Múa Rối Biển
Đông: Mặc Cả Quyền Lợi Quốc Gia
Lưu Nguyễn Đạt, TS & LS
February 8, 2014
February 8, 2014
I. Thế
Nào Quyền Lợi Quốc Gia
Quyền lợi quốc gia đối chiếu với hai thuật ngữ “National Interest” [Anh ngữ] và “Raison d’État” [Pháp ngữ].
Theo những quan
điểm trên, quyền lợi quốc gia gồm [a] các quan tâm và tham vọng về mặt
quyền lực quân sự, kinh tế, văn hoá [b] mà một quốc gia đôn đốc thành lợi
ích cốt lõi, thành quốc sách hay định hướng căn bản.
Về mặt quốc sự, quyền lợi quốc gia thường có những thuật ngữ bổ
túc, liên đới như quyền tự quyết, quyền bá chủ, an ninh quốc gia, bí mật quốc
gia, bí mật quân sự, v.v.
Về mặt quốc gia sinh tồn, quyền lợi quốc gia thường phát xuất từ
các nhu cầu phúc lợi, thịnh vượng, phát triển kinh tế, sáng tạo kỹ thuật, lãnh
đạo tài chính, hiệp thương, v.v.
Về mặt văn hoá, quyền lợi quốc gia bao gồm những truyền thống tư
tưởng, ý thức hệ chỉ đạo; những tập tục, tín ngưỡng làm mạch sống tinh thần của
dân tộc hay của nhóm người lãnh đạo quốc gia.
Quyền lợi quốc gia, về mặt quốc tế công pháp, thường bầy tỏ sắc
thái chính trị ngoại giao thực tiễn – Realpolitik,[1] đôn
đốc quyền lực trong mọi giao dịch đối ngoại, nhất là khi có đối thủ/thù địch rõ
rệt.
1. Quyền Lợi
Quốc gia của Hoa Kỳ
Vì quyền lợi quốc gia đặt trên căn bản phát triển kinh tế, xã hội
song song với hệ thống bảo vệ an ninh, quốc phòng, nên Hoa Kỳ ngay từ Đệ
Nhị Thế Chiến thường đôn đốc phát triển liên hợp tài chính quân sự kỹ nghệ [financial military industrial complex],[2] sẵn
sàng nuôi dưỡng các đại cơ sở chiến lược về quốc phòng [3] và
năng lượng [4] như
BAE Systems, Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman, General Dynamics,
Raytheon, EADS, Halliburton, v.v. với tác dụng hỗ trợ Quốc Phòng Pentagon và mọi
khía cạnh an ninh quốc gia.
Thật vậy, từ chiến lược phòng thủ an ninh hoà bình của Hoa Kỳ
thường xuất phát song hành hiện tượng hợp lý hoá xung đột[5] bằng
chiến tranh lạnh với chiến lược kiềm chế/be bờ,[6] như chiến tranh lạnh,[7] chiến
tranh khu vực,[8] và
gần đây chiến lược hỗ trợ các cuộc Nổi Dậy Ả Rập.[9]
Về mặt nổi/chính trị/ý thức hệ/, Hoa Kỳ luôn luôn đôn đốc
lý tưởng dân chủ tự do, bảo trọng nhân quyền và sự thịnh vượng chung trên toàn
cầu, nên sẵn sàng ra tay phát triển các quốc gia kém mở mang, cứu độ các dân tộc
nạn nhân của bạo quyền Phát Xít, Cộng Sản quốc tế, hoặc phòng ngừa viễn tượng
chiến tranh đề phòng [10] khủng
bố phá hoại [preventive war] do
các nhóm phiệt Ả Rập cuồng tín Taliban, al-Qaeda v.v. gây biến tại New York,
Virginia-Washington, DC, Pensylvania[11] và trên khắp thế giới.
Về mặt đáy, Hoa Kỳ ứng dụng lý do tồn tại [12] của
quyền lợi quốc gia theo yêu sách của tổ hợp tài chính quân sự kỹ nghệ, song
song với nhu cầu phát triển quốc gia, thêm phương tiện nuôi dân Hợp Chúng
Quốc.
Theo chiều hướng đó, nhà sách lược, nguyên Cố vấn An ninh,
nguyên Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Condoleezza Rice đã ghi nhận trong bài tham luận,
“Promoting the national interest,” Foreign
Affairs Jan/Feb 2000, Volume 79, Issue 1:
With no Soviet threat,
America has found it exceedingly difficult to define its “national interest.”
Foreign policy in a Republican administration should refocus the country on key
priorities: building a military ready to ensure American power, coping with
rogue regimes, and managing Beijing and Moscow. Above all, the next president
must be comfortable with America’s special role as the world’s leader
[lược dịch: không
có nguy cơ Nga Xô, Hoà Kỳ khó định nghĩa rõ “quyền lợi quốc gia” của
mình. Ngành ngoại giao Hoa Kỳ của chính phủ Cộng Hoà nên đặt trọng tâm
vào những ưu tiên chỉ đạo như sau: cập nhật hoá thế lực quân sự để đương
đầu với các chính thể gian giảo và cầm chừng Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh. Nhất
thiết, Tổng Thống kế vị (George W. Bush, LNĐ chú
thích) phải thích nghi với vai trò lãnh đạo thế giới].
