Thiên đường Xã Hội Chủ
Nghiã Việt Nam, mác xít mao ít chuyên chính vô sản !
số phận dân nghèo ở Viet Nam với những bức ảnh có thể khiến nước
mắt dâng trào ... đã 38 năm sau chiến tranh rồi, lẽ nào nước Việt cứ mãi èo uột
thế này? ... lỗi tại ai ?? là do đảng việt cộng với chủ nghiã chuyên chính vô
sản bần cùng hoá nhân dân chỉ để cho các chóp bu đảng cao cấp việt
cộng trở thành đại gia mà thôi, chúng vơ vét hết cả nhân danh phục vụ cho
đảng chứ không phục vụ nhân dân ...
Hình ảnh cô gái trẻ đang vá săm xe máy trong đêm tối đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Theo chia sẻ của tác giả bức ảnh, nhân vật trong ảnh đang là một sinh viên, từ quê lên Đà Nẵng theo học. Ban ngày cô gái đi học còn tối đến đi vá săm xe máy để kiếm thêm thu nhập... Rất nhiều thành viên mạng sau khi nghe được câu chuyện này đã bày tỏ sự khâm phục trước ý chí và nghị lực của cô gái trẻ.
Bức ảnh chụp một cô bé Việt Nam lấm lem bùn đất được chia sẻ trên mạng xã hội, kèm theo dòng status "Mong sao cho đủ bữa ăn chiều". Sau khi đăng tải, bức ảnh đã nhận hơn 3.000 lượt like, cùng nhiều lời bình luận. Tuy cuộc sống có khó khăn vất vả, nhưng những nụ cười hồn nhiên vẫn luôn rạng rỡ trên môi các em nhỏ.
Bức ảnh người phụ nữ bán rong được chia sẻ kèm theo dòng thơ đầy cảm động:
"Mưa rơi trên đường vội vã
Dáng mẹ hao gầy tất tả đường trơn
Chiếc áo nâu chỉ rách vai sờn
Lưng mẹ còng nay trùng hơn một chút
Đôi chân trần bao lần ngã hụt
Dành tặng cho con giây phút yên bình".
"Mẹ là tần tảo gió sương
Mẹ là bến đợi cuối đường con đi
Bão giông...cay đắng mọi bề
Ngả vào lòng Mẹ...con về bình yên!".
Hình ảnh hai bé vùng cao Việt Nam hiện lên chân thực dưới ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn đã thu hút được hơn 4.000 nghìn lượt like, hàng trăm lượt chia sẻ, cùng hàng nghìn bình luận cảm động từ phía cộng đồng mạng.
"Một mái ấm... cũng chỉ là ước mơ". Ảnh đã nhận được hơn 6 nghìn lượt like, hơn 100 lượt chia sẻ, cùng nhiều bình luận thương xót từ phía cộng đồng mạng: "Cuộc sống là vậy mà! Thật bất công, tội nghiệp các em quá"
Bức ảnh "Một cụ già ăn bát mì tôm, ở nơi tránh bão" khiến cư dân mạng vô cùng xúc động, mong cho bà và những người dân chịu ảnh hưởng bởi cơn bão vừa qua sớm ổn định cuộc sống.
"Cuộc sống là vậy, có người giàu - người nghèo, kẻ này - kẻ khác. Xã hội còn nhiều mảnh đời bất hạnh lắm, nhiều người cảm thấy bất lực khi không thể giúp được họ..., vậy nên bạn hãy cố gắng trân trọng lấy những gì bản thân mình đang có". Bức ảnh nhận được sự đồng cảm của 7 nghìn người xem, gần 200 lượt chia sẻ.
"Trẻ cậy cha, già cậy con". Nhưng người phụ nữ này biết cậy vào ai đây?
"Chào cháu, chụp chú làm gì? Chú vất vả lắm đang kiếm thêm đồng nào để cho con chú ăn học thôi mà!". Bố luôn là người tuyệt vời, bố luôn hy sinh tất cả vì tương lai tốt đẹp của chúng con. Cảm ơn những người bố". Bức ảnh sau khi đăng tải đã nhanh chóng nhận gần 18.000 lượt like và hàng nghìn bình luận từ phía cư dân mạng. Nhiều thành viên mạng ngậm ngùi khi xem bức ảnh.
"Nụ cười hạnh phúc" khi được nhận hàng cứu trợ.
"Người phụ nữ này là mẹ của liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Quần đảo Trường Sa Việt Nam".
