Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, June 27, 2014

DÂN OAN DƯƠNG NỘI BỀN BỈ BIỂU TÌNH ĐÒI NGƯỜI, ĐÒI ĐẤT


DÂN OAN DƯƠNG NỘI BỀN BỈ BIỂU TÌNH ĐÒI NGƯỜI, ĐÒI ĐẤT

CƯỠNG CHẾ ĐẤT TẠI DƯƠNG NỘI, HÀ ĐÔNG 25.04.2014


09h00 ngày hôm nay 24/6/2014 khoảng 60 bà con dân oan Dương nội biểu tình trước trụ sở văn phòng Đảng ủy công an Trung ương đòi trả tự do cho 7 người dân bị bắt trong cuộc cưỡng chế đất đai trái phép từ 25/4/2014 và trả ruộng đất cho dân cày. 

Các cuộc biểu tình này đã kéo dài hàng tháng nay không được cơ quan nhà nước nào giải quyết.

 .
























Tin và Ảnh: FB Mai Dũng - Trịnh Bá Phương
xem thêm hình - http://xuandienhannom.blogspot.de/2014/06/dan-oan-duong-noi-ben-bi-bieu-tinh-oi.htm



Lai Châu: Người dân tộc Thái vây hãm 2 trụ sở ủy ban, dọa thắt cổ chủ tịch huyện

Hàng trăm người dân tập trung trước UBND huyện Than Uyên


Người dân vùng tái định cư “đại náo” huyện Than Uyên và Tân Uyên

Thanh Tùng (Nông Nghiệp Việt Nam) - Không khí tại trụ sở của UBND huyện Than Uyên và Tân Uyên luôn trong tình trạng “nóng”. Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm người kéo lên trụ sở, xe máy dựng kín cổng UBND huyện. Do quá bức xúc, nhiều người dân đã cầm theo dây thừng làm lọng buộc sẵn để dọa thắt cổ ông Phan Bá Quyết - Chủ tịch UBND huyện...

Trong hai ngày 23 và 24/6, dưới trời mưa tầm tã, hàng trăm đồng bào dân tộc, chủ yếu là dân tộc Thái ở nhiều bản tái định cư thủy điện Huổi Quảng – Bản Chát của 2 huyện Than Uyên – Tân Uyên tỉnh Lai Châu vẫn ngồi ngoài hiên trước cửa trụ sở UBND huyện và Ban Quản lý dự án Di dân TĐC Huổi Quảng - Bản Chát để khiếu kiện liên quan đến cuộc sống mới trên vùng đất tái định cư...

Trụ sở “tê liệt”

Không khí tại trụ sở của UBND huyện Than Uyên và Tân Uyên luôn trong tình trạng “nóng”. Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm người kéo lên trụ sở, xe máy dựng kín cổng UBND huyện. Do quá bức xúc, nhiều người dân đã cầm theo dây thừng làm lọng buộc sẵn để dọa thắt cổ ông Phan Bá Quyết - Chủ tịch UBND huyện nếu như không đưa ra được những cách giải quyết dứt điểm vụ việc.

Theo ý kiến của bà con tái định cư, UBND huyện phải áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư thủy điện Huổi Quảng - Bản Chát theo cơ chế tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Đồng thời, 2 huyện Than Uyên, Tân Uyên phải thực hiện theo Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND tỉnh Lai Châu ngày 9/8/2010 về quy định cụ thể một số chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Trước những thắc mắc của bà con dân định cư, ông Phan Bá Quyết - Chủ tịch UBND huyện Than Uyên phải gọi điện “cầu cứu” UBND tỉnh Lai Châu. UBND tỉnh lập ngay một đoàn công tác xuống huyện giải quyết vấn đề.

Chiều cùng ngày, đoàn công tác của UBND tỉnh Lai Châu gồm đại diện văn phòng UBND tỉnh Lai Châu; Thanh tra tỉnh Lai Châu; MTTQ tỉnh; Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy… đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con về các chế độ chính sách cũng như việc đền bù di dân TĐC Huổi Quảng - Bản Chát. Trước trụ sở UBND huyện, đoàn đã trả lời một số ý kiến của người dân đồng thời tiếp thu, tổng hợp những kiến nghị liên quan đến vấn đề tái định cư.

Đoàn công tác của UBND tỉnh Lai Châu giải thích những vướng mắc của người dân

Theo những lời giải thích của đoàn công tác: Thực hiện công tác di dân tái định cư Huội Quảng – Bản Chát, tỉnh Lai Châu đã tổ chức thực hiện cơ chế bồi thường, hỗ trợ di dân theo quy đinh tại Quyết định số 02/2007/QĐTTg ngày 9/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về bồi thường hỗ trợ di dân tái định cư Thủy điện Sơn La theo nội dung Công văn số 2096/TTg-CN ngày 27/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Mặt khác khi Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có hiệu lực, tỉnh Lai Châu có Công văn số 65/UBND-TĐC ngày 2/2/2012 gửi Thủ tướng về việc cho phép Lai Châu tính chi phí hỗ trợ và chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm theo quy định của Nghị định số 69/2009;

Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tỉnh Lai Châu thực hiện việc hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án Thủy điện Huội Quảng – Bản Chát theo quy định tại Quyết định số 02/2007. Do vậy, việc áp dụng chế độ, chính sách trong công tác bồi thường, hỗ trợ di dân tái định cư thủy điện Huội Quảng – Bản Chát được cơ quan ban ngành của tỉnh Lai Châu thực hiện theo đúng chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước…

Hơn 23 giờ ngày 24/6, dù đã được đoàn công tác của tỉnh giải thích cặn kẽ nhưng bà con vẫn tiếp tục tập trung đông người đưa ra nhiều ý kiến thắc mắc xoay quanh việc đền bù và kiểm đếm trước tái định cư.

Trước những diễn biến nghiêm trọng của sự việc, người dân có những biểu hiện manh động như: Chửi bới, la ó, đạp bàn ghế… Lực lượng công an, dân quân và cảnh sát cơ động đã có mặt để “bảo vệ” đoàn công tác của tỉnh cũng như lãnh đạo huyện Than Uyên... Sau 0 giờ ngày 25/6, người dân vẫn tập trung rất đông tiếp tục đòi hỏi giải quyết dứt điểm chế độ chính sách thực hiện tái định cư.

Ngoài ra, thời điểm này, công việc của Ban Quản lý Dự án TĐC Huổi Quảng Bản Chát gần như bị tê liệt hoàn toàn. Người dân tập trung đông trước cửa trụ sở. Họ không cho các cán bộ, nhân viên của Ban đi lại, họ sẵn sàng sử dụng “tay chân” nếu như có “to tiếng”. Lúc này, ông Bùi Văn Chính - Trưởng ban QLDA đi công tác trên tỉnh; ông Phó Trưởng ban QLDA phải nhờ nhân viên bí mật ngụy trang để cầm máy tính xách tay và một số tài liệu để về nhà làm việc cho “yên tâm”.

Trưởng ban Quản lý Dự án huyện Tân Uyên phải nhập viện

Trong ngày 24/6, sự việc người dân kéo lên trụ sở UBND và ban Quản lý dự án tái định cư còn xảy ra tại huyện “láng giếng” Tân Uyên. Cũng là những mong muốn giải quyết chế độ chính sách, những thắc mắc của bà con về hỗ trợ đền bù và đo đạc kiểm đếm, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề…

Không đồng ý với những lời giải thích của cán bộ Ban quản lý dự án, người dân đã ném gạch đá vào trụ sở ban, làm bị thương một số nhân viên và hủy hoại một số tài sản. Riêng đối với ông Lê Thanh Huy - Trưởng ban Quản lý Dự án TĐC huyện Tân Uyên bị người dân đã kéo áo, lôi ra ngoài để sử dụng vũ lực, đồng thời “áp giải” về bản tái định cư gần đó.

Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, lực lượng cảnh sát cơ động được điều xuống giải vây. Lực lượng đã cứu được ông Trưởng ban Quản lý Dự án TĐC huyện Tân Uyên. Tuy nhiên trong quá trình xô sát, người dân ném gạch đá khiến ông Trưởng ban Quản lý Dự án TĐC huyện Tân Uyên bị thương phải nhập viện. Ngoài ra, một số cán bộ đang làm việc ban và huyện cũng bị thương nhẹ, trong đó có một đồng chí là Phó Trưởng Công an huyện Tân Uyên.

THANH TÙNG



Bùi Tín - Đồng ruộng bốc lửa

Thứ Năm, ngày 26 tháng 6 năm 2014


Tình hình nông thôn Việt Nam ngày càng trở nên nóng bỏng. Nông dân đang kêu cứu. Người dân mất đất ngày càng nhiều. Dân oan ở nông thôn tăng lên nhanh chóng. Hiệp hội dân oan đã được thành lập, lan rộng ra các tỉnh thành, quận huyện.

Tất cả tai họa của nông dân Việt Nam mấy chục năm nay là cái sáng tạo kỳ quái, chưa từng có bao giờ, của đảng CS, đó là “quyền sở hữu toàn dân về đất đai’’.
                                                                                                          
Từ ngàn xưa, nông dân các thời đại đã chinh phục thiên nhiên, khai phá rừng hoang  thành đồng ruộng phì nhiêu. Các chế độ cai trị đều công nhận quyền sở hữu tư nhân của những nông dân tiên phong ấy, kể cả quyền chuyển giao lại cho con cháu họ mãi mãi về sau.

Đảng CS đã ngang nhiên thủ tiêu quyền tư hữu về ruộng đất vốn được công nhận là thiêng liêng bất khả xâm phạm trên toàn thế giới từ thời cổ đại đến nay. Năm 2013, nhân bàn về bản Hiến pháp mới, đã có nhiều nhân sỹ, trí thức, giáo sư, nhà chính trị góp ý nên trả lại cho xã hội quyền sở hữu đa hình thức: nhà nuớc, tập thể, tư nhân, trong đó hình thức sở hữu tư nhân là căn bản nhất.

