Để chấm dứt lương quan
chức 'tù mù'
- 15 tháng 4 2014
Ông Trần Tiến Đức nói thu
nhập của quan chức thiếu minh bạch gây tác hại ngân sách, và làm giảm lòng tin
của dân.
Ông Trần Tiến Đức nói thu nhập của quan chức
thiếu minh bạch gây tác hại ngân sách, và làm giảm lòng tin của dân.
Hệ thống lương bổng và thu nhập ngoài luồng của
quan chức ở Việt Nam rất 'tù mù', thiếu minh bạch, là điều có thể vừa gây thiệt
hại cho việc thu thuế và công quỹ nhà nước, vừa làm cho người dân sút giảm lòng
tin vào chế độ, theo nhà quan sát từ trong nước.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, ông Trần Tiến Đức,
nhà tư vấn độc lập các dự án xã hội và phát triển trong lĩnh vực dân sự nói với
BBC tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong thông tin về thu nhập và lương
bổng của các công chức nhà nước, đặc biệt là quan chức lãnh đạo đã phổ biến
trong nhiều năm và cần được thay đổi.
Cựu Vụ trưởng một Ủy ban về phát triển dân số
của nhà nước trước đây nói:
"Tôi nghĩ rằng cái quan trọng nhất là tính
minh bạch trong các thông tin, trong mọi quyết định của nhà nước, thí dụ như
mức lương của ông Tổng thanh tra (chính phủ), những nguồn tin trước đây trên
báo chí chính thống nêu là trong một số lần tôi được nghe là lương của ông Thủ
tướng là 15 triệu đồng một tháng,
"Lần đầu tiên tôi được nghe thấy lương của
ông Tổng thanh tra là 18 triệu đồng một tháng, thì cái đó... là mức lương của
các quan chức như thế nào thì hiện nay cũng rất là tù mù, tức là người ta không
có công bố mức lương thế nào."
null
Theo ông Đức, người từng làm việc ở Ban Khoa
giáo Đài Truyền hình VTV, Việt Nam có quy định yêu cầu các quan chức kê khai,
khai báo tài sản và các nguồn thu nhập, nhưng thông tin cụ thể sau kê khai lại
ở trong tình trạng 'bưng bít', thiếu minh bạch.
Ông nói: "Nhà nước Việt Nam cũng có một yêu
cầu kiểm kê tài sản, khai tài sản, nhưng tất cả những chuyện đó không ai được
biết, kế cả Quốc hội, các nghị sỹ cũng không biết, mà những người dân thường
càng không biết.
'Không thể đòi hỏi'
Đại diện Thanh tra Chính
phủ VN cho biết lương bổng của Tổng Thanh tra cao hơn lương các khoản của Thủ
tướng
Đại diện Thanh tra Chính phủ VN cho biết lương
bổng của Tổng Thanh tra cao hơn lương các khoản của Thủ tướng
Theo nhà tư vấn độc lập, tình trạng này đang gây
ra những tác hại về mặt kinh tế lẫn xã hội.
Trước hết về mặt thất thu ngân sách từ nguồn thu
thuế, ông nói:
"Những ông đấy là không công khai, thì chắc
chắn là ông không nộp vào thuế nhà nước, thu nhập lớn để người ta có thể mua
sắm nhà cửa, đất đai, thì chắc chắn là số tiền là rất lớn và chắc chắn khoản
thất thoát của ngân sách nhà nước là rất lớn."
"Nhưng cái thứ hai nữa là vì chuyện không
công khai minh bạch tất cả những thu nhập, cho nên người ta có thể sử dụng
những tiền đó vào những việc không chính đáng, và như vậy nó sẽ tạo nên một sự
bất công trong xã hội."
Theo ông Trần Tiến Đức, tình trạng nhiều quan
chức vừa thiếu minh bạch về thu nhập, tài sản, vừa 'nói một đằng, làm một nẻo'
sẽ gây ra những tác hại về xã hội.
Ông nói: "Rõ ràng người ta thấy rằng một xã
hội mà sự nói dối nó trở thành một chuẩn mực, thì chúng ta cũng không thể đòi
hỏi được người dân và nhất là giới trẻ ứng xử theo một tiêu chuẩn đạo đức bình
thường của một xã hội văn minh."
