Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, October 14, 2013

Hội nhập quốc tế buộc Việt Nam đổi mới DNNN


 


Hội nhập quốc tế buộc Việt Nam đổi mới DNNN


 

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-10-10

 

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


10102013-kinhte-vha.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

000_DV1556134-305.jpg

Chủ tịch VN Trương Tấn Sang của Việt Nam (thứ 2 từ trái) tại hội nghị APEC, Indonesia hôm 07/10/2013.

AFP photo

 

Kết thúc hội nghị trung ương 8, Đảng Cộng sản  Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của hội nhập quốc tế. Để thực hiện được quyết tâm này, các lãnh đạo Việt Nam đã nhìn nhận sự cần thiết phải đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Liệu những gì đang diễn ra gần đây có thể hiện ý chí mạnh mẽ hơn của Đảng trong việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước?

Những dấu hiệu mới của đổi mới doanh nghiệp


Hơn 20 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện những bước đầu tiên cải cách doanh nghiệp nhà nước, chưa có lúc nào như giai đoạn này, đảng cộng sản thấy được sự khẩn thiết phải đẩy mạnh quá trình này.

Kết luận 50 hội nghị trung ương 6 của Đảng vào tháng 10 năm ngoái nêu rõ ‘doanh nghiệp nhà nước phải tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả để có cơ cấu hợp lý tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Những doanh nghiệp nhà nước có lợi thế do nhà nước giao, có ưu thế độc quyền tự nhiên phải được quản lý theo cơ chế phù hợp để đảm bảo điều kiện kinh doanh công bằng với các doanh nghiệp khác’.

Trong kết luận này, điểm đáng chú ý chính là việc đảm bảo điều kiện kinh doanh công bằng với các doanh nghiệp khác, một trong những yêu cầu để Việt Nam thực hiện hội nhập quốc tế, mà gần đây nhất chính là đàm phán hiệp định xuyên Thái Bình dương (TPP) với 9 nước tham gia, trong đó có Việt Nam. Nghị quyết 22 của Bộ chính trị hôm 10 tháng 4 vừa qua đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quá trình hội nhập này. Nghị quyết viết ‘chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng’. Điều này cũng được nhắc lại trong bài phát biểu bế mạc hội nghị trung ương 8 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 9 tháng 10 vừa qua.

Nhận xét về ý chí đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Đảng để đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương cho biết:

Hiệp định TPP có một chương riêng về doanh nghiệp nhà nước nhưng không đòi hỏi cụ thể là số lượng doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu, có hạn chế gì, chủ yếu đòi hỏi sự công bằng, công khai minh bạch, chấm dứt các biện pháp ưu đãi hoặc trợ giúp với doanh nghiệp nhà nước. Về mặt đó thì Việt nam đã có giải trình và 5 nước là Hoa Kỳ, Canada, Australia, Nhật Bản và Mexico đã đồng ý với 4 nước là Malaysia Brunei, Việt Nam và Peru được có ân hạn 5 năm để đáp ứng các yêu cầu về doanh nghiệp nhà nước của TPP.

Lãnh đạo Việt Nam đã xem xét các yêu cầu này một cách nghiêm túc và thấy là các yêu cầu đó cũng phù hợp với nỗ lực cải cách doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam. Vì vậy cho nên Việt Nam bày tỏ quyết tâm sự nghiêm túc thực hiện cam kết TPP này. Tôi thấy đó là một tín hiệu tích cực và tôi hy vọng là Việt Nam sẽ hoàn tất các chương còn lại để gia nhập TPP.

Để đẩy mạnh quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hôm 19 tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký văn bản hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước qua chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nhằm tránh sở hữu chéo và tăng tính minh bạch.

Tôi thấy gần đây đảng đã có một thái độ tích cực hơn. Như tôi được biết, chính phủ việt Nam đang có các nỗ lực để đẩy mạnh cổ phần hóa và kỳ này thì nhấn mạnh đến nhà đầu tư chiến lược.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh 

Mặt khác, hồi giữa tháng 9, tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cho biết tập đoàn này đã quyết định cắt giảm khoảng 14,000 lao động, tức hơn 50% lao động của công ty trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp. Đây cũng được coi là một cách làm khá mạnh tay chưa từng có từ trước tới nay đối với một tập đoàn doanh nghiệp nhà nước lớn như Vinashin.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định, Đảng cộng sản đang có thái độ tích cực hơn trong việc thực hiện quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước:

Tôi thấy gần đây đảng đã có một thái độ tích cực hơn. Như tôi được biết, chính phủ việt Nam đang có các nỗ lực để đẩy mạnh cổ phần hóa và kỳ này thì nhấn mạnh đến nhà đầu tư chiến lược. Tức là thừa nhận cần có một nhà đầu tư đóng góp vốn, có năng lực, có thị trường, cùng ngồi vào hội đồng quản trị và cùng tham gia doanh nghiệp.

