Sài Gòn đứng áp
chót bảng xếp hạng thành phố an toàn
Kinh tế
Trung Quốc không là đầu máy của thế giới
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Ngoài việc thiếu an toàn, TP HCM cũng là nơi có thu nhập bình
quân đầu người thấp nhất trong 50 thành phố.
·
·
·
Tin liên hệ
Cô gái gốc Việt được Đệ nhất Phu nhân mời: ‘Tôi muốn trả ơn
nước Mỹ’
Một cô gái Mỹ gốc Việt, có em trai bị thương trong cuộc chiến
Afghanistan, cho biết cô muốn trả ơn Hoa Kỳ vì những gì nước này đã mang lại
cho gia đình cô.
Báo Trung Quốc: Thủ tướng Việt Nam ‘nhắm’ ghế Tổng bí thư
Một tờ báo thuộc cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ vừa đăng
bài bình luận nhận định rằng Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm chiếc ghế
Tổng bí thư
Trung Quốc kết án tử hình một người Việt buôn trẻ sơ sinh
Một tòa án ở Khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Tây, miền Nam Trung
Quốc đã y án tử hình đối với một người đàn ông tự nhận là công dân Việt Nam vì
tội buôn trẻ em
Quan chức VN lần đầu nhắc tới 'Chân dung quyền lực'
Một quan chức trong nước đã chính thức thừa nhận sự tồn tại của
'Chân dung quyền lực', nhưng nói blog này "đưa tin nhảm nhí, xấu độc"
và kêu gọi "tẩy chay".
01.02.2015
Nơi từng được coi là Hòn Ngọc Viễn Đông đứng thứ ba từ dưới lên
trong bảng xếp hạng 50 thành phố an toàn nhất trên thế giới.
Theo cơ quan phân tích kinh tế hàng đầu có tên gọi Economist
Intelligence Unit thuộc tạp chí The Economist, TP HCM chỉ đứng trước hai thành
phố khác là Tehran và Jakarta. Thành phố Hà Nội không nằm trong bảng xếp hạng.
3 thành phố châu Á đứng đầu bảng xếp hạng gồm: Tokyo, Singapore và
Osaka.
Trong 4 tiêu chí đánh giá chính, như an ninh số, an ninh y tế, an
toàn cơ sở hạ tầng và an toàn cá nhân, TP HCM đều đứng ở nhóm cuối.
Thành phố mà nhiều người giờ hay gọi lại tên cũ trước đây là Sài
Gòn đứng ở cuối phần xếp hạng về 'an toàn cơ sở hạ tầng' (chất lượng đường xá,
số vụ tử vong liên quan tới tai họa...)
Năm 2014, một quan chức công an ở TP HCM cho biết hiện thành phố
này có hơn 19.000 người nghiện ma túy, tức là tăng hơn 7.000 người so với năm
2013.
Ông Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP HCM được báo chí trong
nước trích lời nói rằng đó là con số thống kê “chưa đầy đủ vì có thể bỏ sót 50%
- 80% bởi số người nghiện ma túy lang thang không nơi cư trú tại thành phố rất
nhiều, không thống kê hết”.
Báo chí trong nước không ít lần đăng tải các hình ảnh người nghiện
ma túy tiêm chích ở nơi công cộng, nhất là công viên, ngay giữa thanh thiên
bạch nhật.
Theo chính quyền trong nước, con số người nghiện ma túy gia tăng
kéo theo nạn trộm cắp, cướp của.
Truyền thông gần đây đã cho đăng nhiều bài viết về tình trạng
‘cướp giật táo tợn và liều lĩnh’ ở TP HCM.
Theo EIU, VOA
Vé xe Tết, nỗi khổ
của người lao động nghèo
Nhóm
phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-01-20
2015-01-20
- In
trang này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Nhiều khi phải bỏ cả ngày trời đề mua được vé xe. (Tháng 01/2015)
RFA
Năm
nào cũng giống năm nào, việc mua vé xe về quê ăn Tết luôn là nỗi lo lớn nhất
của người lao động xa quê tại đất Sài Gòn, bến xe Miền Đông trở thành cái nơi
mà họ phải vật vạ, chờ đợi và cầu may để mua được tấm vé, lên xe về quê. Khác
với nhiều năm trước, năm nay, người lao động ít lo chuyện phải bị nhét xuống
gầm xe, nằm vật vạ trong không gian chật hẹp và có thể bị chết ngạt, chết vì
xóc bất cứ giờ nào. Nhưng bù vào đó, giá vé cao ngất ngưởng cùng với hàng loạt
giá dịch vụ phụ khiến cho người lao động phải chóng mặt.