2. Quyền Lợi
Quốc gia của Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, một siêu cường quốc hạng nhì đang nhô lên,
quyền lợi quốc gia là tham vọng phát triển một nền kinh tế ồ ạt, nhiều lượng,
ít phẩm, cốt để cầm hơi cho hơn một tỷ 3 trăm triệu dân tạp chủng Hán, Thanh,
Mông Cổ, Hồi, Tây Tạng, nhưng thật ra là để củng cố Đảng cộng phỉ đương cuộc.
Quyền lợi quốc gia khi đôn đốc quá mức, nhất là khi tập trung
trong tay đại cường quốc tham lam, bất chính như Cộng sản Trung Quốc, dễ chuyển
thế thành bá quyền thống trị dưới hình thức tân đế quốc nhằm:
- “thuộc địa hoá” những khu vực kém mở mang tại Phi Châu,
Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Nam Á, cốt để trục lợi và làm giầu cấp tốc, không
đếm xỉa tới tình trạng phá sản, xuống cấp nơi khai thác.
- lấn ranh, mua rừng, khai thác quặng Bauxite với giá rẻ
mạt của Việt Nam;
- xây đập thủy điện trên sông Lan Thương (tên Trung Hoa
của sông Mékong), “lợi bất cập hại”– ảnh hưởng đến giao thông hàng hải,
thủy lợi, bất chấp mọi phá phách thủy lộ, ô nhiễm môi sinh nơi dòng dưới,
tức Mékong [Mae Nam Khong], tại Lào, Thái Lan, Kampuchia và dòng Cửu Long,
tại Nam Việt;
- cũng như đã tìm cách phóng đường tầu cao tốc Đông
Phương nối Thượng Hải, Nam Kinh với Malaysia, Singapore, mà không ngần
ngại lấn đất Myanmar [Miễn Điện], Lào, Kampuchia, Thái Lan. Dân làng
Bopiat, Boten, miền bắc nước Lào là những nạn nhân đầu tiên của chương
trình phóng đường sắt, khi công trình này phá ấp, cắt làng cốt để thực
hiện quyền lợi khai mở mạch sống thăng cấp của Trung Quốc.
II. Múa Rối Biển Đông
Song Cực
Trên đất liền, Trung Quốc sẵn sàng lấn át, xâm nhập dù chưa minh
thị xoá bỏ ranh giới giữa các quốc gia lân cận, như họ từng làm với Mông Cổ và
Tây Tạng. Dù sao, Chu Ân Lai đã từng thổ lộ: “Nước chúng tôi thì lớn
nhưng không có đường ra, cho nên rất mong đảng Lao Động Việt Nam mở cho một con
đường xuống Đông Nam Á”.
Nhưng tham vọng trường kỳ của Trung Quốc thực sự là độc chiếm Biển
Đông mà thuật ngữ của họ chỉ định là Nam Trung Quốc Hải (南中國海), hay gọi tắt là Nam Hải (南海), vì
đối với Trung Quốc mặt biển đó là thủy lộ giao thông hàng hải, khai thác hải sản
và bề thế chiến lược quân sự; còn đáy biển và thềm lục địa là cơ sở khai thác
tài nguyên thiên nhiên, dầu hoả và khí đốt mà nhu cầu tân trang trong nước và nền
kỹ nghệ cấp tốc của họ đang đòi hỏi. Do đó, Trung Quốc thường tuyên bố lợi
ích của họ ở Biển Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi”.
1. Thủ Đoạn Xâm
Chiếm Biển Đông
Từ năm 1946, Trung Quốc liên tục mưu đồ chiếm đoạt Biển Đông qua
nhiều giai đoạn và hình thức tranh giành khác nhau:
- Tháng 12-1946, Tưởng Giới Thạch cử binh sĩ ra “giải
giới quân đội Nhật” tại Hoàng Sa và Trường Sa, theo sự thỏa thuận của các
nước đồng minh chống Nhật.
- Nhân dip này, một số nhà địa lý và sử học gia Trung Hoa
cùng nhau phác họa thủy đồ “11 đoạn”, in ấn vào tháng 10, năm 1947.
Sau khi lên nắm chính quyền, Chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
[CSTQ] đã phê duyệt bản thủy lộ này dưới hình thức “đường 9 đoạn” vào năm
1953, trong khi quân đội của Tưởng Giới Thạch đã rút khỏi đảo Phú Lâm. Đó
là nguồn gốc của cái gọi là “đường lưỡi bò” lấn át toàn cõi Biển Đông.
- Hai năm sau Hiệp Định Genève [1954], khi Quân đội viễn
chinh Pháp rút khỏi Đông Dương [1956] Việt Nam Cộng Hòa nhận lãnh quyền
quản trị các đảo phía tây của Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó
công hàm do Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng ký vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, để
trả nợ viện trợ quân sự TQ thời đánh chiếm Điện Biên Phủ, là vô hiệu, vô
giá trị, vì chính phủ ông ta không có thẩm quyền lãnh thổ để công
nhận lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý, áp dụng
cho cả Quần đảo Tây Sa (Xisha/QĐ Hoàng Sa/ParacelIslands] và Quần đảo Nam
Sa (Nansha/Quần đảo Trường Sa/Spratly Islands, vốn nằm phía nam vĩ tuyến
17.