"Họ chỉ cần chợp mắt để quên đi cái mệt/Khoảnh khắc đây, làm trái tim tôi như thắt lại"
"Mẹ" Bức ảnh muốn nói đến sự vất vả, lam lũ của những người mẹ. Cho dù cuộc sống có khó khăn thế nào đi chăng nữa thì đôi vai gầy của mẹ vẫn luôn làm việc, mong đem hạnh phúc về cho con.
"Rồi mai này đây, cuộc sống của em sẽ ra sao?"
"Tuổi nhỏ, nhưng làm việc không nhỏ".
Bức ảnh đã làm hơn 34 nghìn người trên cộng đồng mạng phải suy nghĩ.
10 năm mưa sinh, làm đủ nghề, sống chui lủi trong cống bên vỉa hè để kiếm tiền nuôi con ăn học. Tấm lòng bác Nguyễn Định bố của thủ khoa ĐH Y Nguyễn Hữu Tiến khiến trái tim hàng nghìn người lay động.
"Vì ai mẹ phải mưu sinh
Vì ai mẹ phải dầm mình dưới mưa
Vì ai mẹ nhịn cơm trưa
Vì ai mẹ phải cày bừa sớm hôm".
Mẹ luôn hy sinh bản thân mình để xây dựng tương lai cho các con.
"Xao xác đêm đông buồn vắng vẻ
Còn mình mẹ lê bước hè dài
Biết đi đâu khi nhà không có
Tối ngủ đâu cô độc thân già"
"Con đi chẳng chút băn khoăn
Mỗi ngày mỗi nhớ cứ tăng từng ngày
Nuôi con bao tháng, bao ngày
Đủ lông, đủ cánh con bay phương nào
Còn đây tình mẹ dạt dào
Trải bao sương gió không sao phai tàn".
"Thương hai em bé mồ côi
Áo không đủ ấm...lặng ngồi co ro
Thương em chị vẫn chở che
Em ơi ngoan nhé...chị cho ân tình.
Tôi nhìn chỉ biết lặng thinh
Cầu mong hạnh phúc...yên bình cho em".
Bức ảnh đã nhận được hơn 40.000 lượt like, gần 600 lượt chia sẻ, cùng với những bình luận bày tỏ sự cảm thông, đau xót cho số phận của hai em nhỏ.
Trong ảnh là những người dân Nam Định đang ân cần chăm sóc một người đàn ông nhặt ve chai bị ngất dọc đường. Giữa cái nắng oi bức, vì đói vì mệt người đàn ông này đã lả đi, nhưng nhờ có bàn tay giúp đỡ của những người qua đường nên đã tỉnh lại. Hành động đẹp ấy thực sự làm xúc động lòng người.
+
"Không cần biết thời tiết nắng gió hay mưa bão, chỉ cần mỗi tối sau giờ tan chợ, người dân ở khu chợ Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) lại quen thuộc với hình ảnh một cụ bà dáng gầy gò, nhỏ bé, tóc trắng đầu đi lang thang dọc theo lề đường để nhặt rác của các cửa hàng vứt ra. Cụ cần mẫn nhặt nhạnh những mẩu giấy vụn, những tấm bìa carton hay thậm chí đó... là những bao đựng rác..."
"Mẹ ăn cơm trắng muối mặn
Cơm ngon canh ngọt mẹ dành cho con..."
10 năm mưa sinh, làm đủ nghề, sống chui lủi trong cống bên vỉa hè để kiếm tiền nuôi con ăn học. Tấm lòng bác Nguyễn Định bố của thủ khoa ĐH Y Nguyễn Hữu Tiến khiến trái tim hàng nghìn người lay động.
"Vì ai mẹ phải mưu sinh
Vì ai mẹ phải dầm mình dưới mưa
Vì ai mẹ nhịn cơm trưa
Vì ai mẹ phải cày bừa sớm hôm".
Mẹ luôn hy sinh bản thân mình để xây dựng tương lai cho các con.
"Xao xác đêm đông buồn vắng vẻ
Còn mình mẹ lê bước hè dài
Biết đi đâu khi nhà không có
Tối ngủ đâu cô độc thân già"
"Con đi chẳng chút băn khoăn
Mỗi ngày mỗi nhớ cứ tăng từng ngày
Nuôi con bao tháng, bao ngày
Đủ lông, đủ cánh con bay phương nào
Còn đây tình mẹ dạt dào
Trải bao sương gió không sao phai tàn".
"Thương hai em bé mồ côi
Áo không đủ ấm...lặng ngồi co ro
Thương em chị vẫn chở che
Em ơi ngoan nhé...chị cho ân tình.
Tôi nhìn chỉ biết lặng thinh
Cầu mong hạnh phúc...yên bình cho em".
Bức ảnh đã nhận được hơn 40.000 lượt like, gần 600 lượt chia sẻ, cùng với những bình luận bày tỏ sự cảm thông, đau xót cho số phận của hai em nhỏ.
