Bắc Kinh muốn
buộc cán bộ kê khai bất
động sản
Ông Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), giảng sư đại học, người khởi xướng
phong trào đòi quan chức công khai tài sản, bị công an bắt giam ngày
16/07/2013, với tội danh ''phá rối trật tự công cộng''. (DR)
Thụy My
Chính quyền
Bắc Kinh đang nghiên
cứu biện pháp buộc
các cán bộ tại đây phải
kê khai các bất động sản
sở hữu. Tờ
Tân Kinh báo hôm nay 07/03/2014 cho biết
như trên, sau khi đã
xảy ra nhiều vụ
tai tiếng với các quan chức
được phát hiện là có số
tài sản địa ốc với giá trị
khổng lồ.
Tân Kinh báo dẫn lời Phó đô trưởng Lý Sĩ Tường (Li Shixiang)
cho biết, thủ đô Trung Quốc dự định thiết lập một hệ thống trong đó các cán
bộ hành chính địa phương bị bắt buộc phải kê khai toàn bộ nhà đất mà họ sở hữu, với đầy đủ chi tiết về diện tích, loại nhà và địa điểm. Bài báo không
cho biết các thông tin này chỉ được phổ biến trong nội bộ đảng Cộng sản hay sẽ được công khai.
Biện pháp này được nêu ra trong lúc
sự bất bình của dân chúng tăng
cao trước việc giá cả các căn hộ tăng vọt (tăng 30% so với năm ngoái tại Bắc Kinh), và thị trường bất động sản bị ảnh hưởng bởi các chính khách
tham nhũng muốn che giấu các gia tài bất minh của họ.
Một vụ gây chấn động năm ngoái là phó
chủ tịch một ngân hàng ở Thiểm Tây và là đại biểu địa phương bị kết án ba năm tù vì
đã mua đến 40 bất động sản dưới bốn cái tên khác
nhau. Triệu Hải Tân (Zhao Haibin), một quan chức trong ngành công
an và là đảng viên ở tỉnh Quảng Đông đã bị cách chức năm ngoái sau khi
các nhà báo điều tra phát hiện ông ta có đến 192 căn nhà tại nhiều thành phố.
Nhiều nhà hoạt động tại Trung Quốc đã đấu tranh đòi hỏi sự minh bạch về tài sản của các chính khách.
Tuy nhiên dù chính quyền tuyên truyền ầm ĩ cho chiến dịch chống tham nhũng, nhiều nhà tranh đấu đã bị bỏ tù vì « gây rối trật tự công cộng ».
Chủ tịch Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ thẳng tay với nạn dịch tham nhũng ở mọi cấp trong đảng, nhưng theo các chuyên
gia, chỉ có cải cách cơ cấu hệ thống chính trị hiện nay mới có thể thực sự kìm hãm hiện tượng này.
Trung Quốc qua mặt Ấn Ðộ,
trở thành nước mua vàng nhiều nhất thế giới
·
·
·
Tin liên hệ
CỠ CHỮ
18.02.2014
Trung Quốc vượt qua Ấn Độ trở thành nước tiêu thụ vàng lớn nhất
thế giới. Hội đồng Vàng Thế giới ngày hôm nay cho biết năm ngoái Trung Quốc mua
1.066 tấn vàng, vượt qua mức 975 tấn của nhà buôn vàng Ấn Độ mua vì có những
hạn chế mới trong việc nhập khẩu vàng tại Ấn Độ.
Tổ chức thương mại có trụ sở tại London cho biết người tiêu thụ mua nhiều vàng nữ trang, vàng thỏi và tiền vàng hơn trong năm ngoái với mức cầu gia tăng hầu hết là tại Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan, nhưng ít tại Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Hội đồng nói việc mua vàng trên toàn cầu tiếp tục chuyển từ Tây sang Đông với mức cầu mạnh của người tiêu thụ.
Vàng thường được các nhà đầu tư xem như là tài sản an toàn so với giữ chứng khoán nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên, với giá vàng giảm 15% trong năm ngoái, các nhà đầu tư cắt giảm mạnh các loại cổ phần.
Những tài khoản thương mại được vàng hậu thuẫn bán gần 900 tấn, nhiều hơn 50% cổ phần của họ.
Giá vàng thế giới lên đến mức cao điểm 1.895 đôla/ounce vào tháng 9 năm 2011.
Kể từ đó, giá vàng xuống không đồng đều nhưng ổn định, ở mức 1.327 đôla/ounce vào lúc chấm dứt phiên giao dịch trên thị trường London ngày hôm qua.