'Chữa bệnh hệ thống'
Tôi cũng đi một số nước và không có nước nào mà
tôi coi là lý tưởng, nhưng tôi quan sát thấy rằng ở nước nào mà có dân chủ
nhiều, người dân được quyền nói nhiều, người dân được quyền tham gia, trong
việc điều hành nhà nước cũng như trong việc giám sát các hoạt động của nhà
nước, thì ở đấy đạo đức xã hội tốt hơn
Đề giải quyết thực trạng hệ thống 'hai lương' và
kém minh bạch này ở các quan chức, nhà tư vấn độc lập cho rằng cần nhận thức
đây là một trong các biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng hơn lâu nay mà ông
gọi là "bệnh hệ thống", và cần phải có giải pháp dân chủ hóa xã hội,
để từ đó cộng đồng có thể thực hiện giám sát quyền lực hiệu quả hơn.
Ông Đức nói: "Tôi nghĩ rằng có lẽ phải dân
chủ hóa, phải thực hiện được tất cả những gì mà xã hội văn minh người ta vẫn
làm, một xã hội văn minh dân chủ, khi mà người dân có quyền được lựa chọn một
cách tự do những người đại diện cho họ,
"Để những người đó điều hành đất nước và
người dân được quyền thực hiện sự giám sát của mình, được tiếp nhận đầy đủ
thông tin thì chắc những sự tham nhũng hoặc đạo đức xã hội sẽ được cải thiện,
"Tôi cũng đi một số nước và không có nước
nào mà tôi coi là lý tưởng, nhưng tôi quan sát thấy rằng ở nước nào mà có dân
chủ nhiều, người dân được quyền nói nhiều, người dân được quyền tham gia, trong
việc điều hành nhà nước cũng như trong việc giám sát các hoạt động của nhà
nước, thì ở đấy đạo đức xã hội tốt hơn."
Mới đây, một cuộc họp báo của Thanh tra Chính
phủ Việt Nam cho biết thông tin về lương bổng chính thức của một số quan chức
chính phủ, trong đó lương của Tổng thanh Chính phủ ở mức 18 triệu đồng/tháng,
lương của Phó Tổng thanh tra khoảng 15 đồng/tháng.
Trong khi đó, theo Văn phòng Chính phủ Việt Nam,
lương tháng của Thủ tướng Chính phủ sau khi nộp thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm
xã hội, tất cả các khoản có tổng số chừng 17 triệu đồng.
Tuần trước, một chuyên gia luật của Việt Nam
từng nắm cương vị Vụ trưởng trong một Ban của Văn phòng Chính phủ, PGS. TS
Hoàng Ngọc Giao cũng chia sẻ quan điểm như ông Đức nói khi cho rằng Việt Nam
cần minh bạch hóa thông tin về tài sản, thu nhập quan chức và đề nghị chính
quyền lập một Ủy ban giám sát tài sản do Quốc hội cử ra để theo dõi vấn đề này.
'Cần lập ngay Ủy
ban Tài sản Quan chức'
Quốc PhươngBBC Việt ngữ
- 11 tháng 4 2014
Việt Nam cần cải cách thể
chế, tư pháp độc lập mới chống tham nhũng hiệu quả, theo chuyên gia.
Việt Nam cần cải cách thể chế, tư pháp độc lập
mới chống tham nhũng hiệu quả, theo chuyên gia.
Việt Nam cần lập ngay một 'Ủy ban Kiểm soát Tài
sản Quan chức' độc lập và 'cải cách thể chế' mới mong xử lý triệt để tận gốc
nạn tham nhũng nhà nước, theo ý kiến của luật gia từ trong nước.
Việc giám sát này đặc biệt cần áp dụng đối với
các quan chức hành pháp, là những người có quyền lực trong tay và thực thi pháp
luật, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, PGS.
TS. Hoàng Ngọc Giao.