- Trong những ngày 17/1-20/1/1974, Trung Quốc xua lực
lượng hải quân tới chiếm các đảo thuộc phía tây quần đảo Hoàng Sa thuộc
Việt Nam Cộng Hoà. Tàu
chiến Hoa Kỳ có mặt ngoài khơi đã làm ngơ cho Trung Quốc hành động, lấy cớ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký Thông cáo chung
Thượng Hải năm 1972, và sau đó Hoà Đàm Paris, 1973.
- Trung Quốc vẫn tùy tiện đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo
Trường Sa do Việt Nam kiểm soát, và đột ngột chiếm đóng đá Chữ Thập, đá
Châu Viên, đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Su Bi trong tháng 4, 1988. Nhưng
mãi tới tháng 2, 1995, Trung Quốc mới thực sự chiếm cứ toàn quần đảo
Trường Sa.
- Bắc Kinh chính thức hóa thủy đồ hình chữ U, khi nhà cầm
quyền này đưa bản đồ đường 9 đoạn hình lưỡi bò vào văn kiện gửi Ủy ban
Liên hợp quốc về thềm lục địa mở rộng, ngày 7 tháng 5, 2009.
- Ngày 26/5/2011, 3 tàu Hải giám của Trung Quốc thực hiện
một vụ gây hấn trắng trợn khi cắt đứt cáp thu địa chấn của tầu
Binh Minh 02 đang hoạt động cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên), nằm trong vùng
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
- Từ ngày 8/4 đến 18/6/2012, diễn ra cuộc đối đầu tại
vùng bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham giữa Trung Quốc với Philippines.
- Ngày 21/6/2012, Trung Quốc thành lập “thành phố Tam Sa”
(thuộc Hoàng Sa – Việt Nam) và Khu cảnh bị, nhằm thiết lập cứ điểm tại
Biển Đông để kiểm soát Biển Đông. Việc thành lập “thành phố Tam Sa” và Khu
cảnh bị Tam Sa là bước phát triển mới của chiến lược bá quyền Biển
Đông của Trung Quốc. Tam Sa mở đầu giai đoạn mới Trung Quốc tranh đoạt
Biển Đông, tích cực tranh chấp, tích cực khai thác, tạo ra những xung đột
lợi ích ngày càng gay gắt với các nước trong khu liên hệ.
- Việc 6 triệu hộ chiếu mới của TQ được in hình bản đồ
“đường lưỡi bò” gặp phải sự phản đối của nhiều quốc gia trên thế giới vì
bản đồ “đường lưỡi bò” được in trong hộ chiếu mới, vi phạm chủ quyền các
quốc gia trong khu Đông Nam Á.
- Đối với Việt Nam, Trung Quốc vẫn chủ trương tranh
chấp mạnh ngoài Biển Đông, vì họ biết rõ lãnh tụ CSVN sẵn sàng nhượng bộ —
“thà mất nước, chứ không mất đảng.”
2. Kỹ
Thuật Xâm Lăng: Xả Láng trong Khu Vực; Tháu Cáy & Mặc Cả Song
Phương giữa hai Siêu Cường Quốc
Xả Láng
Từ nhu cầu tìm dưỡng khí sinh tồn tới xả láng, lộng hành
phóng đại “lưỡi bò” liếm láp toàn khu vực Đông Nam Á, cụ thể là việc điều động
các tầu hải quân đến hăm doạ các nước trong khu vực tranh chấp ở Biển
Đông, hay ngoan cố há miệng rồng nuốt chửng vô tội vạ những cọc mốc ranh
giới, rừng già, đất đỏ bauxite, đất làng của những người đàn em thấp kém, quỵ
luỵ, thì “quyền lợi quốc gia” theo xã hội chủ nghĩa - made in China - của Trung Quốc hoàn
toàn bất xứng, bất chính, chẳng khác gì chủ nghĩa bá đạo cướp bóc, xâm lăng thổ
phỉ của lũ gian tặc, hải tặc.
Tại khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc không lộ liễu chiếm đoạt các
nước láng giềng dưới hình thức “thuộc địa”, nhưng sẵn sàng thu hút các tiểu quốc
này thành các “tỉnh tự trị” trong cộng đồng thịnh vượng Trung Hoa, dưới sự quản
trị và bảo trợ kinh tài của họ. Hơn nửa thế kỷ nay, CSVN thu gọn trong
vòng kiểm toả chính trị và kiểm soát kinh tài đó, như một sao ảnh thu gọn, hay
dấu ấn mực đỏ của cơ sở Hán Cộng. Lào, Kampuchia chỉ là những cửa ngõ
phóng lộ xuyên Nam. Kể cả Thái Lan cũng sẵn sàng chia sẻ cơ hội ăn có với
Hán Cộng.
