XHCN
có hay không tại Việt Nam là chuyện cuả Trọng Lú.Nhưng chắc chắn là nó đã và đang gây tội ác chống người Việt.
Quản lý theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-03-19
2014-03-19
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của
Bạn
- Email
Hình ảnh chụp từ video clip: cô giáo chui túi nilon vượt suối lũ đến trường.
Screen capture
Thiếu cơ sở vật chất căn bản
Video clip “cô giáo chui túi nilon
vượt suối lũ đến trường” trên tờ Tuổi Trẻ và được các trang mạng phổ biến lại từ hôm 17/3 khiến nhiều người xem đều bày tỏ sự bức xúc, bàng hoàng…
Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi về tình trạng thiếu cơ sở vật chất căn bản tại nhiều vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.
Hình ảnh trong video clip hơn 4 phút quay cảnh các cô giáo đứng bên bờ suối, nước xiết cuồn cuộn, sau đó, cả học sinh và cô
giáo đều chui vào những bao nilon, lọt thỏm với miệng bao trùm kín
đầu, được các thanh niên trai bản vừa bơi, vừa kéo qua con
sông nước đục ngầu chảy mạnh.
Đó là những gì mà cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo ghi lại bằng điện thoại di động tại đoạn suối giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, mới được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ online.
Có lẽ hình ảnh những người cõng chữ lên non như cô Minh là chuyện “thường ở huyện” của những người vẫn ngày ngày đối mặt với tử thần, để mang kiến thức đến cho con trẻ và ngược lại, những đứa trẻ ngây thơ cũng vẫn xem đó là chuyện thật bình thường vì chúng không
còn lựa chọn nào khác.
Đây là một chuyện rất kỳ dị, có thể nói là chưa từng có ở đâu kể cả ở Việt Nam cũng như trên thế giới, người ta qua sông với một phương tiện chết người ngay tức khắc.
-PGS Văn Như Cương
Song chuyện bình thường với những con người bình thường ấy lại là chuyện “không bình thường” đối với những nhà quản lý xã hội, ngành giáo dục và là chuyện thật kỳ dị “ở trên trời” đối với nhiều người. Bản thân bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban các Vấn đề xã hội của QH thốt lên rằng bà không hiểu vì sao ngành
giáo dục đến bây giờ vẫn có cảnh như vậy, bởi các cô giáo ngồi trong túi nilon
để qua suối là rất nguy hiểm đến tính mạng và độ rủi ro thì rất cao.
Chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ sau
khi xem xong clip trên, PGS Văn
Như Cương, hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội không giấu diếm sự bất ngờ pha lẫn lòng khâm phục với những người dám liều mình vì sự nghiệp trồng người:
"Tôi cũng được xem video clip
cô giáo và học sinh qua sông, đây là một chuyện rất kỳ dị, có thể nói là chưa từng có ở đâu kể cả ở Việt Nam cũng như trên thế giới, người ta qua sông với một phương tiện chết người ngay tức khắc hoặc là ngạt thở hay vướng vào cái que hoặc vật gì đó chọc thủng túi nilon ấy nước tràn vào. Bây giờ clip đưa lên mọi người mới biết! Rất đáng thương, rất đáng ngại, rất đáng khâm phục cả các cô giáo và học sinh đã liều chết để đi đến trường như thế."
Những hình ảnh tương phản
Trong khi đó, GS TS Nguyễn Thế Hùng của trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng cũng với vai trò người thầy, ông đánh giá về sự việc “cô giáo chui túi nilon qua suối”:
"Tôi thấy đây là một tình trạng đáng buồn, xã hội đã sang thế kỷ 21 mà vẫn còn em học sinh và cô giáo
chui vào bao nilon để mà có người đàn ông khỏe mạnh đưa qua sông thì đó
là điều rất đáng buồn."
Cô giáo chui ra khỏi túi nilon sau khi vượt suối lũ.Screen
capture.
GS TS Nguyễn Thế Hùng cho rằng hiện tượng trên không chỉ đáng buồn mà đó còn là lời cảnh báo về một sự lãng phí tràn lan
trong xã hội, hình ảnh tương phản của những kẻ quan tham ăn trên
ngồi chốc hưởng lợi hàng ngàn tỉ đồng với hình ảnh thiếu thốn dù chỉ một cây cầu tạm bợ, mà những đứa trẻ dám đánh đổi cả mạng sống của mình để được đến lớp học con chữ hàng ngày:
"Ở Việt Nam có biết bao công trình
rất lãng phí từ sân bay bến cảng…Tôi chỉ nói nếu bây giờ bán đứt một cái sân bay
hay một bến cảng thì có thể xây biết bao cái cầu như thế, hàng ngàn cái
cầu khỉ cho các em đi học có phải tốt hơn không! Xây những công trình
sân bay, bến cảng rồi tham nhũng
khác như Vinashin, Vinalines những cái tầm bậy tầm bạ… thì có thể xây được hàng vạn cái cầu để con em đi học. Điều đó thể hiện một xã hội thối nát tham
nhũng."
