Thực tế tình trạng bất ổn
tại Việt Nam
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-08-18
2014-08-18
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Công an trên đường phố.
Thủ tướng chính phủ
Việt Nam vừa lên tiếng kêu gọi lực lượng công an phải làm tốt nhiệm vụ giữ gìn
ổn định chính trị, trật tự xã hội.
Vì sao lại có kêu gọi đó và thực tế bất ổn tại Việt Nam do dâu
mà ra?
Kêu gọi cũ trong tình hình mới!
Ngày 19 tháng 8 hằng năm tại Việt Nam là ngày truyền thống của
lực lượng công an Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm ngày 16 tháng 8 đã
đến và phát biểu tại buổi lễ đón nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân của Bộ Công an tại Hà Nội.
Trong phát biểu, ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi công an không thể
để tội phạm tràn lan, không để cho các băng nhóm tội phạm xuất hiện và hoạt
động ngang nhiên. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng ‘các thế lực thù địch, phản
động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam; ráo riết thực hiện
‘diễn biến hòa bình’, hội nhập quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ,
kích động chống phá gây mất ổn định chính trị, xã hội.’
Theo ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ‘một đất nước mất ổn định
chính trị không thể phát triển, không thể chăm lo cho đời sống của nhân dân’.
Ông chỉ thị công an ‘phải làm thật tốt, dứt khoát không để nhem nhóm hình thành
tổ chức chống đối, phá hoại đất nước’.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm vì công khai
lên tiếng và hoạt động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, một trong những
người khởi xướng Hội Anh em Dân chủ tại Việt Nam, đưa ra nhận định về những
phát biểu của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với ngành công an vừa qua như
sau:
‘Các thế lực thù địch, phản động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động
chống phá Việt Nam; ráo riết thực hiện ‘diễn biến hòa bình’, hội nhập quốc tế
để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ, kích động chống phá gây mất ổn định
chính trị, xã hội.’
NTD
Hằng năm cứ vào dịp ngày 19 tháng 8- ngày truyền thống của ngành
công an thì ông Nguyễn Tấn Dũng luôn luôn đến tham dự và có bài phát biểu ở đó.
Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát biểu của ông ấy thì phát
biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống hệt nhau. Thông điệp là
không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được hình thành, phá hoại
đất nước. Đó là thông điệp chung thôi. Nhưng đáng lẽ năm nay không nên lập lại
thông điệp cũ của những năm trước bởi vì nay có những thay đổi trong tình hình;
nhưng thật ngạc nhiên khi ông ta cũng lặp lại thông điệp như vậy.
Còn đối với chúng tôi, quan điểm của những người đấu tranh cho
dân chủ, nhân quyền trong nước, hay đấu tranh để dân chủ hóa đất nước không
phải là những hành động hay hành vi phá hoại đất nước hay làm rối loạn tình
hình, chính trị xã hội.
Chúng ta biết tiến trình dân chủ hóa là một quá trình để ngày
mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay; những ngày sau đó sẽ tốt đẹp hơn cho người dân.
Nhân quyền của ngày hôm nay phải được cải thiện hơn ngày hôm qua, ngày mai phải
tốt hơn này hôm qua. Đó không phải là quá trình chung của cả nhân loại trên
khắp thế giới này chứ không phải của chỉ Việt Nam. Cho nên việc ông ta phát
biểu như vậy là quyền của ông ta, còn việc của chúng tôi đấu tranh, chúng tôi
không quan tâm đến điều đó.
Việc chúng tôi vẫn làm là cho xã hội Việt Nam tốt
đẹp hơn, quyền con người của người dân Việt Nam được tôn trọng hơn và quyền làm
chủ đất nước của người dân phải được thực thi trong thực tiễn. Đó là những điều
mà chúng tôi đang nổ lực để làm chứ chúng tôi không bao giờ phá hoại đất nước,
không bao giờ gây ra rối loạn chính trị để cuộc sống của người dân xấu đi.
Thực tế hoạt động công an
Truyền thông trong nước lâu nay loan tin những vụ việc công an
ăn tiền của người dân, lạm quyền, gây ra những cái chết cho người dân ngay tại
đồn; trong khi đó tình hình trật tự tại nhiều địa phương lại không được bảo
đảm.
Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát biểu của
ông ấy thì phát biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống hệt nhau.
Thông điệp là không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được hình
thành, phá hoại đất nước.
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Rất nhiều người dân cho biết khi gặp biến kêu cứu đến công an
không được giúp đỡ, đáp ứng. Đặc biệt những thành phần bị cho là ‘chống đối Nhà
Nước’ còn tố cáo chính công an để mặc, bảo kê cho những thành phần bất hảo tấn
công họ.
