Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, April 11, 2014

Cách thức đảng CSVN biến đất nước thành một tỉnh của Trung Quốc


Cách thức đảng CSVN biến đất nước thành một tỉnh của Trung Quốc


Nguyễn Chính Kết - Qua những sự kiện đang xảy ra trước mắt tại Việt Nam, người dân tinh ý hẳn nhiên phải nghi ngờ hay ít ra phải đặt câu hỏi: Phải chăng Việt Nam đang trên đường trở thành một tỉnh của Trung Quốc dưới sự điều động, tiếp tay của bộ chính trị đảng CSVN và với sự đồng lõa của Quốc hội và nhà nước CSVN?

Làm sao không nghi ngờ được khi mà suốt nửa thế kỷ nay, đảng CSVN đã liên tục có những hành động hết sức thuận lợi cho tham vọng bành trướng của Trung cộng về phía Việt Nam, nhưng lại vô cùng nguy hiểm cho tương lai dân tộc Việt?

Những hành động tiếp tay cho Trung cộng ấy, nhiều trang web lề dân đã đưa tin mà chúng ta có thể tổng hợp lại như sau:

- CSVN công nhận chủ quyền của Trung cộng trên quần đảo Hoàng Sa + Trường Sa qua công hàm bán nước mà Hồ Chí Minh ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ký năm 1958.

- Vào thập niên 2000, Đảng CSVN đã lén lút ký mật ước nhượng hàng chục ngàn cây số vuông đất ở vùng biên giới phía Bắc và hàng trăm ngàn cây số vuông biển ở vịnh Bắc bộ cho Trung Quốc. Người dân nào tìm cách điều tra, tìm hiểu sự thật về hành động ám muội này của đảng, hoặc công bố sự thật này lên đều bị khủng bố hoặc bị đưa vào tù như trường hợp của Lê Chí Quang, Bùi Minh Quốc... Việc cố tình che giấu hành động này chứng tỏ đảng CSVN rất ý thức đó là một hành động phản quốc, bán nước, hại dân, nhưng họ vẫn quyết tâm “minh tri cố phạm”.

- Cũng trong thập niên 2000, CSVN cho Trung Quốc mở những đường hỏa xa vào Việt Nam. Đây cũng là một cách dọn đường hay chuẩn bị cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam, để họ có sẵn phương tiện chuyên chở quân đội và vũ khí vào Việt Nam. Việc mở rộng Đường mòn Hồ Chí Minh với quy mô từ 2 đến 8 làn xe dọc theo biên giới phía Tây Việt Nam cũng rất thuận lợi cho các đoàn xe của Trung cộng tiến thẳng vào Tây Nguyên cũng như vào Sài Gòn.

- Năm 2007, CSVN cho Trung cộng vào Tây Nguyên để khai thác Bauxít bất chấp điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho Trung cộng đánh chiếm Việt Nam. Vì Tây Nguyên là một vị trí chiến lược rất quan trọng tại Việt Nam đúng như nhận định của Tướng Pháp De Lattre De Tassigny: “Ai làm chủ được vùng Tây Nguyên và Hạ Lào thì sẽ làm chủ được chiến trường Đông Dương”.

Cho người Trung Quốc vào Việt Nam không cần visa khiến họ có thể dễ dàng xâm nhập vào toàn cõi Việt Nam để sinh sống, lập nghiệp, khiến hiện nay người Tầu đã lập nên những khu phố Tầu nhan nhản khắp Việt Nam như ở Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, v.v... với những biển hiệu quảng cáo, thực đơn dày đặc tiếng Trung Quốc, với đầy những biểu hiện văn hóa Tầu... Những khu phố này dường như CSVN không kiểm soát được, hay nói đúng hơn là không dám kiểm soát. Có thể nói không ngoa đó là những khu tự trị của người Tầu tại Việt Nam.

