Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, March 13, 2014

Sự thất bại của gói 30 ngàn tỷ



Sự thất bại của gói 30 ngàn tỷ
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-03-12

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
03122014-usls-rescu-esta.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm
 thanh
Một công trình xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội năm 2012.
Một công trình xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội năm 2012.
RFA




Sau một thời gian phân phối, 30 ngàn tỷ của gói hỗ trợ bất động sản tỏ ra không chút gì hiệu quả đến nỗi quốc hội đã yêu cầu Bộ xây dựng trả lại số tiền này để dùng vào việc khác. Sự bất cập từ đâu khiến cho số tiền to lớn này không thể làm đúng chức năng kích thích thị trường của nó. Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyễn Văn Đực, giám đốc công ty Bất động sản Đất Lành để tìm hiểu thêm vấn đề.

Mặc Lâm: Thưa ông đã nhiều lần giới chuyên gia địa ốc cho là sự xuống đáy của bất động sản Việt Nam là đã gần kề thậm chí có người còn chắc chắn rằng nó đã chạm đáy, theo ông thì sao?
Ông Nguyễn Văn Đực: Xuống đáy hay không xuống đáy thì nó tùy thuộc vào phân khúc, tôi lấy ví dụ, các phân khúc giá thấp, thì hiện nay có nhiều đơn vị bán 11, 12, 13 triệu thì tôi cho là đáy rồi, bởi vì để làm ra một sản phẩm thì giá thành thật gồm giá xây dựng, giá đầu tư hạ tầng và giá đền bù giải tỏa nó phải cao hơn giá 11, 12, 13 triệu đồng một mét vuông này. 

Còn riêng đối với dòng sản phẩm cao cấp, ví dụ có giá bán 30, 40 triệu thì khả năng nó còn xuống nữa, cho nên khi nói lũng đáy hay không lũng đáy thì nó tùy thuộc vào phân khúc, đối với những phân khúc giá thấp thì tôi cho rằng gần như đã đến đáy, còn đối với những phân khúc trung và cao nó sẽ còn xuống hơn nữa,

Xuống đáy hay không xuống đáy thì nó tùy thuộc vào phân khúc, tôi lấy ví dụ, các phân khúc giá thấp, thì hiện nay có nhiều đơn vị bán 11, 12, 13 triệu thì tôi cho là đáy rồi
Ông Nguyễn Văn Đực
Mặc Lâm: Có người cho rằng một nguyên nhân rất lớn khiến cho phân khúc nhà giá thấp không hấp dẫn được cán bộ công nhân viên có thu nhập thấp vì đến chỗ làm quá xa, liệu có giải pháp nào rút bớt khoản cách từ nhà tới nơi làm việc, chẳng hạn xây dựng những căn hộ gần khu trung tâm với một cái giá cao hơn một chút?

Ông Nguyễn Văn Đực: Không bao giờ anh, không có thể đòi hỏi rằng mua nhà giá thấp mà sát quận trung tâm được, bởi vì các quận trung tâm 1 mét vuông đất lên đến hàng trăm triệu, và thậm chí có khi hàng tỷ đồng một mét vuông thì không bao giờ có chuyện nhà giá thấp ở trung tâm. Thường thường nhà giá thấp thì ở quận ven, thậm chí về các huyện.
Một công trình xây dựng bị tạm ngưng ở Hà Nội. RFA
Một công trình xây dựng bị tạm ngưng ở Hà Nội. RFA
Tôi lấy ví dụ như nhà giá thấp ở Tp. Hồ Chí Minh như ở quận Tân Phú, Quận 12, và một phần nào Quận Gò Vấp, chứ nếu ở Quận 3, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình thì không bao giờ có nhà giá thấp được do cơ cấu của một căn hộ gồm có tiền xây dựng và tiền đất.

