“Là phụ nữ ai không muốn được xã hội tôn vinh, ai
không thích được nhận quà!
Nhưng đến cái ăn còn chưa đủ, lấy gì mà 8 với 3?”,người phụ nữ khắc khổ chúng
gặp bên bãi rác khổng lồ của thị trấn Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
sẻ chia.
Ngày
8 tháng 3 với phụ nữ miền Tây
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-03-10
2014-03-10
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Một người phụ nữ bán hoa bên góc
phố Ninh Kiều, Cần Thơ.
RFA photo
Ngày quốc tế phụ nữ mồng 8 tháng 3 là
ngày mà cả thế giới đều dành riêng sự ưu ái đối với phụ nữ, vai trò cũng như phẩm hạnh của người phụ nữ được nhắc nhớ, đề cao nhằm tôn vinh họ và giữ tinh thần bình đẳng giới xuyên suốt những ngày khác trong
năm.
Tuy nhiên, đối với những phụ nữ miền Tây Nam Bộ Việt Nam nói riêng và
phụ nữ Việt Nam nói chung, ngày quốc tế phụ nữ lại trở thành ngày múa lửa lắc vòng của các hội, đoàn, trong khi đó, nhiều chị em phụ nữ chìm đắm trong đau khổ, bất công và không nhìn thấy tia hy vọng nào cho dù đó
là tia hy vọng lóe lên trong ngày
quốc tế phụ nữ.
Khắp nơi nhảy múa hội đồng
Một phụ nữ tên Thục ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang, chia sẻ, có lẽ ít có ngày quốc tế phụ nữ ở xứ nào giống Việt Nam và ít có quốc gia nào trên thế giới này lại làm cho ngày quốc tế phụ nữ trở nên ầm ĩ như Việt Nam. Và kẻ chủ trương làm ầm ĩ, náo hoạt ngày 8 tháng 3
không có ai khác ngoài hội phụ nữ Việt Nam mà trên nó nữa chính là đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo chị Thục đánh giá:“Thứ nhất là họ định kiến, thứ hai là họ không có học thức, thứ ba là họ nghèo, thứ tư là khổ. Bởi họ ở vùng xa, rồi nỗi sợ hãi này nọ nên nhiều khi người ta không dám lên
tiếng”.
Rất tiếc là việc làm ầm ĩ, náo hoạt này chẳng mang lại chút lợi ích nào cho người phụ nữ nếu không nói là nó
có xu hướng làm cho người phụ nữ trở nên trơ trẽn hơn và lẳng lơ hơn. Để chứng minh nhận định của mình là đúng, chị Thục nói rằng hầu như trên khắp cả nước, cứ đến ngày quốc tế phụ nữ thì cờ giăng khắp lối, khẩu hiệu đầy đường và mỗi nhà đều bị bắt buộc phải treo cờ. Riêng các chương trình văn nghệ “mừng đảng, mừng ngày quốc tế phụ nữ” thì diễn ra khắp các hang cùng
ngõ hẻm. Nội dung chương trình sẽ xoay quanh vấn đề người phụ nữ xã hội chủ nghĩa dưới ngọn đuốc thiên tài của đảng. Cứ như thế mà hát tới, nhảy tới và vui tới!
Đó là chuyện trên các sân khấu, ở dưới mặt đất, các nhóm chị em phụ nữ lại rủ nhau ăn nhậu, nhảy múa theo sự điều hợp, dẫn dắt của chi hội trưởng chi hội phụ nữ cấp xã, thôn và xóm.
Và để có những bữa ăn nhậu, nhảy múa như vậy, phần các chi hội trưởng phụ nữ một mặt đi vận động, kêu gọi đóng góp từ nhân dân, mặt khác lại xin kinh phí cấp trên rồi trích ngân quĩ, nói chung là bằng nhiều hướng, miễn sao có cái để chấm mút chút đỉnh trong quá trình
tổ chức.
Về phía chị em phụ nữ, khi có bia rượu vào người, cơn say bốc lên, lại nhảy múa, hát hò và lắc lư chẳng khác nào thanh
niên trai trẻ, chơi cho đến lúc hết làm chủ được bản thân, hò hét
lung tung, cuộc chơi mới chịu dừng.
Đó là chưa muốn nói đến một số nơi, trong những cuộc chơi đậm tính bản năng này lại xảy ra những tia chớp ái tình giữa ông cán bộ và cô nội trợ hoặc giữa anh cán bộ đoàn, anh công an
xã với chị chủ trại chăn nuôi. Sau bữa nhậu, hát hò, quàng
vai bá cổ là những cuộc hẹn ngấm ngầm, những buổi ngoại tình làm cho gia
đình tan nát, hạnh phúc tan vỡ. Chuyện này không phải hiếm.
