Những bê bối
chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ: Vụ tống tiền ngành giáo dục của báo
Tuổi Trẻ
Bạn đọc trong thôn quý mến,
Chuyện của những "người trong cuộc" chỉ có những người
trong cuộc biết đích xác. Trong môi trường không thể kiểm chứng thông tin,
Danlambao xin gửi đến các bạn bài viết do tác giả gửi đến DLB chỉ với mục đích để
mỗi người đọc thấy được chút gì và tự nhận xét về bức tranh xám xịt của báo chí
và các quan chức truyền thông lề đảng. Tuy nhiên, các bạn đọc nêu lưu ý nhiều
chỗ "Người Trong Cuộc" khó mà có mặt tại chỗ để mà có những đối
thoại, hình ảnh như trong bài viết. Danlambao sẵn sàng đăng tải bài viết của những
đối tượng mà "Người Trong Cuộc" nhắm đến để dư luận có cái nhìn hai
chiều.
*
Người Trong Cuộc - Sự tha hóa trong nghề báo vốn là những
điều rất không mới, việc lợi dụng chức danh, nhiệm vụ của nghiệp vụ phóng viên,
được quyền tiếp cận với những nguồn tin không chính thức càng là miếng mồi ngon
để cho các phóng viên “đen” có cơ hội kiếm tiền, bỏ túi riêng... Tại báo Tuổi
Trẻ việc tống tiền doanh nghiệp, thậm chí là tống tiền chính quyền (chính trị
gia) thì lại càng là chuyện “hết sức bình thường” một khi các nạn nhân đã bị họ
“nắm thóp”. Kỳ này chúng tôi muốn nói đến sự thật đằng sau loạt bài “Học
sinh không biết chữ vẫn lên lớp 4” do Vũ Xuân Toàn (bút
danh Vũ Toàn), Trưởng văn phòng Nghệ An làm “đạo diễn”.
Vũ Xuân Toàn sinh năm
1955, xuất thân từ Báo Nông nghiệp Việt Nam,
chi nhánh Nghệ An, năm
2002 đầu quân cho báo Tuổi Trẻ,
rồi trở thành đại diện
văn phòng tờ báo này ở Nghệ An.
Bạn đọc dễ dàng kiểm
chứng thông tin, ngày 10/2/2014, báo Tuổi Trẻ giật tít rất “kêu”:“Không biết
chữ vẫn lên lớp 4”, liên tiếp 2 ngày 17/2-18/2, báo tuổi trẻ tiếp tục giật
tít rung rinh ngành giáo dục xứ Nghệ: “Kiểm điểm vụ để HS không biết
chữ vẫn lên lớp 4” với nội dung gần giống nhau về việc ông Thái Huy
Vinh, phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết sở đã có quyết định kiểm điểm lãnh đạo,
giáo viên Trường tiểu học Thanh Văn. Dân tình hoang mang, chính quyền và ngành
giáo dục Nghệ an hoảng loạn phải “cầu cứu” các nơi, và sự thật là ngày
27/2/2014, báo Nghệ An, báo Người Lao Động đã đi loạt bài cải chính “Sự
thật về học sinh ‘Không biết chữ vẫn lên lớp 4’” với cả video clip
minh họa sự thật là em Nguyễn Thị Lê(Trường Tiểu học Thanh Văn,
Thanh Chương, Nghệ An) có khả năng đọc, viết bình thường, đồng thời lên án
"một số phương tiện truyền thông" (không dám nói thẳng tên báo Tuổi
Trẻ, sợ trả thù chăng?) đưa tin tiêu cực không chính xác sẽ khiến nhiều người
hoang mang, tác động xấu đến xã hội. Sự thật đằng sau câu chuyện này là gì?
Trường Tiểu học Thanh
Văn, em Lê đang theo học
Chuyện là, sau khi tiếp
nhận thông tin từ ông Nguyễn Hữu Sơn phản ánh về việc trường
Tiểu học Thanh Văn dạy con mình là em Nguyễn Thị Lê không đúng cách, khiến em
bị lưu ban, không được lên lớp 4. Ngay lập tức, kế hoạch trong đầu đầy sạn của
phóng viên báo tuổi trẻ Vũ Xuân Toàn đã nghĩ ngay đến việc kiếm ăn, tống tiền.