- CSVN tạo điều kiện cho các công ty của Trung cộng trúng thầu thực hiện đa số những công trình xây dựng quy mô tại Việt Nam để qua đó Trung cộng có cớ đưa công nhân của họ sang làm việc và lập nghiệp tại Việt Nam. Trong khi rất nhiều người dân Việt không có công ăn việc làm thì những việc làm béo bở lại được dành phần cho người dân Trung cộng ngay trên đất nước của mình.

- CSVN mặc tình cho hàng ngàn tàu các loại của Trung Cộng được tự tung tự tác trong vùng biển thuộc chủ quyền của mình, tha hồ bắn giết các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam mà hải quân Việt Nam không hề có mặt để bảo vệ, thậm chí bộ ngoại giao CSVN cũng không dám lên tiếng phản đối để bênh vực ngư dân của mình.

- Năm 2010, CSVN cho các doanh nghiệp Trung cộng thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn(50 năm) để họ trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích lên đến hàng mấy trăm ngàn hécta.

- Khi Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa, chính thức sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời rất nhiều lần xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên các vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam (như cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam năm 2011-2012), đảng CSVN dường như hoàn toàn im lặng chấp nhận.

- Điều tệ nhất của CSVN trong việc tiếp tay Trung cộng là: Nếu hèn nhát không dám phản đối trước những hành động ngang ngược của Trung cộng xâm phạm trầm trọng chủ quyền của Việt Nam, thì đúng ra CSVN phải dựa vào thế của người dân và để cho người dân trong nước được tự do phản đối những hành động xâm phạm đó. Đằng này CSVN lại thẳng tay đàn áp và khủng bố một cách tàn bạo những người dân yêu nước có ý thức trách nhiệm trước hiểm họa ngoại xâm dám lên tiếng phản đối Trung cộng, đồng thời dùng bạo lực và những hành động hết mức bỉ ổi để dẹp tan những cuộc biểu tình của người dân phản đối việc xâm phạm lãnh thổ lãnh hải này của Trung cộng.

- Ngay cả việc biểu lộ lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam trong các trận chiến ở Hoàng Sa - Trường Sa năm 1974 và 1988, ở các tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979 mà đáng lẽ chính nhà nước CSVN phải đứng ra tổ chức, họ cũng không dám làm. Không dám biểu lộ lòng biết ơn ấy đã đành, CSVN còn quyết chí cấm đoán và phá đám khi người dân biểu lộ lòng biết ơn ấy.

- v.v... và v.v...

Trước những sự kiện ấy, người dân có thể suy đoán để quả quyết một cách có cơ sở rằng CSVN đang chuẩn bị những bước tiệm tiến để biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung cộng. Vì sợ “dục tốc bất đạt”, CSVN cũng như Trung cộng không dám thực hiện ngay điều chúng muốn vì sợ người dân phẫn nộ, có thể tạo nên một cuộc cách mạng đẫm máu lật đổ chế độ. Vì thế chúng phải thực hiện việc này một cách tiệm tiến cho đến lúc sự việc đã rồi, không còn thay đổi được nữa.

Thiết tưởng người dân Việt trong và ngoài nước cần nhìn vào những sự kiện thực tế đang xảy ra để theo một trình tự hợp lý đoán ra bản chất sự việc mà CSVN đang cố ý che giấu. Một nguy cơ rất lớn cho cả dân tộc Việt Nam đang được hai đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam thực hiện một cách tiệm tiến. Do đó, mỗi người cần nhận chân nguy hiểm ấy sớm chừng nào hay chừng nấy để kịp thời hành động, chứ chờ mọi sự trở thành rõ ràng thì đã quá muộn.

Đọc tin tức về hành động của nhà cầm quyền Moscow đối với Ukraine trong vụ Crimea mà giật mình khi nghĩ đến trường hợp tương tự có thể xảy ra cho đất nước mình. Putin và quốc hội Nga lấy cớ bảo vệ dân Nga ở Crimea để đem quân sang Ukraine, bất chấp luật quốc tế mà Nga đã ký kết.

