Khi người Việt là nạn
nhân của thực phẩm Trung Quốc
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-08-19
2014-08-19
- In trang này
- Chia
sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
08192014-hangtrungquoc-vh.mp3
Những phụ nữ Việt Nam đang vận chuyển trái cây Trung Quốc qua cửa
khẩu Tân Thanh ở Bắc Lạng Sơn.
AFP
photo
Những
vụ tai tiếng về thực phẩm Trung Quốc có thể bắt gặp hàng ngày hàng giờ thượng
vàng hạ cám từ trái cây, đồ ăn, trứng, sữa, thịt… cho tới gạo, muối, rượu, dầu
ăn… nếu chỉ cần đánh cụm từ “hàng hóa độc hại của Trung Quốc” hay “đồ ăn bẩn
của Trung Quốc” vào google, thì người ta có thể có hàng trăm, thậm chí hàng
ngàn những mặt hàng như: đậu phụ thối ngâm nước phân, dầu ăn tái chế từ nước
thải, sữa gây sỏi thận, trứng gà làm từ cao su, nước tương làm từ tóc, bánh bao
nhân giấy độc hại…
Quả
thực dù trí tưởng tượng có giàu đến mấy, người ta cũng khó hình dung được sự
độc hại và giả tạo mà nhiều sản phẩm của Trung Quốc làm ra không ngoài mục đích
kiếm lời bất chính và sức khỏe của người tiêu dùng xếp xuống cuối bảng.
Nhưng
điều trớ trêu thay là những đồ ăn, đồ uống “Made in China” ấy lại vẫn ngày đêm
được tuồn ra thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Chia sẻ vì sao
người Việt không mặn mà với những đồ ăn hay trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc,
chị Châu hiện đang sinh sống ở Sài Gòn cho biết:
Nói
về mặt đồ ăn, tôi rất ngại khi mua sản phẩm đó, tất cả các loại không riêng gì
loại trước khi chế biến hay là loại mua về mình phải chế biến, tất cả các sản
phẩm đó rất ngại. Trước đây, mọi chuyện đối với tôi đơn giản thôi, có thể sản
phẩm đó chỉ Trung Quốc mới có, còn các nước khác họ không có, nhưng sau này vì
những thông tin đại chúng sản phẩm của Trung Quốc thường xuyên có những sự cố
cho nên mình rất ngại, mình không biết sản phẩm mình mua có thật giống như
người ta nói hay không.
Theo
chị Châu không chỉ có chị và các thành viên trong gia đình chị nói “không” với
đồ ăn Trung Quốc mà bè bạn tại công sở của chị cũng ngày càng có nhiều quay
lưng lại với thực phẩm xuất xứ từ nước này.
Bây
giờ đi ra chợ khi chọn mua các sản phẩm rau củ quả trông rất là tươi ngon nhưng
tôi không bao giờ mua đồ của Trung Quốc, bởi thực tế là họ rất hay ngâm tẩm các
hóa chất độc hại để giữ cho hoa quả được lâu...
- Chị Kim
Cũng
giống với chị Châu, chị Uyên, một cô giáo dạy học đang sinh sống ở Sài Gòn cũng
đồng tình với quan điểm “chỉ nghe thấy hàng của Trung Quốc là tránh”:
Kinh
nghiệm của mình về chuyện sử dụng hàng Trung Quốc không tin cậy là vì chất
lượng, thứ nhì là vì mình không thích họ nên mình cũng không dùng luôn. Trước
đây mình sử dụng rất vô tư, trái cây mình ăn mình nghĩ là bổ còn bây giờ thì
rất khác rồi, ăn mà rất đắn đo vì mình không biết là mình đang ăn cái gì.
Mình
nghe nói quá nhiều về trái cây Trung Quốc, thành ra bây giờ tránh không mua,
những thứ gì mình nghĩ có thể là của Trung Quốc là mình tránh không mua mặc dù
trái cây không có ghi hẳn là của Trung Quốc hay không vì ở VN mình rất nhiều
món không ghi xuất xứ, mình thấy có “nguy cơ” của Trung Quốc là mình không dám
ăn. Trước đây có thể mua những thứ như nho cam lê còn bây giờ chỉ ăn những thứ
của VN như mãng cầu, ổi… với lại đó là những thứ mình thấy chứ còn có rất nhiều
thứ mình không thấy được thì biết làm sao?
Băn
khoăn “không biết làm sao” của chị Uyên có lẽ cũng là những trăn trở của rất
nhiều những người tiêu dùng phải nhắm mắt mà ăn vì thực phẩm, đồ ăn của Trung
Quốc hầu như tràn lan khắp thôn cùng ngõ hẻm Việt Nam.
Mặc
dù chưa có một số liệu thống kê nào cho thấy lượng hàng giả, hàng kém chất
lượng hay độc hại Trung Quốc tác động đến sức khỏe cộng đồng thế giới nói chung
và người Việt Nam nói riêng, nhưng những lời cảnh báo của chính giới chức tại
Trung Quốc đã phần nào cho thấy rõ tính chất độc hại từ sản phẩm của nước họ.
Phát biểu trên Nhân Dân Nhật Báo số ra tháng 4/2011, cựu thủ tướng TQ Ôn Gia
Bảo không ngần ngại cho rằng: “tất cả những vụ bê bối an toàn thực phẩm
nghiêm trọng đủ để cho thấy sự suy giảm đạo đức và liêm chính trong kinh doanh
đã trở thành vấn đề nghiêm trọng.” Trong khi đó một vị luật sư tại TQ lý
giải nguyên do chính là tâm lý kiếm lời bằng bất kỳ giá nào và không cần quan
tâm tới tác hại đến người tiêu dùng, đồng thời, ông này cũng chỉ ra đó là sự
quản lý kém cỏi, thậm chí bất lực của chính phủ Hoa Lục.
Điều
trớ trêu là những đồ ăn độc hại của Trung Quốc không chỉ Việt Nam hay các quốc
gia khác phải hứng chịu, mà chính người dân của nước họ cũng đang phải đối đầu.
Theo một kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu an toàn dược phẩm và thực phẩm
Thượng Hải hồi năm 2012, có tới gần 75% chính người tiêu dùng bản địa Trung
Quốc không yên tâm khi sử dụng thực phẩm của chính nước họ và gần 30% cho rằng
đồ ăn được làm ra từ Trung Quốc “cực kỳ không an toàn.”
Phản
ứng của người dân
Quay
trở lại với câu chuyện trong nước, khi đặt câu hỏi “anh/hoặc chị sẽ
phản ứng ra sao khi gặp thực phẩm của Trung Quốc?” chị Kim hiện đang
sinh sống ở Hà Nội đánh giá:
Tôi
bây giờ mà đi ra chợ khi chọn mua các sản phẩm rau củ quả trông rất là tươi
ngon nhưng tôi không bao giờ mua đồ của Trung Quốc, bởi thực tế là họ rất hay
ngâm tẩm các hóa chất độc hại để giữ cho hoa quả được lâu, nhiều khi thắp hương
từ mùng một mà đến tận 12-13 mà hoa quả vẫn còn tươi nguyên, chứng tỏ họ phải
ngâm tẩm các hóa chất, mà đã là hóa chất đưa vào cơ thể độc hại, cho nên tôi
không bao giờ mua hoa quả của Trung Quốc, mặc dù rất đẹp mã.
Tuy
nhiên, chị Kim cho rằng chuyện tránh mua hàng Trung Quốc của chị chỉ dựa trên
đồn đãi và kinh nghiệm bản thân, chứ chị không cực đoan như nhiều bạn bè của
chị, vì với họ dù “Made in China” ở bất kỳ thứ gì họ cũng không đụng tới.
Vậy
lý do vì sao mà những hàng hóa độc hại, kém chất lượng của Trung Quốc vẫn có
đất sống khi thâm nhập vào Việt Nam? Chị Châu nhận xét bởi giá thành các sản
phẩm quá rẻ và dù đôi khi biết là độc hại, nhưng vì gia cảnh nghèo túng, nên
người ta vẫn phải chấp nhận “nhắm mắt” mà mua:
Nếu
nhìn ra ngoài xã hội, bạn sẽ thấy rất nhiều người vẫn sử dụng và họ không có
suy nghĩ đắn đo nào hết vì giá thành rất rẻ...
- Chị Châu
Nếu
nhìn ra ngoài xã hội, bạn sẽ thấy rất nhiều người vẫn sử dụng và họ không có
suy nghĩ đắn đo nào hết vì giá thành rất rẻ, giá thành rẻ như vậy người ta mới
có thể ăn được, mới có thể mua được, nếu cao cấp hơn người ta sẽ không mua nổi.
Những người lao động ở đây nghèo lắm, không bao giờ người ta nghĩ là người ta
mua được cho con họ một trái táo đâu, nhưng bây giờ bạn thấy đó, táo bây giờ
được bầy bán tràn lan, 10 -20 ngàn một ký lô 4-5 trái, vậy người ta mới có cơ
hội mua và họ ăn bình thường.
Tuy
vậy, nếu nhìn sâu hơn vào vấn đề thì có lẽ để hàng bẩn, hàng độc của Trung Quốc
có thể tồn tại được lại nằm ở hệ thống quản lý chất lượng từ cấp trung ương,
kiểm duyệt chất lượng cho tới hệ thống phân phối và chính lương tâm người bán
hàng tiếp tay ở các địa phương VN:
Tôi
nghĩ là cơ quan quản lý trung ương của mình nói chung còn để có nhiều kẽ hở,
hay trên cửa khẩu, bộ phận xuất nhập khẩu thì nhiều khi làm việc không thể sát
sao hết được bởi lượng hàng vào, hàng ra xuất khẩu, nhập khẩu rất là nhiều cho
nên nhiều khi họ làm việc không thể chỉn chu hết được. Thế rồi, đường thương
lái tiểu ngạch cũng thế họ đưa hàng vào mà không qua kiểm duyệt. Tôi nói thật,
ở bộ phận phân phối của mình, những người trực tiếp lấy hàng bán cho bà con
nhân dân, có thể là siêu thị hay các nhà tiểu thương người ta chỉ bán những
hàng có lợi nhuận cho họ thôi và làm cho chính những người tiêu dùng là nạn
nhân vì sử dụng những hàng không tốt đưa vào cơ thể mình. Nói chung là chúng
tôi rất là bất bình trong chuyện này.
Có
lẽ vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn là những câu chuyện dài, chỉ biết rằng để
tránh trở thành nạn nhân, người tiêu dùng chỉ còn cách tự bảo vệ mình và hãy
nói “không” trước khi quá muộn.
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng
trong tay Tầu
Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ tự
thiêu ở Tây Tạng
|
Lửa trong Vùng đất của
Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng
|
||||
View on www.youtube.com
|
Preview by Yahoo
|
||||
Bà
con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn
Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một vị ni sư bị
đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN
rồi mai cũng trong tay Tầu ...
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kpc3wmwKit0
Chiến tranh biên giới Việt Trung
năm 1979
http://www.youtube.com/watch?v=eEBkpsCwsDY
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu
The Legacy
http://www.youtube.com/watch?v=eQdFGr7NQ4o&list=PLCABD020D6B200061
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
https://www.youtube.com/watch?v=NTZGFJyF2pQ
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
https://www.youtube.com/watch?v=LSpiyHxlK5I
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
https://www.youtube.com/watch?v=P2Zbrz4iJbc
http://baomai.blogspot.com/2014/07/tham-dot-ngu-khong-loi-thoat-cua-cong.html |
http://baomai.blogspot.com/2014/07/ve-van-hoc-mien-nam-1954-1975.html |
Văn
học và chính trị
|
http://baomai.blogspot.com/2014/07/van-hoc-va-chinh-tri.html
Israel: Một đất nước thần kỳ
|
http://baomai.blogspot.com/2014/07/israel-mot-at-nuoc-than-ky.html
Đừng sống bằng sự dối trá
|
http://baomai.blogspot.com/2014/07/ung-song-bang-su-doi-tra.html
|
|
HCM chính là thiếu tá Hồ Quang thuộc QĐND Trung Cộ...
|
http://baomai.blogspot.com/2014/07/hcm-chinh-la-thieu-ta-ho-quang-thuoc.html
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung cộng hành
hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
https://www.youtube.com/watch?v=GwhBJ6Y-Aks
Ba tháng mất một tỉ đôla, bao giờ Việt Nam vỡ nợ?
Đảng là đại biểu trung thành cho ai? - 2
https://www.youtube.com/watch?v=IQKBmi_uWl0
Việt Hoàng
“…Một gốc cây mục không
thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng
tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn
những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ
đồ…”
Ông Nguyễn Anh Dương,
chuyên gia của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Việt Nam (CIEM) cho biết
trong một cuộc hội thảo hồi cuối năm 2013 (22/11/2013) rằng cứ mỗi ba tháng
Việt Nam phải trả nợ công, gồm cả gốc và lãi lên tới 25.000-26.000 tỉ đồng (hơn
một tỉ đôla) (tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/581607/cu-moi-ba-thang-viet-nam-tra-no-1-ti-usd)
.
Đấy là hồi cuối năm ngoái, khi mọi chuyện vẫn “bình thường” nhất là quan hệ
với Trung Quốc vẫn “tốt đẹp”. Sau sự kiện Trung Quốc đem giàn khoan HD-981 đặt
sâu vào trong lãnh hải Việt Nam khiến quan hệ hai nước nổi sóng, dẫn đến các
cuộc biểu tình bạo động gây chết người Trung Quốc tại Vũng Áng thì sự trả đũa
và trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam không biết diễn biến thế
nào mà mới đây, ngày 7/8/2014 trong Hội nghị toàn quốc ngành kế hoạch và đầu tư
tại Đà Nẵng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải thốt lên “Việt Nam dứt khoát
không để vỡ nợ, phải bố trí đủ để trả nợ…”.
Một câu hỏi khiến nhiều
người dân Việt Nam (và cả một số đại biểu quốc hội) quan tâm đó là: Nợ công của
Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Cùng với nó là các câu hỏi như: Nợ công của
Việt Nam được quản lý và sử dụng như thế nào? Phương án trả nợ ra sao? Nếu vỡ
nợ thì chính phủ sẽ giải quyết như thế nào? Cuộc sống của người dân khi đó sẽ đi
về đâu? …Cho dù các quan chức cao cấp của Việt Nam ra sức trấn an dân chúng
rằng, nợ công vẫn ở mức an toàn (50-60% GDP) nhưng theo các chuyên gia kinh tế
thì nợ công Việt Nam đã vượt ngưỡng an toàn từ lâu và đã vượt quá 100% GDP.
Theo tiến sĩ Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội thì “Nợ công Việt Nam nếu tính cả nợ doanh nghiệp nhà nước với nợ đọng
xây dựng cơ bản thì đã trên 100% GDP năm 2012, tương đương khoảng 180 tỉ USD.