Bà Lê thị Thanh Hương, một dân oan khiếu kiện hơn chục năm qua
và nay đang bệnh hoạn vì bị trả thù do tố cáo tham nhũng, từng kêu cứu đến công
an nhưng lại bị trả thù tàn bạo hơn. Bà kể lại trường hợp của bản thân như sau:
Tôi trực tiếp báo cáo với Tổng Cục Cảnh sát về vụ án tham nhũng;
thế nhưng Tổng Cục giao cho C37 là cục thống tham nhũng. Họ về điều tra nhưng
không hiểu họ điều tra thế nào, rồi lại đi, và không được giải quyết. Lúc đó họ
bố trí đánh tôi gãy hết răng, máu me be bét. Báo cáo với Công an phường Hoàng
Văn Thụ, Công an quận Hoàng Mai nhưng không được sự giúp đỡ. Vì vậy cuối cùng
tôi phải bỏ đi chỗ khác ở để lánh nạn.
Một số báo trong nước từng có nhiều bài viết nói đến tình trạng
bất an trong xã hội. Nạn cướp giật, chém giết … xảy ra tràn lan mà công an
không thể trấn dẹp.
Luật sư Nguyễn Văn Đài trình bày về tình trạng này:
Nếu xét những vụ việc xảy ra như vừa qua, thì an ninh chính trị
hay an ninh xã hội hoàn toàn không được như những gì họ cam kết hay những gì họ
nói. Ví dụ rất nhiều người dân đã bị chết một cách oan ức, bị trộm cướp…
Một số người viết trên facebook sau khi nghe thủ tướng phát biểu
với lực lượng công an hôm ngày 16 tháng 8 về những thế lực thù địch, phản động,
họ cho rằng hình tượng được sử dụng đó giống như ‘ông Ba bị’ mà người lớn
thường mang ra dọa trẻ con mỗi khi nói không nghe lời
Nếu để ý trên rất nhiều tuyến đường giao thông ở thành phố Hồ
Chí Minh có những biển đề là khu vực nguy hiểm, thường xảy ra trộm cướp, giết
người…
Thế thì một đất nước ‘hòa bình’ với lực lượng công an đông đảo hằng trăm
ngàn người như vậy, chi phí lớn như vậy mà để xảy ra tình trạng không thể kiểm
soát nổi, phải cắm biển để người dân tự bảo vệ mình; như thế là điều không tốt.
Thứ hai những sự việc xảy ra như ở Bình Dương, Đồng Nai, một số quận ở Sài Gòn
trong tháng năm vừa rồi như bạo loạn, thì họ thể hiện sự rất yếu kém; để xảy ra
tình trạng như thế rồi cuối cùng lại đổ lỗi cho người dân. Đáng lẽ ra chính
quyền phải có can thiệp, phải có dự phòng trước những tình huống như vậy; nhưng
theo tôi họ không những không hoàn thành nhiệm vụ, mà còn không xứng đáng với
những đồng tiền thuế của người dân đóng góp mà để xảy ra những chuyện lớn như
vậy.
Tình trạng đó cũng được bà Lê thị Thanh Hương thừa nhận xảy ra
ngay tại thủ đô Hà Nội:
Tại khu vực tôi sống xảy ra rất nhiều bọn côn đồ, đầu gấu, bán
thuốc phiện, mà công an vẫn để chúng nhởn nhơ, sống ngoài vòng pháp luật.
Chuyện thứ hai là công an phường Hoàng Văn Thụ, dân trồng rau
thì ban đêm lại đổ đất lên rau của dân để cướp ( đất).
Công an tại Việt Nam được gọi là công an nhân dân, mỗi khu vực
đều có một viên công an phụ trách. Ngoài ra lực lượng này còn được hổ trợ bởi
mạng lưới an ninh và những nhóm khác như dân phòng, trật tự… Từ khi chính quyền
cộng sản nắm quyền cho đến nay, nhất cử- nhất động của người dân đều không thể
qua mắt các lực lượng đó. Dân chúng hiểu rằng chỉ có công an, an ninh bỏ lơ
thôi chứ tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của họ.
Ngoài ra những biểu lộ tư tưởng bất đồng với Nhà nước cũng không
thoát khỏi sự theo dõi của lực lượng công an nhân dân. Đây là lực lượng được
gọi là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ.
Bà Lê thị Thanh Hương lập luận rằng bao lâu nay trong xã hội
Việt Nam tình trạng vi phạm pháp luật của giới chức chính quyền vẫn diễn ra vì
có sự thông đồng từ trên xuống dưới, chứ đa phần người dân đều tuân phủ luật
pháp do Nhà nước đề ra.