Tháu Cáy/Xì Xằng
Vậy hiện tượng lũng đoạn thế lực chính trị kinh tài trong khu vực không
nhằm đối tác với các tiểu quốc giáp ranh, mà thật ra là để chuẩn bị đương đầu với
Hoa Kỳ, vốn là đương kim đệ nhất đại cường quốc, trong giai đoạn khai triển ảnh
hưởng bá chủ và thi thố thống trị Đông Nam Á và có thể cả toàn cầu
trong tương lai … phóng đại.
Thật rõ ràng, từ đầu thế 21, trên đấu trường kinh tài và khai
thác toàn cầu, Hoa Kỳ và Trung Quốc duy trì một thế lực độc quyền nhị cực [bipolar Oligopoly].[13] Cả thế giới,
trong đó có Đông Nam Á, đang tùy thuộc vào cung cách quản trị tài lực lẫn kỹ
thuật sản xuất và phân phối nhu yếu phẩm dưới chướng của hai “đầu nậu” siêu đẳng
này: một tham [Hoa-Kỳ], một gian [Trung Quốc].
Vậy hành động của Trung Quốc nhằm lũng đoạn Đông Nam Á về mặt ảnh
hưởng và chiếm đoạt cơ sở trục lợi môi trường trên đất liền cũng như nơi Biển
Đông và thềm lục địa có tác dụng [a] thách đố và thử lửa Hoa Kỳ mà Trung Quốc
coi là đối thủ đáng kể trong cuộc chạy đua giành giật quyền lợi nên [b] đã lớn
tiếng công khai vạch làn ranh của quyền lợi cốt lõi mà Trung Quốc muốn chấp hữu
và rao hàng từ Nam Hải (南海), tức
Biển Đông.
Ngày 23/11/2013, Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập “Vùng
Nhận Dạng Phòng Không” (Air Defense
Identification Zone, viết tắt ADIZ)[14]trùng
lấp lên không phận của Nhật Bản và Nam Hàn khiến Hoa Kỳ phải đưa pháo đài bay
B-52 bay qua đây để phản đối hành động nguy hiểm này và đồng thời hỗ trợ tinh
thần cho đồng minh.
Mặc Cả/Xí Gạt/Xì Phé
Do đó cách vơ vét quyền lợi và thế đứng của Trung Quốc trong cuộc
thi đua kiểm soát lãnh thổ và lãnh hải tại Đông Nam Á có tính cách lớp
lăng. Đó là [a] khởi đầu bằng cách chơi xả láng, làm chuyện “đã rồi”; [b]
kế đến là tháu cáy, rêu rao với đối tác có “máu mặt” [Hoa Kỳ] để đòi hỏi tối
đa, yêu sách tới tận cùng, mong [c] sau này đạt thế “thượng thưởng” trong việc
mặc cả, cao tay chia chác với độc thủ Hoa Kỳ. Đó là thủ đoạn “ăn thua đủ”
trong canh bạc du thủ, bất bằng, bát nháo tại Đông Nam Á.
Tuy nhiên, cựu ngoại trưởng Mỹ Hilarry Clinton từng coi những
đòi hỏi của đường lưỡi bò trên Biển Đông là không có giá trị, còn Thượng nghị sỹ
Mỹ John McCain khẳng định, đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý. Cũng như
gần đây, Bộ Giao thông Nam Hàn nói các hãng hàng không của họ sẽ không
công nhận vùng ADIZ của Trung Quốc. Phía Nhật Bản cũng tuyên bố tương tự.
III. Lợi
và Hại Của Cuộc Thi Thố Thế Lực Viễn Biên
Ngắn Hạn:
Những Gì Hiển Nhiên Trước Mắt
Đối với Trung Quốc, cuộc chạy đua phô trương lực lượng viễn
chinh trên lãnh thổ và lãnh hải chấp hữu ngoài biên cương có nhiều điểm lợi
tức thì.
Trước tiên là cung cấp ngay một số công ăn việc làm theo diện xuất
cảnh lao động bằng bạo lực quân sự hay đặc nhiệm kinh tài, khai thác viễn biên.
Việc đầu tư cơ sở và nhân lực biệt phái tại các địa điểm kinh
doanh tân tạo hay các khu chiến thuật mới chiếm cứ có tác dụng giải toà áp lực
nhân dân chống đối tại Trung Quốc, khi tác động viễn chinh khai khẩn, hứa hẹn phát
triển bề thế sinh tồn cũng đòi hỏi sự gia tăng của áp lực an ninh quân phiệt
trong nước. Chế độ cộng sản nhờ vậy bớt lo lắng, được thể tự vệ, câu giờ củng cố
đảng vụ.
Song song, Hoa Kỳ cũng bắt đầu e ngại Trung Quốc, tìm cách về lại
Châu Á một mặt để be bờ, kiềm chế Trung Quóc, mỗi lúc lộ diện vong ân, bất
nghĩa, bất tín; mắt khác cũng để tái đầu tư hay phát động lại cơ sở và ảnh hưởng
kinh tài tại Châu Á, vốn nhiều đặc sản và cũng là môi trường hứa hẹn tiêu thụ
mà Hoa Kỳ đã ngoảnh mặt bỏ lỡ cơ hội khai khẩn trước đây, để hoà hoãn với Nga
Hoa, sau Hiệp Định Paris, 1973.