Số nợ này gấp khoảng bốn lần thu ngân sách của VN mỗi năm”. baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/viet-nam-dang-tra-lai-bao-nhieu-ty-usdnam-cho-no-cong
Những người dân Việt Nam
không quan tâm đến chính trị thì cho rằng nợ công nhiều hay ít không ảnh hưởng
đến họ và việc trả nợ đã có đảng và nhà nước lo? Một tin không mấy vui dành cho
họ là trung bình mỗi người dân Việt Nam (từ lúc mới ra đời cho đến lúc nằm thở
bằng bình ô-xy ở bệnh viện) đều phải có trách nhiệm trả nợ công là khoảng 20
triệu đồng! Những người này sẽ bảo “Tôi làm gì có tiền mà trả? Tôi có vay đâu
mà trả? Mà tôi không trả thì đã sao?”
Vậy sự thật là như thế nào? Điều đầu tiên
mà những người này cần nhớ là đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam không làm gì
ra tiền. Ngay cả lương của họ cũng lấy từ ngân sách quốc gia, tức là từ tiền
thuế của người dân mà có.
Nhà nước đi vay tiền của nước ngoài, về lý thuyết là
để phục vụ cho các nhu cầu phát triển của người dân Việt Nam, họ chỉ là người
thay mặt người dân Việt Nam đi vay nợ mà thôi. Vì vậy toàn thể người dân Việt
Nam phải có trách nhiệm trả nợ là hoàn toàn đúng và không thể khác được. Nếu có
người cho rằng tôi không có gì để trả, thì khi đó con cháu họ sẽ phải trả bằng
cách phải đóng thuế nhiều hơn và nhận mức lương ít đi so với nhu cầu của cuộc
sống. Bạn nói tôi không có tiền để nộp thuế.
Không sao, nhà nước có muôn nghìn
cách để móc túi bạn mà cách đơn giản nhất là tạo ra lạm phát, tức là làm cho
đồng tiền mất giá đi. Bạn vẫn sẽ nhận lương 3-4 triệu/tháng như trước nhưng giá
trị thực của đồng lương đó chỉ còn 1-2 triệu vì giá cả ngoài thị trường đã tăng
lên gấp đôi.
Nếu cuối cùng, vì người
dân không còn gì để nộp cho nhà nước để trả nợ nữa thì vỡ nợ cấp nhà nước sẽ
xảy ra. Chuyện này không có gì mới và lạ. Năm 1997 một loạt các nước vùng Đông
Nam Á đã vỡ nợ trong đó có cả Hàn Quốc, Thái Lan. Mới nhất là ngày 31/7/2014
vừa qua, Argentina một quốc gia Nam Mỹ đã vỡ nợ lần thứ hai, sau khi mất khả
năng thanh toán 1,5 tỷ USD trái phiếu quốc gia cho cho hai quỹ đầu tư của Mỹ.
Giả sử Việt Nam rơi vào tình trạng vỡ nợ thì điều gì sẽ xảy ra? Theo chuyên gia
kinh tế Bùi Kiến Thành thì: “Nếu Việt Nam vỡ nợ, tất nhiên hệ số tín nhiệm của
tín dụng đối với Việt Nam sẽ rất là thê thảm, trong trường hợp nhà nước muốn
vay tiền chỉ số tín dụng từ BB sẽ rơi xuống B- và xuống hơn nữa…như thế làm sao
Việt Nam có thể tồn tại trên thị trường tài chính quốc tế. Những chuyện ấy sẽ
kéo theo làm cho một nước không thể ngóc đầu lên nổi. Chúng ta đã thấy chuyện
đó xảy ra rồi, thí dụ bên Argentina vỡ nợ lần thứ hai kéo theo bao nhiêu hệ lụy
của nền kinh tế”. rfa.org/vietnamese/programs
Như vậy cũng có nghĩa là
Việt Nam sẽ không thể vay được tiền của ai nữa kể cả từ Quĩ Tiền tệ Quốc tế,
cho đến khi khả năng trả nợ được phục hồi. Trái phiếu của Việt Nam khi đó chỉ
còn là đống giấy lộn.
Chuyện vỡ nợ công của
Việt Nam không còn là chuyện giả tưởng nữa mà đang có nguy cơ lớn trong những
ngày sắp tới. Sự vỡ nợ của các Quĩ bảo hiểm xã hội (tức là Quĩ Hưu trí của công
nhân viên chức nhà nước) liên tục được đưa ra và cảnh báo là có thể vỡ sớm hơn
so với dự báo. Lý do là có nhiều doanh nghiệp hoạt động èo uột dẫn đến việc nợ
đóng tiền cho Quĩ bảo hiểm xã hội. Lý do quan trọng nữa, theo lời ông Bùi Sĩ
Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khiến ông “bày tỏ
sự lo lắng về hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH, vì nguồn quỹ này chủ yếu
cho ngân sách Nhà nước vay và mua trái phiếu Chính phủ (73,41%), các ngân hàng
thương mại Nhà nước vay chỉ chiếm (24,72%). bhxhhagiang.gov.vn/index.php/vi/news/
Như vậy nếu nhà nước vỡ nợ
công thì các Quĩ Hưu trí này cũng vỡ nợ theo. “Sổ hưu” của các cán bộ và quân
nhân ăn lương nhà nước, khi đó cũng không còn. Không hiểu khi đó đại tá-giáo sư
Trần Đăng Thanh sẽ ăn nói thế nào để thuyết phục các đảng viên yên tâm và tiếp
tục đồng lòng cùng chính phủ chống lại nguy cơ “diễn biến hòa bình” của “các
thế lực thù địch”? Một bản tin cũng đáng chú ý trên báo Pháp Luật Thành Phố là
“Bạc Liêu: Nguy cơ không còn tiền để chi lương”. Điều khiến chúng ta giật mình
là tỉnh Bạc Liêu, một miền quê trù phú với những cánh đồng cò bay thẳng cánh,
có công tử Bạc Liêu ăn chơi nổi tiếng Sài thành thuở trước, mà giờ đây cũng gay
go như vậy thử hỏi những nơi khác sẽ như thế nào? cafef.vn/thoi-su/bac-lieu
Nếu không có những thay
đổi đột biến và sâu rộng về thể chế chính trị thì sẽ không có cách gì cứu vãn
được tình thế. Vì chính trị là quyết định tất cả. Người dân Việt Nam sẽ phải
trả giá đắt cho sự bàng quang và thờ ơ của chính họ đối với các hoạt động chính
trị của nhà nước và các tổ chức đối lập dân chủ. Một mặt người dân luôn trông
chờ và hy vọng vào sự thay đổi và sự tử tế của chính quyền. Đây là một sai lầm
nghiêm trọng vì một chế độ độc tài toàn trị chỉ luôn vơ vét và làm giàu cho
chính họ và thân tộc họ chứ không bao giờ họ vì dân vì nước.
Mặt khác vì tâm lý
chờ đợi và cam chịu, ngại thay đổi nên người dân Việt Nam đã không dành sự quan
tâm cần thiết và đúng mức cho các tổ chức chính trị dân chủ đối lập. Sai lầm
của người dân ở đây là họ vẫn cố gắng tưới nước cho một gốc cây đã mục ruỗng
thay vì dành một chút thời gian để chăm sóc cho những hạt giống mới đã đâm chồi
nảy lộc. Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống
đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó
người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để
dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ.
Là một tổ chức chính trị
dân chủ đối lập của người Việt Nam, chúng tôi xin được đưa ra những giải pháp
để giải quyết vấn đề nợ công cũng như sự an toàn của Quĩ Hưu trí để người dân
Việt Nam tham khảo và đánh giá như sau:
-Để tránh vỡ nợ công thì
cách tốt nhất là chính quyền cần hạn chế vay mượn nước ngoài tối đa. Vay ít thì
trả ít, nguy cơ vỡ nợ vì vậy sẽ được giảm thiểu.
-Muốn tránh vay nợ nước
ngoài nhiều thì chính quyền phải tăng thu ngân sách bằng biện pháp chống thất
thu thuế. Muốn chống thất thu thuế thì đầu tiên phải chống được tham nhũng (cứ
một đồng bị tham nhũng thì ngân sách nhà nước sẽ mất đi mười đồng, thậm chí
hàng trăm đồng từ tiền thuế). Thứ hai là phải chống được buôn lậu. Thứ ba luật
pháp phải nghiêm minh và bình đẳng với mọi thành phần kinh tế. Nhà nước sẽ kiên
quyết xóa bỏ bọi ưu đãi và đặc quyền, đặc lợi dành cho các tập đoàn và các
doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI.
Nhà nước
sẽ tư hữu hóa mọi ngành nghề kinh tế và tạo ra một bộ luật kinh tế chung cho
tất cả mọi thành phần với tất cả sự ưu đãi và dễ dãi để người kinh doanh yên
tâm đầu tư các dự án dài hạn. Nhà nước không có chức năng kinh doanh mà chỉ tập
trung vào nhiệm vụ trọng tài và giữ cho các hoạt động kinh tế và xã hội được ổn
định và đảm đảo an sinh xã hội.
-Chính quyền Việt Nam
phải cắt giảm tối đa bộ máy công chức và những người hưởng lưởng từ ngân sách.
30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” phải cho nghỉ việc. Trả các hội
đoàn ăn lương ngân sách về cho xã hội dân sự như Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội
nông dân, Hội phụ nữ… Các hội này phải tự thân vận động và sống bằng sự đóng
góp của các hội viên. Nhà nước không có trách nhiệm và không nên nuôi cơm các
hội này. Các đảng phái và tổ chức chính trị cũng phải tự thân vận động, tồn tại
và phát triển bằng chính năng lực của mình.
-Việt Nam là một nước
đang phát triển vì vậy rất cần nhiều nguồn vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở và
phục vụ dân sinh. Việc vay mượn nợ công là điều vẫn phải làm trong nhiều năm
tới. Để tránh thất thoát và tham nhũng trong việc đầu tư và giải ngân các nguồn
vốn vay này thì tiêu chí minh bạch và công khai cần phải đặt lên hàng đầu. Tất
cả các dự án đầu tư công đều phải được thông báo rộng rãi từ trước khi đấu thầu
một gian đủ dài để mọi doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tham gia. Việc đấu
thầu phải diễn ra công khai minh bạch, dưới sự giám sát của người dân và báo
chí. Một ủy ban độc lập của quốc hội sẽ quản lý và giám sát quá trình đầu tư
công này.
-Quĩ Hưu trí (Quĩ bảo
hiểm xã hội) là một vấn đề rất quan trọng cho sự ổn định của đất nước vì nó
liên quan đến lương hưu của hàng triệu người …hưu trí. Bất cứ sự đổ vỡ nào của
Quĩ Hưu trí đều gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Vì sự
quan trọng đó mà không thể để “việc quản lý và sử dụng Quĩ Bảo hiểm Xã hội là
trách nhiệm của tổ chức …bảo hiểm xã hội”. Quĩ Hưu trí phải do một Ủy ban độc
lập của Quốc hội quản lý và giám sát. Việc dùng tiền của Quĩ hưu trí để đầu tư
phải rất thận trọng, công khai và đảm bảo an toàn một cao nhất…
Các đề nghị của chúng
tôi đưa ra có thể chưa đầy đủ và vẫn còn phiến diện tuy nhiên chỉ với chừng ấy
thôi thì người dân Việt Nam cũng có thể thấy rằng, nhà nước hiện nay không thể
làm được gì, không thể thay đổi được gì. Rõ ràng là phải thay đổi thể chế chính
trị trước tiên sau đó mới có thể làm những việc tiếp theo khác…
V.H
Nguồn: http://www.ijavn.org/2014/08/ba-thang-mat-mot-ti-ola-bao-gio-viet.html
Khi cuộc chơi vắng luật
Tư Giang
(TBKTSG) – Bất kỳ cuộc chơi nào vắng bóng luật, thì người chơi
nào cũng có thể là người thua.
Khoản 2, điều 8 của Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: “Văn bản quy định chi
tiết… phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản
hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết”. Có nghĩa là, các nghị định,
thông tư cần phải được ban hành và có hiệu lực cùng thời điểm luật có hiệu lực.
Bộ luật gốc là vậy, nhưng ít khi được tôn trọng trên thực tế.
Không thiếu trường hợp
cụ thể cho thấy điều này. Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày
1-1-2011, nhưng đến ngày 8-3-2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới có Thông tư số
04 hướng dẫn về nghiệp vụ ủy thác ghi tại điều 106 của luật. Việc thiếu vắng
văn bản hướng dẫn của NHNN đã khiến dàn lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Á Châu
(ACB) bị tù tội “vì cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng”.
Một ví dụ khác. Luật
Khoáng sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2011, nhưng đến ngày 28-11-2013,
Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản mới được ban hành và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
20-1-2014. Việc chậm ban hành nghị định này, theo Bộ Tư pháp, gây khó khăn cho
các doanh nghiệp khai thác khoáng sản do họ đã quyết toán tài chính xong cho
các hoạt động liên quan trong ba năm trước đó.
Một ví dụ khác, Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực có hiệu lực từ 1-7-2013 nhưng đến nay
không có văn bản nào được ban hành để hướng dẫn thi thành.
“Chúng ta đang phân công hành pháp làm việc của lập pháp,
tức là ủy quyền lập pháp quá nhiều. Lẽ ra Chính phủ là cơ quan chấp hành và
điều hành, đó là chấp hành Hiến pháp, chấp hành luật thì lại là cơ quan đặt
ra các quy tắc xử sự do Quốc hội ủy nhiệm”.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (thành phố Hải Phòng)
|
Những trường hợp tương
tự như trên là vô số. Theo báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cuối năm
ngoái cho biết, đến hết tháng 7-2013, để thi hành 37 luật, pháp lệnh, nghị
quyết, cần phải ban hành 200 văn bản của 280 nội dung nhưng mới chỉ có 49% văn
bản được ban hành với gần 53% nội dung. Theo kế hoạch, Quốc hội khóa 13 cần
phải xây dựng 144 dự luật, song tính tới cuối năm ngoái, mới chỉ có 46 dự luật,
tức gần 32% được hoàn thành. Số luật còn tồn đọng cho các kỳ họp tới đây là rất
lớn nhằm cụ thể hóa Hiến pháp mới được sửa đổi.
Bộ Tư pháp cho biết,
tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh vẫn đang
chưa có giải pháp. Trong kỳ Quốc hội này, chưa đến 60% số văn bản được ban hành
đúng hạn theo chương trình, kế hoạch. Một số luật, pháp lệnh có hiệu lực nhưng
phải đến hai hoặc ba năm, thậm chí bốn năm sau, thì một số văn bản quy định chi
tiết mới được ban hành.