Hướng đi cần thiết
Một số người viết trên facebook sau khi nghe thủ tướng phát biểu
với lực lượng công an hôm ngày 16 tháng 8 về những thế lực thù địch, phản động,
họ cho rằng hình tượng được sử dụng đó giống như ‘ông Ba bị’ mà người lớn
thường mang ra dọa trẻ con mỗi khi nói không nghe lời.
Những tiếng nói bất đồng chính kiến luôn bị qui kết tội danh âm
mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống Nhà nước, tay sai của thế lực thù
địch, phản động từ nước ngoài… Công an tập trung trấn áp những đối tượng đó.
Vào cuối tháng bảy vừa qua, 61 đảng viên gồm những vị có tiếng
trong đảng, gửi thư ngỏ đến cho Ban chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể các
đảng viên khác, thừa nhận sai lầm, yếu kém về trách nhiệm và năng lực lãnh đạo
của tổ chức này suốt mấy mươi năm qua. Những vị này kêu gọi phải thay đổi.
Tuy nhiên dường như mọi lời kêu gọi đều bị đảng và Nhà nước bỏ
ngoài tai. Những vị như ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không thay đổi tư duy
mà họ đã được ‘lập trình’ là đổ lỗi mọi bất ổn xã hội ở Việt Nam do thế lực thù
địch, phản động gây ra.
Đế quốc Trung Quốc
Tin liên hệ
18.08.2014
Để chống lại âm mưu bành
trướng trên Biển Đông của Trung Quốc, chỉ cần chút tỉnh táo, hầu như ai cũng
nhận thấy Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất: liên minh với nhiều nước
khác, trong đó có Mỹ, hơn nữa, Mỹ phải là trung tâm của khối liên minh ấy.
Nhưng, cũng chỉ cần chút tỉnh táo, chúng ta không thể không phân vân: Liệu,
một, Mỹ có nhiệt tình giúp Việt Nam hay không; hai, nếu nhiệt tình, liệu Mỹ có
thể thắng được Trung Quốc hay không?
Việc Mỹ có nhiệt tình
giúp Việt Nam hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, điều cần xác
định ngay là: Mỹ không bắt buộc phải giúp Việt Nam trong trận chiến chống lại
Trung Quốc ở Biển Đông. Thành thực mà nói, việc Trung Quốc công bố con đường
chín khúc (hoặc con đường lưỡi bò) bao trùm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa và một
phần khá lớn lãnh hải Việt Nam chỉ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và
một số quốc gia như Malaysia, Philippines và Brunei chứ không ảnh hưởng gì đến
Mỹ.
Nhớ, ngày 23 tháng 11 năm 2013, Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận dạng
phòng không (ADIZ) trên bầu trời biển Hoa Đông, bao trùm khu vực quần đảo Điếu
Ngư/Senkaku mà họ và Nhật Bản đang tranh chấp. Nội dung của tuyên bố này là tất
cả các máy bay bay ngang qua khu vực ấy đều phải thông báo và chấp hành mệnh
lệnh của Trung Quốc. Ngay sau lời tuyên bố của Trung Quốc, Mỹ cho hai chiếc
phản lực cơ chiến đấu bay vào khu vực được gọi là vùng nhận dạng phòng không
ấy. Trung Quốc im thin thít.
Rồi cả Nhật lẫn Hàn Quốc đều cho máy bay chiến đấu
đến vùng đó để tập trận. Mấy tháng sau, Trung Quốc vẫn giữ thái độ im lìm.
Dường như họ thấy họ đi quá xa. Một cảnh huống tương tự cũng có thể xảy ra ở
Biển Đông: Trung Quốc tuyên bố gì thì tùy họ, nhưng tàu bè của các nước lớn,
trong đó, có Mỹ, cứ thản nhiên qua lại.
Dù sao, đó cũng là biện
pháp cuối cùng.
Cách tốt nhất vẫn là ngăn chận ngay từ đầu để Trung Quốc không
hợp pháp hóa con đường lưỡi bò ngang ngược ấy. Trong trường hợp này, họ cần đến
sự đóng góp của Việt Nam. Dĩ nhiên, với một điều kiện: Việt Nam phải thực sự
muốn và có quyết tâm bảo vệ biển và đảo của mình.
Vấn đề thứ hai phức tạp
hơn: Liệu Mỹ có thể thắng được Trung Quốc trên Biển Đông?
Để trả lời câu hỏi ấy,
không nên quên sức mạnh của Trung Quốc: Về phương diện kinh tế, Trung Quốc có
tổng sản phẩm trong nước (GDP) lớn thứ nhì trên thế giới; và theo dự kiến của
nhiều nhà kinh tế học, trong vòng một hai thập niên tới, Trung Quốc sẽ vượt qua
Mỹ về phương diện này. Về quân sự, Trung Quốc là nước chi tiêu cho quốc phòng
lớn hàng thứ hai, chỉ sau Mỹ. Về dân số, cứ một trong bảy người trên mặt đất là
người…Tàu.
