Khó đình công hợp pháp
Mai Chi
Hàng
ngàn cuộc đình công giai đoạn 2009-2014 được cho là bất hợp pháp vì không có
Công đoàn lãnh đạo và không tuân thủ trình tự luật định
Tại hội thảo Công đoàn (CĐ) tham gia phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động và
đình công do Tổng LĐLĐ Việt
Nam phối hợp với Viện FES của Đức tổ chức mới đây, một đại biểu đề xuất: “Để
khuyến khích các cuộc đình công đi vào khuôn khổ pháp luật, tổ chức CĐ nên tặng bằng khen cho
các CĐ cơ sở, CĐ cấp trên tổ chức được nhiều
cuộc đình công hợp pháp nhất”. Đề xuất này được đánh giá là mới mẻ song ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam,
thẳng thắn thừa nhận khó có thể tổ chức đình công hợp pháp vào thời điểm này do
vướng cơ chế.
Không
đúng trình tự
Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, từ năm 2009 đến 2014, có 3.104 cuộc ngừng việc
tập thể xảy ra ở 40 tỉnh, thành cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An… và các tỉnh,
thành phía Bắc: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng. Ngừng việc tập thể xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp (DN) có vốn nước
ngoài với 2.337 cuộc (chiếm 74,9%), trong đó nhiều nhất là Đài Loan và Hàn
Quốc. Theo ông Mai Đức Chính, bình quân mỗi năm xảy ra từ 300 đến 450 cuộc
ngừng việc và hầu hết mang tính tự phát, không đúng trình tự; không do CĐ tổ
chức, lãnh đạo. Đây là điều rất đáng quan ngại.
Công
nhân một doanh nghiệp ở KCN Tân Tạo (TP HCM) ngừng việc phản đối bị ép tăng ca
quá mức (Ảnh Mai Chi)
Đại diện LĐLĐ tỉnh
Đồng Nai cho rằng đình công đúng luật phải do CĐ cơ sở tổ chức song hoạt
động của nhiều CĐ cơ sở hiện nay chưa hiệu quả. Chủ tịch CĐ cơ sở hầu hết đều
kiêm nhiệm và hưởng lương từ người
sử dụng lao động (NSDLĐ) nên ngại va chạm, sợ bị ảnh hưởng đến việc làm và quyền
lợi.
Bên cạnh đó, theo ông Lê Trọng Sang, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ
Việt Nam: “Các cuộc ngừng việc thời gian qua đều kết thúc với kết quả là NSDLĐ
đáp ứng hầu hết yêu sách của người
lao động (NLĐ) dẫn đến việc hình thành nhận thức trong đại bộ phận NLĐ rằng
ngừng việc là cách nhanh nhất, dễ nhất để đạt được yêu sách. Từ đó, ngừng việc
tập thể trở thành phương thức đầu tiên mà NLĐ sử dụng để đấu tranh với NSDLĐ
chứ không phải vũ khí cuối cùng”.
Vướng luật
Ngoài nguyên nhân kể trên thì những quy định về trình tự, thủ tục đình
công chưa phù hợp cũng góp phần cản trở đình công hợp pháp. Bộ Luật Lao động
quy định chỉ những tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mới được tiến hành
đình công. Song, muốn đình công, cuộc tranh chấp phải trải qua hòa giải. Bước
tiếp theo, nếu hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện thỏa
thuận thì các bên có quyền yêu cầu Hội đồng Trọng tài Lao động giải quyết.
Nếu
ở bước này vẫn hòa giải không thành thì 3 ngày sau, NLĐ mới được tiến hành đình
công. Như vậy, để đi đúng
trình tự, NLĐ phải mất 15 ngày, chưa
kể thời gian thực hiện các trình tự thủ tục khác như lấy ý kiến tập thể lao
động, trao thông báo cho NSDLĐ… “Do vậy, đình công trái luật không phải vì NLĐ
không am hiểu pháp luật mà vì phải qua nhiều cấp, bậc; phải mất quá nhiều thời gian
trong khi NLĐ không muốn chờ đợi, họ muốn các yêu sách phải được giải quyết
ngay”, ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch CĐ Công ty Pou Yuen (quận Bình Tân, TPHCM), nhận
định.
Bên cạnh đó, theo ông Mai Đức Chính, luật quy định chỉ có CĐ cơ sở
mới được quyền tổ chức và lãnh đạo đình công; những nơi không có CĐ cơ sở thì
do CĐ cấp trên tổ chức, lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ. Song luật cũng quy định
tổ chức CĐ lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ nếu
cuộc đình công ấy bị tòa án tuyên là bất hợp pháp. “Thực tế, các CĐ
cơ sở không đủ tiềm lực về tài chính để trả khoản bồi thường này nên chắc chắn
chẳng ai dám mạo hiểm tổ chức đình công”, ông Mai Đức Chính nhấn mạnh.
Đình
công không phải mối đe dọa ổn định xã hội
Ông Erwin Schweisshelm, Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam, chia
sẻ: Các cuộc đình công tự phát ở Đức đã kết thúc từ thập niên 70 của thế kỷ XX.
Hiện nay, dù trong thời gian đình công, NLĐ được CĐ trả lương nhưng cũng hãn
hữu lắm vì NLĐ coi đình công là phương tiện cuối cùng sau khi thương lượng
không đạt kết quả mong muốn.
Ông Erwin Schweisshelm nhận xét: “Chúng tôi không xem đình công là mối đe dọa ổn
định xã hội; trái lại, chúng tôi coi kết quả đạt được từ các cuộc đình công như
một thành tựu của phát triển, góp phần tạo nên tiến bộ xã hội. Bởi lẽ, từ các
vấn đề đặt ra ở những cuộc đình công mà Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật có
lợi cho NLĐ, chẳng hạn như đạo luật chống sa thải lao động lớn tuổi, trả lương
khi NLĐ bị ốm đau…”.
M.C.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.