Chung quy là quan phải mua
chức với giá đắt đỏ,được chức,quan ra sức thu vét trên lưng trên cổ nhân dân.Chả có quan chức nào có thẩm quyền giải quyết cho dân,kể cả quan cao nhất Đảng.
Chúng đều là bầy sâu! một ruồng!
Người dân mất đất trông mong vào luật pháp quốc tế
Gia Minh, biên tập viên
RFA, Bangkok
2013-10-16
2013-10-16
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Những
người dân mất đất ngồi chờ trước các cơ quan chính quyền...
Source anhbasam
Sau bao nhiêu năm phải khiếu kiện tại các cơ quan Nhà Nước từ cấp địa
phương cho đến trung ương mà không được đoái hoài giải quyết, những người dân
oan mất đất hay phải chịu xử phạt bất công nay mong mỏi được quốc tế giúp lên
tiếng cho nổi oan khiên của họ.
Mong nhờ Quốc tế lên tiếng
Ngày càng có nhiều người dân oan tìm đến với cơ quan truyền thông nước
ngoài nhờ chuyển đơn kêu cứu của họ đến cho các tổ chức nhân quyền trên thế
giới.
Đơn cử như phát biểu của người thương binh, cựu chiến binh có tên
Nguyễn Vinh Quang sống tại xã Nghi Đức, thành phố Vinh:
Tôi có nhiều câu chuyện ấm ức muốn trình bày, cũng như anh Vươn, anh
Viết; nhưng không biết anh Vươn, anh Viết có những đơn đến các cấp có thẩm
quyền hay chưa, còn tôi đã gửi đơn đến tất cả các nơi ở Việt Nam rồi, bao gồm
cấp thành phố, tỉnh, thủ tướng, chủ tịch nước, các báo, truyền hình. Nhưng mà
rồi chuyện vẫn ấm ức, nên giờ thông qua Đài tôi muốn gửi cho Liên hiệp quốc,
hoặc chính phủ Mỹ, Pháp để giải quyết cho tôi một số chuyện: đơn khiếu nại, đơn
tố cáo, và kiến nghị của cá nhân tôi.
Hay lời kêu cứu của một người dân mất đất từ thành phố Đà Nẵng ra
đến các cơ quan trung ương của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam để khiếu kiện
những sai trái của cấp chính quyền thành phố rồi lại bị lực lượng bảo vệ tại thủ đô bắt đưa đến Trung tâm Lưu
trú Lộc Hà, nơi giam giữ những thành phần xì ke, ma túy, đĩ điếm:
Những dân oan ở miền Bắc. AFP
Chế độ của chính quyền Đà Nẵng ‘ăn cháo, đá bát’, người dân chúng
tôi không còn gì hết. Nhưng bữa nay ra văn bản không giải quyết nữa, chấm dứt,
tức ăn cướp không, cướp cạn! Chúng tôi không còn con đường nào khác: một là
chết tại ngõ chính phủ, hai là phải giải quyết quyền lợi cho chúng tôi để chúng
tôi bảo vệ cuộc sống.
Một người dân mất đất
Tôi bị người ta lấy đất đi kiện từ năm 2007, nhưng chính quyền không
chịu giải quyết; cuối cùng người ta ra văn bản không giải quyết nữa buộc lòng
chúng tôi phải kéo đến ( văn phòng) chính phủ để kêu cứu thủ tướng chính phủ.
Nhưng đến đây thứ sáu tuần trước họ đã bắt chúng tôi đem nhốt rồi, nhưng chúng
tôi đấu tranh ác liệt, cuối cùng họ thả về. Về chúng tôi tiếp tục đến ngõ cơ
quan chính phủ, đề nghị chính phủ cứu chúng tôi. Sáng nay họ lại hốt nữa. Họ
hốt đi chúng tôi không chịu lên xe, kiên quyết ngồi lại đó yêu cầu xin gặp
chính phủ, xin đưa đơn cho chính phủ, gõ cửa chính phủ đề nghị cứu chúng tôi vì
chúng tôi mất hết rồi- đất, nhà, bàn thờ… chỉ còn thân cùi đây thôi.
Năm nay tôi đã 82 tuổi rồi, khổ sở quá rồi. Chế độ của chính
quyền Đà Nẵng ‘ăn cháo, đá bát’, người dân chúng tôi không còn gì hết. Nhưng bữa nay ra văn bản không giải quyết nữa,
chấm dứt, tức ăn cướp không, cướp cạn! Chúng tôi không còn con đường nào khác:
một là chết tại ngõ chính phủ, hai là phải giải quyết quyền lợi cho chúng tôi
để chúng tôi bảo vệ cuộc sống.
Nhân dịp ông gọi được tôi, tôi quá mừng. Giờ còn con đường nhờ thế
giới, cả thế giới ủng hộ chúng tôi nêu ra tình trạng mất nhân quyền, dân chủ
thế này để cứu chúng tôi.