Hugh White, một chuyên
gia về Trung Quốc tại Úc, cho chưa bao giờ Mỹ đối đầu với một địch thủ đáng gờm
như Trung Quốc. Trong lịch sử, tính từ thập niên 1880 đến thời gian gần đây, Mỹ
có bốn đối thủ chính: Chủ nghĩa dân tộc ở Đức trong Đệ nhất thế chiến, chủ
nghĩa phát xít Đức trong Đệ nhị thế chiến, chủ nghĩa Cộng sản trong thời Chiến
tranh lạnh, và các nhóm Hồi giáo cực đoan trong trận chiến chống khủng bố hiện
nay. Trong bốn đối thủ ấy, chỉ có Liên Xô là ít nhiều có thể uy hiếp Mỹ, nhưng
chỉ có thể uy hiếp về quân sự; còn về kinh tế và nhiều phương diện khác, Liên
Xô đều thua xa Mỹ. Trường hợp của Trung Quốc thì khác: Kinh tế của Trung Quốc
lớn hơn hẳn kinh tế của Đức và Nhật thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai; việc
quản lý kinh tế của họ cũng giỏi hơn hẳn Liên Xô thời chưa sụp đổ.
Điểm yếu lớn nhất của
Trung Quốc là họ không có đồng minh. Thời Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức dù
sao cũng có đồng minh (Nhật và Ý); thời Chiến tranh lạnh, Liên Xô càng có nhiều
đồng minh, còn Trung Quốc hiện nay thì hầu như không có ai cả, hoặc nếu có, chỉ
có một nước duy nhất: Bắc Hàn.
Về phương diện này, Mỹ có ưu thế hơn hẳn. Trước,
trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Mỹ có bốn đồng minh thân cận nhất: Nhật
Bản, Nam Triều Tiên, Philippines và Úc. Gần đây, trước âm mưu bành trướng của
Trung Quốc, khả năng Ấn Độ ngả sang Mỹ là điều rất khả thi (dù giới bình luận
còn phân vân vì, một, Ấn Độ có truyền thống trung lập; và hai, họ bị phân hóa
rất trầm trọng về cả phương diện sắc tộc lẫn văn hóa và chính trị).
Trung Quốc có thể khắc
phục tình trạng cô đơn của họ bằng hai cách: Một, nâng cấp quyền lực mềm bằng
các chính sách ngoại giao văn hóa có hiệu quả (một trong các cách ấy là mở rộng
các Viện Khổng Tử ở khắp nơi); và hai, vô hiệu hóa các quốc gia có khả năng
chống lại họ. Khả năng thứ nhất, về quyền lực mềm, có lẽ còn lâu lắm, may ra,
Trung Quốc mới có thể thành công. Một trong những điều kiện để phát huy quyền
lực mềm là dân chủ, nhưng đó lại là điều Trung Quốc không có. Khả năng thứ hai
gần hiện thực hơn: mua chuộc và dùng kinh tế để gây sức ép lên các quốc gia khác,
đặc biệt trong khu vực châu Á để họ đừng công khai chống lại Trung Quốc. Chính
sách này rõ ràng là có hiệu quả ít nhất đối với khối ASEAN: hầu như không nước
nào dám công khai chống lại, thậm chí, phê phán Trung Quốc (trừ Philippines).
Tương quan lực lượng
giữa Mỹ và Trung Quốc, do đó, tuy vẫn nghiêng về phía Mỹ, nhưng Mỹ lại không có
sức mạnh áp đảo để có thể tự tin chấp nhận bất cứ một sự đối đầu nào. Một số
nhà bình luận chính trị cũng cho một sự đối đầu như thế vừa nguy hiểm vừa khó
thắng.
Một giải pháp được đề nghị: Mỹ chấp nhận vai trò của Trung Quốc với tư
cách một siêu cường và đồng ý san sẻ quyền lực của Trung Quốc, ít nhất, trong
khu vực Á châu, đặc biệt ở Đông Á. Một sự thỏa thuận như vậy, nếu được thực
hiện, có khi kẻ bị hy sinh đầu tiên là Việt Nam. Chắc chắn Mỹ không thể bỏ
Nhật, Nam Triều Tiên và Úc - là những nước đồng minh lâu đời của Mỹ: Mỹ vẫn cần
những nước ấy để kiềm chế Trung Quốc.
Nêu lên khả năng trên
không phải để chúng ta tuyệt vọng. Nhưng đó là một cách nhắc nhở: Việt Nam
không nên ỷ y là Mỹ cần mình. Không, để có được một liên minh cần thiết với Mỹ
và các nước khác, Việt Nam cần phải cố gắng hết sức. Trong chính trị thế giới
thời hiện đại, nếu chúng ta không có nhiệt tình, không ai tự dưng xông vào cứu
mình cả.