Nghĩ là làm, ngay lập tức Vũ Toàn thủ máy ghi âm đến văn phòng trường tiểu học
Thanh Văn, dí thẻ nhà báo tuổi trẻ vào mặt thầy Võ Bá Phượng, Hiệu trưởng nhà
trường, Vũ Toàn nói thẳng: "Hiện ông Sơn (bố em Nguyễn Thị Lê)
đang làm đơn kiện nhà trường lên Sở Giáo dục, việc ni mà lôi thôi thì ảnh hưởng
lớn đến uy tín nhà trường, thầy phải đưa tui 100 triệu để tôi tính cho!".
Thầy Võ Bá Phượng rùng mình, lương giáo viên 3 cọc 3 đồng, dân đây ai cũng
nghèo cả, trường lại không có quỹ đen quỹ đỏ gì, lấy đâu ra mà chi cho phóng
viên tuổi trẻ?! Mà chuyện em Lê lưu ban vì học kém cũng không thể đổ hết trách
nhiệm cho nhà trường, cô Ngoạt (chủ nhiệm lớp em Lê) đã nhiều lần đến nhà tìm
hiểu về có phản ảnh cho tôi biết cha mẹ em Lê cũng không quan tâm đến việc học
hành của con cái, họp phụ huynh nhiều lần cũng nhờ người này người nọ đi họp
thay. Thấy thầy hiệu trưởng nói cứng, Trưởng đại diện báo Tuổi Trẻ tiếp tục: "Thôi
thì 50 triệu cũng được, tui có quan hệ với các anh trên Sở, phần còn lại để tui
giúp thầy cho ổn thỏa việc ni, chứ để to chuyện không khéo ban giám hiệu nhà
trường bị kỷ luật chứ nỏ phải chuyện chơi mô". Thầy Võ Bá Phượng vẫn
không thể có 50 triệu đưa cho, Toàn tiếp tục “hạ giá” xuống 20 triệu, thầy cũng
nhẹ nhàng nhưng kiên quyết từ chối. Không kiếm ăn được từ thầy Phượng mà cũng
chẳng ghi âm được vì thầy Phượng nói chuyện rất nhỏ nhẹ, đàng hoàng, không hề
có sơ sẩy gì. Tức tối, Toàn hậm hực bỏ về kèm theo bì thư 500 nghìn đồng của
thầy Phượng.
Cay cú vì không đạt được
mục đích, trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ tìm đến tận nhà ông Nguyễn Hữu Sơn ở
xóm 6, Thanh Văn, Thanh Chương, phát hiện hoàn cảnh gia đình khá bần hàn, tài
sản chỉ là cái bàn vừa là bàn bàn tiếp khách vừa là bàn học cho 2 chị em cô bé,
vài cái ghế nhựa, cái tủ chè cũ xập xệ... Vũ Toàn kéo riêng vợ chồng ông Sơn ra
góc nhà, móc túi đếm xoàn xoạt 10 tờ mệnh giá 500 nghìn, nói “giờ vợ
chồng anh chị phải nghe lời tui, có ít tiền lo cho các cháu, xong việc tui sẽ
đưa thêm”. Là một nông dân chân chất, một nắng hai sương, không hề biết ý
đồ của Toàn, từ nhỏ đến lớn chưa ai hào phóng với mình như vậy, nên ông Sơn rất
vui:“xin cảm ơn nhà báo, báo Tuổi Trẻ muốn gì tui cũng làm”. Ngay liền
sau đó, Toàn “hướng dẫn” ông Sơn làm đơn cho con “xin học lại lớp 1” (trong khi
bé Lê chỉ bị lưu ban lớp 3, chưa được lên lớp 4), nhà trường Thanh Văn không
giải quyết, ông Sơn con nghỉ học ở nhà phụ làm ruộng. Có trong tay đơn xin học
lớp 1 của ông Sơn, Toàn thấy vẫn chưa đủ, Vũ Toàn còn tiếp tục “hướng dẫn”,
“phỏng vấn” gia đình ông Sơn (theo kiểu mớm cung, theo đúng kịch bản của Toàn)
để ghi âm, biên tập lại theo kịch bản và dựng clip. Đã thu thập đủ “chứng cứ”,
Vũ Toàn vừa đe dọa, vừa dụ dỗ cho thêm tiền và lại “hướng dẫn” gia đình ông Sơn
cách trả lời phỏng vấn, cách tiếp khách khi có cơ quan chức năng, phóng viên
báo khác đến thu thập tư liệu...