 Tiền đất ở vùng xa trên dưới 5 triệu đồng một mét vuông thì có thể làm nhà giá thấp được, còn ở những vùng trung tâm giá trên 100 triệu đồng một mét vuông thì không có khả năng làm nhà giá thấp, do đó những ai có tiền ít thì buộc lòng phải đi vùng xa và sự đi lại của họ vào trung tâm khó khăn hơn,

Mặc Lâm: Gần đây báo chí rộ lên chuyện Việt kiều mua nhà tại Việt Nam như là một cú hích cho bất động sản, nhưng theo tôi thấy đã 5 năm rồi không có sự thay đổi nào đáng chú ý đối với phong trào vể Việt Nam mua nhà, ông thấy sao về việc này?
Ông Nguyễn Văn Đực: Cái chuyện cho người Việt Kiều cũng như người nước ngoài mua nhà thì mình đã cho 5 năm rồi, nhưng mà kết quả không nhiều, nếu mà muốn nói thì quá ít. Bây giờ mà cho người Việt Kiều mua nhà tôi nghĩ rằng trong thời gian vừa qua người Việt Kiều đã mua nhà dưới hình thức là Bà con, anh em hay thậm chí vợ của họ đứng tên, cho nên đến khi này cho Việt kiều mua nhà thì tác động đó đối với tình hình bất động sản không nhiều, có thể chỉ khoảng 1, 2, hay 3 phần trăm mà thôi.

Mặc Lâm: Chúng tôi được biết Đại biểu quốc hội Ngô Văn Minh đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội yêu cầu Bộ Xây dựng trả lại gói 30.000 tỷ vì tốc độ giải ngân quá chậm, ông nhận xét thế nào về việc này?

Ông Nguyễn Văn Đực: Chúng ta thấy kết quả là hiện nay đã giải ngân cho doanh nghiệp và người dân khoảng một ngàn tỷ, tức là chưa đến 4% của cái gói 30 ngàn tỷ này, thì tôi cho gói này thất bại vì có nhiều lý do, trong đó có 2 lý do vì không có sản phẩm phù hợp với hai gói này và cái thứ hai nữa là thủ tục vay ngân hàng quá khó khăn.

Kết quả là hiện nay đã giải ngân cho doanh nghiệp và người dân khoảng một ngàn tỷ, tức là chưa đến 4% của cái gói 30 ngàn tỷ này, thì tôi cho gói này thất bại...trong đó có 2 lý do vì không có sản phẩm phù hợp với hai gói này và cái thứ hai nữa là thủ tục vay ngân hàng quá khó khăn
Ông Nguyễn Văn Đực

Tôi nghĩ rằng, đất nước này cần nhiều tiền cho các nghành nghề khác ví dụ: Nông nghiệp người ta cũng kêu gọi, nông dân người ta vẫn có nhu cầu vay tiền, rồi mấy ông trồng cà phê, mía đường, đánh bắt thủy hải sản cũng có nhu cầu.

Khi mà nhà nước quá ưu ái khi trao cho ngành bất động sản này 30 ngàn tỷ, mà không tiêu được thì quốc hội sẽ nóng ruột xin rút lại để chuyển cho người khác, và đấy cũng là một lời động viên hoặc một lời cảnh báo để nhắc nhở Bộ xây dựng, ngân hàng. Nhắc nhở các địa phương phải tích cực lên bởi vì cái thời gian đã tám tháng trôi qua mà anh mới tiêu thụ có 4% thôi. Do đó tôi nghĩ rằng đấy là một loại thẻ vàng đối với ngành xây dựng, đối với ngành ngân hàng, với các điạ phương.

Nếu anh không thực hiện được thì người ta sẽ rút lại và bắt buộc những người đó phải tích cực hơn, năng động hơn, và thậm chí mở nhiều thông thoáng hơn để người dân tích cực để có nhiều sản phẩm dưới bảy mươi mét vuông chẳng hạn.
Mặc Lâm: Theo ông thì sự thất bại của gói 30 ngàn tỷ này có sự nhúng tay của ngân hàng hay nhóm lợi ích hay không?
Ông Nguyễn Văn Đực: Tôi không nghĩ là có một nhóm lợi ích nào nhúng tay vào cái chuyện này, bởi vì đây là một chuyện xã hội nó có ích cho bản thân ngành bất động sản, có ích cho người dân. 

