Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, March 9, 2014

Sau Tết, lao động nghèo khăn gói trở lại thành phố




Sau Tết, lao động nghèo khăn gói trở lại thành phố

Nhóm phóng viên từ Việt Nam 
2014-02-17

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
TTVN02212014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
returning-to-cities
Dòng người đổ về thành phố
Courtesy of vtcnews.com





Ngày hết Tết đến, lăn lộn kiếm tiền để gói gém về quê, sum họp gia đình, đón Tết quê nghèo để rồi, sau ba ngày Tết, lại lập cập khăn gói lên thành phố để bươn bả với đời. Điều này đôi khi giống như một cái vòng lẩn quẩn vận vào người lao động nghèo, khó mà thoát ra được. Nhất là khi họ phải trải qua những chuyến xe chật ních như nêm, đôi khi phải nằm gầm xe cho đỡ bớt tiền vé, bị đùn đẩy vào những quán cơm chẳng khác nào chuồng trại… Tết, đối với họ là những chuyến xe ngột ngạt và kinh khủng nhất trong đời.

Lẩn quẩn trong cái nghèo

Một hành khách đi xe từ Huế vào Sài Gòn ngày Mồng Sáu Tết, chia sẻ: “Cỡ ngày Mồng bốn trở lại thì khoảng bốn trăm thôi, nhưng từ ngày Mồng bốn trở đi thì giá có thể dao động từ sáu trăm đến một triệu mốt, một triệu hai. Nhưng lao động họ cũng phải vào vì thời gian đó mình phải đi làm. Sau hai mươi thì giá trở lại bình thường, khoảng bốn trăm. Nhưng ngày Tết mà, tài xế với phụ xe nó bắt thêm khách ngoài bến xe, xong nó nhét vào ghế ngồi, hết ghế thì nhét ngồi dưới nền xe. Đa số năm nào em vào ngày Mồng Sáu Tết thì xe cũng chở gấp đôi bình thường.”
to-cities
Ùn ùn về thành phố - Courtesy of duongbo.vn
Bà Nương, năm nay 60 tuổi, người Gio Linh, Quảng Trị, buồn bã kể với chúng tôi là đã hơn mười năm bươn bả kiếm sống giữa thành phố Sài Gòn với đủ các nghề, từ rửa chén bát cho đến giúp việc rồi đi bưng cơm, nấu bếp cho các quán bình dân, cũng có lúc đi bán vé số, bán trái cây… Nói chung là không có việc gì cực khổ và nhục mà bà chưa từng trải qua. Thế nhưng, năm nay, tết con ngựa này bà mới dư được chút tiền để về quê ăn Tết cùng hàng xóm, láng giềng và mấy đứa cháu.

Điều làm bà kinh hãi nhất vẫn là việc lên xe, nôn thốc nôn tháo vì xe chạy quá nhanh, mùi mồ hôi pha trộn với hàng trăm thứ mùi nhà xe khiến cho bà không tài nào chịu được. Hơn nữa, với giá xe cao ngất vì phải mua vé chợ đen bằng cách đứng ngoài quốc lộ, chờ xe chạy ra khỏi bến rồi đón, thỏa thuận giá, nếu thấy hợp với túi tiền thì bước lên xe, ngồi vào ghế nhựa ở giữa xe và cứ thế mà vẹo sang bên này, uốn sang bên kia trong suốt quá trình xe chạy cho đỡ mỏi lưng.
Giải thích chuyện vì sao phải ra quốc lộ để đón xe, chịu ngồi ghế xếp mà không vào bến chờ mua vé, bà Nương nói rằng thật ra, vé xe không phải ai mua cũng có, theo chỗ bà biết, chính nhà xe là những cò vé xe tinh vi nhất nhưng không phải ai cũng may mắn gặp được cò vé loại này. Nghĩa là trong số vé được bán ra ở bến xe, sẽ cố chừng 20% vé xe được chính những tài xế, phụ xe mua cất và chấp nhận đi xe với 80% số ghế ra khỏi bến. Ra đến đường quốc lộ, họ sẽ bắt khách và bán lại số vé này với giá cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi giá ghi trên vé.

Vì phần đông người lao động đều rất cập rập, không rành xe cộ, cũng không hiểu biết về luật cho mấy và đặc biệt là họ không có thời gian để lên bến xe ngồi chờ mua vé. Những ngày giáp Tết là những ngày kiếm cơm tốt nhất, hy vọng kiếm thêm chút tiền mua quà tết về quê. Thế nên thay vì xếp hàng chờ mua vé thì người lao động vẫn phải quần quật làm việc. Đến khi ra bến xe thì vé đã hết, đành phải ra quốc lộ để chờ xe dù.
Lúc này, khoản tiền kiếm được trong thời gian giáp Tết cũng chỉ đủ bù cho cước phí xe dù. Ai cũng biết thế nhưng vì tâm lý nhà nghèo, cứ kiếm được đồng nào mừng đồng nấy, theo dõi tivi thấy phó thủ tướng thăm bến xe, rồi tuyên bố không có người nào không được về quê ăn Tết, bến xe phải phục vụ đến tận Giao Thừa,
bus

Chờ lên xe - Courtesy of baodoi.com
người nghèo cứ vin vào đấy để rồi lại bị chặt chém bên ngoài bến xe. Đi đâu cũng không tránh được nạn chặt chém chỉ vì nghèo quá mà ra.

