Câu hỏi về biệt thự cựu Chủ
tịch Hà Nội
·
2 tháng 12 2014
Báo trong nước tiếp tục đặt câu hỏi về việc thành phố Hà Nội
không thu hồi nhà của cựu Chủ tịch UBND sau tám năm tranh cãi.
Biệt thự số 12
Nguyễn Chế Nghĩa được ông Hoàng Văn Nghiên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giai
đoạn 1994-2004, thuê từ năm 2001.
Tranh cãi phát
sinh từ năm 2006 khi một loạt tờ báo cho rằng ông Nghiên phải trả lại nhà sau
khi thôi chức vì đây là nhà công vụ.
Trong diễn biến
mới nhất, ngày 1/12, Sở Xây dựng Hà Nội nói với báo Tiền Phong rằng ông Nghiên
chấp nhận trả nhà này, nhưng lại có nhu cầu mua chỗ khác.
“Tôi khẳng định
là bắt buộc phải thu hồi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa vì đây là biệt thự nằm
trong danh mục không được bán,” đại diện Sở Xây dựng nói.
Người này giải
thích thành phố Hà Nội đang tìm nhà khác cho ông Nghiên mua.
Đã có những địa
điểm được giới thiệu, nhưng ông Nghiên chưa đồng ý, theo báo Tiền Phong.
'Sao không đi đến cùng?'
Vụ việc lên báo
từ năm 2006, khi ông Nghiên làm đơn xin mua lại biệt thự này theo Nghị định 61.
Thành phố từ
chối bán lại, nhưng vẫn chưa thu hồi căn nhà sau tám năm.
Vụ việc được
nêu lại trong bối cảnh nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bị Ủy
ban Kiểm tra Trung ương của Đảng yêu cầu trả nhà, đất mà ông đã xin mặc dù
không đủ tiêu chuẩn.
Nói với báo
Tiền Phong ngày 1/12, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đặt vấn đề về căn nhà
của ông Hoàng Văn Nghiên.
“Thành phố Hà
Nội đã nói là sẽ xử lý, nhưng rồi lại để đấy. Sao lại không đi đến cùng được?”
ông Quốc than phiền.
Nói với báo
Tuổi Trẻ hôm 24/11, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên phó trưởng Ban Tổ chức trung
ương, nói “từ thời bao cấp những chuyện không hay về nhà đất của một số cán bộ
cấp cao đã âm ỉ trong dư luận”.
Ông Hương nói: “Hàng
triệu công chức, viên chức, người lao động đang ở nhà thuê nghĩ gì khi đọc danh
sách nhà đất liên quan đến ông Truyền? Rõ ràng là đặc quyền, đặc lợi.”
Trong bài phỏng
vấn này, ông Hương cũng đề cập số 12 Nguyễn Chế Nghĩa như ví dụ về việc “còn
nhiều quan chức ở các cấp khác nhau dính vấn đề đất đai”.
Hồi tháng 10,
ông Hoàng Văn Nghiên được nhắc đến trên truyền thông khi ông được trao Huân
chương Độc lập hạng Nhì.
Chia sẻ tin này Về mục Chia sẻ
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.