Một thương binh, cựu Đảng viên người Long An, cũng là cựu tù nhân
bị kết án theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam do đi khiếu kiện do bị lừa đảo
đất đai, bà Lê thị Ngọc Đa nói lên ý nguyện phải lên tiếng với quốc tế hầu mong
những bất công tại Việt Nam được bớt đi:
Những dân oan ở miền Nam. RFA Files photos
Vì Việt Nam bây giờ gia nhập, hội nhập quốc tế nên tôi muốn lên tiếng
để quốc tế có sự can thiệp với Việt Nam để nhân dân chúng tôi bớt khổ. Sống như
thế nào, con người cũng phải có quyền sống, quyền tự do; nhưng tôi thấy bây giờ
những người giàu họ có quyền sống chứ những người nghèo không có quyền sống.
Không thi hành
Những trường hợp vừa nêu muốn tiếng nói của họ được quốc tế nghe
đến đều cho hay trong suốt nhiều năm qua họ vẫn tin tưởng vào công lý của hệ thống
tư pháp tại Việt Nam nên đã cất công đi khiếu kiện từ cơ quan này đến cơ quan
khác.
Vì Việt Nam bây giờ gia nhập, hội nhập quốc tế nên tôi muốn lên
tiếng để quốc tế có sự can thiệp với Việt Nam để nhân dân chúng tôi bớt khổ. Sống
như thế nào, con người cũng phải có quyền sống, quyền tự do; nhưng tôi thấy bây
giờ những người giàu họ có quyền sống chứ những người nghèo không có quyền sống
bà Lê thị Ngọc Đa
Một người từng là nhân viên nhà nước và bị hàm oan là ông Hà Văn
Tri hiện ở huyện Cư Jut, tỉnh Dak Nong cũng cho biết vụ việc oan khiên của bản
thân ông đã được các cấp trong nước có ý kiến, thế nhưng cấp thừa hành lại
không thực thi:
Các cơ quan nhà nước lúc bấy giờ là Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ Tĩnh,
Công ty Nông sản Thực Phẩm là đơn vị chủ quản, Liên đoàn Luật sư tỉnh Nghệ
Tĩnh, Liên đoàn Thương Nghiệp của Sở Thương Nghiệp, và một số cơ quan báo đài
cùng kêu oan cho tôi nhưng đến nay vẫn không được giải quyết. Có ông tên là
Lương Văn Cừ, phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu
quốc hội tỉnh Dak Nong viết đơn kêu oan cho tôi mà tôi còn giữ văn bản ở đây;
vừa rồi có ông Lê Viễn- chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Dak Nong, đồng thời là
chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Dak Nong cũng gửi văn bản lên Viện Kiểm sát Tối
cao và Tòa án Tối cao để giải oan cho tôi nhưng bây giờ họ biết sai rồi nên
không giải oan cho tôi.
Hiện nay tại những văn phòng tiếp dân của Trung ương đảng Cộng sản
và chính phủ Việt Nam, hằng ngày vẫn có nhiều đoàn nông dân, dân oan kéo đến để
đòi hỏi công lý.
Thiếu vắng luật pháp
Luật pháp và các văn phòng đó lâu nay được những người dân oan xem
như là chiếc phao cuối cùng mà họ có thể bám víu vào. Tuy nhiên chút hy vọng
vào công lý của họ phải vơi đi theo ngày tháng, khi mà không ai chịu đứng ra
giải quyết vụ việc mà đối với nhiều trường hợp thì trắng- đen quá rõ ràng, giấy
tờ còn đầy đủ.
Hành xử của các cơ quan công quyền tại Việt Nam được ông Nguyễn
Vinh Quang mô tả như sau:
Trước đây có ý kiến nói xử theo luật rừng, nhưng theo tôi thì họ
xử theo dạng quái thú trong rừng chứ không chỉ là luật rừng mà thôi.
Tại kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi trung tuần tháng chín vừa
qua, các vị đại biểu tham dự lên tiếng thừa nhận rằng 80% người dân đến tại các
cơ quan tiếp dân của đảng và chính phủ thực sự là người đi kêu oan. Thừa nhận
như thế nhưng làm thế nào để giải oan cho họ thì các vị đại biểu không đưa ra
được cách thức nào.
Tin, bài liên quan
- Người dân đang ngộp thở
- Người dân đang ngộp thở
- Dân
oan khiếu kiện: dấu hỏi cho ai?
- Dân
oan khiếu kiện: dấu hỏi cho ai?
- Dân
khiếu kiện bị tống lên xe buýt, đưa trở về tỉnh
- Tiếng nói người thương binh
- Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng
- Bốn
cán bộ giải phóng mặt bằng bị bắn tại Trụ sở Ủy ban
- Nông dân có bị xúi giục biểu tình?
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.