Song, tình trạng trên
không chỉ diễn ra ở khóa này. Đại biểu Quốc hội lâu năm Cao Sỹ Kiêm nói: “Quốc
hội hai khóa 11-12 thông qua 47 luật, nhưng chỉ có 40% phổ biến được, còn 60%
không thể phổ biến. Mà trong 40% luật đó, thì số lượng các văn bản là nghị
định, thông tư ít thôi, chủ yếu là công văn… cả rừng công văn. Ví dụ, Luật Đất
đai có 340 công văn, quản lý ngoại hối có 470 công văn”. Ông nói tiếp: “Mà luật
không phổ biến được thì làm sao thực hiện được, có nghĩa là không có luật”.
Ai là người đáng trách
cho tình hình trên? Trong kỳ họp Quốc hội cuối năm 2013, đại biểu Lê Thanh Vân
(thành phố Hải Phòng) nói: “Chúng ta đang phân công hành pháp làm việc của lập
pháp, tức là ủy quyền lập pháp quá nhiều. Lẽ ra Chính phủ là cơ quan chấp hành
và điều hành, đó là chấp hành Hiến pháp, chấp hành luật thì lại là cơ quan đặt
ra các quy tắc xử sự do Quốc hội ủy nhiệm”. Cũng kỳ họp đó, đại biểu Ngô Văn
Minh (Quảng Nam) thừa nhận, Ủy ban Pháp luật – là ủy ban “xương sống” trong
lĩnh vực pháp luật của Quốc hội – chỉ có khoảng 20 đại biểu “làm được việc”.
Chứng kiến những quy
trình này, ông Lê Viết Thái, Trưởng ban Nghiên cứu thể chế kinh tế của CIEM, kể
ra quy trình soạn thảo luật. Khi thành lập ban soạn thảo thì các bộ cãi nhau
bằng chết, không thống nhất được một số vấn đề nóng bỏng gay cấn. Họp Quốc hội
kêu, đến lịch rồi, lập tức Văn phòng Chính phủ bảo nhanh nhanh phải nộp. Nhưng
anh em trong ban soạn thảo bảo vấn đề đang cãi nhau nên để từ từ để quy định
chi tiết tại nghị định. Sau khi Quốc hội thông qua luật, Văn phòng Chính phủ
yêu cầu soạn thảo nghị định. Ông nói: “Thế là lại mấy khuôn mặt cũ, lại cãi
nhau những vấn đề hóc búa cũ. Nếu những vấn đề đó không được giải quyết ở nghị
định, thì sẽ để lại cho các bộ quy định chi tiết. Cái đó dẫn đến hệ lụy là gì?
Cuối cùng là thông tư giải quyết những vấn đề gay cấn nhất, hóc búa nhất”. Ông
Thái cho rằng, hệ lụy này là do Quốc hội không thực hiện đúng chức năng lập
pháp của mình.
Trong dự án Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, Bộ Tư pháp đề nghị, cơ quan, người có
thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi
tiết thi hành luật, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước hoặc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Nếu gây thiệt hại cho
cá nhân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ
chức có quyền khởi kiện tại tòa án để yêu cầu bồi thường. Đây là một bước tiến,
nhưng còn lâu mới giải quyết được tình hình một cách căn cơ.
Đổi mới thể chế đã được
xác định là một đòi hỏi cấp bách để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hiện
nay. Tình trạng “vắng bóng pháp luật” cần phải được chấm dứt.
T.G
Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/118799/Khi-cuoc-choi-vang-luat.html
Ngăn chặn gì?
Jonathan London (blog)
Hôm nay tôi đã hơi buồn
khi đọc tiêu đề: Thủ tướng: Phải ngăn chặn việc hình thành các tổ chức
phản động, chạy tít trên nhiều tờ báo của
Việt Nam. Tôi đọc thấy quá chán.
Trong những tháng từ đầu
năm đã có những lúc Ngài Thủ tướng khiến cho tôi cũng như nhiều người khác khá
ấn tượng. Thậm chí nghĩ là Ông cũng có thể là người cải cách to lớn. Rất tiếc,
vào hôm nay chúng ta lại có lý do để lo lắng về những ý định của Ông. Tôi không
loại trừ khả năng tôi đang nhầm. Nếu thế, thì xin lỗi Ông.
Song, trong thời khắc
lịch sử mà Việt Nam rất cần đoàn kết và cũng rất cần sự ửng hộ của quốc tế tôi
nghĩ rằng tuyên bố một cách có tính hăm dọa rất có thể không có ích lắm.
Vậy, xin đề nghị (một
cách tình bạn) nên ngăn chặn việc ngăn chặn hình thành các tổ chức muốn Việt
Nam có một tương lai hứa hẹn. OK, chẳng cần một người nước ngoài để khẳng định
Việt Nam “phải làm gì”. Song, khi Ngài Thủ tướng tuyên bố “phải ngăn chặn phản
động” tôi rất lo về ý nghĩa của những gì ông đã nói về dân chủ.
Thay vì tuyên bố như
thế, hãy có đủ dũng cảm và tầm nhìn để cho phép những người ôn hòa, yêu nước
góp phần vào sự phát triển của đất nước theo lương tâm của họ. Được không?
CẬP NHẬT: Theo
một bạn online, bài gốc của TTXVN mà đã được một số tờ báo điện tử đăng lại đã
không phản ánh đúng tinh thần của Thủ tướng.http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thong-cao-bao-chi-ve-hoat-dong-cua-Thu-tuong-ngay-168/206378.vgp. Nếu
đúng thì một lần nữa xin lỗi Ông (dù còn vài vấn đề ‘ta’ chưa đồng ý.)
Sau cùng, còn khó đánh
giá ý nghĩa của “vụ” này. Về cơ bản nên bảo vệ và thúc đẩy quyền của dân. Ủng
hộ trật tự xã hội, không ủng hộ việc lấy cớ nào để chống lại cải cách.
JL
Nguồn:http://xinloiong.jonathanlondon.net/
Tham Nhũng và Khủng Hoảng
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người
Việt Ngày 140818
"Kinh Tế Cũng Là
Chính Trị"
Đồ Cổ Tống-Thanh Của
Trung Quốc
* Hoà Thân
(1744-1799) đời Mãn Thanh - một Chu Vĩnh Khang thời xưa? Chưa chắc! *
Khi Tập Cận Bình mở
chiến dịch bài trừ tham nhũng, từ ruồi con đến cọp lớn đều bị diệt, ta có thể
nêu câu hỏi: "Phải chăng, nếu không diệt tham nhũng thì lãnh tụ mới lên từ
gần hai năm nay không thể đưa công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc qua
một hướng tốt đẹp hơn?"
Nếu hiểu rõ thực tế ngàn
năm của xứ này, điều cần thiết cho người Việt Nam vì đang bị Trung Quốc uy
hiếp, ta có thể nhìn ra một quy luật khác. Tham nhũng là một thuộc tính của hệ
thống chính trị Trung Quốc và đưa đến sự thịnh suy hay lẽ hợp tan của quốc gia
này.
***
Trước hết, xin nhắc lại
vài chi tiết về thời sự đã bị lãng quên.
Thuộc thế hệ lãnh đạo
thứ tư, Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Ôn Gia Bảo được coi là nhân vật ôn
hòa có tinh thần cải cách. Là người thân tín của Tổng bí thư Triệu Tử Dương,
trước khi ông này bị cách chức sau vụ khủng hoảng Thiên an môn năm 1989 và quản
thúc tại gia cho đến chết, Ôn Gia Bảo có cái vẻ thân dân. Cùng Chủ tịch Hồ Cẩm
Đào, ông tạo ra hình ảnh thực tiễn của một thế hệ lãnh đạo mới sau Chủ tịch
Giang Trạch Dân và "cánh Thượng Hải" cùng "Thái tử đảng"
nổi tiếng tham ô.
Vậy mà trước khi đảng Cộng
sản Trung Hoa tổ chức Đại hội 18 để đưa thế hệ thứ năm lên lãnh đạo, tờ New
York Times trong số ra ngày 25 Tháng 10, 2012, có một bài điều tra gần
năm ngàn chữ về tài sản của gia đình Ôn Gia Bảo, từ bà mẹ 90 tuổi đến các con
cháu, lên tới hai tỷ bẩy (2,7) Mỹ kim. Dĩ nhiên là tờ báo bị chặn và bài viết
bị bóc trên trang mạng.
Khi ấy, ta nhớ đến lời
phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào: "Không giải quyết nạn tham nhũng, Trung
Quốc sẽ sụp đổ. Nhưng nếu ta giải quyết quá mạnh tay, đảng sẽ tan rã". Bây
giờ, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ năm, Tập Cận Bình ra tay giải quyết nạn tham
nhũng. Và có vẻ như không lo ngại sự tan rã của đảng.
Có thật không?
Trước bài viết của tờ
NYT, cuối Tháng Sáu năm 2012, hệ thống thông tin kinh doanh Bloomberg (và
tờBloomberg Business Week) có một bài viết về tài sản kinh doanh của gia
đình và thân tộc của người sẽ lên lãnh đạo Trung Quốc là Tập Cận Bình: gần 400
triệu Mỹ kim. Trang mạng của Bloomberg dĩ nhiên cũng bị chặn. Và tờ NYT còn
cho biết gia đình họ Tập đã kín đáo "giải tư", bán ra, một số tài sản
trước khi ông ta lên nhậm chức để khỏi bị tai tiếng.
Nếu tò mò tìm hiểu thêm,
ta còn được biết là phóng viên điều tra của Bloomberg được cho nghỉ, để khỏi
gây vấn đề kinh doanh với nhà nước Trung Quốc.
Tức là bên ngoài, từ
giới ngoại giao, tình báo, đầu tư và công ty lượng giá trái phiếu cùng rủi ro
tín dụng và chính trị, đều biết tới thuộc tính tham nhũng của hệ thống Trung
Quốc. Vì quyền lợi, họ luồn lách qua hệ thống đó chứ chẳng mơ hồ gì về chuyện
cọp lớn hay ruồi nhỏ.
***
Chuyện ấy đả thông câu
hỏi ở trên: Tập Cận Bình có thực tâm giải trừ tham nhũng để phát triển không?
Và đưa chúng ta về văn hóa và lịch sử Trung Hoa.
Ngày xưa, Hoàng đế nhận
"thiên mệnh" nào đó của đấng tối cao để cai trị bá tánh qua hệ thống
quan lại của triều đình từ trung ương tới các địa phương. Ngày nay, Tổng bí thư
đảng cũng nhận lãnh một sứ mệnh của đảng, do nhân dân trao phó, để cai trị quốc
dân qua hệ thống quan lại từ trung ương tới địa phương, được gọi là đảng viên
và cán bộ.
Hệ thống thư lại ấy có
quyền trưng thu ở dưới để dâng một phần lên trên cùng tờ biểu màu hồng về tinh
hình sinh hoạt của thần dân. Họ giữ lại một phần cho mình, để ban phát cho vây
cánh ở dưới, và mọi người đều ngợi ca sự thái hòa nhờ các đức của Hoàng đế hay
tấm lòng của đảng....
Chúng ta trở lại chuyện
hiện đại là chu kỳ kinh tế, hay "kinh tế cũng là chính trị", nội dung
của cột báo này.
Khi hệ thống quan lại
của đảng hay triều đình mà trưng thu quá nhiều và bỏ túi quá chặt thì bá tánh ở
dưới bất mãn, Hoàng đế hay Trung ương ở trên phải ngó xuống. Giải trừ tham
nhũng trở thành cuộc đấu trí và đấu lực giữa trung ương và các lãnh chúa địa
phương, với tương quan lực lượng có thay đổi theo thời gian.
Nếu trung ương đủ giàu
mạnh mà thắng thì sẽ có cải cách hay biến pháp với một số đại thần bị từ hình
hay đảng viên cao cấp bị kỷ luật. Nhưng nếu hệ thống tham ô của các quan lại
cấu kết với nhau quá chặt thì Hoàng đế bó tay ở trung ương. Khủng hoảng có thể
bùng nổ, với sự xuất hiện của các thế lực mới, để lập ra triều đại mới. Người
ta gọi đó là "cách mạng", hay cái lẽ hợp tan của một quốc gia quá
rộng lớn có quá nhiều dị biệt....
Lịch sử Trung Quốc từ
thồi Tần Hán đến nay đã có cả ngàn trường hợp như vậy.
Với kiến thức hiện đại
hơn của thế kỷ 21, ta thấy tham nhũng là một vấn đề kinh tế vì liên quan đến
tiền tài, lại có khía cạnh luật pháp vì liên hệ đến chính pháp, mà có nguyên
nhân và bản chất chính trị. Nó là một biểu hiện kinh tế của bất công chính trị
khi thiểu số có đặc quyền lại lợi dụng quyền đó để tìm đặc lợi. Tham nhũng có
thể xảy ra trong mọi xã hội, nhưng rất khó giới hạn và diệt trừ trong các xã
hội mà người dân không có quyền.
Sau khi Tập Cận Bình lên
lãnh đạo, đã có gần hai vạn đảng viên mọi cấp bị điều tra, nhiều con cọp lớn
như các tướng Từ Tài Hậu hay Quách Bá Hùng của Bộ Chính trị cũ, thuộc khoá 16
và 17, đã vào cũi. Trong chiều hướng ấy, việc một lãnh tụ như Chu Vĩnh Khang bị
điều tra là điều đáng chú ý vì chưa từng xảy ra trong đảng.
Họ Chu thuộc Thường vụ
Bộ Chính Trị khóa 18, sau khi cầm đầu hệ thống an ninh (Bộ Công an), tình báo
(Bộ Quốc an), luật pháp và toà án (Ban Chính pháp Trung ương), làm Bí thư tỉnh
Tứ Xuyên và lãnh đạo khu vực dầu khí, v.v... Nhưng có hai chi tiết còn đáng chú
ý hơn:
Chu Vĩnh Khang từng đỡ
đầu cho Bí thư Bạc Hy Lai để thách thức quyền lực của Tập Cận Bình, người có
cái gáy dầy tới gần 400 triệu Mỹ kim.
Tiếng là một mục tiêu
giai đoạn để cải cách và chuyển hướng kinh tế, chiến dịch diệt trừ tham nhũng
chỉ thể hiện một vụ tranh đoạt quyền bính để bảo vệ quyền lợi của vây cánh
trước sức nặng và sức cản của các thế lực đã cấu kết từ thời Đặng Tiểu Bình,
Giang Trạch Dân. Nói rõ hơn, khi Hoàng đế gọi là Nhân Dân không được có tiếng
nói trên cái ngai mơ hồ cùa cách mạng, triều đình từ trung ương tới địa phương đang
mở ra cuộc chiến vì quyền lợi.
