Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, April 9, 2014

Quá dã man!

From: Steven Ngo <stevenngo19
Date: 2014-04-09 10:58 GMT+10:00
Subject: Fw: THỊT CHÓ, nên coi video clip này để thấy sửa soạn bữa thịt chó khó khăn thế nào...
To:

*:(( crying*&gt;:) devilQuá dã man!



 
      Thú thật tôi đã từng là người rất thích thịt chó, nhưng khoảng hơn 10 năm nay tôi đã ngừng ăn thịt này vì thấy cảnh những con chó trung thành, thương nhớ, có khi chết theo chủ... tuy vậy đôi khi vẫn còn thèm... Nhưng sau khi coi video clip này thì chỉ cần nghĩ đến thịt chó là tôi như muốn ói ra...
      Vẫn biết, cũng chỉ là một kế sinh nhai, nhưng sao con người có thể dã man quá như vậy...
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


                    
XIN MỞ ÂM THANH !

                    Mời vô đây :




On Wednesday, 9 April 2014 5:00 PM, But Xuan <> wrote:


 
Người Việt ở đâu cũng tồi vậy thì chớ bao giờ nói 4 nghìn năm văn hiến nữa. Đây là người Việt trong nước, hễ tác giả bài thơ nói sai thì chỉnh ngay nhá!


TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI 
Trăm năm "bác" khéo trồng người!
Người đâu chẳng thấy, đười ươi chật làng...
Ăn thì thú hiếm rõ "sang"
Cá sấu, cọp, rắn, chão chàng, voọc, giun...
Bọ hung, dế, gián, côn trùng
Con nào ngọ nguậy là đun vào mồm
Một năm 5 triệu nai đồng (1)
Bia chừng tỉ lít, rượu không kể vào (2)
Mì tôm 5 tỉ khít khao
Thuốc lá quá rẻ, trẻ nào cũng ham (3)
Gấu nuôi lấy mật quá tham
Lấy quá con gấu té quàng, té xiên
Cường dương kiếm thuốc lão tiên
Rắn, cao hổ, sấu, chẳng riêng thứ nào!
Trên rừng: thú vắng - Dưới ao
Cá, tôm chết hết bảo sao cứ nghèo!
Được ra ngoại quốc quơ quèo
Tính bề cắp trộm, xấu gieo tiếng đồn...
Nhật, Đài, Mã, Thái... chửi luôn:
Cái giống ăn cắp liệu chuồn cho mau!
Việt Nam cấm cửa vào đây
Kiếm ăn nơi khác, một bày chĩa chôm!
Tụi bay cứ liệu thần hồn
Tù giam, phạt vạ, nếu khôn chớ sờ!
Máy bay xuống, phải đợi chờ
Lối đi riêng, chẳng mập mờ được ai!
Trồng người bách tuế, ô hay!
Người thành quá tệ, ăn mày vẫn hơn
 Bảo rằng cái khó, bó khôn
Trăm đứa ăn cắp, dân chôm: chúng giàu
Sống trong Xã nghĩa càng lâu
Thành thật, đạo lý cơ hầu bỏ đi
Xin thưa với "bác", hi hi...
Trồng người như thế bác thì súp-pơ (4)
Về nhà: giết mẹ, tiếng nhơ (5)
Ra ngoài trộm cắp, ơ hơ, tiếng đồn!
Gái không nghề, chỉ thích chồng
Què, đui, hủi, điếc ...bán trôn nuôi mồm!
Tàu vào ở khắp mọi miền
Lính thuê: trai tráng; gái hiền: vợ ba!
Đừng kêu cách mạng nữa nha
Thua thời Pháp thuộc cả ba ngày đàng...
Pháp còn cho học thành quan
Còn đây Xã nghĩa ...sớm làm thằng chôm...
Vua Hùng, Lê Lợi, Quang Trung
Đứng dậy mà vái người hùng các vua
Trồng người: các vị còn thua
Trăm năm Hồ chí còn mua tiếng tồi!
Người Việt Xã nghĩa, than ôi!
Đi ra ngoại quốc, thối hôi tiếng đồn!
Cấm vào đây, hỡi loài chồn!
Chúng mày ăn cắp là ông bỏ tù
Nhiều tên liều mạng không từ
Cần sa trồng trộm, bỏ bu chúng mày
Đừng quen cái thói mặt dày
Ăn trộm, làm đĩ, phơi bày xấu xa
Than ơi nước Việt Nam ta
Từ vua Hùng, đến nay là... vua Chôm! (6)
Bút Xuân Trần Hoàng Sa
(1) nai đồng quê: chó, gọi cho sang.
(2) VN năm uống 1 tỉ lít bia, rượu chưa kể; 5 triệu con chó và 5 tỉ gói mì tôm. Số 1 hành tinh.
(3) nhiều trẻ Việt 10 tuổi đã hút thuốc lá, rất hại.
Phụ nữ cũng hút. Thuốc lá rẻ nhất.
(4) super: siêu
(5) thằng con trai đuổi giết mẹ tại khu chợ hàng Bè Hà Nội dù mẹ nó van xin nó đừng giết.
(6) ăn cắp . Các nước Nhật, Đài, Mã, Hàn...đều 
trưng bảng cấm người VN vào nhà hàng, cửa tiệm của họ ăn cắp bằng chữ Việt! (4-2014)


