Sinh viên Đài Loan đòi
minh bạch trong thỏa thuận thương mại với TQ
Ralph Jennings
20.03.2014
ÐÀI BẮC — Những người biểu tình đang chiếm trụ
sở quốc hội Đài Loan sang tới ngày thứ ba để ngăn cơ quan này thông qua một
thỏa thuận nhằm tự do hóa thương mại dịch vụ với Trung Quốc. Theo tường thuật
của thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA ở Đài Bắc, cuộc phản kháng quyết
liệt này chủ yếu là phát sinh từ sự bất mãn về điều mà những người biểu tình
cho là thiếu minh bạch.
Mấy trăm sinh viên đã xông vào trụ sở Viện Lập pháp Đài Loan tối thứ ba và tiếp tục ở lại bên trong cho tới hôm nay. Họ đang đòi chính phủ xem xét kỹ lưỡng hơn một thỏa thuận nhằm tự do hóa thương mại mậu dịch giữa Đài Loan với Trung Quốc, là nước có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới.
Thỏa thuận mở cửa 140 loại dịch vụ cho các nhà đầu tư của đôi bên nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong dân chúng Đài Loan. Nhưng những người biểu tình muốn có một cuộc duyệt xét chi tiết trước khi được quốc hội thông qua.
Cô Iris Chang, một người tham gia cuộc phản kháng, nói rằng dân chúng Đài Loan cần có thêm thông tin.
"Chính phủ không thể chỉ chấp thuận mà không người dân được quyền tán đồng hay không cho chúng tôi biết một cách chính xác về luật lệ này hay nội dung của nó là gì. Làm như vậy không khác gì lừa gạt dân chúng."
Các nhà thương thuyết của Đài Loan và đối thủ chính trị lâu đời Trung Quốc đã chấp thuận hiệp định thương mại dịch vụ hồi tháng 6. Theo hiệp định này, các công ty Đài Loan có thể có phần hùn đa số trong các công ty liên doanh và nới rộng các hoạt động ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và du lịch ở Trung Quốc.
Thỏa thuận này có lợi cho các công ty lớn ở Đài Loan nhưng có thể gây thiệt hại cho các công ty nhỏ hơn vì các công ty cạnh tranh của Trung Quốc sẽ tới đảo quốc để hoạt động. Các giới chức Đài Loan tin rằng hiệp định này rốt cuộc sẽ hiện đại hóa khu vực dịch vụ và tạo thêm công ăn việc làm.
Cơ quan hoạch định chính sách của Đài Loan cho biết hầu hết các thương gia địa phương ủng hộ hiệp định, và một cuộc khảo sát của tư nhân hồi tháng 7 cho thấy 59% công chúng Đài Loan ủng hộ hiệp định.
Tiến trình phê chuẩn hiệp định tại cơ quan lập pháp Đài Loan đã diễn ra một cách chậm chạp bất chấp áp lực từ các nhà lãnh đạo của đôi bên, vì hai đảng chính ở Đài Loan không ngớt tranh cãi với nhau về cách thức biểu quyết.
Quốc Dân Đảng của Tổng thống Mã Anh Cửu, là đảng chiếm đa số, muốn hiệp định được thông qua một cách nhanh chóng trong tháng này hoặc tháng tới bằng cách biểu quyết trọn gói. Trong khi đó, Đảng Dân Tiến đối lập lại muốn duyệt xét từng điều khoản một, trong một quá trình mất nhiều thời giờ và có thể loại bỏ những điều khoản có thể bất lợi cho công nghiệp địa phương.
Ông Ngô Thụy Quốc, giám đốc công ty tư vấn về rủi ro chính trị e-telligence, cho biết việc bảo vệ doanh nghiệp địa phương là nguyên do chính gây nên vụ tranh chấp này.
"Vấn đề là người dân Đài Loan có mong muốn và có sẵn sàng mở rộng thị trường và hội nhập nhiều hơn với kinh tế khu vực hay không. Vấn đề là vấn đề có tính chất cơ bản."
Phe đối lập Đài Loan thường có thái độ e dè đối với Trung Quốc. Từ khi tách khỏi nhau sau cuộc nội chiến vào cuối thập niên 1940, Bắc Kinh vẫn xem đảo quốc tự trị Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và đòi phần đất này phải tái thống nhất với Hoa Lục.
Những người biểu tình đã tụ tập hồi tối thứ ba vì họ cho rằng Quốc Dân Đảng đã không giữ lời hứa sau khi đồng ý tiến hành một cuộc duyệt xét từng điều khoản một.