Trong ảnh là những người dân Nam Định đang ân cần chăm sóc một người đàn ông nhặt ve chai bị ngất dọc đường. Giữa cái nắng oi bức, vì đói vì mệt người đàn ông này đã lả đi, nhưng nhờ có bàn tay giúp đỡ của những người qua đường nên đã tỉnh lại. Hành động đẹp ấy thực sự làm xúc động lòng người.
+
"Không cần biết thời tiết nắng gió hay mưa bão, chỉ cần mỗi tối sau giờ tan chợ, người dân ở khu chợ Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) lại quen thuộc với hình ảnh một cụ bà dáng gầy gò, nhỏ bé, tóc trắng đầu đi lang thang dọc theo lề đường để nhặt rác của các cửa hàng vứt ra. Cụ cần mẫn nhặt nhạnh những mẩu giấy vụn, những tấm bìa carton hay thậm chí đó... là những bao đựng rác..."
"Mẹ ăn cơm trắng muối mặn
Cơm ngon canh ngọt mẹ dành cho con..."
Ý chí
quyết tử của những người giữ đất
Đài
Truyền Hình Đồng Tháp Dở Trò Vu Khống
04.03.2014
Những người quyết tử
Bắc Giang - một địa phương có truyền thống xung đột đất đai giữa người dân với chính quyền, lại vừa vụt hiện một dấu hiệu quyết tử giữ đất, sau đúng hai năm từ cuộc nổi dậy của người nông dân Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng.
Tiếp nối truyền thống o ép và đàn áp dân như đã từng dẫn đến cái chết cho ít nhất một người khiếu kiện và xử tù những người khiếu kiện khác cách đây ba năm, một lực lượng hùng hậu lên đến 137 nhân mạng đã kéo đến khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ thuộc huyện Lục Ngạn để cưỡng chế đối với một gia đình không hề nằm trong phần đất phải giải tỏa.
Tại đây, đoàn cưỡng chế trên đã gặp phải sức kháng cự hết sức bất ngờ và quyết liệt của hai anh em Vi Văn Tùng và Vi Văn Thế. Những quả bom xăng tự chế từ bình gas đã được người giữ đất chuẩn bị thật chu đáo để dón tiếp các vị khách không mời. Sau hai năm từ thời điểm nổ ra vụ Cống Rộc ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, suýt chút nữa người ta đã chứng kiến hình ảnh Đoàn Văn Vươn tái hiện ở Bắc Giang cùng cảnh sắc máu đổ giữa những con người từng là đồng bào của nhau.
Câu chuyện trên không khỏi nhắc công luận nhớ lại vụ ba anh em ruột ở Hà Bắc, Trung Quốc, cùng tự thiêu vào giữa năm 2011 như một tâm thế tuyệt vọng trước hành vi cưỡng chế đất bất chấp của chính quyền.
Một bài điều tra mới đây của báo Dân Trí cho thấy vào năm 2007, chính quyền huyện Lục Ngạn đã tống đạt chủ trương thu đất để thực hiện dự án xây dựng công trình “Đường nội thị thị trấn Chũ, tuyến Khí tượng - Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn” với chiều dài 1,7 km. Tuy nhiên, điều khiến nhiều hộ dân kinh ngạc và phẫn nộ là con đường mới không hề đi qua phần đất của người dân nhưng họ lại nhận được thông báo phần đất của gia đình họ cũng sẽ bị thu hồi để “làm đường”.
Cho đến năm 2013, đường mới được hoàn thiện. Lúc này, 17 hộ dân thuộc khu Lê Duẩn liên tục nhận được những thông báo của chính quyền về việc thu hồi đất của gia đình họ dù những phần đất này cách xa con đường mới. Mỗi hộ bị thu hồi hàng trăm mét vuông.
Nhưng đáng công phẫn hơn, các hộ dân ở đây xác quyết rằng chính quyền huyện Lục Ngạn thu hồi những phần đất không hề liên quan đến dự án làm đường để phân lô bán nền với giá cao hơn nhiều so với giá đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân.
Căn nguyên của những bức xúc trên xuất phát từ những lập lờ trong các Quyết định, Thông báo của chính quyền huyện Lục Ngạn. Theo đó, toàn bộ các Quyết định, Thông báo và các văn bản liên quan của Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn từ năm 2007 đến cuối năm 2013 gửi các hộ dân đều ghi rõ, việc thu hồi đất là để “thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị thị trấn Chũ”. Tuy nhiên, đến thông báo ngày 31/12/2013, các thông báo thu hồi đất lại được “bổ sung” thêm mục đích thu hồi đất là để “thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị thị trấn Chũ và Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư”.