HỒI ỨC VỀ BÀ CÁT HANH LONG,
NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẠI ÂN NHÂN CỦA VIỆT MINH

Bài 2 (tiếp theo)
Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Dạo đó cuối thập niên 30, còn thời Pháp thuộc, đất nước Việt Nam thanh bình không có tiếng súng cho đến năm 1940, khi quân đội Hoàng gia Nhật bản bắt đầu đặt chân lên bán đảo Đông Dương với mục tiêu chiến lược: làm chủ Đại Đông Á. Nhật liên minh với Đức (Hitler) và Ý (Mussolini) lập thành phe Trục áp chế toàn cầu, gây ra Thế chiến thứ II cực kỳ sắt máu.

Còn là học sinh tiểu học Pháp do người Pháp chủ trì và soạn thảo cho lớp trẻ các xứ bị đô hộ, chúng tôi ngày hai buổi cắp sách đến trường thụ giáo những gì các thầy dạy mà chưa có kiến thức để hiểu được những gì xa xôi hơn là các điều dạy ở trường.
Ngày học 2 buổi nhưng thứ Năm được nghỉ cả ngày. Tôi và T., cháu bà Cát hanh Long, tức Nguyễn thị Năm, cứ chiều thứ Năm mỗi tuần, cùng vài thằng bạn khác đem bóng vào dợt tại sân Vận động Hải Phòng, ngay trước mặt tiền nhà thầy mẹ tôi ở phố Cố đạo (Chavignon), Hải Phòng.
Sân vận động này rất lớn, xung quanh bao bọc bằng tường xây cao, thỉnh thoảng vẫn có những đội banh quốc tế đến thi đấu. Hội túc cầu tại Hải Cảng liền tổ chức các cuộc thi đấu với hội banh nhà, quảng cáo in trên báo chí hay làm những tấm bảng lớn dựng ở các ngã tư thông báo cho thị dân được biết. Dân VN ta đã mê coi đá banh từ hồi đó. Ngày thi đấu, người vào nườm nượp, kể có cả dăm, bảy ngàn người, khán đài có mái hết chỗ ngồi thì họ tràn cả xuống xung quanh đó để coi. Về mùa hè, các hàng kem cây, kem cốc bán rong, những người bán múc kem ra ly không kịp. Ngoài ra còn nhiều hàng bánh trái khác đón khách từ ngay cổng vào, rất tấp nập huyên náo. “Ai xôi vò chè đường” “Ai chè bà cốt” “Ai bánh giầy bánh giò” “Ai bánh rán nóng hổi đây” rao om xòm, pha với tiếng kéo lách cách gõ vào nhau của anh đu đ ủ thịt bò khô và anh Tàu bán phá lấu. C ó thể nói người Tàu dạo đó tỏa ra buôn bán khắp nơi trên nước ta nhưng ở Cảng Hải Phòng vẫn là đông nhất.

