Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, February 10, 2014

Việt Nam bây giờ không còn là Việt Nam ngày xưa nữa!


Việt Nam bây giờ không còn là Việt Nam ngày xưa nữa!

Bình Lê

Sang năm mới Giáp Ngọ, ngoài phân tích các vấn đề khó khăn, chúng ta cần nhận ra những điểm sáng để tận dụng phát triển. Với tâm thế đó, chúng ta có thể dựa vào các biến chuyển sau để hy vọng có một sự vượt thác cho dân tộc.

Thứ nhất, nhà nước không còn né tránh lỗi thể chế – nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế, bất bình đẳng xã hội và suy thoái đạo đức. Nền kinh tế bị quỵ gục do tham nhũng, sử dụng lãng phí nguồn lực con người, tài chính và tài nguyên. Xã hội bị chia rẽ bởi bất bình đẳng sâu sắc dẫn đến sự tích tụ bức xúc trong dân chúng. Nghiêm trọng hơn, con người mất niềm tin vào nhau, sẵn sàng đạp lên quyền của người khác vì lợi ích của riêng mình, theo đuổi các giá trị giả tạo hơn những giá trị nhân văn. Những vấn đề này đã tác động trực tiếp vào lương tri của nhiều người lãnh đạo, khiến họ hiểu phải bắt tay giải quyết vấn đề, không thể né tránh. Nhìn thẳng vào sự thật, hành động không chỉ vì sự tồn tại của Đảng cộng sản, mà còn vì số phận của một dân tộc hơn 90 triệu sinh mạng con người đã trở thành mệnh lệnh của thời đại.

Thứ hai, người dân trong khủng khoảng kinh tế, xã hội, và niềm tin vào tương lai dân tộc, đã đặt
những câu hỏi về sự phù hợp của mô hình kinh tế, xã hội, và chính trị Việt Nam đang theo đuổi. Họ không còn lắng nghe một chiều, bắt đầu phê phán những khẩu hiệu mang tính tuyên truyền, và đặc biệt quan tâm hơn đến những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mình. Có thể nói, khủng hoảng đã làm người dân thức tỉnh và hiểu cuộc sống của họ không thể chỉ trông chờ vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, họ phải là người tự có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Đây chính là tiền đề cho một xã hội biết suy nghĩ độc lập, biết phản biện, và trưởng thành trong việc tự giải quyết các vấn đề của mình.

Thứ ba, người dân đã hành động sau một thời gian chờ đợi, “ném đá” và than thân trách phận. Những giải pháp có thể rất nhỏ, mang tính cá nhân và phản kháng như “tị nạn du học” - có nghĩa tìm học bổng và mang theo gia đình qua châu Âu hoặc Úc, hay tự trồng rau sạch, tự sản xuất lương thực cho riêng mình để đối phó với sự yếu kém trong quản lý thị trường và đạo đức kinh doanh. Có người tự thành lập các nhóm tình nguyện cứu giúp trẻ em nghèo, người bệnh không tiền, hay cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân bị oan sai. Nhiều trí thức bắt tay hành động vì một “ước mơ Việt Nam” giầu đẹp, đưa ra các sáng kiến cải cách giáo dục, hoặc phản hồi chính trực cho các cải cách kinh tế và chính trị. Đây là chỉ báo của một xã hội bắt đầu chuyển mình từ thụ động qua chủ động, từ chụp giật qua xây dựng.

Thứ tư, công nghệ đặc biệt là internet, truyền thông kỹ thuật số, và điện thoại di động thông minh đã cho người dân một không gian hoàn toàn mới với thông tin đa chiều. Người Việt Nam cảm nhận được sự tự do mới, và họ khát khao mở rộng hơn nữa tự do cho mình. Ban đầu bằng cách tự tạo ra các tổ chức dân sự, riêng biệt và gắn với lợi ích trực tiếp của bản thân. Dần dần, những không gian riêng biệt được mở rộng, kết nối với các không gian khác như là một sự phát triển tất yếu và tự nhiên. Không gian dân sự tạo sức ép cho những không gian truyền thống, một ví dụ điển hình là báo chí, gây ra những xáo trộn làm tiền đề cho những thay đổi về chất, mang tính chiều sâu sau này. Môi trường này đã ươm mầm và nhân rộng những cái tốt, kết nối những người có trách nhiệm để cùng hành động, và tạo ra sức mạnh tập thể vì một sứ mệnh chung: một Việt Nam tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Thứ năm, sau bao năm chưa vượt qua được sự chia rẽ bởi nhiều yếu tố như ý thức hệ, vùng miền, niềm tin và sắc tộc, người Việt Nam ngày càng hiểu chúng ta phải gạt bỏ những mâu thuẫn do lịch sử để lại, do những sai lầm trong quá khứ tạo ra, để đoàn kết cùng nhau xây dựng đất nước. Lợi ích dân tộc được nói đến một cách thực tế hơn, rõ ràng hơn, và gần với con người hơn trong vấn đề biển đảo, quan hệ với nước lớn, tự do cho người dân, và tính chịu trách nhiệm của nhà nước. Dù đường còn xa, đích đến còn dài, nhưng đây là những dấu hiệu của việc xây dựng một xã hội bao dung hơn, vì lợi ích thực chất cho dân tộc hơn.


Câu “Việt Nam bây giờ không còn là Việt Nam ngày xưa nữa” luôn luôn đúng, nhưng đặc biệt có ý nghĩa với chúng ta vào thời điểm này. Đảng cộng sản và nhà nước hiểu người dân bây giờ đã khác, họ đòi hỏi một cách lãnh đạo khác, một cách lãnh đạo minh bạch, thực chất và tôn trọng tự do cá nhân hơn. Người dân bây giờ cũng hiểu họ phải tự có trách nhiệm với cuộc sống của mình, tương lai của dân tộc, họ không thể thụ động đợi chỉ thị mà phải tự nghĩ và hành động vì những điều tốt đẹp cho mình và cộng đồng. Như vậy, điều đầu tiên chúng ta cần làm là nói lên suy nghĩ và mong đợi thật của mình để bắt đầu đối thoại xã hội, tìm đồng thuận, và sáng kiến tốt nhất không chỉ cho chúng ta mà cho cả tương lai con cháu sau này.



Nguồn: Hãy Dành thời Gian
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List