Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, March 12, 2014

Dụ Việt kiều mua nhà, nhưng lại sợ 'tay không bắt giặc'

Dụ Việt kiều mua nhà, nhưng lại sợ 'tay không bắt giặc'
10.03.2014 HÀ NỘI (NV) .- 
Vừa mới bàn chủ trương xả mọi rào cản để dụ Việt kiều mua nhà, đầu tư bất động sản, nay lại thấy nhà cầm quyền Việt Nam muốn co cụm lại, sợ Việt kiều “tay không bắt giặc.”

alt
Một khu vực xây dựng dở dang ở Hà Nội bị bỏ hoang cho cỏ mọc suốt mấy năm qua vì không có khách mua. (Hình: AP)
“Phải có điều kiện để kiểm soát năng lực của các nhà đầu tư để tránh tình trạng một số Việt kiều “tay không bắt giặc” gây thiệt hại cho người dân và tránh tình trạng lợi dụng kinh doanh bất động sản để chuyển tiền ra nước ngoài.” Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội nói như vậy trong cuộc thảo luận của Ban Thường Vụ Quốc Hội  hôm Thứ Hai 10/3/2014.

Đây là cuộc thảo luận về dự thảo “Luật Kinh Doanh Bất Động Sản” đang được sửa lại để cứu cả trăm ngàn căn biệt thự, chung cư xây dựng dở dang rồi bỏ cho cỏ mọc, rêu bám.

Trong cuộc họp đó, theo báo Một Thế Giới, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, trong quy định cho người Việt Nam ở nước ngoài được phép mua nhà, “cần cân nhắc tách riêng người Việt Nam có quốc tịch Việt Nam và người Việt chưa có quốc tịch Việt Nam và phải đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước với thị trường bất động sản”.
Người ta không hiểu ý nghĩa “tay không bắt giặc” mà ông Nguyễn Hạnh Phúc ám chỉ gì. 

Đầu tư địa ốc, mua bán nhà cửa, nếu không có vốn đầu tư cả kiến thức lẫn tài chánh, ai dám liều mình lao vào thị trường bất động sản, nhất là một thị trường xa lạ và nhiều bấp bênh. 

Thị trường bất động sản tại Việt Nam hiện nay đang còn như nằm ở đáy vực, mà nhà cầm quyền loay hoay tìm cách chữa thuốc với những bài bản có vẻ chập chờn và mâu thuẫn nên không có tác dụng.

Vừa muốn dụ Việt kiều đổ tiền về nước cứu thị trường bất động sản mà lâu nay được gọi là “đóng băng”, nhưng nhà cầm quyền lại sợ người ta chi phối. Trong khi đó, lại bỏ mặc cho người Trung Quốc làm các dự án rất lớn, cả những khu vực nhạy cảm về quốc phòng với thời hạn sử dụng đất lên đến 50 năm.

Ông Huỳnh Ngọc Sơn, phó chủ tịch Quốc hội CSVN nêu ý kiến trong cuộc họp nói trên là “Nên cấm không được kinh doanh đất quốc phòng an ninh”. Trong khi ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đòi: “Phải quy định các điều kiện cụ thể vì người gốc Việt rất rộng. Trong hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài chỉ có khoảng vài nghìn người đăng ký quốc tịch, trong khi có quy định nếu không đăng ký sẽ mất quốc tịch.”

Mới đây, trên trang web của các đài VOA và RFA, một số người ở Việt Nam nêu những quan ngại về tình trạng người Trung Quốc nhập lậu và làm lậu tràn lan tại một số công ty Trung Quốc được cấp phép ở khu kỹ nghệ Vũng Áng (Hà Tĩnh) và Cửa Việt (Quảng Trị). Người ta sợ rằng khi có biến cố quân sự hay chiến tranh, nước Việt Nam có thể bị 'đội quân nội tuyến' này cắt làm đôi, đầu đuôi không tiếp xúc được với nhau.

Đây là những lo ngại mới mà từng có những lời báo động của bốn năm trước khi quan chức cầm đầu 10 tỉnh từ miền Bắc tới miền Trung Việt Nam đã cho một số công ty Trung Quốc thuê dài hạn, thậm chí “cho không” hàng trăm ngàn ha đất rừng đầu nguồn, kể cả những khu vực nhạy cảm quốc phòng và có giá trị chiến lược quân sự đặc biệt.

Liệu “Việt kiều” ham hố đổ tiền vào Việt Nam khi mà tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới? Người ta biết nếu không có những khoản tiền lót tay cho các quan chức nhà nước thì không có chữ ký thuận lợi. Nhiều Việt kiều đầu tư ở Việt Nam mất hàng triệu đô la vì các quan chức của chế độ cướp công cướp của từng nổi tiếng mấy năm trước.

Hồi giữa Tháng Hai vừa qua, báo Thanh Niên cho hay, một bản dự thảo sửa đổi Luật Nhà Đất sắp được đưa ra Quốc hội Hà Nội để thông sau mấy năm chần chờ. 

Lần này, bản dự thảo “đề xuất cho phép Việt kiều có quyền sở hữu không hạn chế số lượng, thời gian nhà ở bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ gắn liền với quyền sử dụng đất.”

“Việc sở hữu nhà ở của Việt kiều được thực hiện thông qua các hình thức: mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; mua, thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật…”

Hơn nữa, dự thảo còn “đề xuất mở cho Việt kiều mua nhà ở trong nước không chỉ được sở hữu mà còn được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở nhận chuyển nhượng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Được bán, tự do bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở, thế chấp gắn liền với quyền sử dụng đất ở; có quyền cho người khác thuê nhà ở, ủy quyền cho người khác quản lý nhà của mình....”

Những “đề xuất” như nêu trên có hậu quả từ hàng trăm ngàn đơn vị gia cư, từ biệt thự đến chung cư cao cấp được các công ty xây dựng quốc doanh và một ít công ty tư nhân xây dựng dở dang năm, sáu năm trước hoặc có thể gần chục năm trước, rồi bỏ đó cho rêu mọc.

Chỉ riêng hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội, con số thống kê chính thức nói có hơn 70,000 đơn vị gia cư cao cấp xây dựng dở dang rồi bỏ hoang. Một số nguồn tin nói con số thực tế còn cao hơn rất nhiều.

Theo một bản tin của tờ Lao Động cuối năm 2012, khoảng 69 đại gia bất động sản , một số không ít là các tổng công ty xây dựng quốc doanh của Bộ Xây Dựng, chôn trong những tòa nhà rêu phủ đó trên dưới 7 tỉ đô la.

Không ít ngân hàng thương mại cũng bị kẹt lây khi các con nợ (các nhà đầu tư xây dựng địa ốc) không đào đâu ra tiền để trả. Nhà cầm quyền Việt Nam đã bàn thảo nhiều kế hoạch nhắm cứu thị trường địa ốc suốt mấy năm nhưng không thấy có biện pháp gì hiệu quả. 

Nay thì vừa mới dự tính “tháo hết rào cản” lại vội vã bóp lại, trong khi người Trung Quốc được thả lỏng như báo chí trong nước lâu nay tố cáo. (TN)


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List