Giá xăng giảm nhưng
nhà xe vẫn tăng giá vé
Một đại diện nhà xe
tên Trúc tại bến xe Miền Đông, Sài Gòn cho biết:“Khoảng từ 24 đến 28 tháng
12 âm lịch đã hết vé, chỉ còn vé từ 23 tháng chạp trở về trước và sau ngày 29
tháng chạp. Vé xe đã có vậy rồi, không giảm, vé Tết mà!”
Theo bà Trúc, giá vé
xe hiện nay vẫn chưa có gì thay đổi ngoài việc giảm từ 3% đến 5% nhưng lại tăng
mức cước phí theo lịch Tết, mặc dù giá xăng đã được hạ xuống mức khá thấp. Sở
dĩ có chuyện như vậy vì nhà xe tuy mới vui mừng vì giá xăng thì những chuyện
khác không vui lại đến, mức phí chung chi cho cảnh sát giao thông suốt tuyến
đường lại tăng gấp đôi so với trước. Như vậy, giá xăng hạ vẫn không bù được
khoản chung chi nhân gấp đôi.
Tuyến đường từ Sài Gòn
ra Hà Nội có đến vài ba chục trạm gác, thường thì những trạm gác chính do cảnh
sát giao thông mỗi tỉnh đứng đường, rồi thỉnh thoảng có các trạm gác đột xuất
do công an huyện đứng đường.
Mỗi xe muốn đi qua
trạm gác đều phải chung 200 ngàn đồng, đó là con số qui ước, cứ thấy cảnh sát
giao thông chỉ gậy vào xe thì liền tấp xe vào lề, kẹp 200 ngàn đồng vào giấy tờ
xe, xuống chào hỏi đúng thủ tục, đưa giấy tờ cho cảnh sát giao thông. Lúc này,
cảnh sát giao thông chỉ làm mỗi một việc là nhẹ nhàng kẹp tờ tiền vào giữa hai
ngón tay, đưa nó vào giữa lòng bàn tay rồi nhét vào đai nịt cảnh sát.
Trước đây, mức giá
chung là 100 ngàn đồng, từ ngày giá xăng giảm, mức giá tăng lên gấp đôi. Chính
vì vậy mà giá cước vé xe qui định ở các bến xe luôn là nỗi ám ảnh của nhà xe,
họ buộc phải tìm khách bên ngoài bến xe để thỏa thuận giá mà kiếm chút lãi, đỡ
đi khoản thuế bến đỗ.
Đôi khi phải xếp hàng từ
tờ mờ sáng mới hy vọng mua được vé về quê
Cách làm của nhà xe
thường tỏ ra rất nghiêm túc, cứ đến giờ là xuất bến. Nhưng thực tế, họ có riêng
một đội ngũ cò mồi lân la ở các dãy ghế chờ trong bến xe, tìm hiểu khách đã chờ
bao lâu và nếu thấy khách chưa có vé thì bán vé chợ đen với giá cao hoặc chỉ
cho họ ra ngoài ngã ba Thủ Đức để đứng chờ, ở đó sẽ có được ghế ngồi và giá cả
hợp lý vì nhà xe không cần phải đóng thuế phần trăm vé xe cho bến.
Thường thì những lao
động xa quê có mang theo xe máy, nôn nóng về nhà nên nghe theo lời các tay cò,
ra đứng đón ở ngã ba Thủ Đức, và đương nhiên là đúng như lời của các cò mồi,
giá vé mỗi người không đắt hơn giá vé trong bến, lại có chỗ ngồi tốt vì xe còn
trống lúc xuất bến. Nhưng giá dịch vụ phụ thì miễn bàn, một chiếc xe gắn máy có
thể tốn cả triệu đồng vận chuyển về đến Hà Nội và sáu trăm, bảy trăm ngàn đồng
về đến miền Trung. Đến nước này, không thể bỏ chiếc xe lại, đành phải phóng lao
thì theo lao, chấp nhận mất tiền.