Tình thế biến hóa của các văn bản trên đã là một minh chứng không thể minh bạch hơn về thói xảo trá của những kẻ đang tuyên xung là “công bộc của dân”.
Những kẻ dung dưỡng
Hai anh em Vi Văn Tùng và Vi Văn Thế đang bị cơ quan cảnh sát điều tra địa phương “củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án”. Điều đó cũng có nghĩa là lại một lần nữa, tương lai của những người dân khiếu kiện và chống cưỡng chế là bốn bức tường đen đúa và tăm tối trong trại giam, cùng những án tù có thể không hề nhẹ nhàng với tội danh “chống người thi hành công vụ”.
Nhưng hệ lụy nhân quả của trời đất chưa hề kết thúc. Tình cảnh đau đớn của người dân luôn bị nhân gấp đôi: một do thái độ hành xử vô lối của chính quyền, và tiếp nối là những kẻ được xem là “công bộc”, ngoài thói quen vun vén tài sản trên máu xương đồng bào, đã không tích góp được bất kỳ kinh nghiệm xương máu nào trong cuộc đối mặt và cả đối đầu với dân chúng.
Hai ngàn bài viết phẫn uất sôi sục trên phần lớn báo chí trong nước về số phận “người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng vào đầu năm 2012 cuối cùng đã chẳng mấy có tác dụng, bởi chính thái độ coi thường dân của rất nhiều quan chức vô cảm. Thậm chí, viên đại tá có tên là Đỗ Hữu Ca, giám đốc Công an Hải Phòng và là tác giả của giai thoại được xem là “trận đánh đẹp” vào gia đình Đoàn Văn Vươn, còn được phong hàm tướng sau sự việc đau buồn đó.
Làng Trịnh Nguyễn, tỉnh Bắc Ninh vào khoảng giữa năm 2013. Đỗ Thị Thiêm, một phụ nữ nông dân chống cưỡng chế đất đai, bị băng trắng phủ kín cả phần ngực và hai bên sườn. Chị đã bị những kẻ giấu mặt tạt axit. Nhiều dân làng Trịnh Nguyễn phải náu mình đòi công lý dưới gầm cầu vượt đã không hề hoài nghi về việc nhóm thủ ác đối với chị Thiêm được chủ đầu tư và cả công an địa phương sai khiến.
Giai tầng nông dân, vốn chiếm đến 60% dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam, đang lâm vào tình trạng bức bách về kế sinh nhai. Trên khắp mọi vùng đất nước vẫn hàng ngày lê thê hình ảnh những đoàn dân oan lũ lượt kéo nhau đi đòi quyền lợi bị đánh cắp.
Cảnh nạn phân tầng và phân hóa xã hội ở Việt Nam mới đắng chát làm sao! Trong khí buốt tê tái lòng người cùng nỗi bất an cùng cực cho tương lai vẫn siết lấy buồng tim những người nông dân mất đất.
Không khí trì trệ không chỉ não trạng mà cả hành vi trong Đảng càng khiến cho các nhóm lợi ích thừa cơ tung hoành. Vào đầu tháng 10/2013, hàng loạt vụ cưỡng chế đã dồn dập xảy ra ở Văn Giang thuộc Hưng Yên và Trịnh Nguyễn thuộc Bắc Ninh. Không chỉ hiện diện sắc phục công an, hình ảnh tái hiện của những nhóm côn đồ càng khiến lớp dân oan sôi máu.
Cùng tắc biến. Mục ruỗng tư tưởng chế độ đã biến thành hành vi “hồi tố” từ dân chúng. Tháng 9/2013, một nông dân Thái Bình là Đặng Ngọc Viết đã xả súng bắn chết ba quan chức điều hành quỹ đất của tỉnh này. Suy thoái kinh tế kéo dài và bế tắc kéo theo những mầm mống khủng hoảng xã hội đang mau chóng lộ diện và có thể bùng nổ trong vô thức. Phần lớn sự lộ hình này đến từ nông thôn miền Bắc - những địa phương có truyền thống cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả khởi nghĩa nông dân.
Người dân Việt đang tự hỏi sẽ còn xảy ra bao nhiêu vụ Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết nữa ở nông thôn miền Bắc và dắt dây vào khu vực miền Trung và Nam bộ.
Sẽ phải trả giá
Một khi “sở hữu đất đai toàn dân” vẫn chưa có gì tiến hóa trong kỳ họp Quốc hội cuối năm 2013, các nhóm lợi ích vẫn ung dung trục lợi với sự “bảo kê” mới từ bản tân Hiến pháp về cơ chế thu hồi đất.