Trao đổi từ Hà Nội với BBC hôm 11/4/2014 về biện
pháp ưu tiên giám sát tham nhũng nhà nước, nhân dịp báo chí Việt Nam vừa đăng
trả lời công khai của cơ quan Thanh tra Chính phủ Việt Nam về tổng thu nhập
chính thức của một số quan chức chính phủ như Thủ tướng, Tổng và Phó Tổng Thanh
tra Chính phủ, ông Giao nói:
"Phải có một cơ quan tương đối độc lập mà
không phải nằm trong hệ thống hành pháp để giám sát việc đăng ký tài sản của
các quan chức, đặc biệt đối với các quan chức hành pháp.
null
"Bởi vì họ có quyền lực trong tay, họ thực
thi pháp luật và họ thực hiện quản lý nhà nước ở trên các lĩnh vực kinh tế xã
hội, và vì thế để các cơ quan hành pháp tự mình kiểm soát thì rất khó.
"Phải có một Ủy ban về kiểm soát tài sản
của các quan chức độc lập. Có thể nó là một cơ quan do Quốc hội lập ra, nó
tương đối độc lập và nó hợp tác chặt chẽ với kể cả cơ quan kiểm toán cũng như
các cơ quan tài chính khác,
"Và nó có quyền hạn nhất định trong việc
thu thập, xử lý những thông tin, kể cả những thông tin đến từ những nguồn gốc
như những khiếu nại, những tố cáo, để nó xử lý thông tin đó, thì khi đó mới có
thể thực thi được tốt việc minh bạch hóa tài sản của các quan chức nhà
nước."
'Làm gương triệt để'
Hôm thứ Sáu, đại diện cơ quan Thanh tra Chính
phủ cho truyền thông biết một số thông tin về thu nhập chính thức các nguồn của
một số quan chức chính phủ, trong đó có lương và các khoản thu từ phụ cấp khác
của Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra chính phủ lần lượt ở mức khoảng 18
triệu đồng/tháng và 15 triệu đồng/tháng.
Phải có một Ủy ban về kiểm soát tài sản của các
quan chức độc lập, có thể nó là một cơ quan do Quốc hội lập ra, nó tương đối
độc lập và nó hợp tác chặt chẽ với kể cả cơ quan kiểm toán cũng như các cơ quan
tài chính khác. Và nó có quyền hạn nhất định trong việc thu thập, xử lý những
thông tin, kể cả những thông tin đến từ những nguồn gốc như những khiếu nại,
những tố cáo
Mức thu nhập chính thức này của Tổng thanh tra
chính phủ được cho là cao hơn tổng mức lương, phụ cấp của Thủ tướng Chính phủ
mà theo Văn phòng Chính phủ là khoảng 17 triệu đồng/tháng.
Gần đây, dư luận trong nước của Việt Nam đặt câu
hỏi với mức thu nhập như trên, làm sao một cựu quan chức như ông Trần Văn
Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam, có thể có nhiều tài sản như
báo chí phản ánh.
Bình luận về vấn đề này, PGS. Hoàng Ngọc Giao
nói:
"Hiện nay nhân dân rõ ràng thấy là không
phải chỉ ông ấy mà rất nhiều người có những tài sản rất lớn.
"Chẳng qua những người đó chưa được lên mặt
báo thôi. Người ta nhìn vào, cứ làm quan thì nhà rất to, rồi biệt thự, nhà nghỉ
v.v..., thì rõ ràng ở đây, không chỉ nói vấn đề ông nguyên Tổng Thanh tra mà ở
đây chúng ta cần nhìn lại vấn đề cả một hệ thống.
"Chúng ta làm thế nào để có thể có một hệ
thống pháp luật nghiêm, kiểm tra, giám sát nghiêm, và cũng tạo nên tính chính
đáng của quan chức. Nếu như họ có những ngôi nhà rất to, nguồn tài sản của họ
là chính đáng, hợp pháp, thì họ cũng ngẩng cao đầu vì chuyện đó."
'Bảo vệ nhân chứng'
Khi được hỏi về vai trò và vị trí của các tổ
chức quần chúng, chuyên gia luật học nói:
Ông Hoàng Ngọc Giao lưu ý
Việt Nam chưa có luật bảo vệ nhân chứng khi họ tố giác tham nhũng, phạm pháp.