Nhìn vào thực tế đất nước mình, có thể nói: chưa bao giờ dân Trung cộng lại đông như hiện nay tại Việt Nam. Những khu phố Tầu đã và đang được mọc lên khắp nơi trong nước, mà nguy hiểm nhất là tại Tây Nguyên. Giả như tại Việt Nam bùng nổ một cuộc cách mạng tương tự như tại Ukraine và thành công buộc đảng CSVN phải từ bỏ quyền cai trị, làm sao Trung cộng lại không bắt chước Nga đem quân vào Việt Nam, lấy cớ bảo vệ dân Tầu rất đông đảo đang sinh sống tại Việt Nam? Với bản chất phản quốc của đảng CSVN, làm sao tránh được chuyện Bộ Chính trị đảng gọi điện cầu cứu Trung cộng đem quân qua để bảo vệ chế độ? Và đám dân đông đảo của Trung cộng đang hiện diện khắp nơi tại Việt Nam chẳng lẽ lại không tiếp tay cho đoàn quân xâm lược của Trung cộng vào lúc ấy?

Nội bộ của đảng CSVN cũng như Bộ Chính Trị đảng cũng đã có những Trọng Thủy sẵn sàng làm nội tuyến cho kẻ thù. Trong nước thì CSVN đã chuẩn bị sẵn một lực lượng đông đảo của kẻ thù mai phục khắp nơi, và CSVN cũng đã chuẩn bị sẵn những con đường rộng rãi để kẻ thù có thể tiến thẳng vào Hà Nội cũng như vào Sài Gòn. Tình thế quả thật rất nguy hiểm và hết sức bất lợi cho dân tộc.

Giữa lúc đất nước đang nguy hiểm tương tự như “ngàn cân treo sợi tóc” thì nhiều người Việt mang danh là chống Cộng chống Tầu lại quan tâm chống nhau nhiều hơn chống hai kẻ thù kia. Trong cuộc hành quân chống lại địch thủ mạnh hơn mình, thật không gì nguy hiểm và dại dột cho bằng quân mình lại bắn lẫn nhau. Thay vì hướng mũi súng về phía kẻ thù thì lại hướng về phía đồng đội, chỉ vì những đồng đội này không chịu bắn theo kiểu của mình, không mặc áo giống mình, không dùng cùng một loại súng với mình!

Trước tình trạng nguy hiểm như hiện nay, thiết tưởng mọi người dân Việt cần tập trung năng lực vào việc cứu nguy đất nước. Không nên để những việc nhỏ làm sao lãng công việc tối quan trọng này. Nguy hiểm do sự khác biệt nhau không là gì cả so với nguy hiểm của cả dân tộc đang trên bờ vực thẳm!




Việt Nam sẽ ra sao khi Lào trở thành một tỉnh của Trung Quốc?

Theo Bauxite Việt Nam
Hoàng Mai
Đó là suy nghĩ của người viết bài này, và có thể cũng là suy tư của rất nhiều người Việt Nam khi nghĩ về hiện tình Việt Nam và Lào hiện nay. Nguy cơ mất nước của người Lào về tay Trung Quốc là rất cao, nếu như nhân dân Lào, ngay từ bây giờ không nhận thức được một cách đầy đủ, thường trực về điều đó!

