Ngư phủ đánh cá trên những chiếc cà kheo
trong nền văn minh việt cộng ...
Những người đàn ông đi
trên chiếc cà kheo cao hơn 1 m giữa cơn sóng biển Nam Định, thành thục bủa lưới
đánh bắt cá tôm.
Để đi te (bắt tôm cá
nhỏ), nhiều người dân ở một số vùng ven biển Việt Nam đã sử dụng những chiếc cà
kheo độc đáo.
Ở vùng biển Thịnh Long
(Hải Hậu, Nam Định), người dân vừa là nông dân, diêm dân lẫn ngư dân cào ngao,
đánh te.
Hầu hết đàn ông dậy từ
sớm tinh mơ, dùng lưới xúc tôm tép và cá nhỏ, chỗ vùng nước sâu thì
phải dùng cà kheo để đi.
Ngư dân vừa phải giữ
thăng bằng vừa kéo vó, bắt những con tôm tép, cá nhỏ.
Cà kheo và các dụng cụ
đánh bắt đều được làm bằng tre, có độ bền bỉ, dẻo dai do được ủ bùn ngâm ao.
Để đi được cà kheo thành
thạo, phải tập đi mất khoảng một tháng, rồi nâng dần độ cao.
Công việc vất vả, không
đem lại nhiều lợi nhuận nhưng người dân các vùng ven biển ở Nam Định, Thanh
Hóa... vẫn bám trụ với nghề.
Công việc của họ chỉ kéo
dài khoảng 2-3 tiếng vào buổi sáng.
Ngoài đánh te, ở biển
Thịnh Long, cũng có nghề cào ngao vào sáng sớm, khi thủy triều xuống.
Công cụ cào ngao là những
chiếc sào tre có gắn móc sắt. Người thu hoạch ngao sẽ đi thụt lùi, kéo lê chiếc
sào, khi nào gặp vật cản là biết có ngao.
Những phụ nữ hỗ trợ cánh
đàn ông trong việc phân loại tôm cá.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.