Dẫy phố tôi ở, chỉ xây nhà một bên, phía sân vận động không có nhà mà chỉ có tường cao hơn đầu người. Nếu đứng trên ban-công tầng 2 hay trên sân thượng nhìn sang sân cỏ thì nhìn thấy hết vì rất gần nhưng cả dẫy phố, tôi không thấy ai làm như vậy mà họ đã mua vé vào cửa, thường có giá bằng 4-5 tô phở bò lúc đó. Họ bảo nhau mua vé ủng hộ bởi cầu thủ chỉ sống bằng tiền thu được của Đoàn Túc Cầu. Hơn nữa, cầu thủ ngoại quốc đến đá cũng giao hẹn một số tiền để họ chi phí đi về và gây quĩ. Vì vậy, bà con trong phố nói với nhau, hãy mua vé vào khán đài ngồi coi “đã” hơn, khoái hơn vì gần ngay trước mắt, vả lại, nuôi sống cầu thủ để mình còn coi họ mãi mãi.

Thi đấu quốc tế thường vào chiều thứ bảy hoặc chủ nhật. Cả thành phố nghỉ ngơi đi xem đá banh là cái thú vui hầu như độc nhất lúc đó. Lẽ dĩ nhiên không cuộc thi đấu quốc tế nào mà không có tôi và mấy thằng bạn. Vé trẻ con dưới 12 tuổi thường là một nửa giá vé người lớn mà mầu vé cũng khác. Thường thầy tôi tản bộ qua đó (chỉ trăm bước) mua trước rồi phát cho tôi (anh tôi trọ học tại Hà Nội). Đàn bà không thấy đi coi đá banh. Mẹ và chị tôi không thấy đi coi bao giờ. Khi bố con tôi mãn cuộc ra về thì mâm cơm với cái lồng bàn úp trên (cho khỏi ruồi) đã sẵn sàng.

Những ngày thứ Năm nghỉ học, buổi chiều, khi chúng tôi vào thì sân banh không đông lắm. Sau khi dượt khoảng hơn tiếng, chúng tôi ngồi nghỉ mệt, và chính là lúc chúng tôi hay hỏi chuyện các cầu thủ đội Cảng có mặt về cách “sút” sao cho có hiệu quả, cách “mener” bóng, lừa bóng nhà nghề, đá pénalty sao cho ác v.v…Các tay cầu thủ đội banh Hải Cảng mà tôi đã quên tên vì lâu quá, sẵn sàng giải đáp và có khi dạy ngay chúng tôi vài kỹ thuật đơn giản.

Khán giả xem túc cầu hồi đó hầu như 100% là nam giới. Hãn hữu lắm mới thấy một cặp vợ chồng đi coi. Nhưng người Pháp trái lại, phụ nữ Pháp cũng tới coi và thưởng thức những cú sút đặc biệt như nam giới. Có điều họ không la hò ầm ĩ như người Việt Nam ta mỗi khi đội nhà làm bàn. Người Việt hồi đó rất hiếm gây gổ đánh nhau nhất là bênh hội nhà rồi hành hung hội khách v.v…rất khó coi. Quá lắm thì họ la ó, cãi lộn vậy thôi nhất là những trường hợp trọng tài thiên vị cho hội khách v.v…ai nhìn cũng thấy.

Phải nói cái sân vận động Hải Cảng đã gắn liền với những nỗi vui buồn của bọn trẻ chúng tôi hồi đó, thằng T. cháu bà Cát hanh Long, tôi và mấy đứa khác nữa. Nếu như ở xa thì cũng phiền, đàng này từ nhà tôi vào sân banh chỉ bước dăm chục bước là tới. Khi thầy tôi không thấy tôi, bảo chị tôi đi tìm, chị chỉ vào sân banh là thấy tôi ngay với quả bóng và dăm thằng bạn.