Thời gian không đợi
Tin liên hệ
18.08.2014
Bộ Chính
trị đảng CS Việt Nam đang bị chiếu tướng từ nhiều phía. Từ tổ chức Liên Hiệp
Quốc, từ Hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam là một thành viên, từ chính quyền
Hoa Kỳ, từ Quốc hội Hoa Kỳ đang xem xét việc có chấp nhận để Việt Nam vào khối
kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP và có hủy quyết định không bán vũ khí sát
thương choViệt Nam hay không?
Từ trong nội bộ đảng CS, khi một loạt 61 đảng
viên trí thức có uy tín lên tiếng đòi đảng từ bỏ nền cai trị độc đoán chuyên
quyền, từ bỏ học thuyết Mác - Lênin lỗi thời, thẳng tay diệt trừ tham nhũng, từ
bỏ độc quyền kinh tế quốc doanh tệ hại, công khai hóa cuộc họp Thành Đô.
Từ
nhân dân, đòi hỏi chống bành trướng mạnh mẽ, chấm dứt bỏ tù công dân yêu nước
chống bành trướng, trả tự do cho các chiến sỹ dân chủ một cách sòng phẳng, chấm
dứt chơi trò «thả rồi lại bất, bắt rồi lại thả» làm vốn mặc cả theo kiểu đèn
cù. Những lời hứa với cử tri về «Luật biểu tình», «Luật lập hội, trong đó có
lập công đoàn tự do», về chống tham nhũng quyết liệt không thể trì hoãn.
Bộ Chính trị 16 người ở Hà Nội đang nằm trong tình thế dầu sôi lửa
bỏng, thật sự là khốn khổ bối rối. Nước đến chân rồi. Trước hết vì họ tham quá.
Họ vừa muốn giữ ghế quyền lực lại muốn mỵ dân, vừa muốn tiếp tục hưởng đặc lợi,
lại vừa muốn tỏ ra biết điều, khôn ngoan, vừa muốn tỏ ra thân thiết giữ cam kết
keo sơn với ông đồng chí khổng lồ lại muốn tỏ ra xiêu lòng với những lời hứa
ngon lành ngay thật từ phương Tây. Giang 2 tay rộng ra 2 phía để bắt cá, có khi
không được con nào. Cái trò đi trên dây luôn mạo hiểm. Chỉ mất thăng bằng tý
chút là lăn kềnh, đổ vỡ, có khi nguy khốn.
Bộ Chính trị đang bị dồn vào thế phải lật hết tẩy ra. Nghĩa là
phải dứt khoát lựa chọn. Muốn gắn bó thật sự với phía này thì phải buông bỏ
phía bên kia. Không thể nói và làm trái ngược, đánh đố nhau, đánh lừa nhau mãi
được. Ôm đồm, quá tham, sẽ rơi hết sạch.
Vừa qua 2 thượng nghị sỹ Mỹ vào loại có thế lực nhất đã sang tận
Hà Nội để nói rõ rằng phía Hoa Kỳ nhận thấy tình hình đã chín để có thể nhận
Việt Nam gia nhập khối TPP và bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, từ đó nâng
mối quan hệ Mỹ-Việt lên một tầm cao mới. Cánh bảo thủ trong lãnh đạo đừng tưởng
bở, cho là họ cần ta hơn ta cần họ. Quà mang sang không cho không. Hãy hiểu cho
rõ điều này. Tuyên bố của TNS John McCain (ngày 8/8) nói rõ: «Làm được bao
nhiêu trong lĩnh vực này (tức nhận VN vào TPP và bán vũ khí sát thương ) cũng
như các mục tiêu thương mại và an ninh, còn tùy thuộc nhiều vào hành động của
VN về cải thiện nhân quyền».
Ông còn nhắc lại lời hứa của thủ tướng VN hồi đầu
năm: «Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại» và
«đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ»; Ông nói thêm: «Chúng tôi hy vọng Việt
Nam sẽ chuyển những lời đáng trân trọng như thế thành những hành động mạnh mẽ,
như thả các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng
là làm cho rõ ràng trong luật pháp và chính sách là quyền lực Nhà nước phải
được giới hạn và các quyền làm người phổ cập như tự do phát biểu, lập hội, tín
ngưỡng, xuất bản, truy cập thông tin phải được bảo vệ cho tất cả mọi công dân”.
Rõ ràng ông McCain đã nói thẳng ra những điều kiện trên đây, để có
đi mới có lại. Ngay sau đó (10/8) khi gặp Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ở Miến
Điện, Ngoại trưởng John Kerry lại nhấn mạnh: «Thành tích nhân quyền của Việt
Nam là vấn đề tranh cãi còn tồn đọng giữa 2 nước để tạo điều kiện cho mối quan
hệ được nở rộ». Quả bóng đang ở phía Việt Nam. Việt Nam phải chứng minh bằng
hành động.
