Báo lá cải
ngày nay và lịch sử bị che giấu của hôm qua
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-08-18
2014-08-18
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
Người
Việt đọc báo sáng tại vỉa hè Sài Gòn.
Câu chuyện truyền thông
tuần qua
Câu chuyện truyền thông
được giới blogger chú ý trong tuần qua là bài viết trên báo Trí thức trẻ nói
rằng phụ nữ miền Tây Nam Bộ là không có học thức. Trước đó một bài viết khác
thì nói rằng đàn ông khôn ngoan không nên lấy vợ miền Bắc. Cái đáng nói là một
số tờ báo lớn cũng đăng các bài viết này, rồi sau đó một vài tờ im lặng rút đi.
Các bài viết này làm giới blogger và FBker lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ.
Trong
bài viết mang tựa đề Phụ
nữ Việt Nam có tệ lắm không? Blogger, Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng đây là sự
thối nát của ngành truyền thông nước nhà:
Cội rễ của sự thối nát
truyền thông vẫn đâu đó, lùi bước chỉ là một cách đối phó. Rồi đây chúng ta sẽ
lại bắt gặp những đề tài như vậy nay mai. Xin đừng tức giận mà hãy đếm, vì đó
là những tiếng chuông cuối cùng, báo hiệu sự cáo chung của nền báo chí lá cải
xã hội chủ nghĩa, vốn được dung dưỡng bấy lâu nay.
Đề tài truyền thông cũng
được nhà văn Phạm Thị Hoài đề cập đến trong bài viết Sự thật về sự thật rẻ
tiền. Theo đó báo chí chính thống Việt Nam đã trích dẫn một cách lầm lẫn
các tờ báo hài hước của phương Tây, để nói về các sự kiện quan trọng như vụ máy
bay của hàng không Mã Lai rơi ở Ukraine. Bên cạnh đó, theo nhà văn Phạm Thị
Hoài, truyền thông lề trái cũng đã vội vàng trích dẫn các báo chí thân ông
Putin bên Nga để chỉ trích chính phủ Việt Nam.
Cội rễ của sự thối nát
truyền thông vẫn đâu đó, lùi bước chỉ là một cách đối phó. Rồi đây chúng ta sẽ
lại bắt gặp những đề tài như vậy nay mai.
- Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Và cũng trong bài viết
này, Phạm Thị Hoài mô tả một buổi lễ kỷ niệm sự hợp tác quân sự giữa Việt Nam
và quân đội Liên Xô cách đây mấy mươi năm. Bà viết:
Ngắm những cụ ông cụ bà
cựu công dân Liên Xô, ngực nặng huân huy chương ngồi nghe kể chuyện ngày xưa
đánh giặc ở một xứ sở lạ hoắc, thưởng thức văn nghệ cây nhà lá vườn từ một sinh
viên Việt Nam để kiểu tóc kết hợp giữa Kim Chính Ân và Kim Chính Nhật, ngoan
ngoãn xếp hàng ăn buffet lèo tèo vài món cơm rang nem rán, rồi đứng nghiêm chụp
hình lưu niệm để sang năm lại như thế, tôi chỉ thấy một cảnh thác ngộ thời đại,
nửa gợi thương cảm, nửa gây cười. Không có gì chứng tỏ phía Việt Nam muốn giấu
diếm hay thậm chí chối bỏ công lao của các bạn Xô-viết.