Ngẩm chuyện xưa:
Được Hoàng đế Càn Long
sủng ái, Hoà Thân có thể mở chiến dịch diệt trừ quan lại tham ô để triệt hạ các
vây cánh khác chung quanh ngai vàng. Sau Đại hội đảng năm 1796, khi Càn Long
lui về làm Thái thượng hoàng, Hoàng đế Gia Khánh vẫn chưa dám điều tra Hoà
Thân. Chỉ sau sau khi Càn Long tạ thế năm 1799, chiến dịch đánh cọp Hoà Thân
mới mở màn, và kết thúc bằng một bảng tổng kết tài sản: bằng 15 năm tích lũy
của công khố nhà Đại Thanh! Cho nên, tham nhũng tại Trung Quốc cũng xưa như
chuyện đồ cổ của Trung Hoa.
Chúng ta chỉ nhớ đến hai
chi tiết liên quan đến Việt Nam.
Ngoài sự chống đối của
phe thủ cựu, việc cải cách gọi là biến pháp của Vương An Thạch đời Tống đã thất
bại bên trong cũng vì nạn tham ô của phe tân pháp, và tan vỡ bên ngoài vì chiến
công của Lý Thường Kiệt vào năm 1075. Gần với chúng ta hơn, chính thủ lãnh tham
nhũng là Hoà Thân, và Tổng đống Lưỡng Quảng là Phúc Khang An, đã ăn hối lộ của
Quang Trung Hoàng đế mà tác động vào chánh sách đối ngoại của Càn Long theo cái
hướng có lợi cho Việt Nam.
Ngày nay, lãnh đạo Việt
Nam đang nằm trong cái túi của các Hoà Thân đỏ lè. Khi Trung Quốc khủng hoảng -
lại chuyện hợp tan cố hữu - may ra Việt Nam sẽ khá!
Biển Đông : "Mỹ
không nói suông nữa"
Đầu
tàu Độc tài, tàn bạo, tham nhũng, Chính trị bộ đảng CSVN
https://www.youtube.com/watch?v=dllhnoOyI3s
Tướng Mỹ Martin
E.Dempsey bên cạnh Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ trong chuyến thăm Việt Nam từ 14 đến
17/08/2014.
http://www.defense.gov
Mai Vân / Trọng Nghĩa
Lần đầu tiên kể từ năm
1971 đến nay, ngày 14/08/2014 vừa qua, nhân vật đứng đầu quân đội Mỹ công du
Việt Nam. Trong khuôn khổ một chuyến thăm Việt Nam trong 4 ngày, Tướng Martin
E. Dempsey, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đã thảo luận với các lãnh
đạo Việt Nam về việc tăng cường quan hệ quân sự giữa hai nước vốn trước đây là
cựu thù.
Phát biểu trong một cuộc
họp báo tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/08/2014, Tướng Martin Dempsey xác
nhận khả năng Mỹ giảm nhẹ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, và trong
trường hợp đó, ông chủ trương cung cấp các loại thiết bị và vũ khí để Việt Nam
tăng cường năng lực binh chủng Hải quân.
Theo tướng Dempsey,
Washington có thể bán cho Hà Nội từ tàu tuần tra, các thiết bị tình báo, giám
sát và trinh sát, cho đến các phương tiện tìm kiếm và cứu hộ, và thậm chí các
loại vũ khí mà hạm đội Việt Nam chưa từng có.
Về vấn đề Biển Đông,
Tướng Dempsey dĩ nhiên đã xác định trở lại lập trường từ trước đến nay của Hoa
Kỳ là "không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp lãnh
thổ". Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Mỹ hết sức quan tâm đến cách
thức giải quyết các bất đồng mà theo ông không được phép sử dụng vũ lực.
Giải pháp cho Biển Đông
phải là đa phương
Cốt lõi của một giải
pháp cho vấn đề Biển Đông, theo Tướng Dempsey, là một phương thức giải quyết đa
phương, thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, chứ không phải là vấn
đề "Mỹ có ý định làm gì".
Đối với tướng Dempsey,
Mỹ và Việt Nam có lợi ích chung, và Hoa Kỳ đang khuyến khích các đối tác ASEAN
và đồng minh trong khu vực phát huy một cách tiếp cận đa phương đối với vấn đề
an ninh trên biển.
Về quan hệ quân sự
Mỹ-Việt, sau khi nhắc lại rằng Washington có các thỏa thuận quốc phòng lâu dài
với các nước trong khu vực, trong đó Philippines và Thái Lan là hai đồng minh có
ký hiệp ước với Mỹ, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ xác định : "Chúng
tôi rất quan tâm đến việc trở thành đối tác với một nước Việt Nam hùng mạnh,
độc lập và thịnh vượng".
Để hiểu rõ hơn về ý
nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Tướng Martin Dempsey, RFI đã có bài phỏng vấn
nhanh với Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ). Trước hết
Giáo sư Long đã xác định tầm mức quan trọng của chuyến thăm Việt Nam của Tổng
Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, trong bối cảnh Việt Nam bị Trung
Quốc chèn ép dữ dội trên Biển Đông.
Ngô Vĩnh Long :
Tôi nghĩ cuộc viếng thăm này rất là quan trọng… Việt Nam có lãnh thổ và lãnh
hải dài nhất ở Biển Đông. Việt Nam bị tổn hại nhất vì sự bành trướng của Trung
Quốc, nhưng lại yếu về vấn đề quân sự cũng như vấn đề chính trị và liên hệ với
các nước khác. Thành ra vai trò của Mỹ củng cố quan hệ với Việt Nam rất quan
trọng, không những cho Việt Nam mà cho cả khu vực.
Và chính Đại tướng
Dempsey, khi ở Việt Nam, cũng đã nói rằng ông hoàn toàn chia sẻ đánh giá là hòa
bình và ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông, đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những
đòi hỏi phi lý, có nghĩa là (đòi hỏi) của Trung Quốc.
Và ông nói rằng việc này
không những đe dọa Việt Nam và các nước ASEAN mà còn đe dọa đến lợi ích của Mỹ
và của các nước khác.
Mối quan tâm của Hoa Kỳ
đối với Việt Nam và các nước khác trong khu vực là quan tâm chung, và những
quan ngại đã được nêu ra đều có cơ sở, thành ra Mỹ và và giới quân sự Mỹ cần
chú ý thêm đến khu vực này (Biển Đông). Tôi thấy đây là một hướng tích cực đối
với an ninh chung của khu vực.
RFI: Riêng
về phía Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Dempsey thể hiện điều gì ?
Ngô Vĩnh Long:
Về phía Mỹ, chuyến thăm của ông Dempsey thể hiện việc chính phủ Mỹ - và quân
đội Mỹ - thấy rằng việc Trung Quốc bành trướng và sử dụng sức mạnh để đe dọa
làm tổn hại đến an ninh khu vực và cũng như là quyền lợi của Mỹ.
(Chuyến thăm) thể hiện
vấn đề Mỹ không nói suông nữa. Từ trước đến giờ Mỹ muốn trấn an Trung Quốc, nói
‘suông suông’, rồi nói với Trung Quốc là không nên gây hấn… Nhưng giờ đây là
việc Mỹ tăng cường sự hiện diện để cho Trung Quốc biết là không nên làm quá, vì
nếu Trung Quốc tiếp tục làm quá, thì Mỹ sẽ có những biện pháp đối với Trung
Quốc...
Mỹ sẽ giám sát hiện
trạng Biển Đông
Về lâu về dài, Mỹ có thể
sẽ cấm vận Trung Quốc, nhưng hiện nay, Mỹ chẳng hạn đã tuyên bố là đang đưa máy
bay đi giám sát các hòn đảo ở Trường Sa xem thử coi Trung Quốc có tăng cường
hoạt động trong vùng đó hay không.
Rõ ràng là Mỹ nghĩ rằng
vì các hành động của Trung Quốc, cho nên Mỹ phải ra tay mạnh hơn, để cho Trung
Quốc thấy được dấu hiệu rõ ràng là quyền lợi của Mỹ cũng như quyền lợi của thế
giới đang bị xâm phạm.
Đây là việc Hoa Kỳ chưa
dám làm trước đây, nhưng bây giờ, sau khi các nước ASEAN nói rằng các hành động
khiêu khích gần đây có hại cho hòa bình, ổn định và an ninh, cũng như tự do
hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thì việc này giúp cho Mỹ nói rằng : «
À ! Vậy thì chúng tôi sẽ giúp các anh giám sát các hành động này, để cho chúng
ta có thể bảo vệ an ninh chung ! »
Do đó tôi thấy rằng bản
thông cáo chung ASEAN vừa qua rất tốt cho việc giúp Mỹ tăng cường quan hệ và
hoạt động trong khu vực.
RFI: Thông
cáo chung ASEAN là « cơ sở pháp lý » để Hoa Kỳ phát triển hoạt động ?
Ngô Vĩnh Long:
Vâng. Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Hoa kỳ hiện nay cũng lập một quan hệ với
Úc, với Nhật, và với Ấn Độ trong việc giám sát an ninh khu vực. Tôi nghĩ đây là
cơ sở để tăng cường hoạt động chung.
|
Khủng hoảng nợ công ở Việt
Nam đang đến dần?
- In
- Ý kiến
- Chia sẻ:
Tin liên hệ
- Đại học chất
lượng thấp và 'lò mổ tú tài': Đốt đuốc đi tìm cơ sở đào tạo tốt
- Đại học chất
lượng thấp và 'lò mổ tú tài': Thực trạng lò mổ
- Đại học chất
lượng thấp và 'lò mổ tú tài': Nghìn năm mê muội chạy theo bằng cấp
- Giáo dục Việt
Nam: phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận?
- Nạn bè phái và
chủ nghĩa tư bản thân hữu trong giáo dục: Cuộc chơi bảo kê
Trần Vinh Dự
19.08.2014
Đặc điểm nổi bật nhất
về kinh tế vĩ mô của giai đoạn này là việc nền kinh tế đang ở trong trạng
thái ổn định và, trên một vài phương diện, tốt dần lên một cách chậm chạp.
Các biến số vĩ mô chính đều tương đối ổn. Thí dụ lạm phát giữ được ở mức 1
con số (kỳ vọng năm nay chỉ ở mức 5%). Cán cân thương mại có thặng dư ở mức
thấp (xuất siêu nhẹ cả hai năm 2012 và 2013, 6 tháng đầu 2014 đạt 1,51 tỷ
USD). Tăng trưởng GDP ổn định ở mức loanh quanh từ 5% đến 5,5% (5,03% năm
2012, 5,42% năm 2013, và kỳ vọng 5,4% năm 2014). Tỷ giá có một lần phá giá
nhẹ giữa năm nay (có tác dụng tốt để tăng xuất khẩu) nhưng nhìn chung không
bị áp lực gì lớn phải phá giá tiếp;
Tuy nhiên, có vẻ sự ổn
định này đang ru ngủ nhiều người và nó che khuất những rủi ro ngầm bên dưới.
Một trong những vấn đề vĩ mô đau đầu nhất đã được giới chuyên gia nói đến khá
nhiều, nhưng hầu như công luận không mấy người để ý (và dù có để ý thì cũng
không ý thức được mức độ nghiêm trọng của nó) là câu chuyện khủng hoảng nợ
công của Việt Nam có vẻ như đang đến dần.
Theo Báo cáo Kinh tế Vĩ mô 2014 của
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cuộc khủng hoảng này có vẻ đang đến vì hai lý
do: thu kém đi trong khi chi thì phình to liên tục.
Thu ngân sách của Việt
Nam đang gặp nguy hiểm vì nhiều lẽ. Việt Nam dựa quá lớn (25% năm 2013) vào
các nguồn thu không thường xuyên như bán tài sản nhà nước, giao quyền sử dụng
đất, dầu thô… Các khoản này sẽ hết dần, không sinh sôi. Trong khi đó, thu
thường xuyên (thuế và phí) giảm dần do giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và
theo các cam kết của các hiệp định thương mại. Nhà nước tìm cách thu vét
(truy thu thuế) tuy nhiên trong khi doanh nghiệp tư nhân còn chưa gượng lên
được bao nhiêu sau khủng hoảng nên việc thu vét cũng dễ đẩy doanh nghiệp tư
nhân vào chỗ kiệt quệ.
Chi ngân sách của Việt
Nam thì đang ngày càng phình to vì nhiều lý do. Nghĩa vụ trả nợ vay quốc tế
(cả gốc lẫn lãi) đang tăng dần với ngày càng nhiều khoản vay đáo hạn. Chi thường
xuyên (thí dụ trả lương công chức và ngân sách hoạt động của bộ máy hành
chính) chiếm tỷ trọng lớn và vẫn đang phình to, hiện đã vượt thu thường xuyên
(thí dụ thuế và phí). Cơ cấu chi bất hợp lý vì về mặt tỷ trọng chi đầu tư thì
giảm (chỉ còn 21,4% trong tổng chi) mà chi thường xuyên lại tăng, thể hiện nỗ
lực “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ về cơ bản không thành công. Đó là
chưa kể với vấn đề Trung Quốc hiện nay, chi quốc phòng và an ninh sẽ buộc
phải tăng lên, dễ rơi vào bẫy chạy đua vũ trang, chèn ép và lấy mất vốn của
các lĩnh vực tạo giá trị thặng dư khác.
Vì cơ cấu thu chi như
vậy dẫn đến chỗ thâm hụt ngân sách đang tăng dần. Từ 4,8% năm 2012 đã tăng
lên 5,3% năm 2013. Tổng mức nợ công là 53,5%, vẫn thấp hơn ngưỡng an toàn
65%, nhưng đã tăng 26,89% so với năm 2012, là một tốc độ tăng quá lớn.
Có hai vấn đề lớn nhất
trong chuyện này. Thứ nhất là cơ cấu chi ngân sách dùng để trả nợ vay đang
sắp vượt ngưỡng cho phép (25% trong tổng chi ngân sách – ngưỡng an toàn do
Ngân hàng Thế giới khuyến nghị và thủ tướng phê chuẩn). Sẽ rất tệ nếu một
phần quá lớn của ngân sách được dùng để trả nợ cũ vì số tiền này không dùng
để tái tạo giá trị cho tương lai. Thêm nữa, với nguồn thu yếu, Việt Nam đang
phải đi vay thêm để trả nợ cũ (đảo nợ), biến cuộc chơi ngân sách thành một trò
ponzi nguy hiểm;
Thứ hai, vì nền kinh
tế không có dấu hiệu hồi phục đáng kể trong trung hạn, có khả năng rất cao là
bức tranh ngân sách sẽ còn tiếp tục xấu đi do các khoản thu thường xuyên
không tăng, các khoản thu không thường xuyên có thể giảm, trong khi chi ngân
sách thì liên tục dưới áp lực phải phình to (để trả nợ, và thậm chí đơn giản
như chi thường xuyên cũng không kiểm soát được và vì thế tiếp tục phình). Câu
chuyện vượt ngưỡng 65% GDP có thể sẽ đến rất sớm nếu Việt Nam không kiểm soát
mạnh được chi thường xuyên.