Ngày 10/2/2014, vừa ăn
tết xong, Vũ Xuân Toàn lập tức đưa bài “Không biết chữ vẫn lên lớp 4” lên
“sóng” báo Tuổi Trẻ, ngay tập tức cơn bão dư luận đã xảy ra, ngoài báo giấy,
lượng truy cập báo Tuổi Trẻ Online cũng tăng đột biến, Toàn còn dặn mắm thêm
muối để gửi báo Lao Động Nghệ An (nơi Vũ Toàn thường xuyên
"thâm canh" để kiếm chác thêm) để tạo hiệu ứng cục bộ, triệt hạ uy
tín ban giám hiệu trường tiểu học Thanh Văn. Nhiều báo khác không biết sự việc,
tin tưởng uy tín “dẫn đầu làng báo” của Tuổi Trẻ, cũng ăn theo nói leo, đưa sự
kiện lên tới đỉnh điểm, ngành giáo dục Việt Nam đã từng có tiếng bê bối nay lại
lãnh thêm một hậu quả “thảm khốc” chỉ vì sự cay cú của một con sâu đen trong
làng báo.
Báo Tuổi Trẻ lợi dụng
cả gia đình người nông dân chân chất, một nắng hai sương Nguyễn Hữu Sơn, để làm
vật tế thần, làm công cụ cho đòn thù hèn hạ, tiểu nhân (Ảnh do đồng nghiệp của
chúng tôi tại báo Lao động Nghệ An cung cấp, báo LĐNA cũng là nơi Xuân Toàn
thường xuyên qua mặt báo tuổi trẻ để kiếm ăn thêm).
Chuyện vẫn chưa dừng ở
đó, Vũ Xuân Toàn tiếp tục đi thêm bước thứ 2 là đọc để ông Sơn ghi lại bản
tường trình, tố cáo ban giám hiệu trường Tiểu học Thanh Văn, mang lên Sở Giáo
dục tỉnh Nghệ An “nộp”, sau đó một tuần, báo Tuổi Trẻ đưa tin liên tiếp trong
02 ngày 17,18/2/2014 với nội dung na ná nhau về việc “Quyết định kiểm điểm lãnh
đạo, giáo viên Trường Tiểu học Thanh Văn” do ông Thái Huy Vinh, Phó
Giám đốc sở ký.
Mọi việc bịa đặt của báo
Tuổi Trẻ chỉ bị đổ bể khi báo Nghệ An “tháp tùng” đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục
tỉnh Nghệ An về tận trường để xác minh, làm rõ, tiếp đó, cách đây vài ngày, báo
điện tử Tầm Nhìn cũng vào cuộc khiến dư luận ngã ngửa, thêm một phen “hố” nặng
vì báo Tuổi Trẻ. Sự thật là em Lê dù học kém hơn các bạn cùng tuổi, nhưng riêng
chuyện đọc, viết, làm toán thì hoàn toàn bình thường so với lứa tuổi của em.
Thậm chí khi phóng viên báo Tầm Nhìn đã đưa trang 113, sách Tiếng Việt lớp 3,
là bài em chưa học (bài “Người đi săn và con vượn”) em Lê cũng đọc rất lưu
loát.