Sau khi xông vào bên trong, khoảng 400 người đã chiếm bục phát biểu trong phòng họp và dự trù sẽ ở lại cho tới khi diễn ra phiên họp vào ngày mai, nếu họ không bị cảnh sát dùng sức mạnh để đưa ra khỏi phòng họp.
Mấy trăm sinh viên đã xông vào trụ sở Viện Lập pháp Đài Loan tối thứ ba và tiếp tục ở lại bên trong cho tới hôm nay. Họ đang đòi chính phủ xem xét kỹ lưỡng hơn một thỏa thuận nhằm tự do hóa thương mại mậu dịch giữa Đài Loan với Trung Quốc, là nước có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới.
Thỏa thuận mở cửa 140 loại dịch vụ cho các nhà đầu tư của đôi bên nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong dân chúng Đài Loan. Nhưng những người biểu tình muốn có một cuộc duyệt xét chi tiết trước khi được quốc hội thông qua.
Cô Iris Chang, một người tham gia cuộc phản kháng, nói rằng dân chúng Đài Loan cần có thêm thông tin.
"Chính phủ không thể chỉ chấp thuận mà không người dân được quyền tán đồng hay không cho chúng tôi biết một cách chính xác về luật lệ này hay nội dung của nó là gì. Làm như vậy không khác gì lừa gạt dân chúng."
Các nhà thương thuyết của Đài Loan và đối thủ chính trị lâu đời Trung Quốc đã chấp thuận hiệp định thương mại dịch vụ hồi tháng 6. Theo hiệp định này, các công ty Đài Loan có thể có phần hùn đa số trong các công ty liên doanh và nới rộng các hoạt động ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và du lịch ở Trung Quốc.
Thỏa thuận này có lợi cho các công ty lớn ở Đài Loan nhưng có thể gây thiệt hại cho các công ty nhỏ hơn vì các công ty cạnh tranh của Trung Quốc sẽ tới đảo quốc để hoạt động. Các giới chức Đài Loan tin rằng hiệp định này rốt cuộc sẽ hiện đại hóa khu vực dịch vụ và tạo thêm công ăn việc làm.
Cơ quan hoạch định chính sách của Đài Loan cho biết hầu hết các thương gia địa phương ủng hộ hiệp định, và một cuộc khảo sát của tư nhân hồi tháng 7 cho thấy 59% công chúng Đài Loan ủng hộ hiệp định.
Tiến trình phê chuẩn hiệp định tại cơ quan lập pháp Đài Loan đã diễn ra một cách chậm chạp bất chấp áp lực từ các nhà lãnh đạo của đôi bên, vì hai đảng chính ở Đài Loan không ngớt tranh cãi với nhau về cách thức biểu quyết.
Quốc Dân Đảng của Tổng thống Mã Anh Cửu, là đảng chiếm đa số, muốn hiệp định được thông qua một cách nhanh chóng trong tháng này hoặc tháng tới bằng cách biểu quyết trọn gói. Trong khi đó, Đảng Dân Tiến đối lập lại muốn duyệt xét từng điều khoản một, trong một quá trình mất nhiều thời giờ và có thể loại bỏ những điều khoản có thể bất lợi cho công nghiệp địa phương.
Ông Ngô Thụy Quốc, giám đốc công ty tư vấn về rủi ro chính trị e-telligence, cho biết việc bảo vệ doanh nghiệp địa phương là nguyên do chính gây nên vụ tranh chấp này.
"Vấn đề là người dân Đài Loan có mong muốn và có sẵn sàng mở rộng thị trường và hội nhập nhiều hơn với kinh tế khu vực hay không. Vấn đề là vấn đề có tính chất cơ bản."
Phe đối lập Đài Loan thường có thái độ e dè đối với Trung Quốc. Từ khi tách khỏi nhau sau cuộc nội chiến vào cuối thập niên 1940, Bắc Kinh vẫn xem đảo quốc tự trị Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và đòi phần đất này phải tái thống nhất với Hoa Lục.
Những người biểu tình đã tụ tập hồi tối thứ ba vì họ cho rằng Quốc Dân Đảng đã không giữ lời hứa sau khi đồng ý tiến hành một cuộc duyệt xét từng điều khoản một.
Sau khi xông vào bên trong, khoảng 400 người đã chiếm bục phát biểu trong phòng họp và dự trù sẽ ở lại cho tới khi diễn ra phiên họp vào ngày mai, nếu họ không bị cảnh sát dùng sức mạnh để đưa ra khỏi phòng họp.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.