Riêng việc Tổng Thống Obama và Ngoại Trưởng Clinton úp mở cảnh
cáo Trung Quốc hay công khai tuyên bố “Thế kỷ 21 là thế kỷ Thái Bình Dương của
Mỹ”[15] cũng
đủ gây lại niềm tin cho các đồng minh trong khu vực và sự phấn khởi tại Hoa Kỳ,
với triển vọng khôi phục nền kinh tế đang suy thoái. TT Obama được tái đắc cử
phần nào nhờ vào việc định hướng đầu tư làm nhà buôn súng đạn, quân nhu, chiến
cụ, hay kỹ thuật tiền phong cho vùng Châu Á-Thái Bình Dương, thay vì làm cảnh
sát dã chiến tại Trung Đông.
Cái “Hại” tức thì trong khu vực là mấy tiểu quốc, dẫn đầu là Việt
Nam, rồi Lào, Kampuchia [Cao Mên] trở thành những con vật thí mạng cùi cho các
phòng thí nghiệm nóng, chỗ tham lam, chỗ gian lận, nhưng cùng một lò độc đoán vị
kỷ: có khi nào các nhà bác học hỏi ý mấy con chuột chù, con ễng ương, ếch nhái,
con khỉ đỏ đít cảm tưởng ra sao, mong muốn gì trước khi được [bị] đem vào phòng
thí nghiệm, mổ bụng, xẻ đầu, bẻ tay, cưa chân? Việt Nam, Lào, Kampuchia từng
bị xẻ thân, cướp hồn như vậy, từ thế hệ này sang thế hệ khác, cũng chỉ vì ở
chung cái thế “địa-độc” [địa thế chính trị/géopolitique],[16] ngã tư bão tố,
hưởng ít, chịu nhiều: nơi mà lãnh tụ địa phương thì hèn hạ; đầu đảng cầm quyền
thì phục tùng ngoại bang; dân thì anh dũng, miệt mài chịu đựng tới độ ù
lì, vô cảm.
Trung Hạn:
Những Gì Ắt Phải Xẩy Ra
Tác phong bát nháo, kiêu căng của Trung Quốc dần dà đã
làm các quốc gia trong khu vực bắt đầu tỏ thái độ bất bình, lo ngại:
1. Dưới sự quan sát và
thế trợ lực của Hoa Kỳ, Philippines khẳng định lập trường cứng rắn với Trung Quốc:
[a] tố cáo tàu và trạm “canh gác” của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải tại vùng bãi
cạn Scarborough;[b] chính thức đổi tên vùng biển tranh chấp với Trung Quốc là
Biển Tây Philippines;
2. Ngoại trưởng
Indonesia Marty Natalegawa đã khẳng định loại hộ chiếu mới của Trung Quốc in chìm hình bản
đồ với đường 9 đoạn bao gồm các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông là “xảo trá” và
“phản tác dụng”. Philippines và cả Việt Nam cũng đã quyết định không đóng dấu
thị thực vào quyển hộ chiếu mới của Trung Quốc, bên trong có in tấm bản đồ lưỡi
bò khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
3.
Chính
quyền cứng rắn của tân thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang tăng cường bảo đảm an ninh vùng biển
quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản thấy họ phải chọn con đường tự bảo
vệ. Các tàu chở dầu của Nhật Bản có thể cải biến thành mẫu hạm nhanh chóng, đội
ngũ nhân sự cấp sĩ quan lái thương thuyền và hàng không dân sự được huấn luyện
như các sĩ quan Hải quân và Không quân. Một Nhật Bản ra khỏi ràng buộc
của bản Hiến Pháp “hòa bình”, nếu được tái võ trang, sẽ giúp làm cho các đụng
chạm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bớt nảy lửa. Chính sách Hoa Kỳ
chuyển hướng về Á châu không có nghĩa là chuyển một ít quân đến Úc châu, đưa
60% hạm đội đến Tây Thái Bình Dương mà chính yếu là thay đổi cách nhìn chiến
lược trong đó Nhật Bản cần được xem là một yếu tố tích cực chứ không phải là
một con cờ nép bóng dưới sự che chở của Hoa Kỳ.
4.
Nhật Bản cũng sẵn sàng trợ giúp Miến Điện nhằm
mục đích kềm hãm ảnh hưởng của Trung Quốc. Việc Tokyo hỗ trợ Miến Điện có thể
đóng một vai trò tích cực trong việc hậu thuẫn cho sự thay đổi chiến lược của
Mỹ, đó là dân chủ hóa và phát triển kinh tế của Miến Điện. Vào cuối năm ngoái,
ông Barack Obama đã trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đi thăm Miến
Điện, một dấu hiệu chứng tỏ sự khôi phục uy tín đáng kể của nước này trên
trường quốc tế, và chính sách chuyển trục sang châu Á của Washington.