Có một nhận định hơi vội là phía Hoa Kỳ có vẻ nghiêng về phía cánh
bảo thủ giáo điều trong Bộ Chính trị, trong cơ quan lãnh đạo của đảng CS. Hoa
Kỳ đang chờ, chưa nhóm nào trả lời thật rõ.
Thông điệp của phía Hoa Kỳ là gửi cho phía Việt Nam, cho toàn bộ
16 người trong Bộ Chính trị, cho cả 200 người trong Ban Chấp hành Trung ương
đảng, cho cả 500 đại biểu Quốc hội, cũng là gửi cho toàn thể nhân dân Việt Nam.
Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ đại hội Đảng, luôn quyết định
theo đa số. Hiện có vẻ chưa nhóm nào đạt đa số, chưa dứt tình với đồng chí bành
trướng vì «nặng nợ». Nhưng chỉ còn dăm tuần lễ nữa thôi, không thể ấm ớ mãi, vì
việc quyết định về gia nhập TPP sẽ sớm ngả ngũ, Quốc hội Mỹ sẽ bàn chuyện Việt
Nam vào kỳ cuối năm, sau đó sẽ dồn nổ lực cho việc bầu cử. Thời gian thật cấp
bách, không chờ ai.
Để xem ngày lễ Quốc khánh 2/9/2014 tới, Chủ tịch Nước Trương Tấn
Sang sẽ ký lệnh trả tự do dưới dạng ân xá giảm án cho bao nhiêu tù chính trị,
tù lương tâm? Danh sách phía các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đưa ra là 25
người cấp bách nhất, danh sách phía Hoa Kỳ, Liên Âu Bắc Âu, Úc…đưa ra cũng
ngang như vậy. Không thể chỉ vài ba, hay dăm sáu người, kiểu nhỏ giọt. Bộ Chính
trị có dám mạnh tay thả luôn 200 người, như Miến Điện từng làm khá là sòng
phẳng năm 2013 không?
Xin nhớ chưa bao giờ ở Thượng viện cũng như ở Hạ viện Mỹ các ông bà nghị lại đòi phía Việt Nam phải tỏ ra thực tâm tôn trọng quyền làm người của người dân nước mình đến vậy. Thêm nữa, dư luận trong và ngoài nước sẽ xem xét kỹ trong kỳ họp Quốc hội cuối năm nay, luật về biểu tình, về lập hội, đặc biệt là lập công đoàn tự do ở các xí nghiệp có còn bị đẩy lùi nữa hay không? Những điều luật mơ hồ, hết sức phi lý về an ninh, rất bất công gây oan ức, lạm dụng có được hủy bỏ, sửa chữa hay không ?
Xin nhớ chưa bao giờ ở Thượng viện cũng như ở Hạ viện Mỹ các ông bà nghị lại đòi phía Việt Nam phải tỏ ra thực tâm tôn trọng quyền làm người của người dân nước mình đến vậy. Thêm nữa, dư luận trong và ngoài nước sẽ xem xét kỹ trong kỳ họp Quốc hội cuối năm nay, luật về biểu tình, về lập hội, đặc biệt là lập công đoàn tự do ở các xí nghiệp có còn bị đẩy lùi nữa hay không? Những điều luật mơ hồ, hết sức phi lý về an ninh, rất bất công gây oan ức, lạm dụng có được hủy bỏ, sửa chữa hay không ?
Và một chỉ dấu nữa không kém phần hệ trọng là công luận trong và
ngoài nước sẽ quan sát kỹ xem việc chống tham nhũng có «quyết liệt» như đã hứa
hay vẫn giơ cao đánh khẽ, đánh kẻ thù nội xâm như phủi bụi, trong khi ở bên Tàu
họ đánh từ «siêu hổ đến ruồi nhặng», bắt giam 2 cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính
trị - Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng - cùng 400 cán bộ và nhân viên phe
cánh, điều tra tài sản của hàng vạn quan chức cấp cao, trừng trị hàng loạt cán
bộ ngành công an, một ngành bị tố cáo là lạm quyền, tham nhũng, tàn bạo với dân
có hệ thống, từ cao nhất đến cơ sở.
Vậy thì trong thời gian sắp đến bất cứ ai hay nhóm nào trong Bộ
Chính trị, trong Ban Chấp hành Trung ương đảng, dù là tổng bí thư, chủ tịch
nước, thủ tướng hay chủ tịch quốc hội, nếu có những việc làm theo hướng thực
thi dân chủ, nhân quyền, thực hiện nền pháp trị nghiêm minh, ngay thật làm đúng
theo lời hứa, lời cam kết với Liên Hiệp Quốc, với Hội đồng Nhân quyền, với cử
tri nước mình, với nhân dân thì sẽ được ca ngợi, đề cao và tin cậy.