Bữa đó tôi lại nhà thằng T. tức cửa tiệm bà Cát hanh Long rủ nó đi chơi. Tôi gặp ngay bà CHL ngồi tại bàn lối cửa vào để tiếp khách hàng. Tôi khoanh tay chào bà rất lễ phép:
“Thưa cô.”
“Ừ, Vũ đấy hả? Thầy mẹ con khoẻ không?”
“Thưa cô, thầy mẹ con khỏe. T nó có nhà không cô?”
“ Lại đi đá bóng phải không? Nó xuống ngay đấy. À Vũ, hôm nay cô có cháo cá song, đi chơi một lát rồi về đây ăn cháo cá nhé!”
“Cám ơn cô. Con phải hỏi thầy mẹ con cho phép con mới dám ở lại ăn.”
“Ăn đi rồi cô gặp thầy hay mẹ, cô nói cho.”
Dù cô CHL nói vậy nhưng tôi phải tạt về nhà hỏi mẹ, mẹ bằng lòng tôi mới trở lại cửa tiệm CHL.
Như đã nói, cửa tiệm CHL rất rộng. Phía trước chất hàng và buôn bán, phía sau là nhà ở. Nhưng trước khi vào khu nhà ở, khách phải đi qua một khu vườn khá rộng mà mặt bằng cao hơn sàn cửa tiệm khoảng nửa mét, trên đó trồng nhiều kỳ hoa dị thảo, có đặt nhiều chậu trồng cảnh bằng sứ của Tàu men trắng và xanh rất sang. Đó là một cái vườn người ta thiết kế thời đó. Một nhà nữa cũng có một cái vườn như thế này là tiệm may Âu phục Gi Long trên phố Cầu Đất, nhìn sang Nhà hát lớn Hải phòng, người “coupeur” chính của tiệm này có căn nhà ở sát nhà thầy mẹ tôi tại phố Cố Đạo.
(còn tiếp)
Bút Xuân Trần Hoàng Sa   

   
Người Việt “Năm Bờ Oăn”


Hơn 38 năm ở Mỷ rồi, "Ngươì Việt Năm Bờ Oăn" cũng chẳng khá hơn, tại về VN lấy vợ lấy chồng nhiều quá, đem qua đây, đem theo cả "văn hoá Việt Cộng" qua đây, thì trách ai bây giờ ?.

Đi lên khu chợ ABC thì biết ngay, mặc đồ ngủ (pyjama) đi mua chè, bánh mì Cali !!!.
Tụi này thích nghe thằng thợ cạo Đam Vinh Hung hét, show nào có ca sỉ VN qua hát $100-200 US/1 vé cũng OK.
Di coi "thỏai mái" (vì lảnh tiền welfare của Uncle Sam mà) thì còn trách ai nữa đây hở Ông Chu Tất Tiến ?.
VC ở khắp mọi nơi, mang theo văn hóa Bác Hồ qua đây rồi, chạy nơi nào cho thóat hở Ông ???

Chu Tất Tiến: Tếu Cho Vui – Người Việt “Năm Bờ Oăn”

                                        
Thật đấy, nói “Người Việt Năm Bờ Oăn” không sai tí nào! Hồi Tư tôi còn ở quê, đọc thư bạn bè, bà con từ Mỹ gửi về, cứ tả oán là “Câm, Què, Đui, Điếc”, không biết nói tiếng Anh là câm, không biết đi xe là què, không biết chữ là đui, không nghe được gì là điếc.

Mỹ gọi thì chỉ biết “Dét, Sơ”, lâu lâu nói lộn thành “Nô, Sơ!”, ngoài ra thì vất vả, cực khổ lắm. Thế nhưng khi qua Mỹ theo diện “hát ô”, thì Tư tôi tá hỏa tam tinh, vì thấy hoàn toàn ngược lại những gì mình nghe khi trước.

Người Việt mình, sau 15 năm tái định cư, đã trở thành Năm Bờ Oăn hết rồi! Cứ đi chợ thì biết liền, các bà vô chợ lục tung tất cả trái cây, rau củ của người ta lên mà lựa tan nát, coi cuộc đời cứ như củ khoai ấy.
Có những thùng lê ngon, giá cao, đã để trong hộp đàng hoàng, và dán chữ “Xin đừng lựa”, các ông bà Năm Bờ Oăn cứ tỉnh bơ, nhặt trong chồng hộp ấy, quả nào to nhất, ngon nhất thì cho vào hộp mình, rồi tàn tàn ra tính tiền, để mặc đống quả kém kém chút chút kia nằm tụm năm, tụm ba, ngơ ngác.

Túi cam cũng thế, mặc dù tính tiền theo túi, các bà cũng tháo giây cột miệng túi ra, lựa cho đã rồi cột dây lại, coi như không có gì xẩy ra. Lại còn chỉ cho nhau mánh lựa cam ngon nữa chứ! Lựa trái làm rớt lỏng chỏng dưới đất, thi lấy chân đá vào gậm, đôi khi cũng chả thèm đá cho bẩn chân.