Em Lê đọc vanh vách
bài học
Để có được thông tin
trên, chúng tôi đã gọi điện trực tiếp đến thầy hiệu trưởng Võ Bá Phượng để xác
minh sự việc, thầy cung cấp một số thông tin về việc phóng viên Vũ Toàn tìm
cách làm tiền nhà trường, chúng tôi có hỏi thầy có ghi âm lại không, ông cười
lớn bảo “Các anh hỏi lạ, làm răng tui đủ ‘tư cách’ để biết trò nớ của nhà báo
Tuổi Trẻ? Mà nếu tui biết thì dễ chi qua mặt được sự ‘dày dạn’ của ông nớ!”.
Video clip chứng minh
em Lê có khả năng đọc, viết,
làm toán hoàn toàn bình
thường so với lứa tuổi của em.
Tẽn tò, BBT báo Tuổi Trẻ
làm “động tác giả” (BBT báo tuổi trẻ thường xuyên sử dụng “chiêu” này để bảo vệ
mình) là yêu cầu Vũ Xuân Toàn viết tường trình để BBT “chạy tội” và nếu có bị
Ban tuyên giáo TW gõ đầu thì BBT có “chứng cứ” để chứng minh đây chỉ là sai sót
của một cá nhân, trong khi đó đây là một sai lầm có hệ thống, mang tính bản
chất của báo tuổi trẻ. Trong trường hợp có bị Ban Tuyên giáo TW làm căng quá
thì đã có đồng chí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nham hiểm và đồng chí Phó Thủ tướng “thứ nhất” Nguyễn Xuân Phúc lừa thầy phản
bạn đỡ lưng cho như
bao lần khác.
Trong phạm vi bài viết,
chúng tôi chỉ đề cập đến một trong những trò bẩn của báo Tuổi Trẻ đã bị phanh
phui trước công luận, còn nhiều hành vi bỉ ổi khác của “sâu đen” báo Tuổi Trẻ
Vũ Xuân Toàn và “nghi phạm” Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Nghệ
An cùng “hiệp đồng tác chiến” sau hậu trường để hạ bệ Giám đốc sở Lê Văn Ngọ để
chiếm nghế giám đốc sẽ được chúng tôi phanh phui trong bài viết tới.
Giới báo chí, trí thức
Nghệ An khi nói đến Vũ Toàn, nói đến báo tuổi trẻ tại Nghệ An ai cũng lắc đầu,
nhổ nước bọt, những chiêu trò bẩn thỉu của đàn sâu báo Tuổi Trẻ khiến làng báo
Việt Nam ngày càng ô uế, bốc mùi...
10
điều giống nhau kỳ lạ giữa Hồ Chí Minh và đồng chí Lai Teck
Phan Châu Thành (Danlambao) - Với những người ít quan tâm, không biết
đồng chí Lai Teck là ai, tôi xin thưa, đó là cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Malaysia từ 1938 đến 1947. Đảng Cộng sản Malaysia thành lập bởi Comintern và
các đảng viên người Hoa tại Singapore năm 1930, và tự giải tán năm 1989 tại
Thailand khi đảng này bị Malaysia “cấm cửa” phải hoạt động chui ở Nam Thái từ
1960…
Điều giống nhau đầu tiên, đó là hai đồng chí Hồ
Chí Minh và Lai Teck đều là người Việt (đối với những ai tin Hồ Chí Minh là
người Việt), hay hai đồng chí trên đều là người là người Việt gốc Hoa (đối với
những ai tin đồng chí HCM là người Hoa). Đồng chí Lai Teck tên Việt là Trương
Phước Đạt, sống ở Việt Nam như một người Hoa hoạt động trong phong trào cách
mạng cộng sản nhưng lại kiêm nghề chỉ điểm (spy) cho Pháp đến năm 1933 thì biến
mất khỏi Việt Nam và năm 1934 xuất hiện ở Malaysia, Singapore với tên Tầu là
Lai Teck (Lai Te)...