Sau khi phía Trung Quốc đã tỏ ra tham lam ngạo mạn ngang nhiên đưa
giàn khoan lớn vào vùng biển nước ta, tàn sát ngư dân ta, hành động phi pháp,
bất nhân, lãnh đạo nước ta phải biểu thị lòng yêu nước thương dân chống bành
trướng, từ đó cảnh giác với thái độ lấn lướt gặm nhắm của họ, không thể để họ
cắm chốt sâu trên các địa bàn trọng yếu, hạn chế việc họ đấu thầu, đầu tư, kinh
doanh, buôn bán, lập nghiệp, mua chuộc các quan chức tham nhũng địa phương trên
đất nước ta, tất cả phải thành chính sách đồng bộ từ trên xuống dưới của chính
phủ bao gồm các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, đầu tư, thương mại, lao
động.
Cùng với chính sách nội trị chống bành trướng như thế, chính sách ngoại
giao cũng phải mang xu thế chống bành trướng rõ rệt, quan trọng nhất là kết
nhiều bạn mới cùng chung ý chí chống bành trướng như Philippines, Nhật Bản,
Malaysia, Ấn Độ, Miến Điện, và đặc biệt là để ngỏ khả năng liên minh chiến lược
với Hoa Kỳ, cường quốc mũi nhọn đương đầu với sự trỗi dậy hung hãn nguy hiểm
của Trung Quốc.
Tất cả sự mong đợi ở thời điểm thử thách này là xem đa số Bộ Chính
trị có dám nắm chắc tay lái, bẻ ngoặt chuyển sang hướng mới, phóng mạnh vào đại
lộ dân chủ nhân quyền, cải cách toàn diện và đồng bộ cả hệ thống cai trị đối nội
và đối ngoại, chấm dứt thời kỳ đổi mới nửa vời, đổi mới kinh tế chập chờn, đóng
băng về chính trị, tự trói về ngoại giao, chống tham nhũng hời hợt, tiêu phí
biết bao của cải và thời gian của xã hội. Xem nhóm nào thật sự vượt lên trong
nước rút này.
Chỉ còn vài tháng ngắn ngủi cuối năm, bao nhiêu việc cần làm để
được công luận thế giới cùng dư luận trong nước đánh giá là «được», là «tốt»,
là «đạt yêu cầu», chưa nói là «rất tốt”, là «vượt yêu cầu”, «là nêu gương về
tôn trọng nhân quyền cho người láng giềng phương Bắc» như TNS McCain đã khuyến
cáo. Hay lại bị dư luận quốc tế cũng như dư luận trong nước chê là «nhỏ giọt»,
«miễn cưỡng», «chưa thật dứt tình với ông đồng chí xấu bụng nham hiểm», «chỉ là
thủ đoạn chiến thuật để mua thêm thời gian», «về cơ bản vẫn thế»…Để phải xóa
bài làm lại, chờ thêm một thời gian nữa.
Xét cho cùng là lãnh đạo đảng CS lần này chọn ai, chọn quê hương
mình, Tổ quốc mình, nhân dân mình, đồng bào mình, hay là đặc quyền đặc lợi cá
nhân, chủ nghĩa cá nhân, quyền lợi phe nhóm gắn chặt với « ông láng giềng tốt,
ông bạn vàng tốt, ông đồng chí tốt, ông đối tác tốt» để cam chịu làm tay sai ô
nhục.
Sức mạnh quyết định không phải ở «nhóm bảo thủ» hay «nhóm cấp
tiến» trong Bộ Chính trị, vì họ rất giống nhau ở lòng tham quyền lực và tham
đặc lợi phe nhóm, rất giống nhau dính quá chặt với thế lực bành trướng, cả 2
nhóm chỉ đua nhau nói dân chủ, nói pháp trị, nói nhân quyền nhưng không làm.
Sức mạnh vô tận lâu bền của xu thể dân chủ và nhân quyền đích thật nằm trong đại khối nhân dân, trong đại khối đảng viên CS và đoàn viên CS ở cơ sở - không thuộc phe nhóm ăn chia nào - do hơn 20 tổ chức xã hội dân sự như Văn đoàn Độc lập VN, Hội nhà báo độc lập VN, Hiệp hội dân oan VN, Hội Phụ nữ nhân quyền, Phong trào Lao dộng Việt … cùng hàng loạt blogger, Facebook lề trái làm vai trò tiên phong mở đường.