Làm sao bảo vệ chủ quyền biển đảo và tài nguyên thiên nhiên?
Gia Minh, biên tập
viên RFA, Bangkok
2014-08-19
2014-08-19
- In
trang này
- Chia
sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
08192014-how-to-hold-territo.mp3
Tàu sắt của Trung Quốc ngang nhiên đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam
hồi tháng 7, 2014 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Source
laodong/online
Trung Quốc lại tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt
tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà họ dùng vũ lực chiếm từ chính quyền Việt Nam
Cộng hòa hồi năm 1974.
Chính quyền Hà Nội và cơ quan chức năng đang làm gì để đấu
tranh giành lại chủ quyền tại Hoàng Sa và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngư
dân.
Gia Minh hỏi chuyện ông Trần Cao Mưu, tổng thư ký Hội Nghề Cá
Việt Nam về những vấn đề liên quan đó. Trước hết trả lời câu hỏi về việc kiện
Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế vì đã vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam,
ông Trần Cao Mưu cho biết:
Ông Trần Cao Mưu: Chuyện kiện Trung Quốc cũng có ý kiến của các nhà luật
gia, rồi nhiều tổ chức xã hội đề nghị chính phủ cần phải kiện Trung Quốc ra
tòa án quốc tế. Đây chắc cũng là cái tính toán của chính phủ khi chúng ta có
đủ điều kiện hay tập trung đầy đủ lý lẽ, đầy đủ sự kiện thì chúng ta kiện,
chẳng có vấn đề gì cả. Vì kiện hoàn toàn đúng qui ước Luật biển năm 1982, chứ
không có gì cả. Chính phủ Việt Nam cũng sẽ có những hình thức như thế nếu
buộc chúng ta phải làm như vậy.
Gia Minh: Ngư
dân cần phải sống hằng ngày, cần phải ra khơi, nếu chúng ta không có biện
pháp kiên quyết thì ngư dân vẫn ảnh hưởng?
Ông Trần Cao Mưu: Vâng, cái đó không phải lần này mà trước đây rất nhiều
lần rồi; nhưng với ngư dân Việt Nam thì cũng xem vùng biển Hoàng Sa, Trường
Sa là của Việt Nam, nên họ cố bám biển, cố khai thác, và đảm bảo khẳng định
chủ quyền của mình. Nên khó khăn thế, chứ khó khăn nữa họ vẫn tiếp tục khai
thác.
Chuyện kiện Trung Quốc cũng có ý kiến của các nhà luật gia,
rồi nhiều tổ chức xã hội đề nghị chính phủ cần phải kiện Trung Quốc ra tòa án
quốc tế. Đây chắc cũng là cái tính toán của chính phủ khi chúng ta có đủ điều
kiện hay tập trung đầy đủ lý lẽ, đầy đủ sự kiện thì chúng ta kiện
Ông Trần Cao Mưu
Còn về phía Nhà nước các cơ quan chức năng như lực lượng Kiểm
ngư sẽ có những hộ trợ nhất định trong quá trình khai thác của ngư dân để có thể
ngăn chặn hay giảm bớt sự hành hung thô bạo của phía Trung Quốc đối với ngư
dân Việt Nam, và kịp thời ứng cứu những bất trắc đối với ngư dân Việt Nam khi
xảy ra trên biển.
Gia Minh: Vừa
qua có chương trình đóng tàu vỏ thép để hổ trợ, nhưng vấn đề này cũng gặp một
số ý kiến; vậy vấn đề đóng những con tàu chắc chắn cho ngư dân đến nay được
triển khai ra sao?
Ông Trần Cao Mưu: Nghị định 67 của chính phủ vào ngày 25 tháng 8 tới đây
sẽ bắt đầu có hiệu lực. Khi có hiệu lực, các địa phương, các tỉnh sẽ triển
khai. Việc đóng tàu cho ngư dân nằm trong chương trình đề án của chính phủ từ
năm 2013 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Như vậy đây là cơ hội để
ngành nghề cá Việt Nam phát triển một cách hiện đại hơn và hoàn thiện hơn
không chỉ lực lượng khai thác tàu ở vùng biển mà kể cả cơ sở dịch vụ, hậu cần
và dịch vụ nghề cá như tàu mua sản phẩm, rồi dịch vụ về cảng cá, bến cá.
Đặc biệt trong chương trình của chính phủ kể cả điều tra, khảo
sát nguồn lợi cũng như đào tạo thuyền viên để có khả năng sử dụng thành thạo
những phương tiện hiện đại sắp tới. Để đến năm 2020 như đề án mà chính phủ đã
phê duyệt là trở thành một quốc gia có nghề khai thác thủy sản hiện đại.
Gia Minh: Vừa
qua, Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn đã bác đề xuất của một số doanh
nghiệp muốn nhập những tàu cá ở nước ngoài về. Ông thấy đó là một quyết định
đúng đắn như thế nào?
Ngư dân Việt Nam thì cũng xem vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là
của Việt Nam, nên họ cố bám biển, cố khai thác, và đảm bảo khẳng định chủ
quyền của mình. Nên khó khăn thế, chứ khó khăn nữa họ vẫn tiếp tục khai thác
Ông Trần Cao Mưu
Ông Trần Cao Mưu: Đây là quyết định hoàn toàn đúng đắn của bộ vì Nhà nước
đã quy định một đơn vị, một doanh nghiệp nhập tàu nào đó thì trước hết tàu
phải chưa vượt quá 8 tuổi và thứ hai chất lượng máy phải trên 85%. Đây là quy
định từ trước đến nay như thế nếu như cho phép nhập. Khi nhập vào hải quan
Việt Nam và các cơ quan chức năng Việt Nam cũng phải kiểm tra, kiểm định. Vậy
thì đối với việc nhập những con tàu 30-40 tuổi và chất lượng không đảm bảo
như vậy thì Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn quyết định không cho phép
các đơn vị, các doanh nghiệp này nhập tàu là hoàn toàn đúng với qui định của
Nhà nước.
Gia Minh: Còn
chuyện duy trì nguồn lợi thủy sản như thế nào để có thể giúp cho người dân
đánh bắt ổn định và không gây ô nhiễm môi trường, thì những biện pháp hội
kiến nghị ra sao và các cơ quan chức năng đang thực hiện như thế nào?
Ông Trần Cao Mưu: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là mục tiêu lớn
nhất của các quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam đây cũng là mục tiêu đã thực
hiện lâu nay rồi.Như biện pháp điều chỉnh lại kích thước mắc lưới, việc khai
thác mang tính hủy diệt … từ những năm 80, 90 Bộ Thủy sản đã có những qui định
rất chặt chẽ. Bây giờ Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn đang tiếp tục và có
những qui định khắc khe hơn. Đặc biệt hằng năm đối với việc bảo vệ và phát
triển nguồn lợi Hội cũng đã động viên tất cả các tỉnh hội, các cơ sở hội ở
địa phương kết hợp với chi chục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản thả cá ra sông
ngòi, ao hồ và ra biển để tăng thêm và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là mục tiêu lớn nhất
của các quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam đây cũng là mục tiêu đã thực hiện
lâu nay rồi.Như biện pháp điều chỉnh lại kích thước mắc lưới, việc khai thác
mang tính hủy diệt…từ những năm 80,90
Ông Trần Cao Mưu
Việc kiểm tra, thanh tra nguồn lợi thủy sản được tăng cường
như chuyện đánh mìn bị nghiêm cấm rồi chuyện dùng mắc lước có kích thước
không đảm bảo, hay khai thác vào khu vực cá di cư, cá đẻ… Nhiều năm qua ngành
thủy sản đã làm rất nghiêm túc, rất chặt chẽ vấn đề đó.
Gia Minh: Nói
vậy nhưng đối với người vi phạm thì biện pháp chế tài nghiêm minh ra sao?
Ông Trần Cao Mưu: Trong pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản có biện pháp
chế tài rồi. Nhưng không thể tránh khỏi sự vi phạm của người dân vì cuộc mưu
sinh hằng ngày và nhận thức của một số ngư dân về việc phát triển và bảo vệ
nguồn lợi. Nên chuyện vi phạm có xảy ra và thường xuyên xảy ra ở một số vùng
miền nhất định. Các chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các tỉnh cũng đã ngăn
chặn; nhưng triệt để thì chưa thể nói hết được.
Gia Minh: Việc
giáo dục cho ngư dân cũng cần thiết?
Ông Trần Cao Mưu: Đúng, cần phải tăng cường thêm tuyên truyền. Trong
chương trình khuyến nông, khuyến ngư, rồi chương trình tam nông của các đài
truyền hình Việt Nam đều có nói đến, đều có tuyên truyền. Và trong những đợt
tập huấn để nâng cao trình độ kỹ thuật thì không thiếu các bảo vệ nguồn lợi
thủy sản. Thực ra đây là vấn đề để đánh giá nếu vùng nào, đất nước nào bảo vệ
tốt nguồn lợi thủy sản thì ngành thủy sản phát triển, nếu bảo vệ không tốt
thì ngành thủy sản sẽ bị eo hẹp lại, vì cá không phải vô tận mà có điều kiện
của nó.
Thông
tin mới nhất về chị Bùi Thị Minh Hằng
Công An đàn áp PGHH - Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo liên tiếp bị
đàn áp
https://www.youtube.com/watch?v=FVYeDoHPUdU
Nguyễn Bắc Truyển - Sáng nay, 19/8/2-14, Quỳnh Anh
đã gặp được chị Hằng tại trại giam An Bình (Cao Lãnh, Đồng Tháp). Buổi gặp
diễn ra trong vòng 15 phút.
Theo Quỳnh Anh, chị Hằng sức khỏe yếu
vì vừa trải qua lần tuyệt thực thứ 4 - 13 ngày (không ăn, không uống). Hiện
nay, chị đã dừng tuyệt thực, sức khỏe có tốt hơn, giọng chị Hằng vẫn sang
sảng hào hùng như ngày nào.
Chị Hằng xin gởi lời nhắn với bà con cô bác:
1/ Chân thành cám ơn tất cả những ai đã quan tâm đến chị
và hai người bạn bị bắt (Thúy Quỳnh, Minh).
2/ Chị rất vui khi biết tin Bo Trung (Trần Bùi Trung) đã
đi Hoa Kỳ vận động cho những người bị bắt và mong cộng đồng người Việt giúp
cho Trung trở thành một người thanh niên trưởng thành, sống có lý tưởng, sống
có trách nhiệm với những người xung quanh.
3/ Nếu như tòa án phán quyết với một bản án bất công, chị
Hằng sẽ tuyệt thực cho đến chết để phản đối. Chị nói: Hy sinh cũng là một
cách đấu tranh.
4/ Chị mong bà con đồng bào xa gần và đại diện các Đại sứ
quán đến tham dự phiên tòa ngày 26/8/2014.
Quỳnh Anh cũng đã nói với chị Hằng về sự quan tâm lo lắng
của cộng đồng người Việt khắp nơi đối với sức khỏe chị Hằng và hai người bị
bắt cùng (Thúy Quỳnh, Minh). Sự vận động với giới chức và truyền thông tại
Hoa Kỳ của Trung. Sự quan tâm đặc biệt của ông Báo cáo viên LHQ - Heiner
Bielefeldt đối với chị Hằng và các tín đồ PGHH, ông báo cáo viên tiếp tục
theo dõi vụ việc này sau khi có chuyến thanh sát tại Việt Nam.
Một số tín đồ PGHH tại miền Tây đã bị công an địa phương
mời "làm việc" và cấm họ đến tham dự phiên tòa "công
khai" xử chị Hằng, Thúy Quỳnh và Minh.
10 giờ sáng, ngày 19/8/2014.
Facebook Nguyễn Bắc Truyển
3 thanh niên thương vong sau khi bị CSCĐ đánh dùi cui vào
người?
Một
CSCĐ quay lại lấy xe của người gặp tai nạn nhưng vấp phải sự phản đối của
người dân
Thiên Thư (Dân trí) - “Lúc xảy ra sự
việc tôi cũng đang đi trên đường Nguyễn Tất Thành để về nhà. Thấy CSCĐ
"dí" xe chở 3 nên tôi tò mò chạy theo sát để xem, chứng kiến rất rõ
sự việc. Một CSCĐ đã dùng dùi cui đánh vào người một trong 3 thanh niên trên
xe máy nên họ đã bị ngã lộn một vòng rồi va vào con lươn. Sau đó các CSCĐ bỏ
mặc người bị nạn rồi quay xe đi”, nhân chứng xin giấu tên kể lại.
Do vi phạm luật giao thông chở 3
và không đội mũ bảo hiểm, Bắc bị CSCĐ đuổi theo. Khi đi đến đoạn gần giữa
đường Nguyễn Tất Thành (TP Pleiku), nhóm của Bắc bị CSCĐ đánh dùi cui vào
người. Sau đó chiếc xe mất lái, gặp nạn...
Một người dân chứng kiến sự việc
kể lại, vào lúc 21h45 tối 18/8, có 3 thanh niên đi chung trên một chiếc xe
máy mang BKS 81B-03445, không đội mũ bảo hiểm, lưu thông trên đường Nguyễn
Tất Thành thì bị Cảnh sát cơ động (CSCĐ) phát hiện và đuổi theo yêu cầu dừng
xe.
Khi đến đoạn gần ngã ba Phù Đổng -
Nguyễn Tất Thành thì một CSCĐ đã dùng dùi cui đánh vào nhóm người ngồi trên
xe vi phạm khiến xe máy mất lái, tông vào con lươn. Cả 3 thanh niên đi xe máy
đều ngã xuống đường rồi bị thương.
Sau khi sự việc xảy ra, 2 CSCĐ đã
dắt xe bị nạn vào lề đường, rút chìa khóa xe rồi bỏ đi, để mặc người bị nạn
đang bị thương nặng.
Thấy 3 thanh niên bị thương, một
tài xế taxi của hãng Hùng Nhân đã cùng một số người dân đưa người bị nạn đi
cấp cứu. Do bị thương quá nặng, một trong 3 thanh niên đi xe máy đã tử vong.
Còn 2 người bị thương nặng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia
Lai.
“Lúc xảy ra sự việc tôi cũng đang
đi trên đường Nguyễn Tất Thành để về nhà. Thấy CSCĐ "dí" xe chở 3
nên tôi tò mò chạy theo sát để xem, chứng kiến rất rõ sự việc. Một CSCĐ đã
dùng dùi cui đánh vào người một trong 3 thanh niên trên xe máy nên họ đã bị
ngã lộn một vòng rồi va vào con lươn. Sau đó các CSCĐ bỏ mặc người bị nạn rồi
quay xe đi”, nhân chứng xin giấu tên kể lại.