Trái ngược với mong mỏi của người dân về quyền sở hữu đất cần được quy định trong luật, Hiến pháp 2013 vẫn cho rằng: vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên không đặt vấn đề trưng mua vì tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu; đặc biệt là vẫn thu hồi đất đối với các dự án kinh tế xã hội.
Một khi Hiến pháp mới vẫn được sao y trọn vẹn tinh thần của “bản gốc” năm 1992, tất nhiên sẽ chẳng có một cuộc đổi thay tinh thần nào cho người dân, cho dù từ đầu năm 2013 đến nay đã có quá nhiều và quá đủ ý kiến từ dân chúng cho rằng nhân dân phải có quyền định đoạt - sở hữu về mảnh đất của chính mình, chứ không thể mãi mãi chỉ vay mượn khái niệm “quyền sử dụng” - một cái cớ để bất cứ một nhóm lợi ích nào cũng có thể lợi dụng nhằm đẩy đuổi dân ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn.
Cho tới thời điểm này, việc giải quyết khiếu tố đất đai vẫn hết sức nóng bỏng ở Việt Nam, với khoảng 80% đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai và hơn 70% trong số đơn thư đó nhằm tố cáo rất nhiều sai phạm của các chính quyền địa phương về công tác bồi thường, cưỡng chế giải tỏa, tái định cư…
Nhưng ngược chiều với tuyên ngôn “công an và thanh tra là bạn của dân”, nhiều vụ khiếu kiện đất đai đã bị quy chụp cho cái mũ “tụ tập mang màu sắc chính trị” và đã bị đàn áp nặng nề.
Trong tận cùng tâm não của mình, dường như Đảng và Quốc hội vẫn chưa nhận ra những sự kiện Ô Khảm ở Trung Quốc vào cuối năm 2011 và Tiên Lãng ở Việt Nam vào đầu năm 2012 đã có thể quá đủ để cấu thành một bài học nhãn tiền cho những gì có tính quả báo thời nay.
Bởi một khi không có ai rút ra được bài học nào từ lịch sử, lịch sử sẽ bắt một ai đó phải trả giá.
Tất cả đang và sẽ phải trả giá, trả giá cho ngày hôm nay và gần như không thể khác cho cả tương lai những tháng năm sắp tới, đối với sự vô cảm quan chức mà xã hội đã lên án quá dày dặn nhưng lại chưa một quan chức trơ lì nào bị kết án.
Không thể nói khác hơn, một quy luật tâm lý xã hội đã hình thành: Não trạng và cách hành xử vô cảm đến mức bất chấp của giới quan chức đã tiếp biến với hành động phản kháng mang tính bất chấp không kém của dân chúng. Nếu vào năm 1997, người dân Thái Bình nổi dậy nhưng chỉ đến mức bắt giữ cán bộ chính quyền trong một thời gian ngắn, còn đến năm 2012 gia đình Đoàn Văn Vươn đã chống trả quyết liệt lực lượng cưỡng chế đất đai tuy chỉ bằng tư thế thụ động, thì nay tâm thế sợ hãi đã biến thành hành vi trả thù chủ động của người dân. Tín hiệu hỗn loạn xã hội cũng từ đó mà nảy nở, mà bùng phát.
Khó có thể khác hơn, nạn thu hồi đất vô lối và thói cai trị dân chúng bằng bạo lực ở nhiều địa phương đang dẫn đến triển vọng bùng nổ phản kháng của nông dân. Không còn là những phản ứng tích tụ ngấm ngầm nhưng không dám bộc phát như những năm trước, giờ đây hành động phản kháng đã có dấu hiệu vượt qua tâm lý sợ sệt và lằn ranh pháp luật, chĩa thẳng mũi công kích vào những cán bộ chính quyền cận kề nhất.
Bắc Giang - một địa phương có truyền thống xung đột đất đai giữa người dân với chính quyền, lại vừa vụt hiện một dấu hiệu quyết tử giữ đất, sau đúng hai năm từ cuộc nổi dậy của người nông dân Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng.
Tiếp nối truyền thống o ép và đàn áp dân như đã từng dẫn đến cái chết cho ít nhất một người khiếu kiện và xử tù những người khiếu kiện khác cách đây ba năm, một lực lượng hùng hậu lên đến 137 nhân mạng đã kéo đến khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ thuộc huyện Lục Ngạn để cưỡng chế đối với một gia đình không hề nằm trong phần đất phải giải tỏa.