Tổ chức thương mại có trụ sở tại London cho biết người tiêu thụ mua nhiều vàng nữ trang, vàng thỏi và tiền vàng hơn trong năm ngoái với mức cầu gia tăng hầu hết là tại Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan, nhưng ít tại Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Hội đồng nói việc mua vàng trên toàn cầu tiếp tục chuyển từ Tây sang Đông với mức cầu mạnh của người tiêu thụ.
Vàng thường được các nhà đầu tư xem như là tài sản an toàn so với giữ chứng khoán nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên, với giá vàng giảm 15% trong năm ngoái, các nhà đầu tư cắt giảm mạnh các loại cổ phần.
Những tài khoản thương mại được vàng hậu thuẫn bán gần 900 tấn, nhiều hơn 50% cổ phần của họ.
Giá vàng thế giới lên đến mức cao điểm 1.895 đôla/ounce vào tháng 9 năm 2011.
Kể từ đó, giá vàng xuống không đồng đều nhưng ổn định, ở mức 1.327 đôla/ounce vào lúc chấm dứt phiên giao dịch trên thị trường London ngày hôm qua.
Rải tiền quanh giường, kết váy từ tiền, thậm chí hả hê đốt tiền... rồi khoe khoangtrên
mạng là những pha "trưng" của lố bịch của một số bạn trẻ Trung Quốc.
Chỉ mới nửa đầu tháng 10 nhưng cư dân mạng Trung Quốc đã liên tiếp xôn xao với thông tin về những siêu đám cưới của các đại gia, quan chức ở đất nước này.
Đám cưới đầu tiên không thể không nhắc đến đó là đám cưới trị giá 1,6 triệu NDT (khoảng 5,5 tỷ đồng) được diễn ra tại Bắc Kinh vào đúng
ngày Quốc khánh Trung Quốc (1/10) do ông Ma Linxiang, một quan chức địa phương ở khu ngoại ô Qingheying, Bắc Kinh tổ chức cho cậu quý tử của mình. Một số hình ảnh trong đám cưới này mới rò rỉ ra ngoài và khiến không ít người choáng váng.
Hình ảnh cô dâu đeo rất nhiều vòng vàng.
Hình ảnh khá sốc của cô dâu Lưu trong ngày vu quy.
Trong đám cưới được tổ chức trước đây, Vấn Kỳ từng gây sốc khi đeo cả “tấn” vàng được tặng
Hình ảnh khá sốc của cô dâu Lưu trong ngày vu quy.
Trong đám cưới được tổ chức trước đây, Vấn Kỳ từng gây sốc khi đeo cả “tấn” vàng được tặng
Theo truyền thông Trung Quốc, đám cưới này gồm 250 bàn tiệc, kéo dài trong 3 ngày liên tiếp tại một trung tâm hội nghị sang trọng. Tại đám cưới con trai ông Ma,
có hai ca sĩ nổi tiếng đến ca hát. Ngoài ra,
trong ngày cưới, cô dâu chú rể cùng nhau đi chiếc xe Rolls-Royce sang trọng, phía sau là một dàn xe BMW.
Diễn viên nổi tiếng và có cát xê cao
ngất ngưởng biểu diễn trong tiệc cưới của con trai phó trưởng thôn ở Bắc Kinh.
Theo Tân Hoa xã, cơ quan chống tham nhũng ở Bắc Kinh đã bắt đầu điều tra đám cưới con trai của ông Ma. Tuy vậy, ông Ma cho biết ông chỉ chi 200.000 NDT (khoảng 680 triệu đồng) cho đám cưới, phần còn lại do cha mẹ cô dâu là doanh
nhân giàu có ở tỉnh Giang Tô chi trả. Còn những chiếc xe siêu sang xuất hiện trong đám cưới chỉ là xe mượn.
Ông Ma tổ chức siêu đám cưới cho cậu quý tử của mình.
Rất nhiều khách mời đang thưởng thức ca nhạc trong buổi đám cưới xa hoa ở Bắc Kinh.
Cũng diễn ra vào đầu tháng Mười và gây chú ý
trong cộng đồng mạng là đám cưới của một cặp đôi đến từ Thượng Hải, Trung Quốc. Siêu đám cưới gây chú ý với dàn siêu xe cực "khủng".
Với sự xuất hiện của Rolls-Royce Ghost,
Rolls-Royce Phantom, Lamborghini, Ferrari và Aston Martin, một đám cưới diễn ra tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã gây tắc đường trong 6 tiếng.
Ít nhất 6 chiếc Rolls-Royce Ghost sang trọng có mặt trong đám cưới này. Tất cả đều được sơn đen bóng và gắn hoa nhựa màu đỏ của đám cưới.
Dàn siêu xe đã gây tắc đường trong suốt 6 tiếng.