Sau đó một lúc, 2 CSCĐ quay lại
hiện trường để lấy chiếc xe bị nạn đưa về trụ sở.
Ông Trần Văn Thắng (trú phường Phù
Đổng, TP Pleiku) cho biết, 3 thanh niên trên chiếc xe vi phạm gồm con trai
ông tên Trần Văn Bắc (SN 1995), người cầm lái là Lê Hoài Thương (SN 1994, trú
tổ 15, phường Phù Đổng) và một người nữa ông chưa biết là ai.
Dân trí sẽ tiếp tục làm rõ, thông
tin diễn biến vụ việc.
Thiên Thư
http://dantri.com.vn/phap-luat/3-thanh-nien-thuong-vong-sau-khi-bi-cscd-danh-dui-cui-vao-nguoi-932480.htm
GS Nguyễn Đăng Hưng bị công an quận 7 'mời làm việc'
Giáo
sư Nguyễn Đăng Hưng và tờ hợp đồng lao động với Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Ảnh
tư liệu
Hà Bình (Tuổi Trẻ Online) - Công an Q.7 (TP.HCM)
đã gửi giấy mời GS Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ) đến đội cảnh sát điều tra
tổng hợp để “làm rõ nội dung đơn tố cáo liên quan đến ông Hưng”.
Trước đó, cùng với việc kiện GS
Nguyễn Đăng Hưng ra Tòa án nhân dân Q.9, TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng
nộp đơn tố cáo ông Hưng đến Công an Q.7, TP.HCM.
Đơn tố cáo cho rằng ông Nguyễn
Đăng Hưng có “hành vi bịa đặt và phát tán các thông tin sai lệch có tính vu
khống hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín
nhà trường”.
Bên cạnh đó, Trường ĐH Tôn Đức
Thắng cũng tố cáo ông Hưng “lừa đảo” khi “ngầm thỏa thuận với nhà xuất bản để
gạt vai trò sáng lập, chủ quản của trường ra khỏi tạp chí...” (xem thêm bài “Trường ĐH Tôn Đức Thắng kiện GS Nguyễn Đăng Hưng”,
Tuổi Trẻ ngày 8-8).
Phía Trường ĐH Tôn Đức Thắng xác
nhận nhà trường đã gửi đơn tố cáo, đề nghị “khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối
với hành vi vu khống cá nhân, bôi nhọ uy tín cơ quan và lừa đảo chiếm đoạt
tài sản xã hội chủ nghĩa của ông Nguyễn Đăng Hưng” đến Công an quận 7. Đơn do
ông Nguyễn Quốc Bảo làm đại diện nhà trường đứng đơn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Nguyễn
Đăng Hưng cho biết ông đã không thể đến làm việc theo giấy mời của công an vì
lý do sức khỏe (Công an quận 7 mời làm việc ngày 15-8). “Tôi không khỏe. Bác
sĩ bảo tôi không được đi đâu hết” - GS Hưng nói.
Về giấy mời của công an, GS Hưng
nói ông thấy nguy cơ Trường ĐH Tôn Đức Thắng hình sự hóa sự việc.
“Tôi đang tìm cách bảo vệ mình.
Tôi mong các cấp thẩm quyền sẽ thấy được vấn đề là họ (ĐH Tôn Đức Thắng - PV)
tìm cách bôi nhọ thanh danh của tôi. Nếu cần phải tới đồn công an trong những
lúc triệu tập khác tôi sẽ mời đại diện Đại sứ quán Bỉ đi cùng. Tôi chỉ đến
đồn công an khi có đại diện của Đại sứ quán Bỉ” - ông Hưng chia sẻ.
Trong một diễn biến khác, sáng
14-8 GS Nguyễn Đăng Hưng đã đến Tòa án nhân dân quận 9 (TP.HCM) theo giấy
triệu tập của tòa.
Tại đây, tòa đã trao cho GS Hưng
giấy thông báo thụ lý vụ án.
Giấy này thông báo những vấn đề
người khởi kiện (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) yêu cầu ông Hưng giải quyết.
Đó là: Đăng thông tin cảm ơn
trường với tư cách là nhà sáng lập trên một số của tạp chí APJCEN; ngừng phát
tán những nội dung sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh Trường ĐH
Tôn Đức Thắng; đính chính, xin lỗi trường trên các diễn đàn đã đăng thông
tin; công khai xin lỗi trường trên một tờ báo; hoàn trả 461.364.522 đồng mà
trường đã chi trả để ông Hưng thực hiện tạp chí APJCEN.
Trước những yêu cầu này, GS Nguyễn
Đăng Hưng đáp trả: “Ông hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng yêu cầu đăng
thông tin cảm ơn trường với tư cách là người sáng lập tạp chí APJCEN, tôi
thấy đây là một đòi hỏi, thành thật mà nói là khá lố bịch. Ông hiệu trưởng
Trường ĐH Tôn Đức Thắng tự phong cho mình sáng lập tờ báo mà không có văn bản
nào thừa nhận cả."
"Việc thành lập tờ báo chỉ có
một văn bản thỏa thuận giữa Nhà xuất bản Springer và GS Nguyễn Đăng Hưng,
người đề xướng sáng lập. Chỉ có hai bên này mới là người sáng lập tạp chí nên
hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng không thể nào tự xưng thế được. Đó là đòi
hỏi không chính đáng. Tôi không biết phải cảm ơn điều gì đây theo yêu cầu của
trường”.
Giải thích việc “phát tán nội dung
sai sự thật”, ông Hưng nói: “Khi hợp đồng công tác giữa tôi và Trường ĐH Tôn
Đức Thắng chấm dứt, tôi phải thông báo với thành viên ban biên tập APJCEN sự
chấm dứt đó. Khi thông báo, tôi phải giải thích lý do tại sao, đó là vì những
đòi hỏi vô lý và không có cơ sở của hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng về
đòi quyền sáng lập, quyền bổ nhiệm tổng biên tập...”.
HÀ BÌNH
http://tuoitre.vn/Giao-duc/623928/cong-an-q-7-moi-gs-nguyen-dang-hung-lam-viec.html
Một thứ “giấy mời” ngang ngược của Công an Đồng Nai
Lê Anh Hùng (Danlambao) - Ngày 16.8 vừa qua, Công an
Phường 5, Tp Đông Hà, Quảng Trị đã đến nhà trao cho tôi tờ “Giấy mời” làm
việc đề ngày 13.8.2014 của Công an Đồng Nai, với nội dung là để “làm rõ về
đơn tố cáo của đương sự Lê Anh Hùng”.
Trong tờ biên nhận, tôi phản hồi lại là “Yêu cầu ghi rõ
đơn tố cáo nào để tôi chuẩn bị”. Hiện nay, tôi là người đang đứng tên trong
hai đơn tố cáo đã gửi đến các cơ quan chức năng.
Đơn tố cáo thứ nhất đề ngày 16.9.2013,
với đối tượng bị tố cáo là Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và nguyên TBT Nông Đức Mạnh. Đơn tố cáo này đã được gửi qua
bưu điện cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang
và gửi trực tiếp cho Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Đơn tố cáo này do
tôi cùng ký tên với vợ tôi là Lê Thị Phương Anh, người đang bị Công an Đồng
Nai bắt giữ trái phép kể từ ngày 15.5.2014. Cho đến nay, mặc dù đã gần 1 năm
trôi qua, nhưng chúng tôi vẫn chưa hề nhận được bất kỳ một hồi âm nào từ phía
các cơ quan chức năng của Việt Nam về đơn tố cáo công khai và đúng pháp luật
này.
Đơn tố cáo thứ hai đề ngày 10.6.2014,
với đối tượng bị tố cáo là Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và Thủ trưởng Cơ
quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai. Đơn tố cáo này đã gửi qua bưu
điện đến (1) Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, (2) Viện trưởng Viện KSNDTC
Nguyễn Hòa Bình, (3) Bộ Chính trị, (4) Quốc hội và (5) ĐBQH Dương Trung Quốc
(riêng ĐBQH Dương Trung Quốc thì tôi còn đến tận văn phòng gửi trực tiếp cho
ông). Cũng như đơn tố cáo thứ nhất, cho đến tay tôi vẫn chưa hề nhận được bất
kỳ hồi âm nào từ phía các cơ quan chức năng, mặc dù tôi đã ghi rõ địa chỉ và
số điện thoại trong đơn.
Như vậy, việc Công an Đồng Nai mời tôi đến để “làm rõ về
đơn tố cáo” có thể liên quan đến một trong hai đơn tố cáo nói trên hoặc cả
hai đơn, nhưng vì họ không ghi rõ là đơn tố cáo nào nên tôi đã phản hồi là
yêu cầu họ ghi rõ đơn tố cáo để tôi chuẩn bị.
Tuy nhiên, dù họ có ghi rõ đơn tố cáo nào trong hai đơn tố
cáo nói trên thì họ cũng không có tư cách hay quyền hành gì để mà “mời” tôi
theo cái lối hết sức ngang ngược như thế cả.
Thứ nhất, cả hai đơn tố cáo tôi đều không gửi cho Công an
Đồng Nai, nên họ không có quyền “mời” tôi đến để “làm rõ”.
Thứ hai, đơn tố cáo thứ nhất là tố cáo lãnh đạo đảng và
nhà nước. Công an Đồng Nai hoàn toàn không đủ thẩm quyền (chưa kể năng lực
điều tra) để mà “mời” tôi đến “làm rõ đơn tố cáo” cho họ.
Thứ ba, trong đơn tố cáo thứ hai thì Công an Đồng Nai
chính là đối tượng bị tố cáo, là đương sự. Do vậy, việc họ gọi tôi là “đương
sự” rõ ràng là thể hiện thái độ hết sức ngạo ngược, chà đạp lên pháp luật.
Thứ tư, tôi tố cáo họ bằng văn bản
thì họ phải có trách nhiệm trả lời các cơ quan tiếp nhận đơn thư (và cho tôi)
bằng văn bản, chứ không có kiểu “mời” đến làm việc khơi khơi như thế.
Thứ năm, nếu họ thực sự không đủ
trình độ để hiểu được những nội dung tố cáo họ mà tôi đã trình bày rất rành
rẽ trong đơn thì họ cần trực tiếp gặp tôi để đề nghị tôi giải thích cho họ.
Tôi không dư thừa thời gian và đặc biệt là tiền bạc để vượt quãng đường hơn
2.000km cả đi lẫn về chỉ nhằm mục đích là “làm rõ” cho họ những nội dung mà
ngay cả một học sinh bình thường cũng có thể hiểu được.
Nhân đây, tôi cũng xin nhắc lại là
ngày 19.5.2014, Công an Quảng Trị cho người đến thông báo với mẹ Phương Anh
là Công an Đồng Nai gọi điện ra báo họ đang giam giữ Phương Anh và đề nghị
người nhà đến để "bảo lãnh" cho về.
Ngày hôm sau, tôi nhờ chị Ngô Thị Hồng Lâm (Vũng Tàu) cùng
vài người bạn đến Trại giam B5 để hỏi. Tuy nhiên, sau khi gọi điện lên cấp
trên để kiểm tra, cán bộ trại giam ở đây khẳng định là Công an Đồng Nai không
phát thông tin đó?!
Vợ chồng chúng tôi đã tố cáo liên minh ma quỷ Hoàng Trung
Hải (PTT gốc Tàu) – Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng đương nhiệm) – Nông Đức Mạnh
(nguyên TBT) kể từ năm 2008 đến nay và đã phải nếm trải đủ mọi hình thức trả
thù tàn ác, hèn hạ, bỉ ổi của họ. Trong khi đó, những người có trách nhiệm
lại không giải quyết đơn thư tố cáo công khai và đúng pháp luật của chúng
tôi, hoặc giải quyết không đúng pháp luật.
Vì vậy, một lần nữa, tôi tha thiết kêu gọi dư luận trong
và ngoài nước, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, những người có
trách nhiệm và tiếng nói trong xã hội quan tâm đến vụ việc của chúng tôi cũng
như số phận của chúng tôi, những người đã và đang tố cáo những tội ác khủng
khiếp của bè lũ cướp nước và bán nước Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng –
Nông Đức Mạnh ròng rã 6 năm qua.
Lê Anh Hùng
danlambaovn.blogspot.com
Bộ Công an không thích, thì Viện Hàn lâm không dám
HÀ NỘI (NV) - Hội thảo do Đoàn Luật sư
Hà Nội tổ chức để bàn về Thông tư 28 mà Bộ Công an Việt Nam ban hành hồi đầu
tháng trước, vừa bị hủy bỏ do tác động của Bộ Công an CSVN.
Theo dự kiến, hội thảo vừa kể sẽ
diễn ra vào ngày 16 tháng 8-2014, tại Hội trường Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam, ở số 1 đường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Cũng theo dự kiến, các thành viên
của Đoàn Luật sư Hà Nội sẽ thảo luận về Thông tư 28. Nhiều tờ báo tại Việt
Nam đã cử người tham dự hội thảo để ghi nhận thêm ý kiến của giới luật sư Hà
Nội về Thông tư 28.
Tuy nhiên đến 8 giờ tối ngày 15
tháng 8, bộ phận quản lý Hội trường Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam gọi
điện thoại, thông báo cho Chánh Văn phòng Đoàn Luật sư Hà Nội, rằng họ không
thể cho mướn hội trường vì Bộ Công an Việt Nam yêu cầu như thế!
Bộ phận quản lý Hội trường Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói thêm, Đoàn Luật sư Hà Nội muốn đòi bồi
thường vi phạm hợp đồng bao nhiêu thì cứ kiện đòi, riêng phía quản lý Hội
trường Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sẽ không mở cửa cho Ban Tổ chức
đưa các luật sư vào đó thảo luận về Thông tư 28!
Thông tư 28 do Bộ Công an Việt Nam
ban hành hôm 7 tháng 7-2014, “Quy định về công tác điều tra hình sự trong
Công an nhân dân” và sẽ có hiệu lực từ 25 tháng 8-2014.
Trong bối cảnh dân chúng Việt Nam
sôi sục vì nhiều nghi can đột tử khi bị công an tạm giữ, tạm giam, nhiều oan
án mới được làm rõ cho thấy, công an không điều tra, chỉ tra tấn, ép người
lương thiện nhận tội thì Thông tư 28 được Bộ Công an Việt Nam giới thiệu như
một nỗ lực nhằm giải quyết thực trạng tồi tệ đó.