Mấy vị mua cá nhờ chợ làm giùm cũng ít khi nói lời cảm ơn với người đã giúp gọt vẩy, rửa ruột. Vài vị khác thì lựa cho đã, đưa người làm rồi bỏ đi luôn, không thèm trở lại.

Ra tới quầy tính tiền, thì chả toàn thấy những bộ mặt đưa đám. Không thấy có nụ cười nào cả. Người tính tiền cứ lầm lầm lì lì làm việc, khiến người mua cũng tiếc một lời cám ơn.

Chả ai cám ơn ai! Ai cũng Năm bờ Oăn mà!

Bữa hổm, Tư tôi đến chợ Mỹ, đang đứng chờ một chiếc xe ra để đậu xe mình vào, khi chiếc xe trong de ra ngoài rồi, mừng húm đang tính gài số quẹo vô, chợt một chiếc xe khác phóng vèo tới, quẹo gắt một cái, thắng cái két.
Tư tôi tức quá, tính “sổ nho chùm” cho bõ ghét, thì thấy cửa xe mở, một bà Năm Bờ Oăn bước xuống, mặc đồ bộ trắng muốt, nhìn thấy rõ đồ đạc bên trong, tay lại cắp cái nón lá!

Tư tôi ngồi như trời trồng luôn.
Thiệt! Coi nước Mỹ này y hệt cái củ khoai tây…

Mặc áo ngủ đi chợ Mỹ! Lại cắp nón lá đặc trưng của người Việt nữa chứ! Hết biết luôn! Lúc ấy, nếu có ai hỏi tôi là người giống gì, chắc Tư tôi sẽ nói tôi là người Nhật!
Không dám nhận cùng giòng giống Tiên Rồng nữa…

Hồi mới sang, Tư tôi còn bị tá hỏa tam tinh khi đang rề rề xe vào chỗ quẹo trái ở Bolsa, thì vù một cái, một chiếc xe cù lũ sỉ ào qua mặt, thắng cái rét trước mặt mình ngay tại chỗ quẹo. Hết hồn hết vía, Tư tôi thắng gấp, bẻ tay lái đâm vào con lươn “ình” một cái, miệng rủa thầm “thằng nào chết bầm” chơi mình, tí nữa thì đụng đít nó, là bảo hiểm tăng.

Sau này, hỏi ra, mới biết đó là trò của mấy trự Năm Bờ Oăn, cứ đi xe cà là tàng, rồi tìm cách cho xe khác đụng đít để ăn tiền bảo hiểm. Vụ này xẩy ra nhiều lắm, làm các hãng bảo hiểm cứ thấy dân Mít bị đụng, nhất là thấy trên xe có mấy trự choai choai, thì điều tra rất kỹ.

Nhưng nghe nói, trời không dung cái trò gian lận này, một Tổ Sư chuyên dàn xếp cho bị đụng đã bị một cú quá cỡ thợ mộc, chiếc xe dúm lại như đàn accordion, mấy mạng trên xe về chầu trời hết, nên từ đó, bớt các vụ dàn dựng.

Người ta nói cộng đồng Việt hải ngoại là nơi “gió tanh, mưa máu”. Đúng thiệt! Cũng vì ai cũng cho mình là nhất thiên hạ, nên mỗi lần bầu bán chức chưởng gì đó, ở bất cứ tiểu bang nào, là các thứ vũ khí độc hại bay đầy trời.
Từ truyền đơn, đến đài phát thanh, đến báo lá cải…

Mấy tên tay sai cộng sản nằm vùng cũng có báo tuần, lợi dụng cơ hội, là nhảy vô ăn có, thế là không gian bị nhiễm độc, người người nhức đầu, mệt mỏi, lánh xa mấy công tác cứu dân, cứu nước.

Ai cũng sợ bị dính loại thuốc độc vô hình này, nên các hoạt động cộng đồng dần dần bị thu hẹp ở những nơi làm việc, nhưng điều tréo cẳng ngỗng là các hoạt động ấy lại nở ra tại các phòng tập thể dục gọi là “spa” ở gần Thủ Đô Tị Nạn.

