Dân
Làm Báo thách thức Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son
"Chân dung Quyền Lực" và sự kiện
Nguyễn Bá Thanh
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Danlambao - Vào ngày 30.01.2015, Báo Nhân Dân Điện tử - tự xưng là cơ quan trung ương của đảng CSVN, tiếng
nói của đảng, nhà nước và Nhân dân VN - đăng bài viết "Bảo vệ Đảng trước các luận điệu xuyên tạc chia rẽ
nội bộ" trong đó đã đưa ra đề nghị: "Xây dựng các diễn đàn mà ở đó những người có ý kiến trái chiều,
những người "bất đồng chính kiến" có thể đưa ra các lập luận, lý lẽ
của riêng họ thỏa mãn ý tưởng chính trị." (1)
Nhận thấy đây là một đề nghị chính đáng, Danlambao
thách thức Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son cho mở một diễn đàn ngay trên cơ
quan trung ương của đảng là Báo NDĐT để tiếng nói của Nhân
dân VN, trong đó có những người "bất đồng chính kiến", thực sự được
cất lên.
Đây cũng là cơ hội để ông Nguyễn Bắc Son không
còn phải lo lắng về các trang blog bất đồng chính kiến để rồi mong mỏi những
trang blog này bị "người dân nhanh chóng quay lưng vì đưa tin nhảm
nhí, xấu độc trước sức mạnh đấu tranh của thông tin chính thống." (2)
Đây cũng là phương thức để đáp ứng mục tiêu
của Văn phòng chính phủ, chứng minh rằng Bộ TT&TT đã thông tin kịp
thời, chính xác, trung thực hoạt động của lãnh đạo, để người dân hiểu đúng, yên
tâm hơn, tăng cường thông tin trên nhiều “mặt trận”.
Trên diễn đàn mà "ở đó những
người có ý kiến trái chiều, những người "bất đồng chính kiến" có thể
đưa ra các lập luận, lý lẽ", Bộ TT&TT hay báo NDĐT có thể chọn
bất kỳ một chủ đề nào, đính kèm là một bài viết về chủ đề đó. Sau đó Danlambao
sẽ viết bài phản biện để được đăng tải nguyên văn trên diễn đàn. Tiếp theo, Bộ
TT&TT / báo NDĐT và Danlambao sẽ lần lượt có thêm 1 bài phản biện trước khi
chấm dứt đề tài.
Chủ đề sẽ được luân phiên đưa ra và bao gồm
mọi lãnh vực từ xã hội đến chính trị, từ những chuyện về các lãnh đạo đảng -
thí dụ như từ thân thế và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến cái chết
của Thứ trưởng Cục đường sắt Nguyễn Hữu Thắng..., vai trò của đảng CSVN, quốc
nạn tham nhũng, sự thật về tài sản của một số quan chức đang được lan truyền...
hoặc mọi vấn đề thời sự khác.
Diễn đàn này cũng được mở cho tất cả những
công dân Việt Nam, trong đó đặc biệt là các blogger và nhà báo độc lập, được
trao đổi, tranh luận và trình bày những khác biệt chính kiến của mình một cách
công khai.
Như ông Nguyễn Đắc Son tuyên bố - hiện
Bộ TT&TT quản lý 845 cơ quan báo chí, 1.118 ấn phẩm, có 199 cơ quan báo in,
truyền hình mạnh với hơn 200 kênh, phát thanh gần 100 kênh, 98 cơ quan báo
mạng, hơn 1.116 trang thông tin điện tử được cấp phép... và ông cho đó là một
lực lượng hùng hậu cung cấp thông tin cho xã hội.
Danlambao thách thức với lực lượng
hùng hậu đó của Bộ TT&TT để cả hai phía trình bày, phản biện, mở
ra những góc nhìn khác nhau một cách nghiêm chỉnh về mọi vấn đề của đất nước,
từ đó người dân đọc và có những kết luận cho riêng mỗi người.
Đây là cơ hội tốt nhất để truyền thông
"chính thống" chứng minh với nhân dân cả nước về tính trung thực,
minh bạch cũng như mục tiêu xây dựng lòng tin trong xã hội như ông đã tuyên bố.
*
Thách thức thứ hai liên quan đến tuyên bố của ông Nguyễn Đắc Son về trang
Danlambao và các trang khác đã nhanh chóng bị quay lưng vì đưa tin nhảm
nhí, xấu độc trước sức mạnh của thông tin chính thống.
Nhằm chứng minh điều ông nói là đúng - người
dân tự động quay lưng với Danlambao vì thông tin nhảm, xấu - Danlambao thách thức ông yêu cầu cơ quan chức năng liên hệ gỡ bỏ
tường lửa đã áp đặt lên trang Danlambao để
người dân có thể tự do truy cập và tự quyết định quay lưng với trang blog như
ông đã tuyên bố, và "kẻ xấu" không thể nói rằng ông tuyên bố láo vì
nếu người dân quay lưng thì tại sao lại phải ngăn chận tường lửa một trang blog
mà ông cho rằng bị quần chúng tẩy chay.
