Quản
lý 'không phải để nhà nước thuận lợi'
Cập nhật: 09:07
GMT - thứ tư, 20 tháng 8, 2014
Bộ
máy Công an nhân dân là tay sai của Trung Cộng và Đảng Cộng sản Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trong cuộc họp ngày 19/8
Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng vừa có thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo
quyền tự do kinh doanh của người dân.
Các bài liên quan
- ‘Làm
kinh tế, đừng nhìn đại hội Đảng’
- ‘TQ
tham nhũng hiệu quả hơn VN’
- Đánh
giá 30 năm đổi mới dễ hay khó?
Chủ đề liên quan
Thông điệp trên được ông
đưa ra tại phiên họp thường trực chính phủ ngày 19/8 bàn về dự thảo Luật doanh
nghiệp và Luật đầu tư sửa đổi, cũng như việc sửa đổi danh mục các ngành, nghề
cấm đầu tư, kinh doanh hoặc đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
"Quản lý nhà nước
không phải là giành thuận lợi cho chúng ta, mà quản lý là để tạo thuận lợi tối
đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, làm ăn”, ông được báo Tuổi
Trẻ dẫn lời nói.
Thủ tướng Việt Nam cũng
nhắc lại quy định trong hiến pháp về quyền tự do kinh doanh, trong đó người dân
được quyền tự do thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong tất cả các ngành,
nghề mà pháp luật không cấm, báo này cho biết thêm.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đã đề
xuất giảm con số 51 ngành, nghề, hàng hóa bị cấm đầu tư, kinh doanh hiện nay
xuống còn 8.
Việc sửa đổi danh mục
các ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh hoặc đầu tư, kinh doanh có điều kiện đã
được triển khai từ lâu, nhưng lại bị đình trệ do sự chậm trễ từ các bộ ngành.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
ngày 19/8 dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nói dù bản danh mục
đã được "Thủ tướng ký một lần, Bộ Kế hoạch - Đầu tư ký hai lần, Chủ nhiệm
Ủy ban Kinh tế Quốc hội ký một lần" nhưng "chờ mãi mà các bộ khác
không gửi danh mục sang".
Trả lời phỏng vấn BBC
ngày 20/8, kinh tế gia Phạm Chi Lan nói việc này có thể do "có nhiều ý
kiến khác nhau, có người ủng hộ, có người ngần ngại, hoặc có doanh nghiệp có
nhiều ý kiến muốn đóng góp tiếp."
"Luật thì bao giờ
cũng phải Quốc hội thông qua cuối cùng", bà nói
"Trước khi Quốc hội
thông qua thì cũng đòi hỏi chính phủ phải có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng những
điều chính phủ định đưa ra trình Quốc hội để sửa đổi, nhất là phải làm rõ những
chính sách sửa đổi là gì và phải có những căn cứ, có hỏi ý kiến của những đối
tượng liên quan."
"Chính phủ phải
dành nhiều ý kiến hơn để lắng nghe, tập hợp các ý kiến, làm sao khi đưa ra
trình thì quốc hội có thể thấy thỏa đáng, chấp nhận thông qua."
"Tôi nghĩ rằng điều
quan trọng nhất là dự thảo hạn chế những lĩnh vực mà nhà nước kiểm soát bằng
cách cấm hoặc yêu cầu những ngành nghề có điều kiện và nhất là đòi hỏi điều
kiện gì phải đưa ra rõ ràng, và chỉ có chính phủ hoặc trung ương có quyền đưa
ra chứ không phải các bộ ngành"
"Lâu nay chính phủ
cũng có nghị định của mình nhưng khi về đến địa phương thì họ lại gây cản trở
quá nhiều cho doanh nghiệp, khiến những ý tưởng tốt của luật không được thực
hiện."
Luật khác thực tế
Theo kinh tế gia Phạm
Chi Lan, Luật đầu tư cũng như Luật doanh nghiệp là hai bộ luật thường được các
doanh nghiệp quan tâm rất cao, cả doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp nước
ngoài.
"Trong thời gian
qua hai bộ luật này đã được sửa đổi một số lần mà lần mạnh nhất là vào năm
2005, trước khi Việt Nam gia nhập WTO và đã giúp doanh nghiệp phát triển tốt,
tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam," bà nói.
Tuy nhiên, bà cho rằng
trong quá trình thực hiện, có những điều không được như luật cam kết.
"Luật cam kết bao
giờ cũng là tạo ra những môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và
tôn trọng tối đa quyền tự do kinh doanh của họ và nhà nước chỉ tập trung kiểm
soát những lĩnh vực quan trọng, cần thiết và các cơ quan nhà nước phải tạo điều
kiện cho nhà đầu tư hoạt động."
