Châu Á trông
đợi gì vào chuyến thăm của Tổng thống Mỹ
Hung Ca Su
Viet HD
Việt Hà, phóng viên RFA
2014-04-10
2014-04-10
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun -hye , Tổng thống Mỹ Barack Obama và
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tổ chức một cuộc họp ba bên tại đại sứ quán Mỹ ở
The Hague vào ngày 25 tháng ba năm 2014 sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh an
ninh hạt nhân (NSS)
AFP photo
Tổng thống
Hoa Kỳ Obama sẽ lên đường đến thăm một số nước châu Á vào cuối tháng này. Các
nước nằm trong lịch trình bao gồm Philippines, Malaysia, Nhật bản và Nam Hàn.
Đây là chuyến đi được nhiều nước châu Á quan tâm, nhất là giữa lúc Trung Quốc
tiếp tục có những hành động và lời nói gây quan ngại liên quan đến các tranh
chấp chủ quyền của nước này với các nước láng giềng ở châu Á. Nhân dịp này,
Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc về chuyến
đi sắp đến này.
Hoa Kỳ đạt được gì?
Việt Hà: Thưa
ông, xin ông cho biết Hoa kỳ trông đợi đạt được những gì từ chuyến đi sắp tới
của Tổng thống Mỹ tới châu Á?
GS. Carl Thayer: Trước tiên tôi nghĩ Hoa Kỳ muốn hồi phục lại hình ảnh từ
năm ngoái khi Tổng thống Obama không thể đến Malaysia, Indonesia vì vấn đề nội
bộ ở Mỹ. Chuyến đi này ông cũng sẽ nhắc lại chủ đề mà ông đáng nhẽ đã có cơ hội
vào năm ngoái nếu đến châu Á, tức là Mỹ khẳng định cam kết chuyển trọng tâm
chiến lược về châu Á, không những chỉ về mặt quân sự mà còn bao gồm mặt kinh
tế. Ông sẽ có mặt để khẳng định với các nước châu Á là Hoa Kỳ vẫn giữ cam kết ở
châu Á nhưng ông sẽ đẩy mạnh hơn nữa tiến trình TPP (Hiệp ước đối
tác xuyên Thái Bình Dương) để hội nhập kinh tế trong khu vực, và đưa ra những
cơ hội trong một loạt các lĩnh vực hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục
là những mặt mạnh của Mỹ, tức quyền lực mềm, với các nước Đông Nam Á. Ngoài ra
ông cũng sẽ đến thăm các đồng minh của Mỹ ở châu Á là Nhật Bản và Nam Hàn.
Việt Hà: Theo
ông, những cơ hội và khó khăn nào đang chờ đón Tổng thống Obama trong chuyến đi
này?
Trước tiên tôi nghĩ Hoa Kỳ muốn hồi phục lại hình ảnh từ
năm ngoái khi Tổng thống Obama không thể đến Malaysia, Indonesia vì vấn đề nội
bộ ở Mỹ.
- GS. Carl Thayer
- GS. Carl Thayer
GS. Carl Thayer: Vấn đề là về Malaysia đang cân nhắc việc gia nhập TPP, lo
ngại là một vài điều trong các đàm phán hiện tại có thể là hơi khó cho kinh tế
nước này để điều chỉnh. Các nước trong khu vực cũng biết là Trung Quốc không
tham gia TPP, nhưng Trung Quốc cũng đưa ra đề nghị về một hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện khu vực mang tính cạnh tranh với TPP. Một vài nước trong đó
có Australia, tham gia cả hai. Câu hỏi đặt ra là liệu Malaysia có thể được
thuyết phục để trở thành một thành viên của TPP hay không. Ở Philippines, các
đàm phán về thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước đang đi kết thúc,
đây là điều mà Pentagon tìm kiếm để gia tăng sự có mặt của quân đội Mỹ ở
Philippines. Điều này xảy ra vào đúng lúc Trung Quốc đang trở nên hung hăng trong
cả lời nói, ngoại giao và hành động ở các vùng biển như ở bãi Cỏ Mây với
Philippines.
Việt Hà: Những
gì xảy ra gần đây ở Crimea, Ukraina có ảnh hưởng thế nào đến chuyến đi này của
Tổng thống Obama đến châu Á?
GS. Carl Thayer: Thứ trưởng phụ trách Đông Á Thái Bình Dương của Mỹ, Daniel
Russel đã nói đến vấn đề Crimea và Trung Quốc và báo chí Trung Quốc đã lên
tiếng phản đối. Theo tôi quan ngại chủ yếu của Hoa Kỳ là đặt chỉ dấu đối với
vùng quần đảo Senkaku, đó là điểm then chốt. Trung Quốc không thể áp dụng như ở
Crimea có nghĩa là sử dụng lực lượng áp đảo để lấy vùng này và khiến Nhật Bản
phải lựa chọn hoặc là im lặng hoặc là phải phản ứng bằng quân sự. Theo tôi điều
này không xảy ra với bãi Cỏ mây vì bãi này nhỏ và phần lớn nằm dưới mực nước
biển nên khó cho các tàu tuần duyên đỗ lại.