Thân nhân đón ông Nguyễn Thanh
Chấn khi ông được phóng thích. Ông Chấn bị tra tấn, ép cung để bị kết án chung
thân vì “giết người”, ở tù mười năm mới được minh oan. (Hình: Tiền Phong)
Thông tư 28 có một số quy định mới
về quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan điều tra thuốc Bộ Công an Việt Nam và
được cho là để ngăn ngừa giới điều tra viên tiêu cực và lạm quyền (cấm giữ
những tài sản hoặc vật chứng liên quan tới vụ án, cấm tiếp – nhờ vả - nhận
quà – ăn nhậu với thân nhân của người đang bị điều tra, cấm “mời” đương sự
đến làm việc bằng cách gọi điện thoại,…).
Tuy nhiên Thông tư 28 vẫn không đề
ra bất kỳ quy định nào nhằm ngăn chặn việc giới điều tra viên cản trở luật sư
thực hiện công việc của họ.
Đáng chú ý là tại điều 38, Thông
tư 28 xác định, nếu người bào chữa có hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt
động điều tra (cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, ngăn cản việc
khai báo, tiết lộ bí mật, cung cấp tài liệu sai sự thật, khiếu nại, kiến nghị
không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác) thì giới điều tra viên
có thể “lập biên bản, ghi âm, ghi hình hoặc tiến hành các biện pháp khác nhằm
thu thập tài liệu, chứng cứ, chứng minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho
hoạt động điều tra”.
Điều 38 của Thông tư 28 đã bị giới
luật sư Việt Nam chỉ trích kịch liệt. Giới này cho rằng, việc trao đổi giữa
họ và thân chủ có tính riêng tư và họ có nghĩa vụ bảo vệ bí mật thông tin của
thân chủ nên điều tra viên không thể ghi âm, ghi hình.
Ngoài ra, bởi công việc của luật
sư là phản biện, theo qui định của pháp luật Việt Nam (Luật Luật sư, Luật Tố
tụng Hình sự) nên luật sư có quyền kiến nghị, khiếu nại. Bộ Công an Việt Nam
không có quyền cho phép chỉ huy các cơ quan điều tra bác bỏ kiến nghị, khiếu
nại của luật sư hay thu hồi Giấy Chứng nhận bào chữa của luật sư.
Theo giới luật sư, nếu có luật sư
nào “cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, ngăn cản việc khai báo,
tiết lộ bí mật, cung cấp tài liệu sai sự thật” thì việc điều tra những hành
vi đó phải do Cơ quan Điều tra thuộc Viện Kiểm sát Tối cao thực hiện, Bộ Công
an Việt Nam không thể giành lấy, làm thay.
Cũng vì những phản ứng mạnh mẽ của
giới luật sư, hồi thượng tuần tháng 8, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã cử đại
diện đến gặp Vụ Pháp chế của Bộ Công an CSVN. Tổ chức này cho biết họ sẽ có
văn bản nêu ý kiến chính thức về Thông tư 28.
Hội thảo của Đoàn Luật sư Hà Nội
cũng nhắm đến mục tiêu tập hợp ý kiến trước khi soạn – gửi văn bản phản đối
chính thức. Đoàn luật sư Hà Nội không dè chỉ vì Bộ Công an không thích mà họ
không có chỗ để bàn luận. (G.Đ)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=193547#.U_K2fvmSxuA
Coi
Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu
Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ
tự thiêu ở Tây Tạng
|
Lửa trong Vùng đất của
Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng
|
||||
View on www.youtube.com
|
Preview
by Yahoo
|
||||
Bà con
hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu
cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong
tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kpc3wmwKit0
Chiến
tranh biên giới Việt Trung năm 1979
http://www.youtube.com/watch?v=eEBkpsCwsDY
Battlefield
Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy
http://www.youtube.com/watch?v=eQdFGr7NQ4o&list=PLCABD020D6B200061
SBTN
SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)
https://www.youtube.com/watch?v=NTZGFJyF2pQ
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
https://www.youtube.com/watch?v=LSpiyHxlK5I
SBTN
SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
https://www.youtube.com/watch?v=P2Zbrz4iJbc
http://baomai.blogspot.com/2014/07/tham-dot-ngu-khong-loi-thoat-cua-cong.html |
|
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc
- Lính Trung cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
https://www.youtube.com/watch?v=GwhBJ6Y-Aks
Ngư dân Lý
Sơn kể chuyện bị tàu TQ ‘cướp phá tài sản’
Tàu thuyền
đánh cá của ngư dân Việt Nam. Tại khu vực ngư dân Việt đánh bắt, các tàu cá
Trung Quốc được sự bảo vệ của tàu chấp pháp thường xuyên ngăn chặn, vây ép
tàu cá của Việt Nam.
VOA Tiếng Việt
19.08.2014
Ông Lê
Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh
cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt
thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá
của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể
với VOA Việt Ngữ:
Ông Lê
Khởi: Chúng tôi
đang đánh bắt tại vùng biển đó thì thấy, phát hiện hai chiếc xuồng bay (xuồng
cao tốc) của Trung Quốc với 17 người, trong đó có một nữ, ra rượt đuổi. Họ
mặc đồng phục màu đen. Còn khi một tiếng đồng hồ sau thì có một chiếc tàu
46101 có người mặc đồng phục rằn ri. Đó là tàu chắc là không phải hải giám mà
chắc là tàu của cảnh sát biển. Họ rượt đuổi thì tôi chạy, cố không cho họ
đuổi kịp tàu, nhưng không thể tránh né được. Cuối cùng, khoảng nửa tiếng đồng
hồ sau, họ lên tàu và họ đập cửa kính, họ khống chế, đánh đập. Họ lấy hết tài
sản, và các thiết bị trên tàu, lấy cá, lấy hết.
VOA: Vì sao ông nghĩ đó là tàu của Trung Quốc chứ không
phải của một nước nào khác?
Thứ nhất
là vì cuộc sống mưu sinh. Thứ hai đó là truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ngư
trường Hoàng Sa là nơi ngư dân chúng tôi thường xuyên ra đánh bắt. Chúng tôi
dù có bị bắt, bị đánh, bị đập chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi....
Ông Lê
Khởi, ngư dân đảo Lý Sơn.
Ông Lê
Khởi: Có cờ
Trung Quốc và quốc huy của Trung Quốc. Tôi là một ngư dân đã bị bắt bớ và
đánh đập nhiều lần rồi và đã từng ở [bị giữ] trên đảo Hải Nam ba tháng nên
bản thân tôi rất rành ba cái chuyện đó.
VOA: Trung Quốc vừa qua có những động thái dẫn tới cuộc
đối đầu nhiều ngày với Việt Nam. Vì sao ông vẫn tiếp tục ra khơi?
Ông Lê
Khởi: Thứ nhất
là vì cuộc sống mưu sinh. Thứ hai đó là truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ngư
trường Hoàng Sa như là vườn cây, ao cá, là chỗ mà ngư dân chúng tôi thường
xuyên ra đánh bắt. Chúng tôi dù có bị bắt, bị đánh, bị đập chúng tôi vẫn ra
đó dù có phải vay mượn hay mất mát tài sản. Năm 2007, tôi ở [bị giữ] trên đảo
Hải Nam ba tháng và 2012 tôi cũng bị lấy tài sản hết, cũng bị đánh đập nhưng
tới năm 2014 chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi. Tôi quen rồi.
VOA: Khi người của Tàu Trung Quốc lên tàu đánh đập ông và
các thuyền viên, ông có kháng cự không?
Ông Lê
Khởi: Thứ
nhất là mình không thể kháng cự. Lực lượng của họ có đủ thứ, làm sao kháng cự
được? Họ đánh đập mình, họ bắt, họ chắn mũi tàu thì chỉ có cúi đầu thôi,
ngẩng lên là họ đánh xuống. Họ làm gì thì họ làm. Tiếng họ nói thì có nghe
hiểu gì đâu.
VOA: Trên tàu của mình không có những vật dụng để có thể
chống đỡ lại được?
Miền Trung
đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Cuộc sống của họ dựa trên biển.
Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải
bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này...
Ông Nguyễn
Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn.
Ông Lê
Khởi: Không,
mình có trang bị gì đâu. Mình chỉ là dân mà.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi của VOA Việt Ngữ rằng liệu việc thúc giục các ngư dân ra khơi trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông có đẩy họ vào chỗ nguy hiểm không, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, nói:
“Miền Trung đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Kinh tế mũi nhọn của ngư dân là kinh tế biển. Cuộc sống của họ dựa trên biển. Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này có cuộc sống thì họ phải bảo quản để con cháu họ sau này có cuộc sống. Đó là trách nhiệm của mỗi ngư dân. Họ vẫn thấy được mưu đồ của Trung Quốc. Hiện nay họ cố tình chiếm đoạt biển Đông làm của riêng mình, từ đó họ sẽ ngăn cản, tông va và cướp đoạt tài sản của ngư dân để họ làm cho ngư dân nản lòng. Ngược lại, cuộc sống của ngư dân làm sao mà họ bỏ được?”
Trong khi đó, trả lời câu hỏi của VOA Việt Ngữ rằng liệu việc thúc giục các ngư dân ra khơi trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông có đẩy họ vào chỗ nguy hiểm không, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, nói:
“Miền Trung đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Kinh tế mũi nhọn của ngư dân là kinh tế biển. Cuộc sống của họ dựa trên biển. Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này có cuộc sống thì họ phải bảo quản để con cháu họ sau này có cuộc sống. Đó là trách nhiệm của mỗi ngư dân. Họ vẫn thấy được mưu đồ của Trung Quốc. Hiện nay họ cố tình chiếm đoạt biển Đông làm của riêng mình, từ đó họ sẽ ngăn cản, tông va và cướp đoạt tài sản của ngư dân để họ làm cho ngư dân nản lòng. Ngược lại, cuộc sống của ngư dân làm sao mà họ bỏ được?”
Tới tối
ngày 20/8, Việt Nam chưa chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ việc
mới nhất xảy ra sau khi Trung Quốc rút giàn khoan dầu gây tranh cãi từng gây
ra cuộc đối đầu suốt hơn một tháng.
Bắc Kinh cũng chưa lên tiếng về cáo buộc của chủ tàu người Quảng Ngãi.
Bắc Kinh cũng chưa lên tiếng về cáo buộc của chủ tàu người Quảng Ngãi.
http://www.voatiengviet.com/content/ngu-dan-ly-son-ke-chuyen-bi-tau-trung-quoc-cuop-pha-tai-san/2418379.html
Cuộc sống dân oan ngày nay,
Sao mà
vắng lặng để người dân khiếu kiện đợi chờ
Cơ quan gì giống bãi tha ma
Không thấy một bóng hình cán bộ
Trách nhiệm đâu? lòng bác ái để nơi đâu"
Sao lại nở đoạn tình nhân loại
Máu chảy ruột mềm người xưa nói.
Quốc hội sao đành ngoảnh mặt làm ngơ
Cơ quan gì giống bãi tha ma
Không thấy một bóng hình cán bộ
Trách nhiệm đâu? lòng bác ái để nơi đâu"
Sao lại nở đoạn tình nhân loại
Máu chảy ruột mềm người xưa nói.
Quốc hội sao đành ngoảnh mặt làm ngơ
Nguồn ảnh:
Dân oan Việt nam.
NÍN THỞ
QUA SÔNG
Nín thở
qua cây cầu 'có một không hai' ở Việt Nam
Cầu dài khoảng 100m, rộng chừng 1,5m được ghép bằng gỗ, tre nứa, chằng buộc bằng đủ thứ sợi thép và có cả lốp xe đạp… Nó cũ kỹ, ọp ẹp, xộc xệch và yếu đến nỗi một nửa chiếc cầu nằm chìm dưới mặt nước...
Cầu Bến Gỗ (bắc ngang sông Hà Thanh nối tổ 62, khu vực 7, phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn với thôn Phổ Trạch, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định).
Có khoảng 1.000 hộ dân thường xuyên qua lại trên cây cầu này.
Hàng ngày, vào những lúc cao điểm, mọi người buộc phải xếp thành hàng dài, chờ đợi để luân phiên qua cầu.
Ông Lê Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, lý giải: Xã cũng muốn xây dựng một cây cầu mới vững chãi, tạo điều kiện cho người dân đi lại được an toàn, nhưng kinh phí để làm cầu vượt quá khả năng của địa phương.
Không còn cách nào hơn, để giải quyết nhu cầu đi lại cho nhân dân, địa phương tổ chức đấu thầu công khai, sau đó, hộ bà Võ Thị Khoa (trú xóm Vạn Trạch, thôn Phổ Trạch) trúng thầu và đứng ra làm cầu tạm như kể trên, đến mùa mưa thì tổ chức đưa đò, có thu phí.
Trích Báo Người Việt Trẻ
http://blog-nguoiviettre.blogspot.com/2014/08/nin-tho-qua-cay-cau-co-mot-khong-hai-o.html
(5 ảnh)
KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA ĐẢNG ... CHÍNH LÀ ĐẢNG
Trịnh Hữu
Long
Thông Tin
Đức Quốc - 19.08.2014
Ngoài
người anh cả 16 chữ vàng và 4 tốt, xem ra đảng có quá nhiều kẻ thù: Đế quốc
Mỹ, các nước tư bản, NGO, "phản động", diễn biến hòa bình, tham
nhũng, lạm phát. Tưởng kẻ thù lớn nhất của đảng là dân, nhưng thật ra không
phải. Theo tác giả, đó chính là đảng!
Hình:
Internet, tác giả tay cầm giấy
Một trong
những điều người Việt Nam lo ngại nhất khi quan hệ với Mỹ là Mỹ có thể trở
mặt bất cứ lúc nào, như đã từng làm với Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975.
Lo ngại
này là chính đáng, vì nước nào cũng phải đặt lợi ích quốc gia họ lên trên tất
cả (chỉ có vài nước là đặt một chủ nghĩa và một thứ tình anh em siêu ảo lên
trên đầu). Nước Mỹ cũng chẳng sai gì khi bỏ rơi đồng minh để bảo vệ đất nước
họ.
Nhưng bối
cảnh hiện nay có lẽ thuận lợi hơn nhiều cho lãnh đạo Việt Nam, bởi lẽ lần đầu
tiên trong lịch sử, và cũng là một trong những điểm độc đáo nhất của chính
trị Việt Nam, họ có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt rộng lớn ngay trong lòng
nước Mỹ. 1,7 triệu công dân Mỹ gốc Việt, chiếm gần 0,6% dân số Mỹ, hầu hết
vẫn còn tha thiết với quê hương, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quan hệ Việt -
Mỹ. Lá phiếu của họ có thể chi phối chính trường và quan điểm của họ luôn
luôn được lắng nghe.