Một chàng trai đến từ thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc cũng chơi trội trong ngày cưới của mình khi rước dâu bằng chiếc trực thăng trị giá 69 tỷ đồng. Dù có thể là chàng trai này
chỉ thuê chiếc trực thăng đó, tuy
nhiên, nhiều người cho rằng chi phí cũng rất đắt đỏ. Ngoài ra, hình ảnh các tráp tiền làm đồ sính lễ cũng khiến nhiều cư dân mạng bất ngờ.
Một chàng trai đến từ thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc cũng chơi trội trong ngày cưới của mình khi rước dâu bằng chiếc trực thăng trị giá 69 tỷ đồng. Dù có thể là chàng trai này
chỉ thuê chiếc trực thăng đó, tuy
nhiên, nhiều người cho rằng chi phí cũng rất đắt đỏ. Ngoài ra, hình ảnh các tráp tiền làm đồ sính lễ cũng khiến nhiều cư dân mạng bất ngờ.
Hình ảnh chú rể đón cô dâu từ chiếc trực thăng.
Thay vì các món đồ truyền thống như trầu cau, rượu, bánh thì tráp lễ này lại toàn đựng tiền.
--
Khi
Trung Quốc nắm yết hầu ngành gạo
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-03-11
2014-03-11
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Các bao gạo Việt Nam được chuyển lên tàu để xuất khẩu.
AFP
Chính phủ Việt Nam đang cố gắng gia tăng xuất khẩu gạo vào Trung
Quốc cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch để giải quyết đầu ra bế tắc. Tuy vậy sự lệ
thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc cũng có thể gặp rủi ro với tính cách
của người Hoa một khi họ nắm giữ yết hầu của ngành gạo.
Tiểu ngạch hay chính ngạch?
Nếu kể cả chính ngạch và tiểu ngạch, năm 2013 Trung Quốc đã mua
3,6 triệu tấn gạo từ Việt Nam. Thị trường Trung Quốc đang trở thành nơi “ăn”
gạo trọng yếu của các doanh nghiệp Việt Nam và ngày càng có nhiều người cho
rằng bán được hàng là tốt dù bán nó đi đâu.
Phải từ năm ngoái mới có nhiều thông tin về việc xuất bán gạo
qua biên giới phía bắc với khối lượng lớn gia tăng từng ngày. Song song với đó
là các thông tin Trung Quốc hủy bỏ rất nhiều hợp đồng mua gạo chính ngạch.
Lúc
đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cảnh báo doanh nghiệp thành viên thận
trọng để tránh bị người Hoa lừa, trong một số trường hợp có mở tín dụng thư vẫn
gặp rắc rối. Tổng kết năm 2013, Việt Nam xuất khẩu chính ngạch 6,68 triệu tấn gạo
trong đó xuất qua thị trường Trung Quốc hơn 2 triệu tấn chiếm tỷ trọng 1/3. Nếu
kể luôn 1,5 triệu tấn gạo bán tiểu ngạch qua biên giới phía bắc thì năm ngoái
Việt Nam xuất khẩu 8,2 triệu tấn gạo.
Nếu tăng được cầu thì giá nội địa đỡ căng thẳng. Khi cầu tăng
thì cung bớt dư thừa đi. Việt Nam dư thừa gạo hàng năm phải xuất khoảng 7 triệu
tấn, thành ra xuất tiểu ngạch hay chính ngạch thì theo tôi cũng giúp giải tỏa
lượng gạo thừa
ông Đoàn Ngọc Phả
Về tình hình xuất gạo tiểu ngạch rộ lên từ năm ngoái tới nay,
ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh An
Giang nhận định:
Gạo chuẩn bị xuất khẩu bằng đường bộ qua biên giới. Source Cty
Hiệp quang
“ Nếu tăng được cầu thì giá nội địa đỡ căng thẳng.
Khi cầu tăng
thì cung bớt dư thừa đi. Việt Nam dư thừa gạo hàng năm phải xuất khoảng 7 triệu
tấn, thành ra xuất tiểu ngạch hay chính ngạch thì theo tôi cũng giúp giải tỏa
lượng gạo thừa. Xuất khẩu gạo tiểu ngạch hay chính ngạch đều được miễn thuế
xuất khẩu. Chúng tôi có thăm dò các doanh nghiệp thì cũng có tình trạng xuất
khẩu tiểu ngạch, nhưng doanh nghiệp ở An Giang không bán trực tiếp cho bạn hàng
Trung Quốc vì không có quan hệ. Thông thường, doanh nghiệp An Giang và đồng
bằng sông Cửu Long mua gạo rồi bán nội địa cho các doanh nghiệp phía Bắc ở Hải
Phòng hay Quảng Ninh, ở đó họ có mối liên hệ để bán tiểu ngạch.”