Và cũng đương nhiên,
với cách làm việc này, bất kì nhà xe nào cũng cố gắng tăng thêm khách, tăn g
thêm vòng chạy đua ngày giáp Tết, mức độ an toàn trên đường đi rất thấp do sức
khỏe của tài xế xuống dốc bởi liên tục làm việc. Chính vì việc chạy đua này mà
giao thông mùa giáp Tết hết sức nguy hiểm, mọi rủi ro luôn rình rập.
Người lao động chật
vật vì vé xe
Chị Huệ, là công nhân
giày da trong khu công nghiệp Tân Bình, quê ở Quảng Trị, chia sẻ: “Chỉ
cần lên xe là chen lấn, Tết là họ nhét mình như nhét heo vậy. Ghế 3 người chứ
nhét từ 4 đến 5 người, Họ còn để thêm ghé nhỏ chen giữa các lối đi, ở những
khoảng trống nhỏ để nhét thêm khách…!”
Chỗ bán vé nào cũng phải
chờ cả ngày
Chị Huệ cho biết, năm
nay, tuy giá xăng có giảm nhưng việc mua vé để về quê ăn Tết và đến mồng Mười
tháng Giêng lại quay vào Sài Gòn khiến chị mất hết gần hai tháng lương. Với mức
lương một công nhân xí nghiệp may công nghiệp dao động từ hai triệu rưỡi đến
bốn triệu đồng, phải trả các loại chi phí chỗ thuê trọ, tiền điện, tiền nước,
ăn uống, sinh hoạt… Để dư được một triệu đồng giắt lưng làm vốn mỗi tháng là
một chuyện hết sức khó khăn.
Nhiều người cũng là
công nhân xa quê giống như chị Huệ, có khi cả năm làm lụng vất vả không dư được
5 triệu đồng vì chi phí hằng ngày đã ngốn hết tiền lương, trong trường hợp này,
cuối năm chỉ biết buồn, khóc và tiếp tục trọ lại thành phố để bảo toàn số tiền
dành dụm bởi nếu về quê, số tiền này chỉ vừa đủ chi phí đi lại, mua một ít quà
Tết cho gia đình, ra Giêng lại cày xới, dành dụm… Chẳng còn gì.
Chính vì khó khăn này
nên chị Huệ chọn cứ hai năm lại về thăm nhà một lần vào dịp Tết, dù có tiết
kiệm cách gì thì mỗi lần thăm nhà cũng tốn của chị ngót nghét một chục triệu
đồng bởi tiền vé xe, tiền mua quà và lì xì Tết cho người thân. Với chị, để có
số tiền này, chị phải tốn gần một năm rưỡi dành dụm.
Và đây cũng là nỗi
chật vật không riêng gì của chị Huệ mà hầu hết những người lao động xa quê, đặc
biệt là với những người lao động bươn bả ngoài đời như lượm ve chai, bán vé số,
bán bánh kẹo, đậu phộng rang… Việc mua một tấm vé xe về quê ăn Tết có khi phải
dành dụm nửa năm trời mới đủ, và để có một tấm vé khứa hồi vào lại thành phố để
làm ăn, tốn cả năm trời dành dụm. Với họ, một năm dài làm lụng chỉ đủ mua vé về
quê, vào lại để tiếp tục bươn bả, cày xới qua ngày đoạn tháng, chẳng có gì hơn.
Tết âm lịch sắp đến,
không khí mua vé ở các bến xe Sài Gòn bắt đầu chộn rộn, tuy nhiên, giới lao
động nghèo chỉ có thể xếp hàng chờ mua vé vào dịp họ chính thức nghỉ Tết, đây
cũng là dịp mà các hãng xe có thể hét bất kì giá nào ở ngã ba Thủ Đức vì trong
các bến xe đã chật như nêm, khó hy vọng mua được tấm vé Tết.
Và năm nào cũng như
năm nào, nhà nước luôn đưa thông tin về chính sách tốt dành cho người nghèo
nhưng trên thực tế, Tết, với người nghèo nói chung và người nghèo xa quê nói
riêng, bao giờ cũng là dịp người ta cảm nhận được sự chạm đáy thân phận của
mình.
Nhóm phóng viên tường
trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.