VIỆT NAM TỤT HẬU, LỖI TẠI AI ?
Việt
Nam hiện nay bị tụt hậu trên đủ mọi phương diện. Điều này không ai có thể chối
cãi được. Tụt hậu về kinh tế : Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo
đói nhất thế giới, sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 550$ ; trong
khi đó theo tiêu chuẩn của Ngân Hàng Quốc Tế và những nhà kinh tế, thì để vượt
qua ngưỡng của nghèo đói, sản lượng tính theo đầu người hàng năm phải ở mức độ
trên 1.000$. Không những tụt hậu về kinh tế mà cò tụt hậu về y tế, giáo dục và
điều đáng buồn, đáng lo ngại, đó là luân lý, đạo đức bị suy đồi.
Lỗi
tại ai ?
Có
người cho rằng tại tâm lý bảo thủ của người dân, tại truyền thống Khổng Mạnh.
Người khác lại cho rằng đó là tại chính quyền cộng sản Hà Nội và lý thuyết Mác
Lê. Chúng ta nghĩ thế nào ?
Tất
nhiên, một hiện tượng to lớn, liên quan đến nhiều lãnh vực như hiện tượng chậm
tiến, tụt hậu kinh tế xã hội sẽ do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nếu chúng ta
nhìn những nước như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài loan, Hồng Kông, Singapour, thì
những nước này bị ảnh hưởng tư tưởng Khổng Mạnh cũng không kém gì Việt Nam, thế
mà họ vẫn có thể phát triển.
Nhất là chúng ta nhìn 2 nước Nam Hàn và Bắc Hàn :
Bắc Hàn đi theo chế độ độc tài toàn trị cộng sản, dân đang chết đói. Nam Hàn
mới đi theo chế độ dân chủ từ thập niên 80, nay là cường quốc kinh tế thứ 11
trên thế giới. Từ đó chúng ta có thể đi đến kết luận là chế độ độc tài cộng sản
là nguyên nhân chính đưa đến tụt hậu kinh tế và xã hội ở Việt Nam. (1)
Tổng
thống Nga Boris Eltsine, mặc dâu lúc còn trẻ đi theo cộng sản, nhưng sau đó,
ông thấy tai hại của chủ thuyết này trên quê hương đất nước ông, ông không ngần
ngại từ bỏ. Trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống kỳ đầu, ông có tuyên bố :
«
Nước Nga vào đầu thế kỷ thứ 20 đang ở trên cùng một con tàu với thế giới ;
mặc dầu không phải là đầu tàu ; nhưng cũng ở một trong những toa hạng
nhất.
Thế rồi với cuộc cách mạng cộng sản 1917, nước Nga nghĩ rằng tự mình có
thể kiếm ra một đường lối phát triển riêng biệt, đã tự tách ra khỏi đoàn tàu,
đứng sang một bên. Không dè nước Nga bị sa lầy, trong khi đoàn tàu thế giới vẫn
tiến. Việc chính của nước Nga ngày hôm nay là hội nhập vào hàng ngũ thế giới,
cố bắt kịp những nước phát triển, vì nước Nga hiện nay tụt hậu hàng nửa thế kỷ,
có ngành đến cả thế kỷ. »
Đây là
một lời tuyên bố can đảm và sáng suốt. Người ta không thể nói ông thù cộng sản
nên mới nói như vậy. Không, ông đã theo cộng sản từ thuở bé, lãnh đạo Đoàn
Thanh Niên Cộng sản, Ủy viên Bộ Chính trị, đặc trách về đảng ở thành phố Moscou.
Câu
nói trên của ông không những chứng tỏ ông sáng suốt, can đảm mà còn yêu nước,
vì nếu cứ để Liên Sô quẫy quạng trong vũng lầy cộng sản, thì không biết bao giờ
Nga sô mới bắt kịp các nước tân tiến.
Thật
vậy, lý thuyết của Marx được gói ghém tương đối đầy đủ trong quyển Tuyên Ngôn
Thư Đảng Cộng do ông và Engels viết chung vào cuối năm 1847, xuất bản ở Anh vào
năm 1848. Năm 1917 ; 69 năm sau, Lénine đảo chính, cướp chánh quyền ở Nga,
thực hiện tư tưởng của Marx. Rồi một số quốc gia như Tàu và Việt Nam, với sự
giúp đỡ của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, đảng cộng sản được thành lập ở 2 xứ này,
và lợi dụng tình thế, cũng nổi lên cướp chính quyền như Lénine ở Nga.