Câu chuyện bàn cờ mới
Câu chuyện hợp tác quân
sự trong quá khứ gợi nhớ đến một chủ đề mà giới bloggers hầu như liên tục đề
cập đến trong hơn một năm qua, đó là chuyện vị trí của Việt Nam trong bàn cờ
mới ở châu Á Thái Bình Dương. Trên bàn cờ mới này quan hệ Việt Mỹ đã trở nên vô
cùng quan trọng đối với nhiều người Việt Nam, nhưng đồng thời cũng vô cùng tế
nhị đối với những người Việt Nam khác. Sự tế nhị lên đến mức có nhiều chuyên
gia đánh giá các cuộc thăm không chính thức của ông Phạm Quang Nghị tại Mỹ, và
ông McCain tại Việt Nam là có tầm quan trọng lớn lao. Và ngay lúc chúng tôi
hoàn thành bài điểm blog này, thì ông Tổng tham mưu quân đội Mỹ Martin Demsey
đến Hà Nội. Trước đó, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason nói:
Ông Nghị là người của Bộ
chính trị nữa, có khả năng lớn nói chuyện. Ông nói cái gì mình không biết nhưng
có điều chắc chắn là hai bên đã đạt được một thỏa thuận tiên khởi nào đó thì
ông McCain mới sang Việt Nam bởi ông mới ở Việt Nam về ông lại sang ngay.
Tôi
nói dân ta hèn là vì như thế này: dân ta anh hùng nhưng sợ từ anh tổ trưởng sợ
đi, sợ anh công an, sợ các thứ. Tôi cũng cảm thấy chính mình cũng hèn. Mình sợ
nhiều thứ quá. Đấy là một tâm lý rất Việt.
- Trần Đĩnh
- Trần Đĩnh
Những thỏa thuận Mỹ Việt
là điều mà nhiều người trong thế hệ trẻ Việt Nam hy vọng. Blogger trẻ tuổi
Silver Reyleigh viết:
Chúng ta cùng chờ đón
rằng Hoàng Sa sẽ trở về lại với khổ chủ sau 40 năm vuột mất và trò đánh đu
chính trị, đu dây sẽ chấm dứt.
Thậm chí nhiều blogger
trẻ tuổi đã châm biếm hai từ Việt Hoa trong những câu khẩu hiệu hữu nghị với
Trung Quốc thành Việt… Hoa Kỳ.
Nhưng các blogger trẻ
tuổi ấy không hề quên rằng chuyện liên minh giữa hai quốc gia cựu thù, có những
cách hành xử rất khác nhau về dân chủ là một chướng ngại không dễ vượt qua.
Blogger Silver viết:
Tuy nhiên, báo chí
trong nước khi đưa tin về bài phát biểu của ông McCain không hề đả
động gì đến lời nhắn gửi của ông McCain về “dân chủ và nhân quyền”
cho đỡ quê vì là “con tin”, thà để cho người ta đồn đại trên mạng còn hơn.
Cùng lúc ấy, blogger
Người Buôn Gió phản bác những lời kết tội của nhà cầm quyền đối với blogger Anh
Ba Sàm rằng Anh Ba Sàm phản lại truyền thống cách mạng của gia đình anh. Người
Buôn Gió viết rằng những gì Anh Ba Sàm làm hôm nay chính là những giá trị dân
chủ của xã hội trước khi những người cộng sản lên cầm quyền.
Blogger Phạm Đình Ấm
viết trên blog Bà Đầm Xòe về sự cầm quyền ấy của đảng cộng sản:
Với một đảng độc tài tồn
tại gần trăm năm qua không có ai tranh giành, kiểm soát, lãnh đạo không được ai
bầu ra…việc nó ngạo mạn, liên tục tích lũy sai lầm, tham nhũng, tội ác thậm chí
bán nước (nếu có)…cũng là hợp quy luật và những người có lương tri phải mổ xẻ,
phê phán cái sai của nó, làm cho nó thay đổi để dân được làm chủ, đất nước được
hùng cường toàn vẹn giang sơn.
Trở ngại dân chủ, nhân
quyền ấy không gì khác hơn là một di sản của một quá khứ chiến tranh cách mạng
cộng sản của nước Việt Nam.
