Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, April 16, 2014

Nhật bắt 6 người Việt vì nghi trồng cần sa

Nhật bắt 6 người Việt vì nghi trồng cần sa

Cập nhật: 05:26 GMT - thứ ba, 15 tháng 4, 2014
Nạn trồng cần sa khá phổ biến trong giới tội phạm người Việt ở Anh và châu Âu

Báo Nhật mới đưa tin giới chức nước này vừa bắt sáu người quốc tịch Việt Nam ở tỉnh Hyogo vì nghi ngờ những người này trồng cần sa.

Tờ BấmAsahi Shimbun phiên bản tiếng Nhật vừa đăng tin hôm 14/4 cho hay ngoài việc bắt sáu người này, cảnh sát Hyogo còn tịch thu 1.300 cây cần sa mà những người này bị nghi là đã trồng ở Kasai, thành phố Himeji.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Đây là số cần sa thuộc loại lớn mà cảnh sát Nhật Bản tịch thu được từ trước tới nay.
Sáu người Việt, gồm cả nam lẫn nữ, bị điều tra tội vi phạm Luật Kiểm soát cần sa của nước sở tại.

Hiện chưa rõ chi tiết về những người này, và cũng mới chỉ có tờ Asahi đưa tin về vụ bắt giữ.
BBC đã liên hệ với sứ quán Việt Nam tại Tokyo để tìm hiểu thêm, nhưng chưa nhận được phản hồi.

Được biết, số 1.300 cây cần sa được trồng ở một số địa điểm, bao gồm nhà xưởng bỏ hoang trong thành phố. Cảnh sát cũng thu giữ nhiều thiết bị chiếu sáng được sử dụng tại các 'trại cần sa' này.

Nạn trồng cần sa khá phổ biến trong giới tội phạm người Việt ở Anh quốc và Âu châu, nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên có vụ án cần sa đối với người Việt ở Nhật.

Trộm cắp

Gần đây, đã có nhiều vụ việc liên quan cộng đồng người Việt ở Nhật Bản.
Mới nhất, một bản tin trên Nippon TV cho hay cảnh sát Nhật đã bắt một số người Việt bị nghi là ăn cắp mỹ phẩm tại các cửa hiệu ở tỉnh Kagawa.

BấmNippon TV cũng chiếu hình một thanh niên, được cho là người Việt, bị bắt tại thành phố Sakaide tỉnh Kagawa trong khi đang chạy trốn.
Theo bản tin, người này thuộc nhóm 5 người Việt bị cảnh sát theo dõi từ tháng 12/2013 đến tháng 1/2014 vì hành vi ăn trộm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tại các cửa hàng thuốc thuộc các thành phố Muragame và Mitoyo.
Ước tính giá trị hàng hóa bị lấy cắp lên tới 188.000 yen (37 triệu đồng).

Số hàng này bị nghi là được tuồn cho tiếp viên hàng không mang về Việt Nam bán.

Trước đó, theo báo khác của Nhật là Sankei, Cục chống Tội Phạm có Tổ chức thuộc Sở Cảnh sát Tokyo đã ra trát bắt một nữ tiếp viên hàng không của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vì nghi ngờ vận chuyển hàng trộm cắp.

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật nói số các vụ trộm cắp tại các cửa hàng bị bắt mà liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.
Riêng sáu tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài nói chung, theo báo Sankei.


'Bộ Ngoại giao quyết định bắt thả tù?'

Cập nhật: 18:33 GMT - chủ nhật, 13 tháng 4, 2014

Media Player

Ông Đặng Xương Hùng
Ông Đặng Xương Hùng nói Bộ Ngoại giao và Bộ Công an chia sẻ vai trò quyết định bắt hay thả ai.

Cựu quan chức Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam phân tích các mục tiêu mà Hà Nội muốn đạt được để đổi lại cho lần thả tù nhân chính trị và lương tâm đang diễn ra và cho rằng Bộ Ngoại giao có vai trò cao trong quyết định "bắt hay thả" ai.

Trao đổi với BBC hôm 13/4/2014 từ Thụy Sỹ, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva nói:
"Bắt ai, thả ai, thì cái này tất nhiên nó được Bộ Ngoại giao và Bộ Công an quyết định thôi,

"Tôi nghĩ rằng chắc phân tích của Bộ Ngoại giao hiện nay cho thấy là khi mà ta (Việt Nam) đã vào Hội đồng Nhân quyền (LHQ), nhất là khi ta đã ký Công ước chống tra tấn, rồi ta đã kiểm điểm định kỳ, rồi trước những dấu hiệu khả quan của TPP,

"Thì Bộ Ngoại giao mới đề xuất lên rằng trước tình hình đó, cần phải cải thiện hình ảnh về nhân quyền ở Việt Nam, trước mắt thả những tù nhân chính trị, thì cái này sẽ được bàn với Bộ Công an, rồi đưa ra Bộ Chính trị, Bộ Chính trị sẽ có những quyết định như vậy."

'Năm mục tiêu chính'

"Thứ nhất là giảm sức ép; giảm ảnh hưởng đối với ông bạn láng giềng (Trung Quốc); tạo thêm bạn mới, tạo thêm những liên minh mới; những lợi ích làm ăn về kinh tế và tạo hình ảnh"

Ông Hùng cho rằng Việt Nam có năm mục tiêu chính và cũng là các động cơ đằng sau quyết định thả các tù nhân mới đây, trong đó có các ông Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi, Nguyễn Hữu Cầu.

Ông nói: "Thứ nhất là giảm sức ép; giảm ảnh hưởng đối với ông bạn láng giềng (Trung Quốc); tạo thêm bạn mới, tạo thêm những liên minh mới; những lợi ích làm ăn về kinh tế và tạo hình ảnh,"

"Tạo hình ảnh nhất là Việt Nam sau khi đã vào Hội đồng Nhân quyền, rồi những cam kết của Việt Nam trong tôn trọng nhân quyền cũng là một trong những nhu cầu tạo ảnh hưởng và tôi nghĩ rằng đợt rồi Bộ Ngoại giao, tiếng nói đã lên trong vấn đề thuyết phục được các đối tượng liên quan, để mà có những thay đổi như vừa rồi."

Theo cựu quan chức ngoại giao, một mục tiêu rất lớn mà Việt Nam đang nhắm là gia nhập vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), được cho là một động thái giúp Việt Nam giảm đi lệ thuộc vào Trung Quốc, nhưng do đó, Việt Nam phải cải thiện thành tích nhân quyền của mình để đáp ứng điều kiện.

"TPP là một trong những bước đi của Việt Nam để thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, tất nhiên tôi nghĩ rằng Trung Quốc không khoái lắm trong cái này, những thay đổi, nhất là những thay đổi về tư duy, Trung Quốc không khoái lắm bởi vì Trung Quốc luôn muốn Việt Nam nhất nhất phải đi theo cách mà Trung Quốc muốn," ông Hùng nói với BBC.


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List