Đồng thời
một số quốc gia Đông Âu phải chịu chấp nhận chế độ cộng sản, vì phải sống dưới
gót giầy của quân đội chiếm đóng Liên Sô, sau Đệ Nhị Thế Chiến. Từ đó tới nay,
Nga Sô và các nước Đông Âu đã từ bỏ chế độ cộng sản, còn lại 4 nước cộng sản :
Việt Nam, Trung Cộng, Bắc Hàn và Cu ba. Trong suốt thế kỷ 20 và ngày hôm nay
tới thế kỷ 21, với những nước cộng sản còn rơi rớt lại, người ta thấy không có
một nước nào theo chủ nghĩa cộng sản, áp dụng lý thuyết của Marx mà có thể phát
triển về kinh tế và xã hội. (2)
Tại
sao như vậy ?
Tại ít
nhất 2 nguyên do : 1) Lý thuyết của Marx không tưởng, nếu không muốn nói
là huyễn tưởng. 2) Lénine thiết lập chế độ độc đảng, nhà nước độc tài để áp
dụng, bắt dân phải theo lý thuyết huyễn tưởng của Marx ; bị lâm vào tình cảnh
đẽo chân để đi vừa giày, làm cho xã hội cộng sản trở nên què quặt, bệnh hoạn.
Tất cả những chế độ cộng sản được dựng lên sau đó, đều theo, «
copier » Lénine, cách tổ chức đảng và nhà nước độc tài của Lénine ;
nên cũng bị lâm vào cùng hoàn cảnh, nhiều khi còn tồi tệ hơn, như cộng sản Việt
Nam, phần lớn giới lãnh đạo, ngay cả Hồ chí Minh, đọc nửa câu về duy vật biện
chứng và duy vật sử quan của Marx cũng không hiểu ; nhưng lại nghĩ mình là
đồ đệ trung thành của Mác – Lê, là đỉnh cao trí tuệ của loài người tiến bộ, nên
sẵng sàng làm con chốt cho Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, nhất nhất nghe lời Đệ Tam
Quốc Tế Cộng Sản, làm bất cứ điều gì để quan thầy bằng lòng, ngày xưa thì quan
thầy Liên Sô, nay thì quan thầy Trung cộng ; ngay cả việc đưa dân nước từ
cuộc chiến tranh này tới cuộc chiến nọ.
1) Lý
thuyết của Marx là không tưởng (3)
Ở đây tôi không thể đi
vào phê bình xâu xa tư tưởng của Marx, chúng ta chỉ lấy con mắt bình thường,
đơn giản cũng nhìn ra sai lầm to lớn của Marx là chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu
chẳng khác nào bãi bỏ một nguyên động lực chính khiến con người làm việc. Chính
vì vậy mà tại tất cả những nước cộng sản đều bị lâm vào cảnh : « Cha
chung không ai khóc. Ruộng chung không ai cày.
Nhà chung không người chăm sóc. »
3% đất tư nhân ở Liên Sô trước kia sản xuất 50% số khoai tây bán trên thị
trường, trong khi 97% đất công, trong hợp tác xã sản xuất 50% còn lại, và trước
khi ra ngoài thị trường thì 30% bị để hư ở ngoài đồng, 20% bị hư vì chuyên chở
và không được trông coi ở trong kho.
Việc máy cày, nông cụ bị bỏ hoen rỉ ở
ngoài đồng là chuyện thường tình. Chính vì vậy kinh tế cộng sản trở nên tụt
hậu. Xin nhắc lại sai lầm lớn của Marx là chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, trên
thực tế quyền tư hữu không thể bãi bỏ mà chỉ có thể chuyển nhượng.
Điều sai lầm
thứ nhì đó là Marx dùng chủ trương sai lầm này như một tiền đề cho cả hệ thống
tư tưởng của mình. Nay tiền đề sai, không tưởng, thì cả hệ thống tư tưởng sau
đó cũng sai và không tưởng.Hệ thống tư tưởng của Marx cũng gống như hệ thống
hình học mặt phẳng của Euclide dựa trên một định đề, theo đó : « Trên
một mặt phẳng, từ một điểm, ngoài một đường thẳng, người ta chỉ có thể kẻ một
đường thẳng duy nhất song song với đường thẳng trước. »
Nếu chúng ta chấp
nhận định đề này, thì những định lý sau của Euclide là đúng. Nhưng nếu chúng ta
không chấp nhận, chúng ta bước sang hình học không gian, thì ngay định đề và cả
những định lý của Euclide là sai. Hệ thống tư tưởng của Marx không phải dựa
trên một định đề, mà ít nhất 3 định đề : 1) Định đề thứ nhất là quyền tư
hữu có thể bãi bỏ, vì ở xã hội cộng sản nguyên thủy không có quyền tư hữu ;
2) Định đề thứ nhì : Giai cấp là do quyền tư hữu mà sinh ra ; 3) Định
đề thứ 3 : Vì có giai cấp nên lịch sử của nhân loại mới là lịch sử của đấu
tranh giai cấp (3). Cả 3 định đề đều sai, không có một tý gì là khoa học, vì
chưa đủ điều kiện để kết luận..