1. Nguy cơ Lào mất nước nhìn từ Việt Nam

Không khó để nhận ra rằng, Bắc Kinh đang làm chủ cuộc chơi tại Việt Nam và tại Lào trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa…. Quan hệ Trung-Việt, cũng như Trung-Lào hiện nay, đã vượt ra khỏi khái niệm “láng giềng hữu nghị”.
Nhìn cách mà Trung Quốc mua chuộc, điều hành quan chức từ Trung ương, đến địa phương ở Việt Nam, thông qua việc hơn 90% công trình trọng điểm quốc gia đều rơi vào tay người Trung Quốc; Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong tổng số 240 quốc gia và vùng lãnh thổ quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam-Trung Quốc năm 2013 lên tới 50,2 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc là 36,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (1)… đủ cho ta dự đoán, rằng Lào cũng chẳng thế khác hơn, thậm chí nguy cơ Lào bị mất nước lớn hơn Việt Nam nhiều lần.
Lào (diện tích 236.800 km2, dân số 6,80 triệu người, mật độ dân số 26,70 người/ km2), với mật độ dân số rất thấp, chỉ bằng một phần mười so với Việt Nam (259 người/ km2 -năm 2012) là mảnh đất vô cùng màu mỡ và thuận lợi để Trung Quốc thực hiện di dân thông qua chính sách đầu tư tại Lào.
Cách đây hơn một năm, ngày 02/01/2013, báo infonet.vn, trong bài viết có tựa đề “Lào có thể phải trả giá vì nhận tiền đầu tư của Trung Quốc”(2), cho biết: “Chính phủ Lào đã phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 470 km nối liền miền Bắc nước này tới tỉnh Vân Nam Trung Quốc, bất chấp những cảnh báo của các chuyên gia kinh tế quốc tế về cái giá mà nước này sẽ phải trả”.
Một quốc gia dân cư thưa thớt như Lào, GDP hàng năm chỉ khoảng 8 tỷ USD, việc Lào đầu tư tuyến đường sắt nói trên, rõ ràng, chỉ có những kẻ bán nước Lào cho Trung Quốc mới cố tình để làm như vậy.
Về nhân lực để thực hiện dự án này, bài báo cho biết:
“Wang Quan, một ông chủ khách sạn người Trung Quốc tại một thị trấn ở vùng núi nhiệt đới miền Bắc nước Lào, đang chờ đợi khoảng 20.000 công nhân Trung Quốc đầu tiên sẽ đến đây sớm để bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt mới.
Các tuyến đường sắt do Trung Quốc tài trợ cho Lào khá dài và “ngoằn ngoèo”, thông qua hàng chục đường hầm, cầu, mà mục đích cuối cùng của nó là liên kết miền nam Trung Quốc với Bangkok, Thái Lan và sau đó là Vịnh Bengal ở Myanmar, mở rộng đáng kể khu vực thương mại hiện đã rất lớn của Trung Quốc với Đông Nam Á”.