Ông Hoàng Ngọc Giao lưu ý Việt Nam chưa có luật
bảo vệ nhân chứng khi họ tố giác tham nhũng, phạm pháp.
"Luật pháp ở Việt Nam chưa có luật về bảo
vệ nhân chứng, chưa có việc bảo vệ những người thực hiện hành vi tố cáo. Trong
thực tế, tôi còn nhớ lại ở thời kỳ xảy ra vụ việc PMU18, một số người tố cáo
cũng đã bị chịu những sức ép cũng như kể cả những hành hung, mà họ không được
bảo vệ.
"Do đó muốn để cho xã hội lên tiếng, muốn
để cho người dân phát hiện ra những vụ việc về mặt liên quan tài sản cũng như
tham nhũng, một trong những điều rất quan trọng là cần phải có một luật về bảo
vệ nhân chứng và giữ bí mật cho những người thực hiện quyền tố cáo những hành
vi liên quan đến những tài sản bất minh."
Theo PGS Hoàng Ngọc Giao, Việt Nam cần phải có
những lưu ý, thay đổi để đảm bảo cho báo chí phát huy vai trò của mình trong
giám sát quyền lực nhà nước và phòng chống tham nhũng và phải sớm mở ra hành
lang pháp lý để đảm bảo phối hợp tốt với vai trò này của báo trí, truyền thông.
Ông nói:
"Có những vụ việc đưa lên, lại rơi vào
trong dĩ vãng chứ không thấy cơ quan nào dựa vào những thông tin đó để tiến
hành xử lý các thông tin đó. Thậm chí ra những quyết định mạnh mẽ hơn, là để
xác minh lại nguồn thông tin của báo chí có đưa hay không, để tiến hành theo
thủ tục tư pháp, tức là tiến hành khởi tố, điều tra v.v..., thì hiện nay, việc
này vẫn còn bỏ ngỏ."
'Cải cách thể chế'
Nếu Đảng Cộng sản vạch ra được một cương lĩnh,
một phương hướng phát triển như vậy và sau đó chúng ta cải cách thực sự, chúng
ta là nhà nước pháp quyền và ba quyền lực đó kiểm tra, giám sát lẫn nhau thì
lúc đó việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, cũng như việc phòng chống
tham nhũng cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều
Trước câu hỏi liệu các quan chức lãnh đạo cao
cấp hiện nay có nên 'đi đầu, làm gương' công khai, minh bạch triệt để tất cả
các nguồn thu nhập và tài sản trong thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn
trên dưới hai năm trước khi kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12 được tổ chức, PGS Giao
nói:
"Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
còn rất nhiều vấn đề mà cần phải giải quyết. Có lẽ mong muốn ưu tiên theo ý
kiến cá nhân tôi là Đại hội Đảng sắp tới nên bàn về vấn đề thể chế, giống như
Thủ tướng nói đầu năm.
"Bây giờ phải cải cách thể chế, chứ còn bây
giờ yêu cầu các nhà lãnh đạo phải minh bạch ngay, thì thứ nhất về thời gian,
thứ hai về vấn đề thể chế, luật pháp cũng chưa đầy đủ, thì chưa chắc đã giải
quyết công việc.
"Đó là phải cải cách thể chế, phải tư pháp
độc lập, phải làm sao Đại hội Đảng đưa được đường lối tư pháp độc lập, cái đó
rất quan trọng. Thứ hai, hành pháp phải chịu sự kiểm tra, giám sát thực sự của
Quốc hội và Quốc hội cũng phải đủ năng lực để giám sát về hành pháp."
Theo nhà luật học, việc kiểm tra, giám sát,
phòng chống sẽ thuận lợi hơn rất nhiều sau khi Việt Nam đã cải cách được thể
chế, cải cách được tư pháp.
"Nếu Đảng Cộng sản vạch ra được một cương
lĩnh, một phương hướng phát triển như vậy và sau đó chúng ta cải cách thực sự,
là nhà nước pháp quyền và ba quyền lực đó kiểm tra, giám sát lẫn nhau thì việc
thực hiện công khai, minh bạch tài sản, cũng như việc phòng chống tham nhũng sẽ
thuận lợi hơn rất nhiều," PGS Giao nói với BBC.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.