Chẳng hạn như trong quyển Nguyên do của Gia
đình, của Quyền Tư Hữu và của Nhà nước ( l’Origine de la Famille, de la
Proptìté privée et de l’Etat ) của Engels, rồi sau đó Lénine dựa vào để viết
quyển Nhà Nước và Cách Mạng ( l’Etat et la Révolution) và Staline dựa vào để
viết quyển Duy Vật Biện Chứng và Duy Vật Sử Quan, đây là quyển kinh thánh của
những đảng cộng sản trên thế giới.
Tất nhiên Lénine và Staline không chỉ
dựa vào quyển này của Engels mà còn nhiều quyển khác của Engels và của Marx.
Nhưng đây là 1 quyển quan trọng vì nó nói đến quyền tư hữu.Tôi sẽ có dịp phê
bình kỹ lưỡng quyển này của Engels và quyển Duy Vật Biện Chứng và Duy Vật Sử
quan của Staline sau. Engels dựa trên công trình nghiên cứu của một vài nhà xã
hội học, nhân chủng học, rồi Engels đưa ra kết luận là xã hội cộng sản nguyên
thủy không có quyền tư hữu. Đây là một lời kết luận hồ đồ không có tính chất
khoa học.
Theo tinh thần khoa học, thì để kết luận một sự kiện cần phải có 2
điều kiện : 1) Điều kiện ắt có ( conditions nécessaires) ; và 2) Điều
điện đủ ( Conditions suffisantes). Như điều kiện ắt có để trở thành nước là
phải có Hydrogène và Oxygène. Nhưng điều kiện đủ, đó là phải có 2 phân tử
Hydrogène và 1 phân tử Oxygène. Đó là đối với khoa học chính xác.
Còn đối với
khoa học nhân văn thì làm thế nào để biết là đủ. Đây mới dựa trên một vài công
trình nghiên cứu, mà ngay những nhà nghiên cứu họ cũng thận trọng, không dám
đưa ra những kết luận vội vã. Ngược lại Marx và Engels lại dùng những kết quả
nghiên cứu này rồi đưa ra kết luận rằng ở những xã hội « cộng sản nguyên
thủy « không có quyền tư hữu, rồi con người bị ăn vào « trái cấm tư
hữu « , rồi xã hội mới trở thành xã hội giai cấp, lịch sử trở thành lịch
sử của đấu tranh giai cấp, lịch sử của bạo động.
Tất cả những mệnh đề sau đều
là suy diễn từ định đề trước, không có một tý gì là khoa học (3).
2) Những
người cộng sản như Lénine, Mao, Hồ là những người đấu tranh cướp chính quyền
nhà nghề, lợi dụng thời cơ, cướp chính quyền. Và khi có chính quyền, họ dùng
quyền lực để áp dụng lý thuyết không tưởng của Marx, đưa đến tình trạng « Đẽo
chân để đi vừa giày « làm cho xã hội cộng sản trở nên què quặt.
Hiểm họa này, 2 người Á
Châu thấy sớm nhất là cụ Phan Bội Châu và Tướng Tưởng giới Thạch. Vào những năm
đầu của thập niên 20, cụ Phan bội Châu cũng được Đại diện của Đệ Tam Quốc tế
tìm gặp và dụ vào tổ chức này như Trần độc Tú, Lý đại Siêu của Tàu. Nhưng cụ
Phan bội Châu đã từ chối. Cụ nói : « Tôi chẳng duy vật mà cũng chẳng
duy tâm. Tôi chỉ duy dân. » Tưởng giới Thạch, năm 1923, sau khi Tôn dật
Tiên và Lénine ký hiệp ước thân thiện, đã được gửi sang bên Liên Sô để học.