Tại các hồ nước nóng, trong các phòng xông hơi, xông nước, các trự phê bình chính trị cứ ào ào tuôn ra hàng tràng lý luận, gọi mọi người đều là “thằng, con” hết.

Vì tiếng Việt bị vặn “volume” hết cỡ, nên người Mỹ từ từ lảng đi, dần dần trong mấy cái “spa” gần Bolsa chỉ thấy các vị Năm Bờ Oăn chiếm đóng. Nhất là tại chỗ máy chạy bộ, người ta đang lẳng lặng đứng chờ tới phiên, thì khi một cái máy vừa trống, một vị nữ lưu phe ta, vèo một cái phóng vô chiếm ngay, rồi nhét nút tai bằng hai cái máy nghe, tỉnh bơ đạp đạp trước mắt tức tối của những người khác.

Đã có lần, Tư tôi thấy hai vị cãi lộn, rồi vị đứng dưới kéo giật vị đứng trên té sấp mặt xuống đất. Security phải mời cả hai vị ra ngoài. Mắc cở quá xá chừng! Nghe nói là trong phòng thay đồ, mấy nữ lưu Năm Bờ Oăn cứ tỉnh bơ để đồ thiên nhiên chạy qua chạy lại, í a, í ới và hát ông ổng “Đời tôi cô đơn nên yêu bao nhiêu cũng cô đơn…” làm Mỹ gái chạy tóe khói.

Thời buổi thay đổi, “Lady first”, nên quý bà bây giờ bạo dạn quá. Trong các chương trình khám bệnh sản khoa trên “ra-dô”, các bà cứ tưng tửng đưa chuyên phòng the, chuyện… mình ra mà hỏi những câu thật ớn lạnh.
Và các bác sĩ cũng tỉnh bơ mà cho toa… nghe rùng mình.

Tưởng tượng các chàng trai sồn sồn chưa có vợ, mà nghe đối thoại qua lại về những căn bệnh phụ nữ thế thì chắc… thà chết già còn hơn lấy vợ.

Hãi quá! Không còn “bàn tay năm ngón kiêu sa… dáng huyền tha thướt trong gió chiều…” mà chỉ có hình ảnh người phụ nữ với đủ thứ bệnh đáng sợ!
Nhất là lại gặp các bà trong các tiệm bán quần áo, đồ phụ nữ, nghe các bà “Nổ” kinh hoàng.

“Tui mà hát thì người ta cứ tưởng Thanh Lan đấy!”, “Giọng tui nghe giống Lệ Thu không, mấy bạn?”
Trời đất! Những Thanh Lan, Lệ Thu này, những người có thể mắng chồng trước mặt bạn bè, mà khi đi ăn nhà hàng thì nhồm nhoàm như người đói bẩy ngày, gắp lấy gắp để.

Đĩa tôm hùm vừa mang ra, là bà lấy đũa của mình ra khoắng, lật tung đĩa lên mà tìm miếng nạc.
Tiệc cưới chưa xong, đã vội kêu “Tu gô đi!” rồi mang về lủng lẳng hai tay mấy gói. Tư tôi đã chứng kiến môt buổi ra mắt sách đau khổ.
Tác giả mua sẵn những hộp nhựa, mỗi hộp là một phần cơm nhẹ để trên bàn dài gần cửa. Chương trình chưa xong, tác giả chưa ký sách, thì các vị Năm bờ Oăn đã ẵm nhẹ hết bàn ăn rồi tửng tửng ra xe, trên tay ba bốn bịch.. làm tác giả đứng chới với, vừa cười vừa khóc.

Về nhà hàng cũng đặc biệt hơn người. Có chủ nhà hàng ở gần khu Thủ Đô Tị Nạn thu hết tiền Tip của nhân viên, là những người tị nạn kém may mắn.

Có ông chủ nhà hàng tiếp khách bằng khuôn mặt lạnh như tiền, giống như nhà vừa có đám ma, ai hỏi thêm chút rau, chút giá thì tỏ vẻ khó chịu, y hệt mấy tiệm “phở chửi ở Hà Nội”.

