Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, April 13, 2014

Nguy cơ của việc xây đập trên sông Mekong


Nguy cơ của việc xây đập trên sông Mekong

Hoàng Khải chuyển ngữ

Dòng sông Cửu Long là một dòng sông đa dạng hùng vĩ phi thường, từ lâu đã làm say mê các nhà thám hiểm và khách du lịch. Không những dòng nước này chứa nhiều trầm tích và các chất dinh dưỡng phì nhiêu mà còn là một vùng đã từng đem lại cuộc sống cho không biết bao nhiêu thế hệ.

Nhưng tình thế này còn có thể kéo dài đến bao lâu nữa? Khi nào thì sông Cửu Long sẽ vĩnh viễn biến dạng?

Chương trình xây dựng quy mô các đập nước lớn đang được tiến hành gồm 11 đập sẽ thật sự làm tắt nghẽn sông bởi một loạt hồ nước lặng được dựng lên sau những bức tường thủy lực.

Chính phủ Lào thật nghịch lý, một đằng thì nỗ lực cố gắng tìm bán điện cho các nước láng

giềng để có thêm ngoại tệ, một  đằng thì muốn bảo vệ môi sinh và thủy sản giàu có ở nơi này nên sự bảo tồn và đảm bảo an ninh lương thực quả thật là bị thiệt thòi. Đập Xayaburi là đập thứ nhất xây tại hạ lưu sông Cửu Long, tiến hành vào năm 2012. Đập Don Sahong là đập thứ hai, sẽ bắt đầu xây vào cuối năm 2014. Việc xây cất các đập này đi quá nhanh, nhanh hơn việc nghiên cứu khoa học để cung cấp các bằng chứng cần thiết về " thiệt hại đáng kể ".

Năm nay dường như là năm đặc biệt để ấn định tương lai của con sông quan trọng vào bậc nhất của Đông Nam Á.  Sông này phát nguồn từ vùng cao nguyên Tây Tạng, chảy lần lượt qua sáu quốc gia, uốn khúc nhiều nơi rồi đổ vào vùng đồng bằng Việt Nam.

Vấn đề rất quan trọng . Theo Ủy Ban Thế giới - Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) thì việc xây cất này có nhiều nguy cơ dẫn đến sự tuyệt chủng của loài cá heo Irrawaddy Dolphin. WWF cũng lo ngại là ngư nghiêp sẽ bị đe dọa và sự an ninh về lương thực của hơn 60 triệu người đang sinh sống tại bốn quốc gia vùng sông Cửu Long.

Vì  những lý do trên nên chúng ta không mấy ngạc nhiên khi thấy các nhà hoạt động (môi giới) đặt nhiều triển vọng nơi ban tổ chức của hội nghị thượng đỉnh của Ủy ban Sông Cửu Long (MRC) sắp tới sẽ đưa lên hàng đầu trong chương trình nghị sự vấn đề xây cất các thủy đập. Thể theo lời của Ame Trandem, giám đốc Chương trình Đông Nam Á Sông ngòi Quốc tế : " Điều quan trọng là những hậu quả nguy hiểm của việc xây cất này phải là điểm chính trong hội nghị ». Nhưng hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào cuối tuần qua đã làm họ hoàn toàn thất vọng.

Tuy mặt ngoài hội nghị phô trương hình ảnh thống nhất với sự tham dự của ba thủ tướng của bốn quốc gia thành viên - Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam nhưng mặt trong là một bầu không khí ngọp ngạt, thiếu người lảnh đạo và bất đồng chia rẽ trầm trọng quanh việc xây cất các đập.

Các quốc gia tài trợ MRC đã bày tỏ sự lo ngại của họ và kêu gọi các quyết định của các thành viên về thủy điện phải dựa trên " kiến thức khoa học trong tác động xuyên biên giới về tài nguyên và hệ sinh thái.