Một trong những ví dụ về đổi mới tích cực được Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đưa ra chính là sự kiện ngân hàng Mizuho của Nhật Bản mới đây đã trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng Vietcombank. Ông đánh giá đây là một bước đi tích cực chưa từng có trước đây.

Doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo?


000_Hkg8184341-200.jpg

Văn phòng chính của công ty Vinalines tại Hà Nội hôm 17/1/2013. AFP photo

Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam chính thức bắt đầu từ khoảng những năm 1980 nhưng quan trọng nhất là vào khoảng giữa những năm 1990 với sự ra đời của luật doanh nghiệp nhà nước vào năm 1995, quy định rõ hơn vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu đề ra lúc này là giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước qua hình thức sát nhập. Nhưng theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, giai đoạn đổi mới doanh nghiệp nhà nước hiện nay mới cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn.

Mặc dù vậy, cũng có những lo ngại cho rằng quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước hiện tại vẫn còn rất chậm chạp. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng chính phủ đưa ra nhận xét:

Vì cải cách thể chế chậm nên các mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu kinh tế cho đến nay cũng chưa được thực hiện bao nhiêu. Thí dụ như tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công đều chậm.

Báo Tuổi trẻ hôm 12 tháng 7 trích lời ông Phạm Viết Muôn, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, thừa nhận tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước những năm trước đây rất cao, có lúc lên đến 800 doanh nghiệp một năm, nhưng hiện nay để cổ phần hóa khoảng 20 đến 30 doanh nghiệp mỗi năm cũng khó. Ông Muôn cho biết mục tiêu cổ phần hóa năm nay là 50 doanh nghiệp. Nguyên nhân được ông đưa ra là do không bán được đủ các cổ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp như mong muốn.

Cũng có những lo ngại liên quan đến chủ trương của Đảng đối với vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Ngay trước hội nghị trung ương 8, phát biểu trước các cử tri của thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tuyệt đại đa số ý kiến đóng góp cho hiến pháp tán thành với phương án khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Ông thừa nhận kinh tế nhà nước đang có yếu kém và ‘bệnh tật’ nhưng vẫn phải là chủ đạo.

Vì cải cách thể chế chậm nên các mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu kinh tế cho đến nay cũng chưa được thực hiện bao nhiêu. Thí dụ như tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công đều chậm.
- CGKT Phạm Chi Lan

Hiện tại có hai phương án dự thảo sửa đổi hiến pháp chuẩn bị trình quốc hội, một trong hai phương án có câu kinh tế nhà nước là chủ đạo. Nói về điều này, bà Phạm Chi Lan cho biết các chuyên gia kinh tế đánh giá đây là phần không nên có:

Chúng tôi cũng rất tiếc về điều đó, bởi vì theo ý kiến của rất đông đảo chuyên gia thì cho là không nên đưa kinh tế nhà nước là chủ đạo vào hiến pháp. Bởi vì như vậy sẽ được hiểu là doanh nghiệp nhà nước là thành phần nòng cốt, một biểu hiện quan trọng hàng đầu của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được nhà nước kỳ vọng, vừa là lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện chủ trương vai trò chủ đạo của mình vừa là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định thị trường.

Vấn đề kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo có được nêu ra trong hiến pháp hay không đến lúc này vẫn còn phải chờ tới kỳ họp quốc hội sắp tới. Rất khó để có thể biết được liệu Đảng cộng sản có nhất định giữ điều này trong hiến pháp hay không nhưng chắc chắn xu hướng hội nhập quốc tế là điều mà các lãnh đạo Việt Nam không thể cưỡng lại. Mà để có thể hội nhập, còn con đường nào khác hơn là phải đổi mới để đảm bảo tính minh bạch và công bằng?

Tin, bài liên quan


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List