"Nhưng thực tế thì
hệ thống hành chính của Việt Nam cũng gây ra rất nhiều cản trở cho hoạt động
của doanh nghiệp, của người dân."
"Trong mấy năm gần
đây thì nền kinh tế cũng không phát triển được như mong muốn. Sự suy giảm của
đầu tư từ khu vực tư nhân của Việt Nam, hàng vạn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
ngưng hoạt động trong những năm qua cũng làm nhiều người lo ngại."
Theo bà Lan, Luật đầu tư
hay Luật doanh nghiệp sửa đổi thì phải hướng tới làm sao "đảm bảo một môi
trường thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp hoạt động được tốt
để phục vụ cho nền kinh tế, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang phải cạnh
tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn."
"Nếu doanh nghiệp
không cải thiện được thì Việt Nam cũng không thể nâng khả năng cạnh tranh của
mình."
Hệ thống hành chính cản
trở doanh nghiệp
Cập nhật: 08:41
GMT - thứ tư, 20 tháng 8, 2014
Media Player
Hệ thống hành chính của
Việt Nam gây nhiều cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp, của người dân, theo
kinh tế gia Phạm Chi Lan.
Thông điệp trên được bà
Lan đưa ra trong buổi phỏng vấn với BBC ngày 20/8.
"Luật đầu tư cũng
như Luật doanh nghiệp là hai bộ luật thường được các doanh nghiệp quan tâm rất
cao, cả doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp nước ngoài", bà nói.
"Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện của nó thì cũng có những điều không được như luật cam kết."
"Luật cam kết bao
giờ cũng là tạo ra những môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và
tôn trọng tối đa quyền tự do kinh doanh của họ và nhà nước chỉ tập trung kiểm
soát những lĩnh vực quan trọng, cần thiết và các cơ quan nhà nước phải tạo điều
kiện cho nhà đầu tư hoạt động."
"Nhưng thực tế thì
hệ thống hành chính của Việt Nam cũng gây ra rất nhiều cản trở cho hoạt động
của doanh nghiệp, của người dân."
"Trong mấy năm gần
đây thì nền kinh tế cũng không phát triển được như mong muốn. Sự suy giảm của
đầu tư từ khu vực tư nhân của Việt Nam, hàng vạn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
ngưng hoạt động trong những năm qua cũng làm nhiều người lo ngại."
"Luật đầu tư hay
Luật doanh nghiệp sửa đổi thì phải hướng tới làm sao đảm bảo một môi trường
thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp hoạt động được tốt để phục
vụ cho nền kinh tế, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang phải cạnh tranh toàn
cầu ngày càng gay gắt hơn."
"Nếu doanh nghiệp
không cải thiện được thì Việt Nam cũng không thể nâng khả năng cạnh tranh của
mình," bà nhận định.
'Thông tư 28 là trái
pháp luật'
Cập nhật: 08:59
GMT - thứ ba, 19 tháng 8, 2014
Media Player
Luật sư Trần Đình Triển
nói Thông tư 28 của Bộ Công an trong đó cho phép điều tra viên lập hồ sơ luật
sư là một văn bản "trái pháp luật".
Nhận định trên được ông
Triển đưa ra sau khi một hội thảo của Đoàn luật sư TP Hà Nội về thông tư này bị
hủy do ban quản lý hội trường đơn phương rút hợp đồng.
"Họ nói rằng họ
cương quyết không cho thuê nữa vì có sự can thiệp bên Bộ Công an", ông nói
BBC trong buổi phỏng vấn ngày 19/8.
"Tôi đã yêu cầu họ
trả lời bằng văn bản, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được".
"Nhưng tôi tin chắc
rằng có thể có áp lực nào đó vì đoàn luật sư Hà Nội lâu nay vẫn thuê hội trường
này".
"Văn bản của một Bộ
đưa ra trong đó đặt điều tra viên lên trên luật sư là không được."
"Đây là một văn bản
trái pháp luật, không phù hợp với luật thực định và thực tiễn".
"Không thể vì lợi
ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi
ích của dân tộc, của nhà nước, của Đảng," ông nhận định.
HRW: Tình trạng công an lạm
quyền vẫn còn tràn lan ở VN
RFA
21.08.2014
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
"Văn bản pháp luật mới của chính quyền VN về công tác điều
tra trong ngành công an có cải thiện so với quy định cũ, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện những cải tổ
sâu sắc nhằm ngăn chặn tình trạng công an lạm quyền tràn lan."
Đây là nội dung trong thông cáo báo chí của Tổ chức theo dõi
nhân quyền (HRW) mới phổ biến hôm nay ngày 21/8.
Được biết, thông tư 28 của Bộ Công an với điều khoản “Quy định
về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân” sẽ có hiệu lực kể từ ngày
25/8 tới đây và sẽ thay thế các quy định hiện có.