Trandem cho rằng những quyết định đơn phương của chính phủ Lào trong việc xây dựng đập Xayaburi và việc tiến hành Đập Don Sahong mà  không có sự chấp thuận của MRC là những ví dụ rõ ràng cho thấy Lào bất chấp khoa học vì đã cho xây đập trước rồi mới thực hành nghiên cứu sau. Hiệp ước Mekong 1995 cũng cung cấp cơ sở pháp lý cho phép các nước láng giềng có  quyền yêu cầu Lào dừng xây cất nếu vấn đề « thiệt hại đáng kể» có thể chứng minh.
Các tổ chức phi chính phủ (NGO) Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kêu gọi chính phủ Lào và Thái Lan ngưng việc xây dựng đập. Đại diện Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, Lâm Thị Thu Sửu nói với The Diplomat rằng "mặc dù đập Xayaburi đã xây được khoảng 30 phần trăm rồi, nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể ngăn chặn lại được."

Một cuộc vận động tích cực để cân nhắc Thái Lan là việc đầu tư  của họ có thể sẽ gặp sự phản đối mạnh mẽ về phía Việt Nam, và việc đầu tư đó đi ngưọc với tinh thần của Hiệp ước sông Cửu Long năm 1995 (Thái Lan là một  trong bốn quốc gia ký tên). Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đã gửi một văn thư cho Ngân hàng Thương mại Siam yêu cầu hủy bỏ đầu tư vào các dự án Xayaburi. Văn thư kêu "các ngân hàng cần phải xem xét lại việc đánh giá rủi ro, nâng cao tầm quan trọng hơn trong các lảnh vực phát  triển bền vững và cũng cần phải đặt nhiều quan tâm hơn đến chính phủ Việt Nam và nơi nào mà các ngân hàng hiện đang nổ lực mở rộng việc kinh doanh.. " Một bức thư tương tự cũng được gửi đến các ngân hàng khác của Thái Lan có tham gia vào đập Xayaburi

Vai trò của MRC
Đập Xayaburi đã trở thành một trường hợp thử nghiệm quan trọng để đánh giá sự tín nhiệm của MRC trong việc quản lý xung đột về tài nguyên nước, có nhiệm vụ đặc biệt là tham khảo ý kiến ​​khu vực trong vòng sáu tháng với mọi bên, dựa theo một thủ tục cho đến bây giờ chưa hề đem ra sử dụng là thủ tục Thông Báo, Tham Vấn trước và Thỏa Thuận.

MRC chỉ có thể quyết định nếu có sự đồng thuận. Bốn quốc gia thành viên bị tách ra hai phe vì phiá Campuchia và phía Việt Nam phản đối mạnh mẽ đập Xayaburi. Vì vậy nên không có thể có sự đồng thuận. Và với sự ủng hộ của Thái Lan, Lào đã bỏ chuyện tham vấn để tiến hành việc xây dựng đập mà không cần phải chờ đợi các nghiên cứu bổ sung cần thiết nào để giúp tất cả mọi người đồng ý.

Ông Te Navuth, chủ tịch của National Mekong của Campuchia, nhận xét: "Thật rất khó nói chuyện với đoàn đại biểu Lào. Họ không lắng nghe mối quan tâm của chúng tôi . "

Văn phòng thư ký MRC và ông giám đốc điều hành Hans Gutmann bị chỉ trích về các khuyết điểm của họ trong việc thực hiện quá trình tham vấn cũng như việc cho phép chính phủ Lào khởi động xây đập trong khi một loạt nghi vấn chưa được giải quyết về các tác động xuyên biên giới.

Trong bài phát biểu tại buổi họp tiền hội nghị thượng đỉnh ông Gutmann nói rằng MRC là nơi găp chỉ để chỉ nói" Chúng ta có quá nhiều cuộc họp, hết họp này đến họp khác nhưng vẫn không đem đến những đề nghị gì mới để thế vào các đề nghị trước. Hơn nữa, Hiệp ước 1995 không có điều khoản nào dự trù đến việc chế tài xử lý khi vi phạm thỏa ước sông Cửu Long và ngay cả quyền phủ quyết của các thành v ên cũng không có nói đến.