5.
Hải quân Ấn Ðộ cũng sẽ bảo vệ các nỗ lực dò
tìm dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông, chống những hành
động hiếu chiến của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng hải quân, đã
làm tăng những quan ngại của Ấn Ðộ, và như tất cả các thế lực hải quân khác
trong khu vực, Ấn Ðộ đang chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất.Thái độ hiếu chiến
của Bắc Kinh trong nỗ lực theo đuổi các đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông sẽ buộc
Ấn Ðộ phải hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam và Philippines, gián tiếp với Hoa
Kỳ.Trong những năm tới
đây, sự kình địch này tiếp tục tiến triển theo hướng gia tăng hay giảm dần sẽ
có ảnh hưởng rất lớn tới các hệ quả từ chiến lược hướng Á của Mỹ và cấu trúc
cân bằng mới tại châu Á. Quan hệ đồng minh với Washington do vậy có thể coi là
điều tự nhiên đối với Delhi, nhưng Ấn Độ vẫn phải tránh khiêu khích không cần
thiết với Bắc Kinh.
Vô hình chung, tác phong gây hấn của Trung Quốc dần
dà đã đẩy các quốc gia trong khu vực nghiêng về phía Hoa Kỳ, mỗi
lúc trở thành quốc gia đồng minh khả vọng, có thể trông mong được.
Ngoài ra, thái độ kiêu binh của Trung Quốc đã
giúp Hoa Kỳ lấy cớ đẩy mạnh chương trình tân trang vũ khí và quân bị,
tạo dựng thêm chiến hạm,
chiến thuyền loại giáp chiến biệt kích [Littoral
Special Operation Combat], thường được dùng để chuyển quân biệt
kích Navy SEALs trong những cuộc giáp chiến ven bờ biển. Đó là dịp may
giúp chính phủ Hoa Kỳ có cơ hội nuôi dưỡng các đại cơ sở chiến lược về quốc
phòng, như trình bầy phía trên.
Ngoài ra còn cho thấy thế bá chủ của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại
Đông Nam Á và Thái Bình Dương không thể thực hiện dưới dạng độc quyền nhị cực [G2-bipolar Oligopoly] như các siêu cường quốc
mong muốn, mà phải chuyển thành thế tam cực [G3-TQ/HK/Ấn],
hay tứ cực [G4-TQ/HK/Ấn/Nhật] hay
tốt hơn cả là thế Đa Cực liên
hệ tới khu vực, trong đó ít ra phải có vai trò tích cực của Hiệp hội Các Quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN)[17] và
các quộc gia liên đới để thực sự ứng dụng thuật “Mặc Cả Đa Phương”[18] trong
canh bạc sinh tồn và thịnh vượng toàn cầu, nay tập trung tại Châu Á.
Dài Hạn:
Theo Tiến Hoá Tự Do, Công Bằng Nhân Bản
Canh bạc ngày nay có phần khác với mãnh lực chủ nghĩa Đế Quốc Trọng
Thương của những thế kỷ trước khi chính sách bá chủ kinh tế thu lời một chiều
đã dần dà chuyển nhượng tới chính sách đa phương hưởng lợi, giữa những đối tác
có quyền lợi liên hệ, như định lý “phải trả lại cho César những gì thuộc về
César”:[19] Bênh
vực quyền lợi theo định hướng phát triển toàn cầu là cần thiết, nhưng vị trí
khu vực và dân tộc chủ nghĩa vẫn là bàn đạp, là giải đáp cho mọi vấn nạn, cũng
như mọi hy vọng cấu tạo phát triển tương xứng liên quan tới khu vực và quốc gia
quy định.
Do đó chúng ta cần rõ hiện tượng thuần kinh tế không còn đơn giản,
biệt lập, mà cần sự hỗ trợ của áp lực chính trị từ những thành phần đối tác, dù
nhỏ nhoi, nhưng vẫn là những thành tố chiến lược và chiến thuật “bất khả ly”:
bàn tay năm ngón, thiếu ngón nào, cũng chênh lệch “nắm tay”, cũng làm suy giảm
bề thế toàn diện của công thức, của giá trị và hữu dụng chung.
Thuật “Mặc Cả Đa Phương” sẽ đưa tới định lý “Cân Bằng Nash”
[Nash Equilibrium].[20] Theo
Nash, qua sự lựa chọn của chiến lược hỗn hợp mà kết quả cho mỗi người chơi [đối
tác tranh chấp] là các giá trị kỳ vọng lớn nhất có thể ứng với chiến lược hỗn hợp
của các người chơi khác, thì các quốc gia trong cuộc tranh chấp về Biển Đông phải
áp dụng chiến thuật sao cho sự lựa chọn là tối ưu nhất, để đạt tới một thế cân
bằng khả chấp: khi thiếu một bước là thiệt, thêm một bước là “hố“ và mất cả.
Sự tính toán thông minh đặt ở chỗ biết tới, biết yêu sách, mặc cả hữu hiệu và
biết ngưng đúng lúc, đúng mức cần thiết cho mình, một cách thực tế.