Giải thích về việc trước đây có sự tranh cãi về xuất khẩu tiểu
ngạch, phải chăng việc này có thể gây bất lợi cho những doanh nghiệp xuất khẩu
chính ngạch. Trên thực tế chi phí cho xuất khẩu tiểu ngạch thấp hơn một nửa so
với việc thực hiện các hợp đồng chính ngạch. Ông Đoàn Ngọc Phả phân tích:
“ Có tình hình xuất tiểu ngạch được giá cao hơn thì mấy ông xuất
chính ngạch bị khó. Thí dụ xuất tiểu ngạch nhiều với giá cao hơn thì giá lúa
nguyên liệu cao lên, đỡ cho người nông dân. Nhưng mà nếu doanh nghiệp ký chính
ngạch giá thấp, các doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu bị đối tác nước ngoài ký
giá thấp thì họ rất khó mua nguyên liệu lúa trong nội địa. Xuất khẩu tiểu ngạch
qua Trung Quốc thường được giá cao hơn chính ngạch, thực tế có vấn đề này thành
ra các doanh nghiệp cũng than.
Nhưng giá tiểu ngạch khi cao khi thấp không bền
vững, thanh toán cũng tiềm ẩn những rủi ro.”
Các chuyên gia từng quan ngại về tính cách của thương nhân Trung
Quốc, cảnh giác về lối mua bán khó hiểu của họ. Thanh Long, mủ cao su từng có
những thời điểm bị thiệt hại nặng nề, khi nhà cầm quyền Trung Quốc bất ngờ
ngừng cấp phép nhập khẩu qua biên giới. Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế ở
Hà Nội từng nhận định:
Xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc thường được giá cao hơn
chính ngạch, thực tế có vấn đề này thành ra các doanh nghiệp cũng than. Nhưng
giá tiểu ngạch khi cao khi thấp không bền vững, thanh toán cũng tiềm ẩn những
rủi ro
ông Đoàn Ngọc Phả
“Riêng cách mua nông sản không những làm cho Việt Nam thiệt
thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là, có khi họ đưa giá lên rất cao mua
ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ
sản xuất ra rồi không làm thế nào được.”
Xuất khẩu gạo sẽ khó khăn trong năm 2014
Năm 2014 này, gạo Việt Nam gặp nhiều khó khăn phải cạnh tranh về
giá với gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan, khi nước này dự kiến bán ra mỗi tháng 1
triệu tấn gạo tồn kho để lấy tiền trả nợ nông dân. Về các loại gạo phẩm cấp
trung bình, Việt Nam vất vả cạnh tranh với các đối thủ Ấn Độ, Pakistan, Myanmar
và cả Campuchia. Thị trường Trung Quốc từng cứu gạo Việt Nam năm 2013, nhưng
năm nay Trung Quốc có thể mua nhiều gạo Thái Lan, và các nước khác cũng tranh
phần bán vào TQ.
Năm 2014 này, gạo Việt Nam gặp nhiều khó khăn phải cạnh tranh về
giá với gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan, khi nước này dự kiến bán ra mỗi tháng 1
triệu tấn gạo tồn kho để lấy tiền trả nợ nông dân
Chính phủ dự kiến mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân ở
đồng bằng sông Cửu Long, để tránh tình trạng lúa chín đầy đồng không có người
mua. Bộ Công thương dự kiến một cơ chế xuất khẩu gạo tiểu ngạch làm thí điểm ở
Lào Cai để doanh nghiệp có thể dễ dàng bán gạo qua biên giới. Hiện nay chỉ có
khoảng 150 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo và đa số tập trung trong
Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA.
Trong khi đó các doanh nghiệp địa phương ở
các tỉnh biên giới lại không có giấy phép xuất khẩu gạo và phải mượn giấy phép
qua hình thức ủy thác xuất khẩu vừa tốn kém vừa chậm trể.
Cố gắng xuất khẩu gạo qua Trung Quốc cả chính ngạch lẫn tiểu
ngạch chỉ là việc cấp thời phải làm, để tiêu thụ hết lúa cho nông dân, dù giá
lúa trong nhiều thời điểm xuống gần sát giá thành sản xuất. Về lâu về dài vấn
đề lớn của đất nước xuất khẩu gạo trong tốp 3 nước đứng đầu thế giới, là phải
tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị lúa gạo từ người nông dân cho
tới các khâu thu mua chế biến tồn trữ tiêu thụ và xuất khẩu.
Việc giảm lượng
tăng chất, nắm vững thị trường tiêu thụ không sản xuất quá dư thừa là khuyến
cáo của các chuyên gia.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.