Hú hồn xe đường dài

Thuấn, một công nhân trong khu công nghiệp Tân Bình, Sài Gòn có gốc Quảng Nam, chia sẻ: “Cái nhu cầu của họ quá nhiều, tập trung về đây nhiều, tụ tập đông nên mấy xe trong bến xe miền Đông không đáp ứng đủ nhu cầu của khách.  Giá xe ngoài, ở các bên xe khác nó lên tới một triệu, một triệu mốt lận.”
Thuấn nói thêm rằng với giá vé những ngày Tết, có thể cao hơn cả giá vé tàu lửa và vé máy bay những ngày bình thường. Biết là thế nhưng giá vé máy bay và tàu lửa cũng tăng cao trong dịp Tết, hơn nữa, người lao động như Thuấn đâu có thời gian để mà tìm hiểu, đặt vé máy bay giá rẻ. Chính vì thế, người nghèo bao giờ cũng chịu nhiều thiệt thòi.

Nhưng đáng buồn hơn cả là sinh mạng và nhân phẩm người nghèo luôn bị rẻ rúng, có khi còn bị chà đạp một cách không thương tiếc mỗi khi đi xe đường dài. Đương nhiên, với những nhà xe đường dài có uy tín như Phương Trang ở Đà Lạt, Trần Hòa ở Quảng Nam, hoặc Phi Long, Cẩm Vân ở miền Bắc, thì vấn đề nhân viên nhà xe phục vụ khách lịch sự, cơm nước hợp vệ sinh là chuyện bình thường.

 Nhưng các nhà xe này có lượng xe quá ít so với nhu cầu của khách, họ phục vụ chưa được 20% tổng số hành khách ở các bến. Chính vì vậy, hơn 80% hành khách còn lại phải chấp nhận đi xe giang hồ, bạ đâu bắt khách đó, phục vụ không những thiếu lịch sự mà còn rất chợ búa, hổ lốn và coi thường sinh mạng của khách.

Thuấn nói rằng mỗi khi bước lên xe không chính hãng, cảm giác đầu tiên là xe chạy ào ào, chạy đua để bắt khách, lạng lách túi bụi, hạy vòng tới vòng lui nhiều lần và có thể gây tai nạn bất kì giờ nào. Điều này khiến anh luôn trong tâm trạng bất an, lo lắng. Thậm chí, có lúc anh còn sợ rằng có hành khách phải chết ngạt vì thiếu dưỡng khí, người ngồi loi nhoi lúc nhúc khắp xe mà nhà xe vẫn cứ lạng lách để tìm thêm khách.
accident

Một tai nạn thảm khốc - Courtesy of 24h.com
Lên phải xe giang hồ, hai tâm trạng thường gặp nhất của hành khách là mong xe dừng một điểm nào đó để tiểu tiện và cầu trời xe đi đến nơi, về đến chốn, đừng ghé những quán cơm chuồng. 

Nhưng lần nào cũng như lần nào, với số tiền ít ỏi trên tay, phải móc túi trả năm trăm ngàn đồng, thậm chí sáu trăm ngàn đồng để vào thành phố, hành khách luôn ngậm ngùi nuốt cơm nguội ở những quán cơm đường dài mà quán không ra quán, trạm thuế không ra trạm thuế, chủ quán tha hồ chặt chém khách, không một chút thương tiếc!

Kẻ được lợi nhiều nhất

Một tài xế xe đường dài có thâm niên gần hai mươi năm ôm vô lăng xe 40 chỗ ngồi, tiết lộ với chúng tôi rằng mùa Tết là mùa gở vốn cho cả năm chung chi của nhà xe. Không có nhà xe nào mà không chung chi cho công an, đã chung chi rồi nhưng nhiều lúc gặp trạm đứng đường đột xuất thì cũng bị phạt trắng máu. Chính vì thế, mùa Tết, nhà xe chạy hết công suất, bắt khách nhét xuống cả gầm xe thì mới hy vọng dư giả vài đồng mà năm sau tu bổ xe, sắm quà Tết hoặc trang hoàn nhà cửa.

Anh này nói thêm là suy cho cùng, kẻ được lợi nhiều nhất không phải nhà xe mà là công an giao thông, nhà xe sắm xe ra rồi thì lỡ phóng lao theo lao chứ những chủ xe đơn lẻ, ít vốn, hiếm có khả năng để thành bạn bè với công an giao thông để mà đỡ khoản tiền phạt. Chính vì thế mà Tết đến là cơ hội hốt bạc, nếu không hốt
poor-grandma-n-girl
Cảnh nghèo bà nuôi cháu - Courtesy of dienhoabuoisang.com
thì cả năm èo ọp khó tả.

Nói đến đây, anh này lại lắc đầu, chép miệng, đưa ra nhận xét cuối cùng là nói gì thì nói chứ đạo đức nhà xe bây giờ cũng lắm vấn đề, họ làm giàu một cách lạnh lùng, không còn nghĩ đến sinh mạng cũng như phẩm hạnh của bất kì ai. Họ đạp qua tất cả để làm giàu. Điều này thật đáng buồn vì theo kinh nghiệm của người cha 75 tuổi từng là tài xế xe đường dài trong thời Việt Nam Cộng Hòa, hầu như mọi nhà xe đều có đạo đức, lịch sự, nhã nhặn và đặt tính mạng của hành khách lên hàng đầu,.

Những thứ ấy đã hoàn toàn mất đi trong lúc này!


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List