Đặc biệt nữa là thịt gà trong phở gà ở đây, thay vì để miếng chặt vừa phải như các tiệm khác, lại thái nhỏ, xắt lát như thái thịt bò, trông thấy chán, vậy mà người mình cũng cứ nhẫn nhục đến ăn. Kỳ thiệt đó! Có lẽ ông chủ ở đây cũng là một Năm Bờ Oăn, ai thích ăn đồ của ông thì cứ lại, không cần chiều khách.

Nói về thái độ thân thiện, Tư tôi mới thấy người mình
Nhấtđủ thứ, coi trời bằng vung thiệt. Có những vị nổi tiếng không thích bắt tay thiên hạ, mà chỉ đưa ra năm trái chuối mềm nhũn, sắp thối cho mình nắm trong khi lại đưa mắt nhìn ra xa, suy tư, không cần nhìn mặt người bắt tay mình.

Tư tôi khâm phục quá! Thế mới đúng là Dân Việt Thành Công chứ! Phải có bộ dạng thế mới là Năm Bờ Oăn! Chứ còn bắt tay chặt chẽ thì xuống giá mất!

Chả thế mà trên diễn đàn, đa số các vị gửi bài lên Net, đều coi thiên hạ là những củ khoai ngu ngốc cả. Tha hồ mà bình loạn! Tha hồ mà gọi những vị đã từng lãnh đạo đất nước ngày trước, những nhà văn, nhà thơ khác, những chính trị gia đang tranh đấu cho dân tộc, những sĩ quan cao cấp cũ là “thằng này, thằng nọ”.

Ngay cả Tổng Thống Mỹ cũng không thoát khỏi bị goi là “thằng”! Không cần kính trọng ai! Cứ chửi tá lả! Rồi phê bình lịch sử dưới cặp mắt của những anh chị Cầu Ông Lãnh, nghĩa là muốn áp đặt ý kiến của mình vào bất cứ giai đoạn nào, bất cứ nhân vật nào cũng được, ai viết khác ý là đập tơi bời, bằng cả tiếng Đan Mạch nữa!

Thiệt đáng nể cho dân Việt ta trên mọi phương diện!
Nhớ lại trong thập niên trước, cả Bolsa tưng bừng, cảnh sát đi bố ráp một loạt những ông làm luật, những Lương Y bán thuốc, khám bệnh mà gian lận tiền bảo hiểm, tiền Medical.

Có điều là chính phủ vì sợ dân Việt nên vẫn bỏ qua các vị chuyên viên nắn bóp, châm cứu mà tự xưng là Bác Sĩ, dụ ngon dỗ ngọt thiên hạ mua cao đơn hoàn tán, trị bá bệnh luôn!
Chỉ mấy viên bột tròn tròn, pha trộn thuốc Tây, mà chữa đủ thứ, từ ung thư đến bao tử, từ cao mỡ đến cao máu, đến đau nhức phong thấp, tim mạch và cả làm đẹp ra nữa.

Gần đây, sau vụ Sữa Ong Chúa bị bể, lại có vụ bán “tế bào gốc” để làm đẹp! Rẻ hề! Tuy người nghe đôi khi thắc mắc là lấy đâu ra tế bào gốc nhiều thế và rẻ thế, nhưng có lẽ vì tin rằng người mình luôn Năm Bờ Oăn, nên lại tin theo. Nhất là lại nghe nói chắc chắn rằng “Thuốc này đã được FDA chấp thuận”, nên mua ào ào làm giầu cho mấy Vị Bác Sĩ mà Hải Thượng Lãn Ông cũng có lẽ phải gọi bằng Sư Phụ!

Thôi, thì được thế thì cũng mừng cho dân tộc ta, tiến nhanh, tiến mạnh hơn các sắc dân khác cũng ngụ cư trên đất Mỹ này. Sang sau mà khá hơn người cũ thì đó là điềm tốt. Chúc mừng! Chúc mừng! Chỉ xin một điều là đừng có tiến nhanh lên giai cấp lừa đảo, lưu manh, gạt gẫm đồng hương, gà què ăn quẩn cối xay, thì xấu hổ lây cho cả cộng đồng Việt trên toàn thế giới.

Chu Tất Tiến




http://vietnamexodus.info/vne0508/vneimages/biemhoa/CSCD.jpg


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List