Tại đây, đoàn cưỡng chế trên đã gặp phải sức kháng cự hết sức bất ngờ và quyết liệt của hai anh em Vi Văn Tùng và Vi Văn Thế. Những quả bom xăng tự chế từ bình gas đã được người giữ đất chuẩn bị thật chu đáo để dón tiếp các vị khách không mời. Sau hai năm từ thời điểm nổ ra vụ Cống Rộc ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, suýt chút nữa người ta đã chứng kiến hình ảnh Đoàn Văn Vươn tái hiện ở Bắc Giang cùng cảnh sắc máu đổ giữa những con người từng là đồng bào của nhau.
Câu chuyện trên không khỏi nhắc công luận nhớ lại vụ ba anh em ruột ở Hà Bắc, Trung Quốc, cùng tự thiêu vào giữa năm 2011 như một tâm thế tuyệt vọng trước hành vi cưỡng chế đất bất chấp của chính quyền.
Một bài điều tra mới đây của báo Dân Trí cho thấy vào năm 2007, chính quyền huyện Lục Ngạn đã tống đạt chủ trương thu đất để thực hiện dự án xây dựng công trình “Đường nội thị thị trấn Chũ, tuyến Khí tượng - Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn” với chiều dài 1,7 km. Tuy nhiên, điều khiến nhiều hộ dân kinh ngạc và phẫn nộ là con đường mới không hề đi qua phần đất của người dân nhưng họ lại nhận được thông báo phần đất của gia đình họ cũng sẽ bị thu hồi để “làm đường”.
Cho đến năm 2013, đường mới được hoàn thiện. Lúc này, 17 hộ dân thuộc khu Lê Duẩn liên tục nhận được những thông báo của chính quyền về việc thu hồi đất của gia đình họ dù những phần đất này cách xa con đường mới. Mỗi hộ bị thu hồi hàng trăm mét vuông.
Nhưng đáng công phẫn hơn, các hộ dân ở đây xác quyết rằng chính quyền huyện Lục Ngạn thu hồi những phần đất không hề liên quan đến dự án làm đường để phân lô bán nền với giá cao hơn nhiều so với giá đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân.
Căn nguyên của những bức xúc trên xuất phát từ những lập lờ trong các Quyết định, Thông báo của chính quyền huyện Lục Ngạn. Theo đó, toàn bộ các Quyết định, Thông báo và các văn bản liên quan của Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn từ năm 2007 đến cuối năm 2013 gửi các hộ dân đều ghi rõ, việc thu hồi đất là để “thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị thị trấn Chũ”. Tuy nhiên, đến thông báo ngày 31/12/2013, các thông báo thu hồi đất lại được “bổ sung” thêm mục đích thu hồi đất là để “thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị thị trấn Chũ và Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư”.
Tình thế biến hóa của các văn bản trên đã là một minh chứng không thể minh bạch hơn về thói xảo trá của những kẻ đang tuyên xung là “công bộc của dân”.
Những kẻ dung dưỡng
Hai anh em Vi Văn Tùng và Vi Văn Thế đang bị cơ quan cảnh sát điều tra địa phương “củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án”. Điều đó cũng có nghĩa là lại một lần nữa, tương lai của những người dân khiếu kiện và chống cưỡng chế là bốn bức tường đen đúa và tăm tối trong trại giam, cùng những án tù có thể không hề nhẹ nhàng với tội danh “chống người thi hành công vụ”.
Nhưng hệ lụy nhân quả của trời đất chưa hề kết thúc. Tình cảnh đau đớn của người dân luôn bị nhân gấp đôi: một do thái độ hành xử vô lối của chính quyền, và tiếp nối là những kẻ được xem là “công bộc”, ngoài thói quen vun vén tài sản trên máu xương đồng bào, đã không tích góp được bất kỳ kinh nghiệm xương máu nào trong cuộc đối mặt và cả đối đầu với dân chúng.
Hai ngàn bài viết phẫn uất sôi sục trên phần lớn báo chí trong nước về số phận “người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng vào đầu năm 2012 cuối cùng đã chẳng mấy có tác dụng, bởi chính thái độ coi thường dân của rất nhiều quan chức vô cảm. Thậm chí, viên đại tá có tên là Đỗ Hữu Ca, giám đốc Công an Hải Phòng và là tác giả của giai thoại được xem là “trận đánh đẹp” vào gia đình Đoàn Văn Vươn, còn được phong hàm tướng sau sự việc đau buồn đó.
Làng Trịnh Nguyễn, tỉnh Bắc Ninh vào khoảng giữa năm 2013. Đỗ Thị Thiêm, một phụ nữ nông dân chống cưỡng chế đất đai, bị băng trắng phủ kín cả phần ngực và hai bên sườn. Chị đã bị những kẻ giấu mặt tạt axit. Nhiều dân làng Trịnh Nguyễn phải náu mình đòi công lý dưới gầm cầu vượt đã không hề hoài nghi về việc nhóm thủ ác đối với chị Thiêm được chủ đầu tư và cả công an địa phương sai khiến.