Điều giống nhau thứ hai là hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck là
hai người Việt gốc Hoa đồng niên, cùng sinh năm 1901. Riêng đồng chí Hồ Chí
Minh thì còn điều mơ hồ, vì năm 1934 khi từ TQ quay về Moscow đồng chí tự khai
với Quốc tế CS là mình sinh năm 1901 (hồ sơ còn lưu), nhưng lại quên trước đó
năm 1924 đống chí đã đến Nga từ Pháp và khai sinh từ bên Pháp mà đảng CS Pháp
giới thiệu sang thì đồng chí Nguyễn Ái Quốc sinh năm 1890..., trừ khi đó là hai
đồng chí khác nhau hoàn toàn (Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh). Những năm 1930s ở
Moscow đồng chí Stalin và đồng chí Beria đang “oanh tạc”, à quên: thanh trừng,
các đảng viên cộng sản rất ác liệt, nhất là thành viên Quốc tế CS (vốn do Lenin
và Troskit lập nên), nên khả năng đồng chí Hồ Chí Minh khai man là rất ít, vì
chỉ có... dựa cột.
Điểm giống nhau kỳ lạ thứ ba là cả hai đồng chí cùng sinh ra trên quê
hương cách mạng Nghệ Tĩnh!
Như vậy, hai đồng chí Nguyễn Sinh Cung hay Hồ
Tập Chương (sau “biến thành” Hồ Chí Minh) và Trương Phước Đạt (Lai Teck sau
này) cùng là người Việt gốc Hoa, cùng sinh năm 1901, cùng quê Nghệ Tĩnh và cùng
tham gia các hoạt động của đảng cộng sản ngay từ những năm 1930. Liệu họ có
biết về nhau, có gặp nhau, có thân nhau, có là đồng chí trong một tổ chức? Câu
hỏi trên tôi chỉ đặt ra thôi, chưa có trả lời.
Điểm giống nhau kỳ lạ thứ tư là cả hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck
đều cùng xuất hiện trên chính trường với tên mới (và sau trở thành tên thành
danh lãnh tụ trong số rất nhiều cái tên bí danh mà hai người đều có) là Hồ Chí
Minh và Lai Teck từ năm 1934. Một đồng chí đi Moscow, còn đồng chí kia đi
Malaysia, đều xuất phát từ đất mẹ Trung Hoa với sự dọn đường “giúp đỡ” tận tình
của đảng CSTQ... để lên nắm quyền hai đảng cộng sản đàn em của Đảng CSTQ là
đảng CS Đông Dương- CSĐD (bao gồm cả Đông Dương) và đảng CS Malaysia - CSM (bao
gồm cả Singapore).
Điều giống nhau kỳ lạ thứ năm là cả hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck
đến với hai đảng CS Đông Dương và Malaysia đều với tư cách cán bộ của Comintern
(Quốc tể CS) nhưng lại do đảng CSTQ phao tin về “lãnh tụ mới”, giới thiệu hoành
tráng nhưng mơ hồ về “lãnh tụ” (vì lý do bí mật), và chính đảng CSTQ đã đưa
“lãnh tụ của Comintern” về Việt Nam và Malaysia (chứ không phải do Comintern từ
Moscow có công văn cử đến).
Chúng ta nên nhớ, những năm 1933-1939 Stalin chỉ
lo thanh trừng nội bộ đảng CS Nga (giết hàng triệu đảng viên) và đối phó với
các nước trong Liên bang Sô viết (giết mấy chục triệu người các dân tộc), và
nhất là phải đối phó với Hitler và Châu Âu lúc đó đang chuẩn bị rơi vào đại
chiến Thế giới 2, nên không hề quan tâm đến các đảng CS thế giới và nhất là các
đảng CS Phương Đông (mà Stalin rất khinh ghét)... Stalin cũng chẳng phân công
việc “quản lý các đảng châu Á” đó cho đảng CSTQ... mà đảng CSTQ đã tự ôm “trách
nhiệm quốc tế cao cả” đó, với những mưu đồ riêng.