Căn cứ vào trò chơi “mặc cả” kinh bang tế thế khu vực một cách
thông minh có hứa hẹn một giải pháp cân bằng theo định lý Nash, thì hiểm hoạ
chiến tranh giữa các siêu cường quốc sẽ không xẩy ra. Nếu các tiểu quốc
cũng thông minh biết dựa lưng đúng chỗ, thì cũng thoát cảnh “không chết, cũng bị
thương”.
Sau cuộc thi đua vũ khí thời chiến tranh lạnh, Nga Xô đã phải
gác kiếm, khép xưởng ý thức hệ chủ trương bom đạn trường kỳ, để về lại cuộc sống
bình thường của con gấu[21] sở
thú hay của gánh “xiếc” làng.
Nay cuộc thi thố quyền lực của Trung Quốc tới mức bá quyền hung
hăng con bọ xít không thể tự nó trở thành cơn gió tụ phấn kết hoa, đem lại
mùa gặt hái đáng kể. Mà chỉ là những cuồng phong phá phách làng xóm, phương hại
tới môi trường sinh sống của khu vực, của toàn cầu.
Vây, kỹ thuật thống trị và
mưu đồ xâm lăng Hán cộng có triển vọng phá sản khi biên cương tự tan; ngân
hàng, bất động sản tự đổ; xe cộ tự móp; máy bay tự rớt; tàu hoả tự đâm; tàu bè
tự chìm; sản phẩm kỹ nghệ, hàng hoá tiêu thụ, thực phẩm, thuốc men tự phế thải.
Lúc đó, chế độ Trung Cộng sẵn sàng tự nổ, tự hủy, nhường chỗ cho quân bình quyền
lực[22] và
sinh hoạt dân chủ đa nguyên,23] trọng sinh và thượng tôn luật pháp.
Lúc đó, hoà bình, thịnh vượng mới thực sự khai triển một cách tự
nhiên, quân bình, toàn diện tại Đông Nam Á và từ đó ảnh hưởng mỹ mãn tới
đà tiến hoá công bằng nhân bản toàn cầu.
IV. Kết Luận
Biển Ðông là điểm nóng chiến lược tại Đông Nam Á, một mặt đòi hỏi
sự đoàn kết khu vực để tự bảo vệ trước mọi mưu toan xâm lược thôn tính của bá
quyền Hán Tộc, mặt khác đốc thúc hội nhập cộng đồng pháp trị toàn cầu để
thực thi công bằng quốc tế, theo định hướng kết sinh hoà bình thịnh vượng, trên
căn bản dân chủ tự do chân chính.
Để đối phó với thế lực bá chủ thôn tính của Trung Quốc, các quốc
gia lâm nạn hay thất thế có những biện pháp nào để giải toả áp lực xâm lược hiện
hữu?
Trước hết, về mặt căn bản quốc tế công pháp, mỗi quốc gia đều có
chủ quyền ngang nhau trong cộng đồng thế giới đa dạng; đều có chính nghĩa bảo
trọng quyền lợi quốc gia mình một cách tương xứng, đúng mức, nhờ đó thực hiện
công bằng quốc tế.
Vậy trước hanh vi xâm lược của Trung Quốc chủ trương thu nhập
toàn cõi hải phận đang tranh chấp, các quốc gia giáp biển phải thực hiện một số
biện pháp đối tác như sau:
1. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cần dấn thân hội
nhập trong thế liên đới hỗ trợ phát triển và sinh tồn, vừa để thực hiện quyền lợi
quốc gia mỗi bên, vừa để bảo trọng quyền lợi chung của toàn khu Đông Nam
Á. Đây là cơ hội thuận lợi để các quốc gia thành viên của ASEAN [a] thực
thi sứ mạng [b] và cập nhật hoá trách nhiệm [c] của Tổ chức.
2. Khai triển sứ mạng của tổ chức ASEAN, cần củng cố liên
minh khu vực, từ ngoại giao tới an ninh khu vực, nhằm hợp lực ngăn cản tức khắc
và toàn diện chiến lược “tằm ăn dâu” của Trung Quốc. Nếu để quá lâu, hiện
trạng lằng nhằng giây mơ rễ má này sẽ trở thành một thực trạng chấp hữu chẳng đặng
đừng, khi hành vi quấy nhiễu, liên tục chiếm đoạt, độc quyền vây biển, lấn đất,
lấn đảo đã kết đủ cơ sở và hiệu lực.
3. Khước
từ mọi cuộc thảo luận song phương giàn xếp chia chác tay đôi, vì hành động xé lẻ
như vậy sẽ vô cùng bất lợi, đồng thời mặc nhiêm công nhân vị trí chủ thể của
Trung Quốc. Mọi thảo luận trên phải có tính cách đa phương, thực hiện
theo diện liên đới hay liên hiệp giữa tất cả các quốc gia có quyền lợi chung về
Biển Đông Nam Á, căn cứ vào vị thế lãnh thổ và lãnh hải của mỗi quốc gia liên hệ.