Sức mạnh vô tận lâu bền của xu thể dân chủ và nhân quyền đích thật nằm trong đại khối nhân dân, trong đại khối đảng viên CS và đoàn viên CS ở cơ sở - không thuộc phe nhóm ăn chia nào - do hơn 20 tổ chức xã hội dân sự như Văn đoàn Độc lập VN, Hội nhà báo độc lập VN, Hiệp hội dân oan VN, Hội Phụ nữ nhân quyền, Phong trào Lao dộng Việt … cùng hàng loạt blogger, Facebook lề trái làm vai trò tiên phong mở đường.
Đó mới thật là thế lực của hiện tại VN và tương lai VN, bạn bè chí
cốt với xu thế dân chủ và nhân quyền quốc tế đang nắm chắc tương lai của thế
giới này.
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Trận mưa lớn chiều 18/8 khiến nhiều
tuyến đường tại TP.HCM chìm trong biển nước, hàng nghìn xe bị chết máy, giao
thông ùn tắc nghiêm trọng.
Video
Giao thông Sài Gòn ùn ứ sau cơn mưa lớn
Chiều 18/8, sau cơn mưa lớn, một số tuyến đường như Kinh
Dương Vương, Tân Hóa (quận 6) ngập sâu trong nước. Các phương tiện di chuyển
khó khăn kéo dài nhiều giờ.
|
Cơn mưa trắng trời bắt đầu lúc 14h30, kéo
dài hàng giờ trên nhiều quận, huyện ở TP.HCM. Các tuyến đường như Tân Hóa,
Hậu Giang, Hồng Bàng, Phú Thọ (quận 6), Lũy Bán Bích (quận Tân Phú), An Dương
Vương (quận 8), Kinh Dương Vương, Phan Anh (quận Bình Tân)... mênh mông nước.
|
|
Nhiều người phải đẩy xe chết máy vượt qua
gần 1 km ngập trên đường Kinh Dương Vương.
|
|
Không những vất vả đẩy xe, người điều khiển
phải cẩn thận để khỏi bị sóng nước ôtô đánh ngã.
|
|
Một người đàn ông mang theo cần câu cá lội
giữa "sông nước" Sài Gòn.
|
|
Sọt rác bên đường Kinh Dương Vương được buộc
vào cột điện để tránh bị cuốn đi.
|
|
Buôn bán ế ẩm, nhân viên một cửa hàng bánh
đứng, ngồi nhìn biển nước.
|
|
Dường như quá quen với đường ngập, thanh
niên chạy xe máy vẫn có thể làm dáng khi được chụp hình.
|
|
Một số người ngồi giữa dải phân cách đường
Kinh Dương Vương để chờ chủ xe ôtô bị chết máy thuê đẩy qua đường ngập.
|
|
Ôtô chết máy, tài xế đứng ra ngoài chờ cứu
hộ.
|
|
Không thể chờ xe cứu hộ đến kéo, một người
trong ôtô quyết định lội qua đường ngập.
|
|
Ông Tư, ngụ quận 6 vừa buộc chiếc xe cải
tiến bị chết máy vào dải phân cách để tránh sóng nước đẩy trôi.
|
|
Công nhân thoát nước giải cứu ôtô bị chết
máy trên đường Kinh Dương Vương.
|
|
Người dân dựng rào chắn và cật lực tát nước
từ trong nhà ra ngoài đường sau khi mưa ngớt. Ảnh: Võ Minh
Thanh.
|
|
Một căn nhà trên đường Luỹ Bán Bích, Tân Phú
bị nước bẩn tràn vào. Người dân kêu ca: "Càng làm cống sao mưa tới càng
ngập sâu". Ảnh: Võ Minh Thanh.
|
|
Học sinh mầm non ở quận Tân Phú phải trèo
lên các đồ chơi kê cao trong phòng học. Ảnh: Võ Minh Thanh.
|
|
Hai ông cháu vượt qua một đoạn ngập trên
đường Luỹ Bán Bích, quận Tân Phú. Đoạn đường này ngập nặng do còn đang thi
công hệ thống cống thoát nước đô thị. Ảnh: Võ Minh Thanh.
|
|
Các tuyến đường bị ngập nặng khiến nhiều
đường khác bị kẹt xe nghiêm trọng nhiều giờ như đường Hồng Bàng, đường Lạc Long
Quân, Âu Cơ, Bình Thới, Minh Phụng, Ông Ích Khiêm... thuộc các quận 11, 6,
10.
|
|
Vất vả hàng giờ để về nhà.
|
Lê Quân
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng
trong tay Tầu
Preview
by Yahoo
|
|||||
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước
ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy
không kịp nữa!
Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN
rồi mai cũng trong tay Tầu ...
Chiến tranh biên giới Việt Trung
năm 1979
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu
The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN
SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
|
Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung cộng hành
hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.