Điều giống nhau kỳ lạ khủng khiếp thứ sáu (chữ khủng khiếp ở đây phải hiểu theo cả
hai nghĩa đen và bóng) là từ năm 1933-1934 sau khi hai đồng chí Hồ Chí Minh và
Lai Teck xuất hiện lờ mờ trên “chân trời cách mạng” Việt Nam và Malaysia thì
hàng loạt và hầu hết các lãnh tụ kỳ cựu và “khai quốc công thần” của hai đảng
CSĐD và CSM đều bị lần lượt “vô tình” rơi vào tay mật thám Pháp (ở Việt Nam) và
Anh (ở Malaysia, Singapore), tạo nên lỗ hổng quyền lực và sự khan hiếm lãnh tụ
khủng khiếp cho hai đảng CSĐD và CSM. Điều đó - sự “ra đi anh dũng” “vô tình” và
“đau thương” của hầu hết các lãnh tụ của hai đảng CSĐD và CSM đã diễn ra trong
những năm cuối 30s đầu 40s đó trùng với những năm ròng rã đảng CSTQ (qua cộng
đồng người Hoa ở khắp nơi) rỉ tai, truyền miệng, thì thầm, “dấm da dấm dứ”
trong dân đen hai nước về hai lãnh tụ Hồ Chí Minh và Lại Teck của họ. Hai đồng
chí Hồ Chí Minh và Lai Teck chỉ việc “trở về cứu nước” Việt Nam và Malaysia như
hai vị lãnh tụ cứu tinh của đảng và của dân tộc, như mưa về ruộng hạn!
Điểm giống nhau kỳ lạ thứ bảy của hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck
là khi về nước hầu như ngay lập tức họ trở thành lãnh tụ, và dường như họ biết
trước và đã chuẩn bị cho điều đó. Trong hành trang “về nước” của họ đều đã
chuẩn bị sẵn hai lá cờ đảng và cờ nước cho hai đảng và hai nước của họ, cứ như
là họ đều biết trước mình sẽ là lãnh tụ sáng lập đảng và sáng lập nước! Cờ đảng
cho hai đảng của họ đã được chuẩn bị giống y chang nhau và giống như (100%) cờ
của đảng CSTQ là cờ đỏ búa liềm, mà cờ đảng CSTQ thì vẫn hơi khác cờ đảng CS
Nga một chút. Tức là ba đảng CSTQ, CSĐD và CSM chung một lá cờ... Kỳ lạ hơn nữa
là hai lá quốc kỳ mà họ (được) chuẩn bị mang về cho hai nước Việt Nam và
Malaysia cũng gần giống nhau và gần giống quốc kỳ mà đảng CSTQ chuẩn bị cho đất
nước họ sau này. Đó là, quốc kỳ do đồng chí Hồ Chí Minh chuẩn bị cho Việt Nam
là Cờ đỏ một Sao vàng, còn quốc kỳ do đồng chí Lai Teck chuẩn bị cho Malaysia
là Cờ đỏ Ba sao vàng, và quốc kỳ do đồng chí Mao Trạch Đông chuẩn bị cho Trung
Quốc sau này là Cờ đỏ năm Sao vàng...
Về “gia đình” những lá cờ đỏ sao vàng này tôi đã
có một bài viết riêng trên Dân Luận vài tháng trước. Chỉ xin nói lại ở đây là
cũng thời gian này, những năm 1930-1940, người Hoa ở các nước Miến điện,
Indonesia… cũng lập nên là trở thành lãnh tụ các đảng cộng sản Miama và Indonesia
với những lá cờ đảng y chang cờ đảng mà hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck
mang về Việt Nam và Malaysia, còn cờ nước cho Indonasia là cờ đỏ Hai sao vàng,
và cho Miến điện là Cờ đỏ Bốn sao vàng... Trong bài viết đó tôi cũng đã chỉ ra
số lượng sao vàng trên cờ đỏ là tùy theo số sắc tộc chính của các nước đó...
Điều giống nhau và kỳ lạ thứ tám mà hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck
cùng chia sẻ, đó là cả hai đồng chí đều rất tự tôn sùng cá nhân, tự biến mình
thành thánh nhân trên đảng và dân. Đồng chí Hồ Chí Minh thì tự gọi mình là cha
già dân tộc khi 55 tuổi (hay 44 tuổi?), và tự viết sách ca ngợi mình với những
bút danh khác như Trần Dân Tiên, T. Lan... còn đồng chí Lai Teck thì tự xưng và
tự gọi mình là Mr. Wright - Ngài Chân lý, và bắt toàn đảng CS Malaysia gọi mình
là Mr. Wright - ngài Chân lý, ngài Đúng đắn, ngài Không sai!