Chuyện quá khứ
Bìa sách tư liệu mang
tựa đề Đèn Cù của nhà văn, nhà báo Trần Đĩnh. RFA file
Tuần qua cũng chứng kiến
một tác phẩm nhìn lại quá khứ cách mạng của Việt Nam được ra đời. Đó là tác
phẩm Đèn Cù của Trần Đĩnh, một nhà văn một thời gần gũi các nhân vật hàng đầu
của đảng cộng sản Việt Nam. Trong tác phẩm đầy ắp tư liệu này, Trần Đĩnh viết
rằng ông rất buồn vì chứng kiến bản tính sợ quyền lực của người Việt Nam đã làm
dẫn đến tình trạng của một xã hội mất dân chủ.
Tôi nói dân ta hèn là vì
như thế này: dân ta anh hùng nhưng sợ từ anh tổ trưởng sợ đi, sợ anh công an,
sợ các thứ. Tôi cũng cảm thấy chính mình cũng hèn. Mình sợ nhiều thứ quá. Đấy
là một tâm lý rất Việt. Bom đạn không sợ nhưng rất sợ quyền lực.
Sự nhìn nhận sự thực quá
khứ, cũng như nhận chân thái độ ứng xử của người Việt Nam đối với quá khứ cũng
là tâm trạng của nhà văn, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, ông viết trong
bài Chiến tranh, nhớ và quên rằng:
Mấy chục năm qua là giai
đoạn bi hài kịch của nước Việt. Những mục tiêu cơ bản được dự tính ban đầu về
tương lai dân tộc, được nêu thành những khẩu hiệu kêu xoang xoảng...đều bị đảo
lộn theo cách vừa thê thảm, vừa nực cười...
- Blogger Nguyễn Trần Sâm
- Blogger Nguyễn Trần Sâm
Người Việt mình thường
đối diện với các sự kiện xảy ra trong quá khứ một cách hời hợt. Chỉ có nhớ vặt
không có suy nghĩ.
Họ luôn luôn nhắc tới
chiến tranh và muốn xã hội nhắc tới chiến tranh chỉ cốt để biện hộ cho sự hư
hỏng của mình.
Quả thật là việc nhận ra
tình thế mới của đất nước, cũng như định rõ di sản chính trị của những biến
động xã hội chính trị trong hơn nửa thế kỷ qua là điều không hề dễ dàng đối với
nhiều người Việt Nam. Nhiều người hãy còn ca ngợi tình hữu nghị Hoa Việt ngày
hôm trước khi giàn khoan Trung quốc kéo vào thềm lục địa Việt Nam, nhiều người
khác thì nghĩ rằng nước Nga của Putin hôm nay chính là những đồng minh Xô Viết cũ,
như nhà văn Phạm Thị Hoài đã mô tả.
Cũng nhìn lại quá khứ,
blogger Nguyễn Trần Sâm Thấy rằng mấy mươi năm cách mạng vừa qua lại là một sự
mỉa mai, vì những mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng đều được làm ngược lại
trong mấy mươi năm sau đó:
Mặt khác, không chỉ nông
dân, mà ở đất nước này, với luật đất đai quy định đất là “sở hữu toàn dân” bất
cứ ai cũng không thể trở thành chủ nhân thực sự của một tấc đất nào. Vì vậy,
giấc mơ “người cày có ruộng” hoàn toàn và tuyệt đối là ảo mộng, không có nền
tảng pháp lý nào để thành hiện thực. Hơn thế, bất cứ ai, vào bất kỳ giây phút
nào, cũng có thể bị tống cổ khỏi ngôi nhà và mảnh đất mình đang ở ra đường, nếu
không phải là các nhà hoạch định các dự án xây dựng hoặc có quan hệ mật thiết với
những người này theo kiểu nào đó.
Mấy chục năm qua là giai
đoạn bi hài kịch của nước Việt. Những mục tiêu cơ bản được dự tính ban đầu về
tương lai dân tộc, được nêu thành những khẩu hiệu kêu xoang xoảng, thành những
thứ “lý luận”, “nghị quyết”, “văn kiện”,… đều bị đảo lộn theo cách vừa thê
thảm, vừa nực cười, và theo cách nào đó là khá “ngoạn mục”.