Với “sở hữu toàn dân” đảng CS đã giáng một đòn chí tử vào giai cấp nông dân mà đảng từng coi là giai cấp thân thiết nhất trong liên minh công - nông. Thật ra đây là sự phản bội thâm độc nhất, là hành vi tội ác tệ hại nhất, tàn phá nông thôn, triệt phá nông nghiệp, bần cùng hóa triệt để nông dân.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà toán học hàng đầu Hoàng Xuân Phú ở trong nước đã cảnh báo rằng “Điều 4 Hiến pháp và sở hữu toàn dân về đất đai là hai tử huyệt của đảng CS”.

Sinh viên ngành Luật Đỗ Thúy Hằng từng nhận xét: “Mệnh đề bịp: đất đai thuộc sở hữu toàn dân có mục đích dẫn đến tim đen - mệnh đề 2 của đảng CS là: do Nhà nước của đảng CS thống nhất quản lý”. Và Đỗ Thúy Hằng kết luận: “Thế là đảng CS không hề bỏ ra một giọt mồ hôi nào bỗng có quyền thu hồi bất cứ mảnh đất nào họ muốn, ngon ơ, coi như hợp pháp. Tai họa cho nông dân ta là từ đó”.

Thế là đồng ruộng ta đang bốc cháy. Bị dồn vào bước đường cùng, hàng triệu nông dân ở khắp nơi - ở Tiên Lãng, Kiến An,Thái Bình; ở Dương Nội, Hà Đông; ở Trịnh Nguyễn, Bắc Ninh; ở Bắc Sơn, Hà Tinh; ở Sơn Hải, Ninh Thuận; ở Quảng Ngãi và Bình Định; ở Bình Dương và Long An… - đã thề sẽ sống chết với đất đai ruộng đồng mồ mả của tổ tiên, cha ông để lại, quyết không cho ai xâm phạm. Có nơi dân oan đã kéo lên thủ đô đấu tranh quyết liệt.

Chính quyền địa phương đã huy động công an cùng bọn côn đồ xã hội đen hành hung tàn bạo nông dân, trong khi chính quyền trung ương làm ngơ, Bộ Công an đồng lõa làm cho tình hình cực kỳ căng thẳng.

Mặt trận Tổ quốc trong đó có Hội Nông dân VN hoàn toàn bất động khi nông dân đứng dậy đòi quyền sống, tự vạch trần bộ mặt làm tay chân cho đảng CS, không có mảy may liên hệ gì với bà con nông dân trong cơn đại nạn kéo dài này.

Theo hai trong số các chuyên gia am hiểu nông dân và nông thôn nhất, giáo sư Võ Tòng Xuân và giáo sư Đặng Hùng Võ, đảng CS phải trả lại cho nông dân quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, vì không có một con đuờng nào khác để đưa nông thôn ra khỏi bế tắc nguy hiểm hiện nay. Và đó cũng là vấn đề ưu tiên cần được đưa ra thảo luận tại cuộc họp Quốc hội vào giữa tháng 5 này.

Nông dân hiện vẫn còn chiếm 70% dân số nước ta. Điều gì sẽ xảy ra khi phong trào nông dân đòi quyền sống lan ra rộng khắp, được điều hành bởi Hiệp hội dân oan mất đất, được phong trào Dân chủ, Nhân quyền tận lực hỗ trợ, được mạng lưới các blogger tiếp sức, được thế giới và Liên Hiệp Quốc ủng hộ? Sẽ không có một thế lực nào đàn áp nổi.

Tình hình Tiên Lãng, Dương Nội, Bắc Sơn, Sơn Hải, Trịnh Nguyễn cho thấy rõ bọn quan chức CS địa phương đã câu kết chặt với các nhà đầu tư nước ngoài cướp đất của dân với giá rẻ mạt để xây dựng nhà nghỉ cao cấp, khách sạn 4 sao, trung tâm thương mại, tổ hợp chung cư lớn, văn phòng các loại, sân golf, sòng bạc casino… nhằm thu lợi lớn, trong khi đông đảo nông dân bị phá sản, mất mồ mả cha ông, mất phương tiện sản xuất, mất nguồn sống cố hữu của mình.

Không dứt khoát từ bỏ khái niệm sở hữu toàn dân quái ác, như chiếc gông kẹp cổ nông dân gần nửa thế kỷ qua, mọi nghị quyết của đảng CS về chính sách tam nông - nông nghiệp, nông dân, nông thôn - về xây dựng nông thôn mới, về bổ sung sửa Luật đất đai đều là hời hợt, giả dối trên quá trình phản bội nông dân và tàn phá nông thôn.

Tất cả những trò lừa dối ấy chỉ như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm giận đang bùng cháy trên đồng ruộng, làm cho lan rộng ra cả nước, khi nông dân cả nước biết kết đoàn, biểu thị ý chí bất khuất trước cường quyền tham nhũng, quyết giành lại bằng được quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất thiêng liêng vốn có tự ngàn xưa.




__._,_.___

Posted by: hung vu

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List