Giai tầng nông dân, vốn chiếm đến 60% dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam, đang lâm vào tình trạng bức bách về kế sinh nhai. Trên khắp mọi vùng đất nước vẫn hàng ngày lê thê hình ảnh những đoàn dân oan lũ lượt kéo nhau đi đòi quyền lợi bị đánh cắp.
Cảnh nạn phân tầng và phân hóa xã hội ở Việt Nam mới đắng chát làm sao! Trong khí buốt tê tái lòng người cùng nỗi bất an cùng cực cho tương lai vẫn siết lấy buồng tim những người nông dân mất đất.
Không khí trì trệ không chỉ não trạng mà cả hành vi trong Đảng càng khiến cho các nhóm lợi ích thừa cơ tung hoành. Vào đầu tháng 10/2013, hàng loạt vụ cưỡng chế đã dồn dập xảy ra ở Văn Giang thuộc Hưng Yên và Trịnh Nguyễn thuộc Bắc Ninh. Không chỉ hiện diện sắc phục công an, hình ảnh tái hiện của những nhóm côn đồ càng khiến lớp dân oan sôi máu.
Cùng tắc biến. Mục ruỗng tư tưởng chế độ đã biến thành hành vi “hồi tố” từ dân chúng. Tháng 9/2013, một nông dân Thái Bình là Đặng Ngọc Viết đã xả súng bắn chết ba quan chức điều hành quỹ đất của tỉnh này. Suy thoái kinh tế kéo dài và bế tắc kéo theo những mầm mống khủng hoảng xã hội đang mau chóng lộ diện và có thể bùng nổ trong vô thức. Phần lớn sự lộ hình này đến từ nông thôn miền Bắc - những địa phương có truyền thống cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả khởi nghĩa nông dân.
Người dân Việt đang tự hỏi sẽ còn xảy ra bao nhiêu vụ Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết nữa ở nông thôn miền Bắc và dắt dây vào khu vực miền Trung và Nam bộ.
Sẽ phải trả giá
Một khi “sở hữu đất đai toàn dân” vẫn chưa có gì tiến hóa trong kỳ họp Quốc hội cuối năm 2013, các nhóm lợi ích vẫn ung dung trục lợi với sự “bảo kê” mới từ bản tân Hiến pháp về cơ chế thu hồi đất.
Trái ngược với mong mỏi của người dân về quyền sở hữu đất cần được quy định trong luật, Hiến pháp 2013 vẫn cho rằng: vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên không đặt vấn đề trưng mua vì tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu; đặc biệt là vẫn thu hồi đất đối với các dự án kinh tế xã hội.
Một khi Hiến pháp mới vẫn được sao y trọn vẹn tinh thần của “bản gốc” năm 1992, tất nhiên sẽ chẳng có một cuộc đổi thay tinh thần nào cho người dân, cho dù từ đầu năm 2013 đến nay đã có quá nhiều và quá đủ ý kiến từ dân chúng cho rằng nhân dân phải có quyền định đoạt - sở hữu về mảnh đất của chính mình, chứ không thể mãi mãi chỉ vay mượn khái niệm “quyền sử dụng” - một cái cớ để bất cứ một nhóm lợi ích nào cũng có thể lợi dụng nhằm đẩy đuổi dân ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn.
Cho tới thời điểm này, việc giải quyết khiếu tố đất đai vẫn hết sức nóng bỏng ở Việt Nam, với khoảng 80% đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai và hơn 70% trong số đơn thư đó nhằm tố cáo rất nhiều sai phạm của các chính quyền địa phương về công tác bồi thường, cưỡng chế giải tỏa, tái định cư…
Nhưng ngược chiều với tuyên ngôn “công an và thanh tra là bạn của dân”, nhiều vụ khiếu kiện đất đai đã bị quy chụp cho cái mũ “tụ tập mang màu sắc chính trị” và đã bị đàn áp nặng nề.
Trong tận cùng tâm não của mình, dường như Đảng và Quốc hội vẫn chưa nhận ra những sự kiện Ô Khảm ở Trung Quốc vào cuối năm 2011 và Tiên Lãng ở Việt Nam vào đầu năm 2012 đã có thể quá đủ để cấu thành một bài học nhãn tiền cho những gì có tính quả báo thời nay.
Bởi một khi không có ai rút ra được bài học nào từ lịch sử, lịch sử sẽ bắt một ai đó phải trả giá.