Tuy nhiên Bộ xây dựng cũng như ngân hàng khi đưa ra cái đề thì cũng không chính xác, cái đề giải đó cũng không đúng và cuối cùng người dân và doanh nghiệp không ai đạt được điều kiện để tiếp cận đến gói này. Tôi thấy đấy là  một thất bại của ngành ngân hàng, ngành xây dựng của các địa phương.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

RSF t cáo B Thông tin Truyn thông Vit Nam là k thù ca internet

Báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
Báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
DR

Đc Tâm

Nhân ngày thế gii chng kim duyt internet, t chc Phóng viên không biên gii – RSF- có tr s ti Paris, Pháp, ngày hôm nay, 12/03/2014, công b bn báo cáo « Những k thù ca internet ». Trong báo cáo 2014, RSF t cáo nhng th đon kim duyt internet, bưng bít thông tin, ca 32 đnh chế ti nhiu quc gia, k c phương Tây.

Đối với Việt Nam, báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trực thuộc Bộ này, là kẻ thù của internet.Theo RSF, để kiểm soát thông tin trên mạng, chính quyền Việt Nam đã sử dụng các phương tiện tư pháp, hành chính và công nghệ, được tập trung vào tay Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cho dù chính quyền và tư pháp Việt Nam không ngần ngại lạm dụng các điều khoản 88 và 79 trong Bộ Luật hình sự để bỏ tù những người làm thông tin, Bộ Thông tin và Truyền còn tiến hành chính sách riêng của mình để kiểm duyệt internet một cách khắc nghiệt và tỉ mỉ.

Để làm việc này, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã soạn thảo và đề xuất những văn bản pháp luật cho phép chính quyền dựa vào đó để tiến hành truy tố các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet. Nhằm tránh phải trình bầy tại Quốc hội với nguy cơ bị các đại biểu chất vấn hoặc thậm chí bác bỏ các văn bản này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã soạn thảo các nghị định và trình Thủ tướng ký.

Đó là trường hợp nghị định 97 được ban hành năm 2009. Tháng 11/2013, Việt Nam công bố nghị định 174, có hiệu lực từ 15/01/2014. Văn bản này đưa ra những biện pháp trừng phạt mới đối với cư dân mạng đăng các bài có nội dung « tuyên truyền chng Nhà nước » hoặc « các tư tưởng phản động » trên mạng xã hội.

RSF nêu ra một văn bản khác : Đó là nghị định 72, có hiệu lực từ 01/09/2013, được đánh giá là một sự vi phạm chưa từng thấy về quyền tự do thông tin tại Việt Nam. Nghị định này hạn chế việc sử dụng các blog và mạng xã hội trong việc « ph biến » hoặc « chia sẻ » thông tin « cá nhân ». Thậm chí, văn bản này cấm cả việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin của báo chí.

Do Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhiều người phải dùng blog để thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề của đất nước. 

Thế nhưng, hầu như toàn bộ các blog và website, bị coi là có quan điểm trái ngược với chế độ, đã bị phong tỏa và chủ nhân các blog này bị bắt, kết án tù giam.
Theo RSF, các tập đoàn cung cấp dịch vụ internet lớn tại Việt Nam như VNPT hay Viettel đã phong tỏa các website, blog theo yêu cầu của chính quyền. 

Đồng thời, chính quyền còn áp dụng các biện pháp theo dõi, nghe lén, gây nhiễu, đánh sập các blog, website, câu lưu các blogger, cài virus tin học. Bất chấp các hành động ngăn chặn, trấn áp của chính quyền, RSF nhận định là đã xuất hiện xu hướng quốc tế hóa các hoạt động của blogger Việt Nam.

Ngoài Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, RSF đặc biệt chú ý đến những kẻ thù của internet khác như Cơ quan quản lý Viễn thông của Pakistan, Cơ quan an ninh liên bang Nga – FSB, Trung tâm khai thác và phân tích thông tin của Belarus, Cơ quan quản lý thông tin điện tử Nhà nước của Trung Quốc hay Cơ quan thông tin khoa học và kỹ thuật trung ương của Bắc Triều Tiên.

Ba định chế tại các quốc gia dân chủ cũng bị RSF coi là kẻ thù của internet, như Cơ quan an ninh quốc gia - NSA - Hoa Kỳ, Cơ quan tình báo điện tử - GCHQ của Anh Quốc và Trung tâm phát triển phần mềm tin học - CDOT - của Ấn Độ.


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List