Hơn thế nữa, cả đồng chí Hồ Chí Minh và đồng chí
Lai Teck - Mr. Wright đều luôn có một nhà xuất bản và nhà in mang tên Hồng Kỳ
thầm lặng, ẩn dật (đặt bản doanh bí mật ở Hongkong hay đâu đó) luôn viết và in
sách, tài liệu ca ngợi cá nhân hai đồng chí đó bằng tiếng Việt và tiếng Malay,
tiếng Hoa rồi tung vào Việt Nam, Malaysia, Singapore... tạo uy tín lãnh tụ cho
các đồng chí đó trong đảng và trong dân hai nước. Nhà xuất bản Hồng Kỳ này cũng
là nơi chuyên viết và in sách “hộ” cho các “lãnh tụ” các đảng cộng sản
Indonesia (hai sao) và Miama (bốn sao) nữa.
Điều giống nhau, nhưng không kỳ lạ nữa mà ghê
tởm, thứ chín, của hai đồng chí Hồ
Chí Minh và Lai Teck là sau khi trở thành lãnh tụ đảng và tìm mọi cách tự ca
ngợi mình hay để nhà xuất bản Hồng Kỳ bí mật ca ngợi mình như trên, giai đoạn
cầm quyền lãnh tụ đầu tiên của hai đồng chí trong nhiều năm đều dành để thanh
trừng nội bộ, thực chất là tiêu diệt hết những người giỏi hơn mình, cách mạng
chân chính hơn mình, công lao hơn mình, hoặc những người không phải phe đảng
của mình, dù họ đã về phe cách mạng. Đồng chí Hồ Chí Minh làm việc này ráo riết
trong 4-5 năm, từ 1945 đến 1949, thường là bằng thủ tiêu kín hay bán thông tin
cho Pháp xử lý hộ. Còn đồng chí Lai Teck thì làm nhanh gọn hơn, trong vòng 1-2
năm, thậm chí có lần đồng chí Lai Teck tổ chức Hội nghị TW đảng trong hang Batu
gần Kuala Lumpur mà không đến chủ trì (do “hỏng xe”) mà “điều” cảnh sát Anh đến
giết chết trên 100 cán bộ chủ chốt của đảng CSM... không phải vì họ nghi ngờ
tài đức đồng chí Tổng Bí thư - Ngài Chân lý, mà vì họ muốn đấu tranh độc lập
không theo sự chỉ đạo của “một tổ chức người Hoa” tên là Min Yen ở Singapore
(thực chất là bộ phận hải ngoại của đảng CSTQ), và vì đồng chí Lai Teck muốn
tập trung quyền lực quân sự (của Quân giải phóng Malaysia lúc đó rất mạnh) vào
tay mình...
Và điều giống nhau thư mười, tất yếu, của hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai
Teck, là sau khi nắm toàn bộ quyền lực chính trị và quân sự trong tay, chiến
lược đấu tranh duy nhất của hai đống chí “lãnh tụ dân tộc” đó là... dựa vào
đảng CSTQ. Từ năm 1940 đến 1947, dù bản thân còn chìm trong chiến tranh chống
Nhật rồi nội chiến, đảng CSTQ và quân Giải phóng Nhân dân TQ đã đào tạo và
trang bị, cung cấp toàn bộ cho quân đội của đảng CS Malaysia lúc đó lên đến
39-40 ngàn người. Rất may cho đất nước Malaysia là họ không có chung biên giới
với TQ, nếu không thì họ đã bị cộng sản “giải phóng” và là cờ đỏ ba sao của Lai
Teck mang về đã là quốc kỳ hôm nay của họ rồi!
