Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, June 28, 2014

Cần gỡ vỏ "Nhạy cảm chính trị" và "Văn hóa truyền thống" để Việt Nam phát triển


Cần gỡ vỏ "Nhạy cảm chính trị" và "Văn hóa truyền thống" để Việt Nam phát triển


Thái Tuấn
Càng đi khám phá những mảnh đất khác nhau trên khắp miền tổ quốc, càng gặp nhiều người dân bình thường giản dị, nói chuyện với những trí thức, sinh viên hay cựu chiến binh, càng thấy Việt Nam mình giàu tiềm năng và khát khao phát triển. Tuy nhiên, những tiềm năng đó vẫn mãi đang là tiềm năng, nguy hại hơn nó đang ngày càng bị mai một. Lý do là chúng ta đang tự dựng lên những rào cản gây hại cho sự phát triển của dân tộc.


Ảnh: Một cảnh trong phim "Bụi đời chợ lớn" bị cấm chiếu gây nhiều tranh cãi (Nguồn: Internet)

Điều thứ nhất đó là nỗi sợ nhạy cảm chính trị bóp nghẹt tự do trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Các báo cáo nghiên cứu đều chung chung nửa vời, mang tính hình thức đối phó hơn là phân tích tận gốc nguyên nhân của vấn đề. Nhiều Giáo sư đảm nhận những vị trí quan trọng, có thể gọi là “đầu não tư duy” của khoa học xã hội Việt Nam, nhưng tự kiểm duyệt và biết rõ mình nên dừng ở đâu, đề tài nào là nhạy cảm không nên động đến. Những chủ đề sát sườn phản ánh hiện thực của xã hội như “tại sao hiện tượng tự tử hiện nay dường như lại phổ biến hơn, có phải sự bức bách trong xã hội đã bị đẩy đến tận cùng không?” hay nội dung phức tạp hơn như “xã hội dân sự là gì, và thực sự xã hội dân sự có ích gì cho sự phát triển của đất nước không?” thì luôn luôn nằm ngoài danh sách có thể nghiên cứu.

Rõ ràng, nỗi sợ nhạy cảm chính trị đã trở thành một bùa lưới bổ vây các bộ óc “trí thức” làm họ không thể nghĩ vượt qua giới hạn cho phép. Điều này cũng xảy ra với những người lĩnh trách nhiệm “quản lý nhà nước” trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Những kiểm duyệt như “hình này vi phạm thuần phong mỹ tục” hay “tác phẩm kia không phản ánh đúng cuộc sống” và “câu chuyện này bị phóng tác có thể gây hiểu nhầm cho độc giả” là những diễn giải, quy chụp hoặc thậm chí kết tội “phản động” vì yếu tố “nhạy cảm chính trị”. Điều này làm cho mọi người không được tự do suy nghĩ và tuy duy, ngay trong việc thưởng thức các tác phẩm văn hóa nghệ thuật. Thử hỏi, khi đó thì làm sao có thể tạo ra các phát minh, sáng chế và cái mới cho xã hội được?

Bên cạnh đó còn có nỗi sợ của sự kết nối, nhóm họp và trao đổi thông tin trong một môi trường tự do. Người Việt Nam cứ nghĩ đến tụ họp đông người, thảo luận một vấn đề về chính trị, xã hội hoặc văn hóa gì đó thì coi là nhạy cảm, có thể bị theo dõi, hạch sách hoặc phạm pháp. Chính vì vậy, trong người ta hình thành một ý thức tự kiểm duyệt, không chia sẻ thông tin rộng rãi, không trao đổi cởi mở thẳng thắn những điều mình suy nghĩ, và cuối cùng hậu quả là không dám sáng tạo và phản biện nữa. Với sự tự kiểm duyệt như vậy, chắc chắn người Việt Nam không thể phát minh ra những internet hay facebook, vì ngay việc chia sẻ và kết nối đã thấy sợ rồi, chứ đừng nghĩ đến việc phát minh ra những công nghệ hoặc cách thức kết nối con người và ý tưởng lại với nhau.

Điều thứ hai là kỳ thị sự khác biệt trong văn hóa của người Việt Nam. Có lẽ, một trong những điều kỳ lạ là người Việt Nam đã xây cho mình những cái hộp gọi là truyền thống, mỹ tục và bất cứ những gì có tính phá cách, chưa biết tốt hay xấu, có ích hay không có ích đều lập tức bị ném đá rào rào. Một tư tưởng cho rằng chúng ta có giá trị riêng của mình, người ở nước khác như vậy được, chứ người của chúng ta không như vậy được khá phổ biến không những trong quần chúng mà ngay trong đội ngũ lãnh đạo. Đây chính là nguyên nhân giảm tính bao dung với những người đi đầu, phá cách và đổi mới. Một ví dụ rất rõ cho chúng ta học hỏi là Hàn Quốc. Nếu Hàn Quốc cứ khư khư giữ gìn các giá trị truyền thống, chắc họ đã không có trào lưu K-pop, tạo ra tình cảm với người Hàn kèm theo hàng hóa Made in Korea tràn ngập thị trường châu Á và thế giới.

Rõ ràng, khi chúng ta khư khư giữ văn hóa “truyền thống tốt đẹp”, chúng ta vô hình chung đặt mình vào vị trí “phòng thủ”, chống đối những cái mới. Điều này là vô ích và không thể, vì những lớp vỏ dù cứng đến đâu cũng bị phá vỡ bởi lớp trẻ. Điều tệ hại là khi đó, họ sẽ vứt bỏ những cái hộp do cha ông để lại mà không chủ động điều chỉnh nó. Hậu quả là tạo ra một nền văn hóa méo mó, dẫn đến sự mất gốc thật sự của văn hóa Việt Nam.

Một quốc gia không thể phát triển nếu không có tự do nghiên cứu, sáng tạo và nền tảng văn hóa sống động, giầu có và tương thích với xu hướng toàn cầu. Chính vì vậy chúng ta cần gỡ bỏ lớp vỏ mang tên “nhạy cảm chính trị” và “văn hóa truyền thống” để bơm sinh khí vào cuộc sống nói chung, và văn hóa nghệ thuật nói riêng. Khi đó, Việt Nam mới có thể giải phóng tiềm năng con người và tạo ra nền tảng phát triển bền vững.


Nguồn: Diễn Ngôn



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List