Nhiều quốc gia tài trợ, nhiều đối tác phát triển và nhiều tổ chức phi chính phủ đang tích cực vận động để có thay đổi trong Hiệp định Mekong 1995 và MRC cũng phải cần có cải cách.

Một mối đe dọa thực sự đối với Việt Nam

Theo sự tiên đoán của ông Nguyễn Thiện chuyên viên về các vùng đất ngập nước" nếu tất cả các đập sông Cửu Long được xây cất thì toàn bộ hậu quả tác hại sẽ hiện ra trong vòng15-20 năm sắp đến. "

Vùng đồng bằng này chiếm khoảng 50 phần trăm tổng số sản xuất lương thực của Việt Nam. Ông Thiện đưa ra một kịch bản tối đen trong tương lai, hệ sinh thái bị tàn phá bởi các đập nước và làm trầm trọng việc thay đổi khí hậu. "Các đồng bằng sẽ mất khả năng sản xuất gạo. Dân Việt Nam còn có thể đủ gạo để ăn nhưng có lẽ sẽ không còn có khả năng để xuất khẩu gạo. Điều này cũng sẽ tác động đến các nước đang mua thực phẩm. Và giá thực phẩm sẽ đắt hơn cho tất cả."

Ở Campuchia , ông giám đốc thủy sản cũng đã lên tiếng báo động. Ông Nao Thuok coi các đập như là mối đe dọa cho nghư nghiệp Campuchia vì đây là  nơi cung cấp 80 phần trăm protein của đất nước. "Đối với Campuchia, vấn đề  đó đã trở thành một vấn đề an ninh quốc gia vì chúng tôi cần phải bảo vệ an ninh lương thực.”

Trong hội nghị thượng đỉnh, ông thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu "Chưa bao giờ lưu vực sông Cửu Long lại phải đối đầu với quá nhiều thách thức như vậy". Trong năm 2013, chính phủ Việt Nam rất lo lắng khi chủ động khai triển một chương trình có tầm vóc lớn để nghiên cứu một cách khoa học về các tác động thủy điện trên sông Cửu Long và nhất là trên đồng bằng. Phí tổn cho việc nghiên cứu này được sự hỗ trợ của nhóm nghiên cứu Mỹ và Đan Mạch .

Trong một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, ông Nguyễn Minh Quang bộ trưởng Việt Nam về  tài nguyên và môi trường kêu gọi Lào ngừng dự án đập cho đến khi "các đánh giá về môi trường của nhà máy thủy điện trên dòng chính của sông được thực hiện. Việc đánh giá này đựơc đặt dưới trách nhiệm của 3 quốc gia và sẽ hoàn tất vào tháng 12 năm 2015 ".

Tuy vậy, chính phủ Lào vẫn khăng khăng tiếp tục việc xây cất các đập và không chờ kết quả của các nghiên cứu Việt Nam dự trù xong vào tháng 12 năm 2015. Xác suất lắng nghe các nước hạ nguồn của chính phủ Lào, một  thành viên nghèo nhất của MRC, rất thấp nếu không có các hợp đồng nào về tài chính để bù đắp cho sự thiệt thòi của họ trong việc thu lợi đến từ các đập.

Tại hội nghị,  thể theo tờ The Diplomat thì Việt Nam có nhắc đến một thỏa thuận tài chính đang được xem xét với một vị quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Ấn Độ: "Chúng tôi có thảo luận với Nhật Bản và với Mỹ về việc bồi thường Lào để cho Lào không xây dựng đập."

Ngoại trừ trường hợp có một thỏa thuận mới nảy sinh trước cuối năm 2014, chúng ta sẽ chứng kiến một biến chuyển vô cùng bi thảm của dòng sông quan trọng vào bậc nhất này của  vùng Đông Nam Á và thảm cảnh chết dần chết mòn của cả một khu vực giàu về thủy sản và nông nghiệp./.

Nguồn: "Mekong Summit Struggles to Halt Devastating Dams", By Tom Fawthrop
http://thediplomat.com/2014/04/mekong-summit-struggles-to-halt-devastating-dams/

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List