Theo nguyên tắc, Tưởng phải ở lâu ; nhưng
ông chỉ ở một vài tháng
rồi về. Người ta hỏi ông, ông trả lời : « Tôi không có gì học ở bên
đó cả !" Sau đó ông nói thêm : « Một con người nếu không
có xương sống hay xương sống bị gãy, thì không thể đứng dậy được, suốt đời chỉ
bò. Giai tầng trí thức và trung lưu là xương sống của một xã hội. Cộng sản chủ
trương tiêu diệt trí thức và trung lưu, chẳng khác nào đánh gãy xương sống của
xã hội.
Xã hội cộng sản là xã hội không xương sống, xã hội đó chỉ bò, không thể
tiến được .« Đây là câu trả lời rõ ràng nhất, mặc dù nó cách đây là 83 năm (
2006-1923), cho giới lãnh đạo cộng sản và một số trí thức Việt Nam cho rằng
tình trạng tụt hậu của Việt Nam hiện nay là do lý thuyết Khổng Mạnh và nhiều
nguyên do khác, chứ không phải do cộng sản. Cách đây cả hơn 80 năm cụ Phan bội
Châu và Tưởng giới Thạch đã nhìn ra tai hại của lý thuyết cộng sản, thế mà ngày
hôm nay, giới trí thức cộng sản Tàu và cộng sản Việt Nam vẫn không nhìn ra,
hoặc vì quá ngu dốt ; hoặc, nhìn ra ; nhưng vì một số đặc
quyền đặc lợi, vẫn phải hoan hô chế độ.
Cộng
sản Việt Nam đã nắm độc quyền hơn 30 năm trên toàn đất nước và hơn 60 năm ở
ngoài Bắc. Thời gian đã quá đủ dài để biết đâu là sự thật. Ở những nước dân chủ
tân tiến, 4 hay 5 năm, một nhiệm kỳ của thổng thống hay quốc hội là đã đủ rồi.
Hơn thế nữa những quốc gia là cái nôi của chủ nghĩa cộng sản như Liên Sô và
Đông Đức, họ cũng đã từ bỏ chế độ này. Tất cả những chế độ cộng sản đều làm nên
tội ác, những chế độ cộng sản đã qua ; và vẫn còn tiếp tục với những chế
độ cộng sản còn lại như Việt Nam, Trung Cộng, Bắc Hàn, Cuba. Điều này đã quá
rõ.
Chế độ cộng sản không những là nguyên nhân chính của tụt hậu khinh tế mà
còn là một chế độ giết người, diệt chủng, như Nghị quyết 1481 của 46 quốc gia
Âu châu quyết định vào ngày 25/01/2006 (4). Giới lãnh đạo cộng sản còn lại, hãy
ngừng tay đao phủ thủ. Giới trí thức bênh vực chế độ vì một vài đặc quyền đặc
lợi, hãy can đảm quay trở lại lương tâm và lương tri của con người. Quí Vị hãy
nhớ câu của Lão Tử : « Thắng nhân giả hữu lực. Tự thắng giả cường »
( Thắng người là nhờ lực ở ngoài.
Tự thắng mình mới chính là lực của mình, mới
là mạnh. » Đó là việc mà Mikhail Gorbatchev và Boris Eltsine đã làm ở Liên
Sô, vì họ đã biết tự thắng mình và biết đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên
trên quyền lợi của cá nhân, của đảng đoàn. Một hành động mà không những dân tộc
Nga khen, mà cả thế giới cũng nể phục.
Paris
ngày 15/04/2006
Chu
chi Nam
(1) Xin xem thêm
bài của tác giả để rõ vấn đề: Chế độ dân chủ và chế độ độc tài, chế độ nào
phục vụ người dân và bài Dân chủ, mảnh đất mầu mở để cho phát triển kinh tế nẩy
mầm trên : www.nghiêncưulichsu.net.ms/, www.anhduong.net, www.vietlandnews.net,www.danchu.net.
(2)
Xin xem bài : Lý thuyết Marx là thần dược hay độc dược ; Sự thất bại của
cách mạng cộng sản, trên những báo vừa nêu.
(3)
Xin xem bài : Phê bình Marx trên phương diện triết học, Sự không tưởng của
Marx ; Sự hồ đồ của Marx theo Karl Popper ; Những lý luận đơn giản,
sai lầm và ảo tưởng của Marx ; Tư tưởng của Marx phản văn hóa và phản văn
minh
(4)
Xin xem bài của tác giả:Phải chăng Nghị Quyết 1481 của Hội Đồng Âu Châu là
tờ giấy lộn và Âu Châu là con hổ giấy như báo chí cộng sản rêu rao ? trên
những báo nêu trên.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.