Bauxite Việt Nam Online ngày 4-3-2012)
Trong bài “Bệnh giả dối đang trở thành
quốc nhục” của nhà báo Bùi Hoàng Tám có nhắc lại câu nói của giáo sư
Hoàng Tụy, nhà toán học số một của Việt Nam cho là:
“Sự giả dối hiện nay có nguy cơ trở thành nỗi
nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối.
Ngành giáo dục càng không phải là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà
khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta
cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở
các tầng nấc”. (Đối Thoại Online ngày 23-6-2009)
Cái văn hóa nói dối thời XHCN được ngài Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang khoác lác đem quảng bá ở xứ người, theo ông Hạ Đình Nguyên
cho là “Sự nói dối cưỡng bức?”
“Nhưng ông đã “nói dối 100% ”khi công bố tại Đan
Mạch rằng: Chúng tôi có 86 triệu dân, trong đó trên 30 triệu người sử dụng
internet hằng ngày, tỷ lệ đó biến đổi hàng giờ, không có bất cứ sự ngăn cấm nào
cả... Ngoài ra, Việt Nam có khoảng trên bốn triệu blogger, rất tự do…
“Thế nhưng không thể nói thật. Là “nói dối cưỡng
bức” hay đã trở thành ngụy tín? Hầu hết trong bộ máy nhà nước, từ cao đến thấp
đều như thế!” (RFA Online ngày 30-9-2013)
Ngài chủ tịch thì như thế, còn bà Phó Đoan thì
sao? Bà này còn ngái ngủ lặp lại một câu nói của ông tổ cộng sản gần cả trăm
năm nay rồi mà bà ta vẫn nói lấy được như con két trong cái thời buổi
internet.com này. Ông Hạ Đình Nguyên kể:
“Cách đây không lâu, bà bà Phó chủ tịch nước
nói: ‘Dân chủ của Việt Nam là cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản’…
“Lenin quả quyết: ‘Chế độ dân chủ vô sản so với
bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”. (Bauxite Việt Nam Online ngày 27-9-2013)
Nhà báo Huỳnh Ngọc Tuấn, là người đầu tàu của
một gia đình đấu tranh vì dân chủ một cách can đảm đã nói lên cảm nghĩ của mình
về cái “Hệ thống dối trá” của cộng sản ngày nay như sau:
“Người Việt chúng ta ngày hôm nay và trong chế
độ này là một cộng đồng thiếu trung thực vì chúng ta đã sống trong một môi
trường xã hội dối trá quá lâu. Chung quanh chúng ta là guồng máy dối trá khổng
lồ từ trường học, báo chí, đài phát thanh truyền hình đến cả một hệ thống quyền
lực từ trên xuống dưới được điều hành bằng sự dối trá. Chúng ta cảm nhận được
sự mong manh và yếu đuối trước quyền lực của cả một guồng máy đàn áp khổng lồ
và để tồn tại, để được yên thân chúng ta phải học cách dối trá hoặc không dám
nói và hành xử theo lương tri và sự thật. Lâu ngày thành quen chúng ta trở
thành đồng lõa với sự dối trá mà không hay biết...
“Chủ quyền đất nước và danh dự dân tộc không còn
hiện hữu trong thời đại dối trá này, không còn hiện hữu trong tâm thức người
Việt Nam hôm nay vì chúng ta vô tình hoặc cố ý đồng lõa với sự dối trá. Tôi
đang thấy người Việt Nam, xã hội Việt Nam hôm nay tự hào một cách dối trá, sĩ
diện một cách dối trá, hài lòng một cách dối trá, yêu nước một cách dối trá,
hạnh phúc một cách dối trá, thành đạt một cách dối trá và ứng xử một cách dối
trá”.(Đàn Chim Việt Online
ngày 23-9-2012)
Giáo sư sử học Hà Văn Thịnh ở Huế thường lên
tiếng phàn nàn nhất là về môn sử không dám dạy sự thật, không dám gọi đích danh
kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mà chỉ được gọi là kẻ “lạ”. Môn sử chỉ dạy sự
thật được có 30% còn lại 70% là không thật, ông thường tâm sự:
“Trong bản chất xã hội Việt Nam có sự giả dối,
vô cảm, ích kỷ, sự tàn nhẫn. Đó là tất cả những gì biểu hiện của văn hóa Việt
Nam hiện nay. Nói ra chẳng ai thích đâu. Nhưng đó là sự thật. Vì sao? Vì giờ
người ta giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn
lừa ra sao thì lừa, muốn tự tung tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được”.(RFA Online ngày 24-6-2012)
Do vậy mà nhà văn Xuân Vũ, người cộng sản trước
đây đã đi theo tiếng gọi “Chiêu hồi” của miền Nam đã mạnh dạn và dứt khoát từ
bỏ cái đảng mà ông đã là thành viên phục vụ dưới cờ vì ông đã sáng suốt nhận ra
rằng:
“Đảng Cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo
và làm bậy. Hể chúng nói là nói láo, hể làm là làm bậy”. (Lê Thiên – Người Việt ngày 9-12-2008)
Chính nguyên TBT đảng CSLX đã nói lên cho dân tộc
trên toàn thế giới biết và cảnh giác về lời nói dối của người cộng sản ở bất cứ
trên đất nước nào vì họ đã được đào tạo từ một tổ sư nói dối: Mac-Lênin... Theo
cụ Tô Hải thì:
“Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Liên Xô, Góocbachev
tuyên bố những ý để đời là “Cả cuộc đời tôi đi theo chủ nghĩa cộng sản chỉ thấy
toàn là nói dối, nói dối và nói dối” (nghĩa là cả những gì vừa nói vế
Perestroika và Glasnost trên “cương vị cũ” cũng là nói dối nốt). (Dân Làm Báo Online ngày 30-1-2012)
Để kết thúc bài này, chúng tôi mong những người
Việt từ thế hệ này hay những thế hệ về sau hãy nhớ lấy làm tâm niệm câu nói bất
hủ của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu để không tiếp tục bị mắc lừa là: “Đừng
nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.