Tất cả đang và sẽ phải trả giá, trả giá cho ngày hôm nay và gần như không thể khác cho cả tương lai những tháng năm sắp tới, đối với sự vô cảm quan chức mà xã hội đã lên án quá dày dặn nhưng lại chưa một quan chức trơ lì nào bị kết án.
Không thể nói khác hơn, một quy luật tâm lý xã hội đã hình thành: Não trạng và cách hành xử vô cảm đến mức bất chấp của giới quan chức đã tiếp biến với hành động phản kháng mang tính bất chấp không kém của dân chúng. Nếu vào năm 1997, người dân Thái Bình nổi dậy nhưng chỉ đến mức bắt giữ cán bộ chính quyền trong một thời gian ngắn, còn đến năm 2012 gia đình Đoàn Văn Vươn đã chống trả quyết liệt lực lượng cưỡng chế đất đai tuy chỉ bằng tư thế thụ động, thì nay tâm thế sợ hãi đã biến thành hành vi trả thù chủ động của người dân. Tín hiệu hỗn loạn xã hội cũng từ đó mà nảy nở, mà bùng phát.
Khó có thể khác hơn, nạn thu hồi đất vô lối và thói cai trị dân chúng bằng bạo lực ở nhiều địa phương đang dẫn đến triển vọng bùng nổ phản kháng của nông dân. Không còn là những phản ứng tích tụ ngấm ngầm nhưng không dám bộc phát như những năm trước, giờ đây hành động phản kháng đã có dấu hiệu vượt qua tâm lý sợ sệt và lằn ranh pháp luật, chĩa thẳng mũi công kích vào những cán bộ chính quyền cận kề nhất.
Đó cũng là nhận thức “hồi tố”, một dạng tâm lý rất nguy hiểm
trong lịch sử xã hội Việt Nam mà không ít lần đã dẫn đến những xáo trộn tự phát
và kinh khủng, dẫn tới những cuộc khởi nghĩa có tổ chức của nông dân ở khắp mọi
nơi.
Nhà nước Việt Nam đương đại đã từ lâu bỏ quên lời dạy “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi. Trong lúc nhiều quan chức cao cấp vẫn ung dung hưởng thụ, tâm lý hồi tố tự phát nơi dân nghèo lại đang có chiều hướng phát lộ ngay trước mắt ở một số vùng nông thôn miền Bắc và miền Trung - những nơi mang sắc thái dã man nhất của các nhóm lợi ích và hành xử mang tính côn đồ và lưu manh nhất của một số viên chức chính quyền.
Giờ đây, rất nhiều nông dân và cả trí thức Việt Nam đang biểu lộ phản ứng có tính đối đầu với lực lượng công quyền. Tâm lý thù ghét người giàu và giới quan chức cai trị ngày càng ăn sâu vào não trạng của lớp nông dân mất đất, bị nghèo hóa và bị đẩy vào cảnh bần cùng. Mối dắt dây liên tục và hầu như không tránh khỏi như thế sẽ có thể khiến cho chế độ cầm quyền lâm vào ngõ cụt chỉ trong 3-4 năm nữa, một khi khủng hoảng kinh tế công khai trưng diện cái thảm cảnh quay quắt của nó.
Khi đó, xã hội và cả nền chính trị Việt Nam sẽ cùng dắt tay nhau xuống hố…
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhà nước Việt Nam đương đại đã từ lâu bỏ quên lời dạy “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi. Trong lúc nhiều quan chức cao cấp vẫn ung dung hưởng thụ, tâm lý hồi tố tự phát nơi dân nghèo lại đang có chiều hướng phát lộ ngay trước mắt ở một số vùng nông thôn miền Bắc và miền Trung - những nơi mang sắc thái dã man nhất của các nhóm lợi ích và hành xử mang tính côn đồ và lưu manh nhất của một số viên chức chính quyền.
Giờ đây, rất nhiều nông dân và cả trí thức Việt Nam đang biểu lộ phản ứng có tính đối đầu với lực lượng công quyền. Tâm lý thù ghét người giàu và giới quan chức cai trị ngày càng ăn sâu vào não trạng của lớp nông dân mất đất, bị nghèo hóa và bị đẩy vào cảnh bần cùng. Mối dắt dây liên tục và hầu như không tránh khỏi như thế sẽ có thể khiến cho chế độ cầm quyền lâm vào ngõ cụt chỉ trong 3-4 năm nữa, một khi khủng hoảng kinh tế công khai trưng diện cái thảm cảnh quay quắt của nó.
Khi đó, xã hội và cả nền chính trị Việt Nam sẽ cùng dắt tay nhau xuống hố…
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.