Một chuyện cũ nữa cũng được blogger Lê Thọ Bình nêu ra trong bài viết trên blog Huỳnh Ngọc Chênh, đó là chuyện người đồng thời với nhà văn Trần Đĩnh là ông Nguyễn Hữu Đang, tinh thần của nhóm Nhân Văn Giai phẩm. Lê Thọ Bình ví ông như một cánh chim đại bàng của trí tuệ:
Nhưng rồi cái tư tưởng
phóng khoáng, tự do của một chú đại bàng “hoang dã” muốn đưa đồng loại của mình
tới khoảng trời bay nhảy tự do đã khiến ông rơi từ “trời cao” xuống vực thẳm,
để lại cho nhân gian những câu chuyện thật đau lòng bằng một vụ án văn chương
mà người ta gọi là “Nhân văn giai phẩm”.
Để kết thúc bài điểm
blog tuần này chúng tôi xin mượn hai câu thơ của nữ thi sĩ đa tài bạc mệnh Xuân
Quỳnh.
Quá khứ đáng yêu, quá
khứ đáng tôn thờ
Nhưng không phải là điều
em ao ước.
__._,_.___
Thực tế tình trạng bất ổn tại
Việt Nam
Gia Minh, biên tập viên
RFA, Bangkok
2014-08-18
2014-08-18
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
08182014-who-realy-harm-country.mp3
Công an trên đường phố.
AFP
Thủ tướng chính phủ Việt Nam vừa lên tiếng kêu gọi lực
lượng công an phải làm tốt nhiệm vụ giữ gìn ổn định chính trị, trật tự xã hội.
Vì sao lại có kêu gọi đó và thực tế bất ổn tại Việt Nam do
dâu mà ra?
Kêu gọi cũ trong tình hình mới!
Ngày 19 tháng 8 hằng năm tại Việt Nam là ngày truyền
thống của lực lượng công an Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm ngày
16 tháng 8 đã đến và phát biểu tại buổi lễ đón nhận danh hiệu anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân của Bộ Công an tại Hà Nội.
Trong phát biểu, ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi công an không
thể để tội phạm tràn lan, không để cho các băng nhóm tội phạm xuất hiện và hoạt
động ngang nhiên. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng ‘các thế lực thù địch, phản
động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam; ráo riết thực hiện
‘diễn biến hòa bình’, hội nhập quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ,
kích động chống phá gây mất ổn định chính trị, xã hội.’
Theo ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ‘một đất nước mất
ổn định chính trị không thể phát triển, không thể chăm lo cho đời sống của nhân
dân’. Ông chỉ thị công an ‘phải làm thật tốt, dứt khoát không để nhem nhóm hình
thành tổ chức chống đối, phá hoại đất nước’.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm vì công
khai lên tiếng và hoạt động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, một trong
những người khởi xướng Hội Anh em Dân chủ tại Việt Nam, đưa ra nhận định về những
phát biểu của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với ngành công an vừa qua như
sau:
‘Các thế lực thù địch, phản động chưa hề từ bỏ âm mưu,
hoạt động chống phá Việt Nam; ráo riết thực hiện ‘diễn biến hòa bình’, hội nhập
quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ, kích động chống phá gây mất ổn định
chính trị, xã hội.’
NTD
Hằng năm cứ vào dịp ngày 19 tháng 8- ngày truyền thống của
ngành công an thì ông Nguyễn Tấn Dũng luôn luôn đến tham dự và có bài phát biểu
ở đó. Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát biểu của ông ấy
thì phát biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống hệt nhau. Thông
điệp là không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được hình thành,
phá hoại đất nước. Đó là thông điệp chung thôi. Nhưng đáng lẽ năm nay không nên
lập lại thông điệp cũ của những năm trước bởi vì nay có những thay đổi trong
tình hình; nhưng thật ngạc nhiên khi ông ta cũng lặp lại thông điệp như vậy.
Còn đối với chúng tôi, quan điểm của những người đấu tranh
cho dân chủ, nhân quyền trong nước, hay đấu tranh để dân chủ hóa đất nước không
phải là những hành động hay hành vi phá hoại đất nước hay làm rối loạn tình
hình, chính trị xã hội.