Bản đồ hiển thị tuyến đường sắt nối giữa Vân Nam, Trung Quốc và Viên Chăn, Lào dài 420 km, dự kiến tiêu tốn của Lào 7 tỷ USD và vô số những vấn đề phát sinh đối với đất nước và con người nước này
Không chỉ nhân dân Lào lo lắng cho vận mệnh của đất nước mình, các nhà phân tích kinh tế quốc tế cũng quan ngại và cho rằng: “hầu hết các lợi ích sẽ “chảy” về Trung Quốc, trong khi hầu hết các chi phí sẽ do nước chủ nhà gánh chịu. Dự án đường sắt dài 420 km, trị giá 7 tỷ USD, gần bằng GDP 8 tỷ USD của Lào. Lào sẽ vay hầu hết số tiền này từ Trung Quốc”.
“Lào sẽ vấp phải “một sai lầm đắt giá” nếu các điều khoản này được ký kết. Lào sẽ phải dùng các tài nguyên thiên nhiên, các khoáng chất quý như kali và đồng để làm tài sản thế chấp cho khoản vay khổng lồ của mình”, tờ The New York Times bình luận”.
Mưu đồ của Trung Quốc đang từng bước chiếm lĩnh các địa danh quan trọng trong chiến lược di dân của họ tại Lào, thông qua bài báo ta có thể nhận thấy:
“Ở Luang Prabang, một điểm du lịch nổi tiếng, nơi tuyến đường sắt chạy qua, Trung Quốc đã xây dựng các bệnh viện, nâng cấp sân bay.
Theo tờ The New York Times, rất nhiều người dân Lào không hài lòng với sự hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc, đã khiếu nại rằng đất nước của họ đang dần trở thành một tỉnh, hay nói cách khác, là một nước “chư hầu” của Trung Quốc”.
Để trả một khoản nợ khổng lồ như thế (không chỉ có đường sắt nói trên, mà nhiều dự án khác nữa, lên đến hàng chục tỷ USD), Lào chỉ có thể bán tài nguyên cho Trung Quốc, là cơ hội để Trung Quốc đưa người sang khai thác và qua đó, là cơ hội lớn để thực hiện chính sách di dân của họ.
Với một chính thể ngập ngụa về tham nhũng, rõ ràng, không phải ai khác, chính Việt Nam, nước có ảnh hưởng đặc biệt với Lào, là nước “xuất khẩu” mô hình tham nhũng sang Lào, và đến lượt nó, nay đã và đang phát huy tác dụng và đe dọa nguy cơ mất nước không chỉ của Lào mà còn cả Việt Nam.
2. Bài học Ukraine với Lào và Việt Nam
Không khó để nhận ra rằng, đến cuối thế kỷ này, dân số Lào vào khoảng 15 đến 20 triệu người. Khi đó người Hán tại Lào sẽ chiếm khoảng hơn 60% dân số lại Lào. Người Lào trở thành một dân tộc thiểu số ngay trên quê hương của họ. Một cuộc “trưng cầu dân ý” như đối với bán đảo Crimea của Ukraine như đã được Bắc Kinh lập trình từ lâu.
Mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào, với khoảng vài trăm ngàn bộ đội Việt Nam hy sinh tại Lào trong thế kỷ XX sẽ trở nên vô ích.
Một khi Lào đã là một tỉnh, hoặc trở thành một khu tự trị của Trung Quốc, thì Việt Nam, cho dù có sự đề kháng mạnh mẽ thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là “cá nằm trên thớt”. Cùng với “đường lưỡi bò”, một gọng kìm từ phía Biển Đông, kết hợp với gọng kìm từ phía Lào sẽ bóp nát ý chí của người Việt, và cái tên Việt Nam rất có thể sẽ biến mất sau hơn một trăm năm nữa.
3. Kết luận
Không còn nghi ngờ gì nữa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (thực chất là những người cộng sản Lào), thì nguy cơ Lào bị Trung Quốc thôn tính là rất rõ ràng và hiện thực. Nếu Việt Nam và Lào không kịp thời chuyển đổi thể chế hiện hành sang thể chế Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự thực sự, với cơ chế “Tam quyền phân lập”… thì nguy cơ cả Việt Nam và Lào bị Trung Quốc thôn tính xem như đã được thiết lập.
Dân số của Lào chỉ tương đương với dân số của hai tỉnh là Thanh Hóa (3,412 triệu) và Nghệ An (2,943 triệu) cộng lại. Đúng ra, Việt Nam phải là một nước tiên phong, trở thành cường quốc… để làm chỗ dựa cho Lào về mọi mặt. Phải xác định rằng, sự toàn vẹn của Lào cũng là sự toàn vẹn của Việt Nam. Tiếc thay, những người cộng sản Việt Nam không có được tư duy đó. Phải chăng, việc hàng trăm ngàn bộ đội Việt Nam hy sinh tại Lào trong thế kỷ XX, chỉ là cách nhìn ngắn hạn của những người cộng sản Việt Nam trước đây, vì chỉ muốn có con đường vào miền Nam Việt Nam trên lãnh thổ Lào?
Nghĩ lại, ta thấy tư duy của người Nhật thật sáng suốt. Việt Nam cách Nhật Bản hàng vạn dặm, nhưng với tầm nhìn về tuyến hàng hải trên Biển Đông, người Nhật đã từng muốn thuê cảng Cam Ranh để khống chế Trung Quốc, qua đó làm chủ tuyến hàng hải tối quan trọng đối với Nhật. Qua đó, người Nhật đã không tiếc tiền của để giúp Việt Nam trở nên hùng mạnh bằng việc viện trợ vốn ưu đãi cho Việt Nam trong hơn vài chục năm qua.
Ngược lại, những người cộng sản Việt Nam, với tư duy và tầm nhìn hạn hẹp, luôn xem người Tàu là bậc thầy của mình, luôn tự ti, yếu thế… trước Bắc Kinh, nên đã không nắm được những vận hội cho Dân tộc và đang sa lầy như hiện nay.
10.4.2014
H. M.
Bài tham khảo:

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List