Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, October 18, 2013

Việt Nam 'có khoảng 250 ngàn nô lệ'


 

Việt Nam 'có khoảng 250 ngàn nô lệ'

Cập nhật: 10:31 GMT - thứ năm, 17 tháng 10, 2013


alt

Nạn nhân của tệ buôn bán người và cưỡng bức lao động cũng được coi là nô lệ

Có gần 30 triệu người được cho là sống trong tình trạng nô lệ trên toàn cầu, riêng Việt Nam có khoảng 240-260 ngàn người.

Báo cáo CBấmhỉ số tình trạng Nô lệ 2013 về 162 nước cho biết, Ấn Độ là quốc gia có số người sống trong tình trạng nô lệ đông nhất với 14 triệu người.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Nhưng Mauritania là quốc gia có tỉ lệ cao nhất với 4% dân số bị biến thành nô lệ.

Những người thực hiện báo cáo hy vọng rằng chỉ số trên sẽ giúp chính phủ giải quyết điều mà họ gọi là “tội ác giấu mặt”.

'Tìm cách tốt hơn'


Quốc gia có tỉ lệ nô lệ ước tính cao nhất


  1. Ấn Độ - 13.956.010
  2. Trung Quốc - 2.949.243
  3. Pakistan - 2.127.132
  4. Nigeria - 701.032
  5. Ethiopia - 651.110
  6. Nga - 516.217
  7. Thái Lan - 472.811
  8. Cộng hòa Dân chủ Congo - 462.327
  9. Miến Điện - 384.037
  10. Bangladesh - 343.192

Bảng xếp hạng do BấmQuỹ Walk Free chuyên đấu tranh cho các quyền đặt ở Úc sử dụng định nghĩa của nô lệ thời hiện đại trong đó có nợ nần, hôn nhân cưỡng ép và buôn người.

“Rất nhiều chính phủ không thích nghe những điều chúng tôi cần phải nói,” chủ tịch WFF Nick Grono nói với hãng thông tấn AFP.

“Những quốc gia nào muốn hợp tác cùng chúng tôi thì chúng tôi sẵn sàng và chúng tôi sẽ tìm các cách xem xét sự việc để đánh giá vấn đề nô lệ ngày nay tốt hơn.”

Theo ước tính của tổ chức này, có khoảng 29.8 triệu nô lệ trên toàn thế giới – cao hơn hẳn so với các cách đo lường nô lệ hiện đại khác.

BấmTổ chức Lao động Thế giới ước tính có gần 21 triệu người là nạn nhân của cưỡng bức lao động.

Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Nigeria có số người bị buộc làm nô lệ cao nhất, tổ chức này nói.

Cùng với năm nước khác, riêng chín quốc gia này chiếm tới ba phần tư tổng số người được cho là nô lệ trên toàn thế giới.

Xếp hạng của Ấn Độ là chủ yếu do lao động bị lạm dụng từ chính bên trong quốc gia này.

Khảo sát mới này được nhiều nhân vật có uy tín trên thế giới ủng hộ, trong đó có cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và cựu thủ tướng Anh Tony Blair.

Bà Clinton nói rằng mặc dù chỉ số trên chưa hẳn đã hoàn thiện, nhưng nó đưa ra điểm khởi đầu, theo hãng tin AP dẫn lời.

“Tôi hối thúc các lãnh đạo trên toàn thế giới coi xếp hạng này là lời kêu gọi hành động, và tập trung vào việc đáp trả tội ác này.”

Nô lệ Việt Nam


alt

Một xưởng may sử dụng lao động trẻ em ở Điện Biên

Việt Nam xếp thứ 64 trên tổng số 162 quốc gia và đứng thứ 9 trong khu vực châu Á. Ước tính số người được cho là nô lệ ở Việt Nam là 240.000 đến 260.000 người, theo báo cáo.

Tuy nhiên, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới nếu xếp theo tổng số người được cho là nô lệ. Ấn Độ vẫn đứng đầu trong bảng này, Trung Quốc theo sau với gần 3 triệu người.

Tình trạng người Việt Nam bị đẩy vào hoàn cảnh lao động trái với ‎ mong muốn xảy ra nhiều ở cả trong nước và nước ngoài.

Ngay ở thành phố thương mại lớn nhất Việt Nam là Sài Gòn, hồi tháng 8/2013 có vụ ba thiếu niên liều nhảy khỏi cửa sổ tầng 3 của một ngôi nhà do bị khóa trong phòng suốt hai năm để làm không lương cho một công ty may mặc.

Báo chí Anh cách đây vài tháng cũng có loạt bài về nhiều người Việt ở Anh làm nô lệ tình dục hoặc làm trong các tiệm sơn móng tay.

Hồi tháng 7 năm 2012, đại diện của hơn 100 công nhân làm việc trong một xưởng may ở Nga đã liên hệ với BBC tiếng Việt để cầu cứu, với cáo buộc họ đã bị tra tấn tàn bạo và bị đối xử như nô lệ.

Tổ chức Walk Free cũng đang thực hiện các chiến dịch tại Việt Nam, có trang web bằng tiếng Việt với đại sứ đại diện là MC Thùy Minh.



Thêm về tin này


Các bài liên quan



25.08.13




25.08.13


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List