*
Sự im lặng, không trả lời của Bộ trưởng TT&TT
và trang Nhân Dân Điện Tử (nếu xảy ra) về thách thức mở diễn đàn sẽ được xem
như là một thái độ hèn nhát, chứng tỏ truyền thông chính thống là mị dân vì nó
đi ngược lại với chính những gì mà trang Nhân Dân Điện Tử đã đăng - Xin được
lập lại: "Xây dựng các diễn đàn
mà ở đó những người có ý kiến trái chiều, những người "bất đồng chính
kiến" có thể đưa ra các lập luận, lý lẽ của riêng họ thỏa mãn ý tưởng
chính trị."
Sự im lặng về thách thức tháo gỡ tường lửa đối
với Danlambao cũng đi ngược lại - và chứng minh rằng - tuyên bố của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng "hiện
nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn
cấm." là
mị dân.
Sự im lặng cũng có nghĩa rằng lực lượng hùng hậu 845 + 1.118
+ 199... không dám trực tiếp trao đổi, đối thoại, tranh luận với sự thật.
Do đó Danlambao thách thức Bộ trưởng TT&TT
Nguyễn Bắc Son trả lời;
thách thức ông Bộ trưởng mở diễn
đàn thảo luận; thách thức ông Bộ trưởng để người dân tự do vào truy cập
Danlambao.
Bộ trưởng TT&TT mong muốn người dân tẩy chay Dân Làm Báo!
Danlambao - Tại phiên họp báo
Chính phủ thường kỳ chiều tối 30/1 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Nguyễn Bắc Son đã tuyên bố rằng đảng và nhà nước phải có thông tin chính thống
kịp thời để dân có nguồn thông tin tin cậy, qua đó tẩy chay các trang mạng xấu.
(1)
Trang Vietnamnet đã đưa tin "Bộ
trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son nhắc đến việc các blog “Dân làm báo”, “Quan làm
báo”… và gần đây nhất là “Chân dung quyền lực” đã nhanh chóng bị quay lưng vì
đưa tin nhảm nhí, xấu độc trước sức mạnh đấu tranh của thông tin chính
thống."
Theo ông Son, "với 845 cơ quan báo chí,
1.118 ấn phẩm, có 199 cơ quan báo in, truyền hình mạnh với hơn 200 kênh, phát
thanh gần 100 kênh, 98 cơ quan báo mạng, hơn 1.116 trang thông tin điện tử được
cấp phép, đây là lực lượng hùng hậu cung cấp thông tin cho xã hội."
Tuy nhiên, với chừng đó lực lượng hùng hậu ông
Son lại tỏ ra lo lắng đối với Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và mới đây là Chân Dung
Quyền Lực.
Nỗi lo lắng của ông Son cũng có thể hiểu được
nếu dựa vào nhiệm vụ của thông tin báo chí trong năm 2015 do chính ông ta đề
ra: "nội dung tuyên truyền lớn, trong đó có kỷ niệm 85 năm thành
lập Đảng, 45 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đại hội Đảng các cấp
tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ 12."
Khi mà nội dung mang tính "tuyên
truyền" phục vụ cho đảng thì đương nhiên người dân sẽ tìm đọc
những thông tin, bình luận độc lập khác để có thể so sánh, đánh giá thông tin
và đi đến kết luận riêng của mình về thời cuộc.
Nếu ông Son lo lắng và mong đợi người dân tẩy
chay các trang mạng lề Dân thì ông sẽ thất bại như lãnh đạo của ông là Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thú nhận sự thất bại của đảng: KHÔNG THỂ NGĂN CHẬN TỰ
DO THÔNG TIN.
Và ông Son cũng nên tiếp tục lo lắng vì
Danlambao sẽ tiếp tục vạch trần những tuyên truyền dối trá, những bưng bít
thông tin của cái gọi là "truyền thông chính thống".
Nhân đây cũng đặt vấn đề với Vietnamnet, một
bộ phận của hệ thống 4T đang nhận chỉ thị từ tuyên giáo đảng là phải đưa tin "chính
xác" rằng: Dựa vào dữ kiện nào để Vietnamnet khẳng định trong bài
báo rằng “Dân làm báo” đã nhanh chóng bị quay lưng vì đưa tin nhảm nhí, xấu độc
trước sức mạnh đấu tranh của thông tin chính thống?
Lượng truy cập của Danlambao được hiển thị
trên trang nhà của Danlambao, Vietnamnet có thể vào tham khảo, và hơn 26.000
bài viết, tin tức vẫn còn lưu trữ để Vietnamnet có thể đo lường mức độ mà ông
Son cho là "nhảm nhí, xấu độc".
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.