Tương tự, như vậy, sau khi diệt hết mọi lực
lượng Dân tộc tham gia giải phóng đất nước năm 45 mà không phải cộng sản, đồng
chí Hồ Chí Minh mới tổ chức Đại hội Việt Minh năm 1949 chỉ còn toàn cộng sản,
rồi “mở chiến dịch Biên giới” mà 1950 cho sĩ quan TQ mang 15 nghìn quân Việt
được TQ trang bị và đào tạo hoàn toàn đánh vào 256 quân Pháp ở đồn Đình Lập, mà
sau mấy ngày bao vây và tấn công 26 lính Pháp vẫn thoát được về Hà Nội... Tóm
lại là, toàn bộ sự nghiệp lãnh đạo chiến tranh đánh Pháp, rồi cải cách ruộng
đất, cải cách thương nghiệp hay văn hóa, rồi đánh Mỹ, đồng chí Hồ Chí Minh đều
làm theo chỉ đạo của các đồng chí CSTQ, và cho CSTQ (những người đã đưa hai lá
cờ đỏ cho đồng chí Hồ mang về và đã làm mọi việc đặt đồng chí lên “ngôi” lãnh
tụ đất nước, cha già dân tộc Việt lúc đồng chí mới 44 tuổi...)
Đến đây, lẽ ra là đã hết câu chuyện 10 điều
giống nhau kỳ lạ của hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck, hai cựu lãnh tụ của
hai đảng CSVN và CSM, như trên. Nhưng để kết thúc bài này tôi xin nói thêm về điều
giống nhau thứ 11 của hai đồng chí đó. Đó là hai cái chết khá
giống nhau của họ.
Đồng chí Lai Teck, sau gần 10 năm làm lãnh tụ
tối cao đảng CSM, năm 1947 đã bị các đồng chí mình phát hiện là gián điệp nhị
trùng (cho Anh và cho Nhật) để hại các đồng chí mình và tập trung quyền lực.
Thế là Lai Teck đã ôm luôn quĩ đảng (hơn 1 triệu USD năm 1947) chuồn về
Hongkong. Các đồng chí Malaysia cử đồng chí Chin Peng (lúc đó 29 tuổi, sau
chính là người kế vị Lai Teck) đi bắt Lai Teck về xét xử. Chin Peng về Hongkong
báo cáo và hỏi Comintern về Lai Teck thì Comintern nói Lai Teck là người Việt
nên do đảng CSVN phụ trách. Chin Peng lại hỏi các đồng chí Việt Nam thì được
biết Lai Teck đã đi Bangkok. Chin Peng cùng các đồng chí Việt Nam ở Bangkok đã
tìm ra chỗ Lai Teck đang ở, đã đến thắt cổ Lai Teck chết. Tóm lại là đồng chí
Lai Teck của chúng ta đã chết dưới tay các đồng chí cộng sản Việt Nam nhà mình.
(Đó là theo hồi ký của Chin Peng - My sides of History).
Còn đồng chí Hồ Chí Minh chết ở Hà Nội năm 1969,
cũng có thể nói là dưới tay các đồng chí cộng sản Việt Nam. Cụ thể là, từ năm
1958 đồng chí Hồ Chí Minh đã bị các đồng chí của mình (đứng đầu là Lê Duẩn, Lê
Đức Thọ) giam lỏng và sử dụng như bù nhìn. Không biết có phải vì các đồng chí
cộng sản Việt Nam đã nhìn ra gốc gác gián điệp Tàu của đồng chí Hồ Chí Minh mà
làm thế không? Chỉ biết là, bị các đồng chí mình o ép mọi mặt quá suốt hơn chục
năm, ngày 2/9/69 đồng chí Hồ Chí Minh đã tự chọn cái chết cho mình bằng cách
không nhận sự hỗ trợ y tế nữa... Thế nên cũng có thể gọi là đồng chí Hồ Chí
Minh đã chết dưới tay các đồng chí của mình.
Lịch sử thật rối ren mà cũng thật rõ ràng. Chẳng
ai có thể lừa được tất cả mọi người mãi mãi. Đồng chí Lai Teck đã thế mà đồng
chí Hồ Chí Minh cũng sẽ thế thôi. Đảng CSVN cũng thế, mà đảng CSTQ cũng sẽ vậy
thôi.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.