Chúng ta biết tiến trình dân chủ hóa là một quá trình
để ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay; những ngày sau đó sẽ tốt đẹp hơn cho
người dân. Nhân quyền của ngày hôm nay phải được cải thiện hơn ngày hôm qua, ngày
mai phải tốt hơn này hôm qua. Đó không phải là quá trình chung của cả nhân loại
trên khắp thế giới này chứ không phải của chỉ Việt Nam. Cho nên việc ông
ta phát biểu như vậy là quyền của ông ta, còn việc của chúng tôi đấu tranh,
chúng tôi không quan tâm đến điều đó. Việc chúng tôi vẫn làm là cho xã hội Việt
Nam tốt đẹp hơn, quyền con người của người dân Việt Nam được tôn trọng hơn và
quyền làm chủ đất nước của người dân phải được thực thi trong thực tiễn. Đó là
những điều mà chúng tôi đang nổ lực để làm chứ chúng tôi không bao giờ phá hoại
đất nước, không bao giờ gây ra rối loạn chính trị để cuộc sống của người dân
xấu đi.
Thực tế hoạt động công an
Truyền thông trong nước lâu nay loan tin những vụ việc
công an ăn tiền của người dân, lạm quyền, gây ra những cái chết cho người dân
ngay tại đồn; trong khi đó tình hình trật tự tại nhiều địa phương lại không được
bảo đảm.
Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát
biểu của ông ấy thì phát biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống
hệt nhau. Thông điệp là không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được
hình thành, phá hoại đất nước.
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Rất nhiều người dân cho biết khi gặp biến kêu cứu đến công
an không được giúp đỡ, đáp ứng. Đặc biệt những thành phần bị cho là ‘chống đối Nhà
Nước’ còn tố cáo chính công an để mặc, bảo kê cho những thành phần bất hảo tấn
công họ.
Bà Lê thị Thanh Hương, một dân oan khiếu kiện hơn chục năm
qua và nay đang bệnh hoạn vì bị trả thù do tố cáo tham nhũng, từng kêu cứu đến công
an nhưng lại bị trả thù tàn bạo hơn. Bà kể lại trường hợp của bản thân như sau:
Tôi trực tiếp báo cáo với Tổng Cục Cảnh sát về vụ án
tham nhũng; thế nhưng Tổng Cục giao cho C37 là cục thống tham nhũng. Họ về điều
tra nhưng không hiểu họ điều tra thế nào, rồi lại đi, và không được giải quyết.
Lúc đó họ bố trí đánh tôi gãy hết răng, máu me be bét. Báo cáo với Công an
phường Hoàng Văn Thụ, Công an quận Hoàng Mai nhưng không được sự giúp đỡ. Vì
vậy cuối cùng tôi phải bỏ đi chỗ khác ở để lánh nạn.
Một số báo trong nước từng có nhiều bài viết nói đến tình
trạng bất an trong xã hội. Nạn cướp giật, chém giết … xảy ra tràn lan mà công
an không thể trấn dẹp.