Theo lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu
Á của HRW thì nạn lạm quyền của công an VN đã tràn lan ngoài tầm kiểm soát vì
chính quyền chưa có hành động thích đáng đối với những người vi phạm trong
ngành công an.
Theo ông Phil Robertson, nếu có ý chí chính trị để thực thi
nghiêm túc thì những quy định mới đối với ngành công an có thể bắt đầu một quá
trình dẫn tới việc đảm bảo rằng mọi hành vi lạm quyền của công án sẽ bị điều
tra và truy tố.
Con sãi ở chùa có mãi quét
lá đa?
Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-08-20
2014-08-20
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Gia đình thủ tướng Nguyễn tấn Dũng từ trái cô Nguyễn Thanh Phượng
(con gái), thủ tướng, phu nhân thủ tướng và ông Nguyễn Thanh Nghị
Dự án Luật Bầu Cử được
đệ trình lên Uỷ Ban Thường Vụ Quốc hội xem xét với nội dung chưa cho phép tự
vận động tranh cử ở VN hồi trung tuần tháng 8 trong khi các “con ông cháu cha”
(COCC) đang được sắp xếp cho 1 cuộc “tiến cử” trở thành những nhà lãnh đạo mới.
Con ông cháu cha
Người dân có hy vọng gì với giới lãnh đạo trẻ này? Liệu rằng họ
sẽ làm tốt vai trò của mình để đáp ứng mong mỏi của người dân?
Trong những ngày tháng 8 này, câu tục ngữ “con vua thì lại làm
vua” được cư dân mạng cũng như dân chúng ở VN đề cập đến như một điều hiển
nhiên khi đón nhận thông tin các lãnh đạo trẻ tuổi được chỉ định, bổ nhiệm vào
nhiều chức vụ trong bộ máy Nhà nước và Ban soạn thảo dự án Luật Bầu cử đại biểu
quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân đề nghị không nên bổ sung quy định hình
thức người ứng cử tự mình vận động tranh cử.
Trong đợt luân chuyển 19 thứ trưởng về địa phương hồi tháng
3/2014, dư luận đặc biệt chú ý đến ông Thứ trưởng Xây dựng, 38 tuổi, tên Nguyễn
Thanh Nghị, được điều động về làm Phó Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, kiêm giữ chức
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang qua một cuộc họp bất thường, tổ
chức vào chiều ngày 28 tháng 3. Ông Nguyễn Thanh Nghị được quan tâm, bàn tán
nhiều không phải vì những thành tích ông đạt được trong quá trình công tác ngắn
ngủi, chưa đầy 1 thập kỷ, kể từ năm 2006, sau khi lấy bằng tiến sĩ tại Đại học
George Washington ở Hoa Kỳ mà vì ông là con trai trưởng của Thủ tướng VN, ông
Nguyễn Tấn Dũng.
Em nghĩ sống trong chế độ xã hội độc tài-độc đảng như thế này,
thì chuyện “con ông cháu cha” thì không bất ngờ. Từ xưa đến nay vẫn thế, thậm
chí còn hơn cả phong kiến.
Anh Khương
Dư luận cũng xôn xao về tin ông Nguyễn Bá Cảnh, 31 tuổi, được
chỉ định làm ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng trong tháng 8. Truyền
thông trong nước đăng tải là cán bộ trẻ nhất, có bằng thạc sĩ ở nước ngoài nằm
trong danh sách Ban chấp hành Đảng bộ của thành phố. Nhiều người dân trong nước
mà đài RFA tiếp xúc cho biết cũng không có gì mới mẻ đối với thông tin này
nhưng “hiện tượng” ông Nguyễn Bá Cảnh có lời ra tiếng vào vì không lâu trước
đó, thân phụ của ông Cảnh là ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung
ương, lớn tiếng chỉ trích cán bộ đưa người thân gồm con, cháu, dâu, rể vào cơ
quan Nhà nước tại buổi nói chuyện với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở TP. Đà Nẵng.