Liệu TQ có lo ngại?
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình tại The Hague hôm 25/3/2014. AFP photo
Việt Hà: Trong
khi các đồng minh của Mỹ ở châu Á có thể trông đợi nhiều vào chuyến đi này của
Tổng thống Obama, liệu Trung Quốc có phải lo ngại về chuyến đi này không?
GS. Carl Thayer: Hãy nhớ lại năm ngoái đáng nhẽ ra cả Obama và Tập Cận Bình
đã có mặt cùng nhau ở Malaysia vào cùng khoảng thời gian và họ cùng phát biểu
tại thượng đỉnh Đông Á.
Cho nên quan hệ giữa hai cường quốc đang bình thường
trên nhiều cơ chế. Đây không phải là một cuộc chiến tranh lạnh nhưng nó cũng
không phải là quan hệ gần gũi nhất. Trung Quốc nhìn Mỹ như người bên ngoài
nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ không thể can dự vào khu vực. Trung Quốc
vẫn phải làm việc chung với Mỹ. Họ có các vấn đề về Bắc Hàn và Nhật Bản.
Năm ngoái ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra
hình ảnh một Trung Quốc trỗi dạy hòa bình và muốn hợp tác với các nước Đông Nam
Á và họ ở tâm điểm chú ý khi mà Obama không có mặt ở châu Á vào năm ngoái. Cho
nên họ sẽ nhìn vào chuyến đi này một cách cẩn trọng về mặt quốc phòng. Nhưng về
thương mại, Trung Quốc không phải lo ngại.
Đối với nhiều nước trong khu vực, Trung quốc vẫn là đối tác
thương mại số 1, Malaysia là đối tác thương mại chính với Trung Quốc và Mỹ
không thể làm gì để thay đổi điều này. Cho nên Trung Quốc cứ an tâm ngồi đó và
xem xét những diễn tiến. Sẽ không có gì lớn xẩy ra để thay đổi một cách đáng kể
vị thế của Trung Quốc trong thời gian dài.
Tổng thống Mỹ sẽ phải nói đến các vấn đề khác
để cho thấy là Mỹ thực sự tham gia tích cực vào châu Á Thái Bình Dương.
- GS. Carl Thayer
- GS. Carl Thayer
Việt Hà: Tổng
trưởng Quốc phòng Mỹ mới đây nói Mỹ sẽ triển khai thêm hai tàu chiến tên lửa
đến Nhật bản và nói là để kiềm chế Bắc Hàn và Trung Quốc. Đây là một trong rất
những hành động gần đây của Mỹ tại châu Á như để minh chứng cho sự chuyển dịch
trọng tâm chiến lược về châu Á Thái Bình Dương. Nhưng cũng có lo ngại rằng đây
chỉ là trình diễn hơn là thực chất. Ông có nhận xét thế nào?
GS. Carl Thayer: Tất nhiên là một sự trình diễn khá lớn về sức mạnh quân sự với
việc triển khai tàu chiến hay máy bay loại hiện đại nhất. Nhưng điều này để đảm
bảo là Hoa Kỳ đang hỗ trợ các đồng minh của mình và làm các nước khác thấy rằng
Hoa Kỳ đang kiềm chế Trung Quốc về quân sự. Nhưng điều này cũng còn tùy thuộc
vào Tổng thống Obama, liệu đây có thực sự là một sự chuyển trục chiến lược của
Mỹ về châu Á, như tôi đã nói trước kia. Nó không chỉ là về mặt quân sự, mà còn
phải bao gồm về kinh tế, giáo dục, thay đổi khí hậu.
Tổng thống Mỹ sẽ phải nói đến các vấn đề khác để cho thấy là Mỹ
thực sự tham gia tích cực vào châu Á Thái Bình Dương. Theo tôi thì việc gửi tàu
chiến không chỉ là một việc biểu trưng mà là một sức mạnh có thật, và đó là một
phần lý do vì sao mà Trung Quốc phải hiện đại hóa và hung hăng hơn vì họ không
có sức mạnh trên biển như Hoa Kỳ để tạo ảnh hưởng.
Nhưng Trung Quốc rất muốn được như Mỹ. Trong vài thập kỷ tới, Mỹ
vẫn là cường quốc biển trên thế giới nhưng Trung Quốc sẽ có thể thu hẹp được
khoảng cách nhưng chắc chắn là sẽ không có được 10 hay 11 tàu sân bay như Mỹ có
hay các tàu chiến hiện đại nhất như của Mỹ.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.