4. Cần tôn trọng và đôn đốc Công ước LHQ về Luật Biển
1982, United Nations Convention on Law of the Sea, viết tắt UNCLOS, vốn là
cơ chế pháp lý quốc tế kiểm soát trật tự toàn cầu trên và dưới mặt biển cả.[24]
5. Cần huy động thế liên kết toàn cầu, căn cứ vào [a] chủ
trương quốc tế giải quyết xung khắc bằng giải pháp đa phương và ôn hòa, [b]
trên căn bản bảo vệ tự do lưu thông hàng không và hàng hải trong hải phận quốc
tế và không phận biển Đông, mà Hoa Kỳ sẵn sàng bênh vực, để thực thi trật tự thịnh
vượng hoà bình chung.
Riêng đối với Việt Nam,
Cần bảo vệ quyền lợi quốc gia, từ Biển Đông tới bờ cõi, từ
biên giới tới khắp môi trường sinh tồn, kể cả mặt hải sản tại Biển Đông để thực
thi chủ quyền dân tộc, một cách chân chính, toàn diện và hữu hiệu.
Vậy, đã tới lúc CSVN tự giải thể, chuyển thẻ đỏ thành thẻ xanh,
tự ý xé toạc giấy tuỳ thân Mác-Xì-Lê-Mao-Hồ để bớt đi cái nhục nhã làm bô khạc
nhổ đờm Hán tộc, do cái “lưỡi bò” thối tha, ung nhọt văng tới.
Đã tới lúc CSVN chấm dứt “sinh thái” ác với dân, hèn với giặc và
nhất quyết không còn làm đặc viên KGB theo kinh nghiệm ông Hồ, hay làm mật vụ,
gián điệp Trung Cộng theo chân mấy quan thái thú Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn
Dũng và Trương Tấn Sang.
Đã tới lúc CSVN hồi hướng dân tộc, tự giác nhường chổ cho một
chính thể dân cữ với một đoàn ngũ người Việt thuần túy:
- biết lo cho chính nghĩa quốc gia, phẩm giá và an sinh
dân tộc;
- biết tranh đấu, mặc cả, tranh thủ cho quyền lợi vẹn
toàn, chính đáng của Nước Việt;
- biết ứng dụng thế kết sinh lực lượng khu vực căn cứ vào
sứ mạng của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] nhằm ba trục [a] cộng
đồng an ninh chính trị khu vực, [b], cộng đồng kinh tế khu vực, và [c]
cộng đồng văn hoá, xã hội khu vực,[25] như các nước Đông Nam Á và khối ASEAN đã quyết
tâm đấu tranh ngoại giao về vấn đề Biển Đông, dẫn đến việc ký
kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN
và Trung Quốc.
Tại Hải ngoại,
Mọi công dân thế giới tự do gốc Việt, còn ý thức và
tôn trọng vận mệnh nước Việt Nam, cần đóng góp vào việc:
[a] hệ thống hoá áp lực chính trị với các tổ chức và chính quyền
sở tại [Hoa Kỳ, Đức, Nhật, Âu, Úc] để cùng các cơ sở điều nghiên chiến lược,
các viên chức đặc trách ngoại giao, kinh tài, quân sự, thấy rõ thế “chân vạc”
giữa lực lượng quốc tế, khu vực và đơn vị quốc gia đương cuộc để nhận trách
nhiệm bảo trọng an ninh, chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội ở mức công bằng,
khả chấp tại môi trường và khu vực;
[b] đòi hỏi mọi sự hỗ trợ trực tiếp của Hoà Kỳ, Âu, Úc hay gián
tiếp qua Ấn Độ, Nhật Bản dành cho Việt Nam, kể cả diện quân sự, phải ứng dụng
song song với triển vọng dân chủ hóa và phát triển kinh tế của Việt Nam, có lợi
cho dân tộc Việt, hơn là chỉ nhằm củng cố địa vị của nhà cầm quyền, như họ đã từng
làm trước đây, thời đệ Nhất và đệ Nhị Cộng Hoà, tại Miền Nam Việt Nam;
[c] về mặt công lý và nền tảng pháp lý, cần lượng giá chính xác
và đúng mức quyền lợi quốc gia, liên quan tới ranh giới lãnh thổ, lãnh hải, tới
phần sở hữu tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tại Biển Đông, căn cứ vào tài
liệu lịch sử, hành chính, pháp lý đối chiếu và thực trạng chấp hữu, quản thủ
tài sản quốc gia; cũng như căn cứ vào luật quốc tế công pháp và Luật Biển liên
quan tới nội vụ.
Vậy, chúng ta, người dân Việt trong và ngoài nước có tư cách
và quyền đòi hỏi đối phương, giặc
ngoại bang và nội xâm, phải trả lại cho Việt Nam những
gì của Việt Nam, không thừa, không thiếu.
Đồng thời cũng phải trả lại cho dân tộc Việt Nam những gì của
người dân Việt, không thiếu, không thừa. Đó là quyền tự quyết của
người dân, là nền dân chủ chính danh, chính nghĩa của họ.
TS & LS LƯU NGUYỄN ĐẠT
www.vietthuc.org
www.vietthuc.org
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.