Những người phụ nữ thiệt thòi
Tuy nhà nước tổ chức nhảy múa khắp nơi, ăn nhậu ê hề như vậy, nhưng nhìn kĩ, số phận người phụ nữ Việt Nam nói chung và
người phụ nữ Tây Nam Bộ nói riêng vẫn còn nhiều người lây lất đau khổ, không lối thoát. Và con số này không phải là hiếm.
Một người phụ nữ tên Bé Năm ở huyện Gò Công Đông, Tiền Giang, buồn bả nói: “Cái tỉ lệ, trường hợp mà người ta lấy chồng Đài Loan, Hàn
Quốc rất nhiều, nếu người ta có học thức một chút thì quen được người cũng được chút xíu, tức là không đến nỗi bên đó quá nghèo
khổ. Còn người mà người ta chỉ thấy tiền trước mắt thì người ta muốn gia đình có một số tiền để nở mày nở mặt. Ở dưới khu dưới em thì cũng có một số người họ đi làm massage, mà dưới đó đi massage có
nghĩa là đi làm gái hoặc dạng giống giống vậy đó, có nghĩa là
sẽ khó giữ mình, là cái gì đó nó gân guốc lắm!”
Theo chị Bé Năm, số lượng phụ nữ ở quê chị phải xuất khẩu sang nước ngoài theo con đường có chồng Hàn Quốc, Đài Loan, Trung
Quốc và nhiều nước trong khu vực nhằm cứu vãn sự nghèo khổ của gia đình không
phải là ít. Thường thì con gái đến tuổi có chồng, gia đình sẽ nghĩ kế hoạch gả bán cho một gia đình khác
giàu có, nếu không chọn được chồng giàu có, các cô gái phải thân chinh đến các trung tâm giới thiệu, mai mối để tìm chồng giàu có.
Thường thì các cô thất vọng và gặp rủi ro rất nhiều khi có chồng ngoại quốc mà không biết một chữ tiếng Anh bỏ túi ngoài câu “I love you” và câu “I want you, my husband”.
Đó là chưa muốn nhắc đến hàng loạt các cô gái phải đi bán dâm, đi
làm tiếp thị, massage, xông hơi và làm osin trá
hình ở khắp mọi miền đất nước. Tất cả các cô gái miền Tây này đều có điều kiện gia đình na ná giống nhau, cũng
nghèo khổ và có cha ham mê rượu chè, mẹ phải làm quần quật suốt ngày để nuôi con và khi
con cái lớn lên, khát vọng đổi đời lại bế tắc vì sự học hành của chúng không tới đâu nên phải chọn con đường gả cho nước ngoài.
Nghiệt nỗi không phải gia đình nào
cũng đủ tiền để nộp lệ phí kết hôn xuyên quốc gia, cuối cùng, các cô gái
nhà nghèo này phải chọn những lối đi riêng đầy nước mắt để cứu gia đình.
Chị Bé Năm nói rằng với thâm niên hơn ba năm làm trong
hội phụ nữ và sau đó phải bỏ việc vì bất mãn, chị cay đắng nhận ra rằng tất cả các cô gái điếm miền Tây đều rất hiếu thảo và tốt bụng. Chính cuộc sống kinh tế gia đình quá túng quẩn và bế tắc đã khiến các cô gái liều lĩnh nhắm mắt bước chân vào đời mà không hề suy trước nghĩ sau, bất chấp đau khổ và cạm bẫy.
Thường thì những cô gái miền Tây đi làm nghề bán dâm khắp mọi nơi trên đất nước và hằng tháng luôn gởi tiền về quê giúp cha mẹ, em út, luôn khoe với cha mẹ rằng mình đang làm một công việc gì đó rất vinh dự, danh giá và mỗi tháng được nhận khoản tiền lương hậu hĩ. Riêng đau khổ thì các cô gái tự ôm lấy và gửi gắm nó vào thuốc lá, cần sa, xì ke và những đêm hoang lạc không có điểm dừng để rồi cái đích cuối cùng là bệnh tật ghé đến, căn bệnh thế kỉ.
Chị Bé năm khẳng định là không có xứ sở nào có nhiều cô gái nhiễm HIV/AISD nhiều hơn miền Tây Nam Bộ Việt Nam.
Và, trong ngày quốc tế phụ nữ, ở các ngóc ngách
thôn quê Tây Nam Bộ, không thiếu những tiếng thở dài sườn sượt, những tiếng khóc lầm than của nhiều chị em phụ nữ!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.