Trao đổi với Hòa Ái, anh Khương, thế hệ 8X, cựu sinh viên trường
Đại học Ngoại Thương, hiện đang làm việc cho 1 công ty nước ngoài ở Hà Nội, cho
biết bản thân anh không có hy vọng gì khi những nhân vật trẻ tuổi-tài cao, “con
ông cháu cha” hay còn gọi là “COCC” như ông Nguyễn Thanh Nghị và ông Nguyễn Bá
Cảnh sẽ trở thành những nhà lãnh đạo tương lai của VN. Anh Khương nói:
Thế hệ lãnh đạo trẻ
học nước ngoài
Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn bi quan vào sự chỉ
định, bổ nhiệm chức vụ cho những người thuộc diện “con ông cháu cha”, Nhà báo
Lê Hải ở Đà Nẵng, một người quan tâm đến thời cuộc đất nước, chia sẻ suy nghĩ
của mình:
“Anh Nguyễn Bá Cảnh thật sự là nhân vật có tài. Người cũng được
đào tạo đi học ở nước ngoài. Không phải chỉ riêng trường hợp anh Nguyễn Bá
Cảnh, có nhiều anh. Trong đó có nhiều anh như con ông Nguyễn Tấn Dũng, con ông
Trần Đức Lương, con ông này ông kia…Tôi có nhận xét chung như vầy: hầu như
những anh con cán bộ lãnh đạo cao cấp như thế thường thường được đi học ở Anh,
ở Mỹ. Như vậy trình độ thực sự cũng chưa biết đến đâu nhưng các anh mà đi ra
học nước ngoài thì được tiếp xúc với những kiến thức khoa học-xã hội của nước
ngoài và đặc biệt được sống trong môi trường dân chủ-nhân quyền, mỗi người đều
có quyền tự do hết thì ít ra trong suy nghĩ của họ cũng bị ảnh hưởng những điều
đó”.
Con cán bộ lãnh đạo cao cấp như thế thường thường được đi học ở
Anh, ở Mỹ... các anh mà đi ra học nước ngoài thì được tiếp xúc với những kiến
thức khoa học-xã hội của nước ngoài và đặc biệt được sống trong môi trường dân
chủ-nhân quyền...ít ra trong suy nghĩ của họ cũng bị ảnh hưởng những điều đó.
Nhà báo Lê Hải
Cũng có những ý kiến tán đồng với suy luận của nhà báo Lê Hải,
cho rằng sự hiểu biết kiến thức và sự tiếp thu nếp sống xã hội dân chủ văn minh
của các lãnh đạo trẻ thế hệ kế tiếp sẽ mang lại tương lai sáng lạng cho VN
trong những ngày sắp tới. Dù biết rằng hiện trạng xã hội VN có nhiều ưu đãi
thậm chí là quá mức dành cho những người thuộc diện “COCC” nhưng cũng không có
gì là quá ảo tưởng khi vẫn còn đâu đó niềm tin vào những người tài ba thật sự,
xuất thân trong gia đình có truyền thống chính trị, làm tốt vai trò lãnh đạo vì
“con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Tuy vậy, phần đông trong số 90
triệu người Việt trong nước lại tỏ ra nghi ngại tình hình đất nước sẽ ra sao
một khi quyền lực do những người trẻ, có trình độ và quyền lực trong tay? Anh
Khương bày tỏ:
“Có thể không thể tốt hơn. Có nghĩa cha ông họ do trình độ có
hạn đưa đất nước như thế này, đến bờ vực như hiện nay. Còn họ có trình độ thì
chưa chắc sẽ đưa đất nước khá hơn. Thậm chí người tài giỏi đưa vào trong cơ chế
độc tài-độc đảng có thể còn nguy hiểm hơn nữa”.
Câu hỏi đặt ra nếu thế hệ lãnh đạo trẻ trong tương lai gần không
làm tròn trách nhiệm và bổn phận với dân với nước theo như nghi ngại của nhiều
người thì phản ứng của dân chúng sẽ ra sao? Anh Sơn, người đồng trang lứa với
ông Nguyễn Thanh Nghị và ông Nguyễn Bá Cảnh, từ Sài Gòn nói là giới lãnh đạo
trẻ nên khôn ngoan lấy dân làm “gốc”, không phải hô hào khẩu hiệu như hiện nay
mà phải tận tụy trong vai trò lãnh đạo để đời sống của người dân được ấm no
thực sự, được hưởng những quyền căn bản nhất gồm tự do ngôn luận, tự do tôn
giáo và tự do bầu cử. Anh Sơn khẳng định người dân sẽ không lặng im như đã từng
trong suốt 70 năm qua kể từ ngày ông Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập vào
ngày mùng 2/9/1945:
“Chắc chắn họ không chịu đựng được nữa đâu. Bởi vì thế hệ này họ
đã chịu đựng quá nhiều rồi. Bây giờ lòng dân đang gọi là bất mãn, căm phẫn tới
đỉnh điểm. Nếu thế hệ lãnh đạo tiếp nối làm thay đổi tình hình tốt hơn thì còn
chấp nhận chứ nếu tệ hại hơn thì chắc chắn là không được”.
Qua những biến chuyển trong những năm gần đây cho thấy dấu chỉ
dù con vua vẫn được làm vua trong chế độ do Đảng CSVN lãnh đạo nhưng con sãi ở
chùa sẽ không chịu khuất phục để cam phận mãi quét lá đa.
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu
Preview
by Yahoo
|
|||||
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi
Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC
CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
|
Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung cộng hành
hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.