Luật sư Nguyễn Văn Đài trình bày về tình trạng này:
Nếu xét những vụ việc xảy ra như vừa qua, thì an ninh
chính trị hay an ninh xã hội hoàn toàn không được như những gì họ cam kết hay những
gì họ nói. Ví dụ rất nhiều người dân đã bị chết một cách oan ức, bị trộm cướp…
Một số người viết trên facebook sau khi nghe thủ tướng
phát biểu với lực lượng công an hôm ngày 16 tháng 8 về những thế lực thù địch,
phản động, họ cho rằng hình tượng được sử dụng đó giống như ‘ông Ba bị’ mà người
lớn thường mang ra dọa trẻ con mỗi khi nói không nghe lời
Nếu để ý trên rất nhiều tuyến đường giao thông ở
thành phố Hồ Chí Minh có những biển đề là khu vực nguy hiểm, thường xảy ra trộm
cướp, giết người… Thế thì một đất nước ‘hòa bình’ với lực lượng công an đông đảo
hằng trăm ngàn người như vậy, chi phí lớn như vậy mà để xảy ra tình trạng không
thể kiểm soát nổi, phải cắm biển để người dân tự bảo vệ mình; như thế là điều
không tốt. Thứ hai những sự việc xảy ra như ở Bình Dương, Đồng Nai, một số quận ở
Sài Gòn trong tháng năm vừa rồi như bạo loạn, thì họ thể hiện sự rất yếu kém;
để xảy ra tình trạng như thế rồi cuối cùng lại đổ lỗi cho người dân. Đáng lẽ ra
chính quyền phải có can thiệp, phải có dự phòng trước những tình huống như vậy;
nhưng theo tôi họ không những không hoàn thành nhiệm vụ, mà còn không xứng đáng
với những đồng tiền thuế của người dân đóng góp mà để xảy ra những chuyện lớn
như vậy.
Tình trạng đó cũng được bà Lê thị Thanh Hương thừa nhận
xảy ra ngay tại thủ đô Hà Nội:
Tại khu vực tôi sống xảy ra rất nhiều bọn côn đồ, đầu
gấu, bán thuốc phiện, mà công an vẫn để chúng nhởn nhơ, sống ngoài vòng pháp luật.
Chuyện thứ hai là công an phường Hoàng Văn Thụ, dân trồng
rau thì ban đêm lại đổ đất lên rau của dân để cướp ( đất).
Công an tại Việt Nam được gọi là công an nhân dân, mỗi khu
vực đều có một viên công an phụ trách. Ngoài ra lực lượng này còn được hổ trợ
bởi mạng lưới an ninh và những nhóm khác như dân phòng, trật tự… Từ khi chính
quyền cộng sản nắm quyền cho đến nay, nhất cử- nhất động của người dân đều
không thể qua mắt các lực lượng đó. Dân chúng hiểu rằng chỉ có công an, an ninh
bỏ lơ thôi chứ tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của họ.
Ngoài ra những biểu lộ tư tưởng bất đồng với Nhà nước cũng
không thoát khỏi sự theo dõi của lực lượng công an nhân dân. Đây là lực lượng được
gọi là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ.
Bà Lê thị Thanh Hương lập luận rằng bao lâu nay trong xã
hội Việt Nam tình trạng vi phạm pháp luật của giới chức chính quyền vẫn diễn ra
vì có sự thông đồng từ trên xuống dưới, chứ đa phần người dân đều tuân phủ luật
pháp do Nhà nước đề ra.
Hướng đi cần thiết
Một số người viết trên facebook sau khi nghe thủ tướng
phát biểu với lực lượng công an hôm ngày 16 tháng 8 về những thế lực thù địch,
phản động, họ cho rằng hình tượng được sử dụng đó giống như ‘ông Ba bị’ mà người
lớn thường mang ra dọa trẻ con mỗi khi nói không nghe lời.
Những tiếng nói bất đồng chính kiến luôn bị qui kết tội
danh âm mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống Nhà nước, tay sai của thế
lực thù địch, phản động từ nước ngoài… Công an tập trung trấn áp những đối tượng
đó.
Vào cuối tháng bảy vừa qua, 61 đảng viên gồm những vị có
tiếng trong đảng, gửi thư ngỏ đến cho Ban chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể
các đảng viên khác, thừa nhận sai lầm, yếu kém về trách nhiệm và năng lực lãnh
đạo của tổ chức này suốt mấy mươi năm qua. Những vị này kêu gọi phải thay đổi.
Tuy nhiên dường như mọi lời kêu gọi đều bị đảng và Nhà
nước bỏ ngoài tai. Những vị như ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không thay
đổi tư duy mà họ đã được ‘lập trình’ là đổ lỗi mọi bất ổn xã hội ở Việt Nam do thế
lực thù địch, phản động gây ra.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.