Lời chia sẻ đầy xót xa của GS TS Nguyễn Thế Hùng không phải là không có cơ sở khi lật giở từng trang báo, người ta không khỏi ngỡ ngàng khi những con số biết nói đang báo động một thực trạng bòn rút, bớt xén, đục khoét đang diễn ra như cơm bữa tại Việt Nam. “Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Bớt xén đủ kiểu, đội kinh phí hơn 5.000 tỉ đồng”; “thanh tra Bộ Xây dựng xử lý trên 1.000 tỷ đồng sai phạm”; “Quan chức đốt 20.000 tỷ đồng ở cảng Kê Gà” hay “Hà
Nội “ném” tiền tỷ vì những cây cầu: Quy hoạch bị “hỏng”…
Bây giờ xã hội này tùy thuộc vào tầng lớp chóp bu, người dân thấp cổ bé họng làm sao có thể mà thay đổi những việc này được.
-GSTS Nguyễn Thế Hùng
-GSTS Nguyễn Thế Hùng
Chỉ lấy một thí dụ thật đơn giản, 1 tỉ đồng cho một cây cầu qua sông cho dân nghèo thì với những gì bị bòn rút, chia
chác, tham nhũng có thể xây đến hàng ngàn, hàng vạn cây cầu… và từ đó, có thể cứu sinh mạng của biết bao những người vẫn ngày đêm giằng co giữa cái sống và cái chết chỉ vì mỗi tội… nghèo khó.
Phần nổi của tảng băng chìm “chui
túi nilon qua suối” “đu dây qua sông” hay “ngồi thau nhựa đến trường” dường như mới chỉ là một nửa của câu chuyện, bởi theo PGS Văn Như Cương thì trách nhiệm của nhà quản lý mới là điều đáng phải bàn, ông cho rằng đừng để chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”.
"Nó nói lên những điều hết sức quan liêu của những người làm việc cho Nhà nước, bởi vì dân ở đấy nói chuyện này rất bình thường, nhưng đối với những người làm việc thì phải thấy đó là những điều hết sức không bình thường. Ngay khi clip này đưa ra, bộ trưởng Đinh La Thăng
quyết định xây ngay một cái cầu như thế, một cái cầu treo để vượt sông. Đó là điều hoan nghênh, nhưng cách quản lý như thế là “mất bò mới lo làm chuồng.”
Đứng về phía quản lý nhà nước thì không thể chấp nhận được bởi một cái cầu hay một phương tiện nào qua sông
không phải là tốn kém gì nhiều so với tất cả những thứ mà Việt Nam đang làm là
xây chùa chiền, làm lễ hội hàng năm có đến 8,000 lễ hội, tốn tiền bao nhiêu như thế, nhưng chỉ có mỗi việc như thế này lại không chú ý đến, thì đấy là điều khó chấp nhận."
Vâng, điều mà PGS Văn Như Cương gọi là “khó chấp nhận” ấy vẫn đang là những gì được xã hội Việt Nam “chấp nhận,” người dân chấp nhận bởi họ biết những gì mình lên tiếng khó được lắng nghe, bởi họ chỉ là những thành phần “thấp cổ bé họng” và mọi việc đang tùy thuộc vào những thế lực đầy quyền uy đứng đằng sau nhiều quyết định ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước, GSTS Nguyễn Thế Hùng tiếp lời:
"Bây giờ xã hội này tùy thuộc vào tầng lớp chóp bu, người dân thấp cổ bé họng làm sao có thể mà thay đổi những việc này được. Nhiều người cảm thấy xót xa như thế nhưng cuối cùng công việc cứ vẫn năm này qua năm khác, người dân không có quyền quyết định vận mệnh đất nước."
Hẳn đến lúc những quyết định “ném tiền qua cửa sổ” hay tham ô, tham nhũng phải được triệt tiêu từ trong trứng nước, trước khi những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người dân bị tiêu xài hoang
phí, trở những bãi rác ngàn tỷ bên những ụ nổi, cầu cảng, sân bay… bỏ hoang, hay đơn giản là những tài sản đang chạy thẳng vào túi của những ông quan lớn với những bê bối liên tiếp chấn động trong suốt một thời gian dài.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.