Bởi vậy,
một trong những cách tốt nhất để kìm hãm các chính sách bất lợi cho Việt Nam
từ phía Mỹ là chính phủ phải thân thiết được với cộng đồng người Việt ở Mỹ và
thực lòng tôn trọng họ. Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng đang nắm chính phủ
hiện nay, có làm được điều này không là một câu hỏi lớn, bởi để kết thân được
với cộng đồng người Việt ở Mỹ, họ buộc phải đánh giá lại toàn bộ cuộc chiến
tranh 1954-75, đánh giá lại Việt Nam Cộng hòa, đánh giá lại sự kiện hàng
triệu người Việt bỏ nước ra đi sau năm 1975 và hàng trăm nghìn người đã chết
tức tưởi trên biển.
Làm thế
nào để Đảng nói với đảng viên của họ, cựu chiến binh của họ và một bộ phận
lớn nhân dân về tất cả những điều này? Làm thế nào để Đảng mở được lời xin
lỗi? Vốn liếng chính trị lớn nhất của họ chính là cuộc chiến tranh được gọi
là "chống Mỹ", cái mà phần lớn người Việt Nam ngày nay vẫn coi là
công lao của Đảng. Từ bỏ được là không dễ.
Thế mới
bảo, kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
Nguồn:blog.trinhhuulong.com Thông
Tin Đức quốc - http://www.ttdq.de/node/1699
Nhạy cảm chính trị
Bùi Mai
Hạnh
Vừa rồi về
Việt Nam, bất ngờ được chị bạn (làm công tác văn hóa văn nghệ) nhắc nhở: “Em
chẳng nhạy cảm chính trị gì cả!”.
Thực ra “nhạy cảm chính trị” là cái quái gì nhỉ? Ngơ ngác một lúc, nhớ ra, ngay từ buổi đầu viết báo, mình từng được/bị nhắc như thế. Không chỉ một lần.
Lần thứ nhất cách đây cũng gần hai chục năm. Sau đợt đi thực tế theo chương trình thực tập của Trường Viết văn Nguyễn Du, mình nộp bài cho tờ X. Một tuần căng thẳng hồi hộp chờ đợi trôi qua, mình được bà Tổng biên tập tiếp bằng nụ cười tươi rói và thương cảm: “Đúng là nhà thơ nhà văn các bạn lơ mơ thật. Chẳng nhạy cảm chính trị tí nào!”.
Bài báo viết về nỗi đau chết hụt trong “căn nhà tình nghĩa” của một bà mẹ anh hùng ở Ninh Hòa, vùng đất có nhiều mẹ anh hùng nhất nước. Không nhạy cảm chính trị là sao?
Căn nhà đó có bảy bát hương xếp hàng trên ban thờ lặng ngắt u buồn. Vệt nước lụt vẫn còn thẫm đen đánh dấu trên nửa già cánh cửa gỗ sắp mục. Bức tường nứt đút lọt ngón tay út. Gian bếp lạnh tanh chỏng chơ cái nồi nhỏ… Thỉnh thoảng mẹ mới đến nhà mình để thắp hương cho những người chết trận (chồng và các con trai). Vì mẹ sợ. Ở căn nhà đó, mẹ sợ đủ thứ. Sợ trộm cắp, sợ lụt lội, sợ cái nhà ụp xuống đầu bất cứ lúc nào. Sợ hơn cả là nỗi cô đơn không hàng xóm láng giềng. Mới đấy, lũ lụt tràn qua bất ngờ trong đêm, mẹ suýt chết đuối. May có đứa cháu họ xa sực nhớ đến, chạy ra cõng mẹ về. Từ đó, mẹ về hẳn trong làng ở nhờ nhà người bà con.
Không hề ngần ngại, mẹ thổ lộ nỗi buồn, sự bất bình với chính quyền địa phương khi xây cho mẹ căn nhà không đảm bảo chất lượng vì đã “bị rút ruột một nửa” và nằm chơ vơ giữa cánh đồng hoang vắng. Từ xa, ngôi nhà nom giống mô hình “nhà cô đơn trên sa mạc”. Có lẽ, chức năng của căn nhà là làm nhân chứng cho “sự quan tâm của Đảng và nhà nước” thì đúng hơn là làm “nhà tình nghĩa”, mái ấm cho một bà mẹ anh hùng cô đơn.
Kết luận bài báo, mình nói về cảm giác buồn nôn khi chứng kiến ông quan chức Phòng Thương binh Xã hội, miệng cười hềnh hệch gào thét zô zô, tay thản nhiên thò vào khuấy đá trong vại bia đang sủi bọt ở quán ăn chiêu đãi các tân nhà báo. Chỉ mấy phút trước, trong buổi mít-tinh tưởng nhớ liệt sĩ, những ngón tay chuối mắn này còn vung lên hùng hồn phụ họa cho bài diễn văn “nghèn nghẹn xúc động”…
Tuy nhiên, bài viết nhiều thông tin thực tế và cảm xúc “lai láng” của một đứa thơ thẩn đã không được duyệt chỉ vì nó rất thiếu “nhạy cảm chính trị”.
Lần thứ hai khái niệm “nhạy cảm chính trị” do một sếp nữ giảng giải. Chẳng nhớ là mình đã phạm lỗi gì cụ thể (vì nhiều lỗi quá), chỉ nhớ hôm ấy, ở hành lang cơ quan, mình hút thuốc và sếp cũng… xin một điếu. Đấy là lần duy nhất mình thấy sếp hút thuốc (hình như sếp đang bức xúc gì đó). Sếp chân tình nói: “Này, chị bảo thật, người ta nói ăn cây nào rào cây ấy, nếu em định viết bài chê ngành văn hóa thì em chỉ có cách ra khỏi ngành, rồi muốn viết gì thì viết. Ngành văn hóa tham nhũng giỏi lắm được vài chục triệu, làm sao bằng ngành giao thông tham nhũng hàng chục tỉ hả em. Em cần phải nhạy cảm chính trị hơn chứ đừng có ngây thơ như thế…”.
Mình nghe sếp nói và… im lặng. Sếp nói quá chuẩn! Sau đó, mình đã thực hiện đúng lời khuyên của sếp, tình nguyện vĩnh biệt đời công chức, ra khỏi ngành và viết “Lê Vân yêu và sống”, một cuốn sách mình muốn viết. Cuốn sách bị cấm tái bản (theo lệnh miệng) sau một tháng phát hành. Đến giờ, lệnh cấm vẫn còn nguyên hiệu lực, mà chẳng ai cho mình biết lý do tại sao cấm để mình còn “rút kinh nghiệm”. Đoán mò, chắc tại mình kém “nhạy cảm chính trị” chăng?
Lần thứ ba mình được “thụ giáo” bởi một anh chàng dễ thương bên an ninh văn hóa. Khi đó, mình đang say sưa viết một loạt bài điều tra về ông hiệu trưởng một trường đại học tham nhũng, lạm quyền. Vì là chỗ quen biết, chàng đọc thấy bèn chân tình khuyên nhủ: “Em viết làm gì. Ông trưởng bảo đúng ông phó bảo sai. Đố em biết được ai đúng ai sai!!! Cơ chế là thế. Hôm nay đúng ngày mai sai ngày kia lại đúng. Chẳng có ai sai cả. Viết thế chứ viết nữa cũng chả giải quyết được gì!!! Em phải biết trên ông ấy là ai chứ! Em chả nhạy cảm chính trị tí nào”.
Quả thật, bốn số liền đăng bài tố cáo mà “ngài hiệu trưởng khả kính” không thèm ra lời. Thậm chí, không hiểu phù phép thế nào, ông ta lại được ca ngợi hết lời, cũng chính trên tờ báo đó. Thế mới đau chứ!
Nỗi đau này mãi gần chục năm sau mới… lên da non được. Tình cờ một hôm, cà phê vỉa hè, mình đọc được tin ngài hiệu trưởng phù thủy ấy sắp ra tòa. Vì tham nhũng hay gì gì đó, ở một phi vụ khác… Bỗng nhớ lời khuyên chân tình của chàng an ninh văn hóa về “căn bệnh” kém “nhạy cảm chính trị” của mình.
Và còn nhiều lần nữa, mỗi lần được nhắc nhở kém / thiếu “nhạy cảm chính trị”, mình chỉ ừ hữ hoặc im lặng mà không có thuốc nào chữa được. Vái tứ phương, được các “lang vườn” bạn bè kê đơn bắt uống loại thuốc cây nhà lá vườn rất hiệu nghiệm có tên tiếng Tây là “Mackeno” và tên tiếng Việt là “Vô cảm”.
Vô cảm. Ai đó đã dùng chữ này đầu tiên để miêu tả căn bệnh thờ ơ, chán nản, buông xuôi, trơ lì của toàn xã hội, từ dân đen tới cán bộ? Vô cảm trước sự đói nghèo, vô cảm trước áp bức bất công, vô cảm trước cường hào tham nhũng, vô cảm trước tội ác bạo hành, vô cảm khi an ninh quốc gia bị đe dọa, và đặc biệt vô cảm trước sự vô cảm. Cả một xã hội ù lì u mê không cảm xúc yêu ghét.
Giống y hệt lúc tắc đường, là khi gương mặt xã hội được phản ánh rõ nhất.
Đầu tiên cáu vì bỗng nhiên bị chặn đứng (như bị ngâm hồ sơ giấy tờ, bị sách nhiễu vòi vĩnh…). 15 phút đầu bực lắm. Bực ra mặt. Trán nhăn lại cau có, mắt láo liên nhìn quanh tìm lối thoát. 15 phút tiếp theo vẫn đứng im một chỗ, bắt đầu chửi đổng trong bụng. 15 phút nữa trôi đi trong cam chịu, nhẫn nhục. Ai cũng giống hệt mình. Cuối cùng, thêm 15 phút hay lâu hơn nữa cũng vậy. Chẳng còn trông đợi gì nữa… Sau một giờ đồng hồ, thậm chí hai giờ, chôn chân tại chỗ, nắng đổ lửa xuống hay mưa như xối trên đầu, khói xăng xe mù mịt ngộp thở, mọi cảm xúc bực bội, chán nản, lo lắng, đau khổ, oán than, nguyền rủa… lên tới đỉnh điểm rồi bất ngờ rơi về trạng thái trống rỗng.
Dù đã được nhích lên từng tí một thì cũng chẳng còn hơi sức đâu mà mỉm cười. Dù sẽ được giải thoát nhưng lại nhận thức ngay rằng ngày mai vẫn thế, ngày kia vẫn thế, tháng sau vẫn thế, năm sau vẫn thế… Chẳng cáu chẳng chửi thậm chí cũng chẳng mừng. Một lần, sau cú tắc đường gần hai tiếng (đoạn đường dọc sông Kim Ngưu về nhà ở Kim Giang), khi được giải thoát cũng là lúc mình tự nhiên ngã lăn quay vì kiệt sức. Và hoàn toàn tê liệt mọi giác quan. Hoàn toàn vô cảm.
Một thời gian dài, đọc đâu cũng thấy chữ “nhạy cảm”, muốn nói gì viết gì cũng được miễn đừng đụng đến “vùng nhạy cảm’, tức vùng cấm, sợ động chạm, sợ phạm húy… Chữ “nhạy cảm” được dùng nhiều quá, trở nên chai lỳ, báo chí chuyển qua phong trào dùng chữ “vô cảm”, báo hiệu căn bệnh các vùng nhạy cảm bị… vô cảm.
Phải chăng, cái đích cuối cùng của báo chí tiếng Việt là đi từ “nhạy cảm” đến “vô cảm”, một quá trình triệt tiêu mọi cảm xúc một cách hoàn hảo để chữa căn bệnh thiếu / kém “nhạy cảm chính trị”?
Thực ra “nhạy cảm chính trị” là cái quái gì nhỉ? Ngơ ngác một lúc, nhớ ra, ngay từ buổi đầu viết báo, mình từng được/bị nhắc như thế. Không chỉ một lần.
Lần thứ nhất cách đây cũng gần hai chục năm. Sau đợt đi thực tế theo chương trình thực tập của Trường Viết văn Nguyễn Du, mình nộp bài cho tờ X. Một tuần căng thẳng hồi hộp chờ đợi trôi qua, mình được bà Tổng biên tập tiếp bằng nụ cười tươi rói và thương cảm: “Đúng là nhà thơ nhà văn các bạn lơ mơ thật. Chẳng nhạy cảm chính trị tí nào!”.
Bài báo viết về nỗi đau chết hụt trong “căn nhà tình nghĩa” của một bà mẹ anh hùng ở Ninh Hòa, vùng đất có nhiều mẹ anh hùng nhất nước. Không nhạy cảm chính trị là sao?
Căn nhà đó có bảy bát hương xếp hàng trên ban thờ lặng ngắt u buồn. Vệt nước lụt vẫn còn thẫm đen đánh dấu trên nửa già cánh cửa gỗ sắp mục. Bức tường nứt đút lọt ngón tay út. Gian bếp lạnh tanh chỏng chơ cái nồi nhỏ… Thỉnh thoảng mẹ mới đến nhà mình để thắp hương cho những người chết trận (chồng và các con trai). Vì mẹ sợ. Ở căn nhà đó, mẹ sợ đủ thứ. Sợ trộm cắp, sợ lụt lội, sợ cái nhà ụp xuống đầu bất cứ lúc nào. Sợ hơn cả là nỗi cô đơn không hàng xóm láng giềng. Mới đấy, lũ lụt tràn qua bất ngờ trong đêm, mẹ suýt chết đuối. May có đứa cháu họ xa sực nhớ đến, chạy ra cõng mẹ về. Từ đó, mẹ về hẳn trong làng ở nhờ nhà người bà con.
Không hề ngần ngại, mẹ thổ lộ nỗi buồn, sự bất bình với chính quyền địa phương khi xây cho mẹ căn nhà không đảm bảo chất lượng vì đã “bị rút ruột một nửa” và nằm chơ vơ giữa cánh đồng hoang vắng. Từ xa, ngôi nhà nom giống mô hình “nhà cô đơn trên sa mạc”. Có lẽ, chức năng của căn nhà là làm nhân chứng cho “sự quan tâm của Đảng và nhà nước” thì đúng hơn là làm “nhà tình nghĩa”, mái ấm cho một bà mẹ anh hùng cô đơn.
Kết luận bài báo, mình nói về cảm giác buồn nôn khi chứng kiến ông quan chức Phòng Thương binh Xã hội, miệng cười hềnh hệch gào thét zô zô, tay thản nhiên thò vào khuấy đá trong vại bia đang sủi bọt ở quán ăn chiêu đãi các tân nhà báo. Chỉ mấy phút trước, trong buổi mít-tinh tưởng nhớ liệt sĩ, những ngón tay chuối mắn này còn vung lên hùng hồn phụ họa cho bài diễn văn “nghèn nghẹn xúc động”…
Tuy nhiên, bài viết nhiều thông tin thực tế và cảm xúc “lai láng” của một đứa thơ thẩn đã không được duyệt chỉ vì nó rất thiếu “nhạy cảm chính trị”.
Lần thứ hai khái niệm “nhạy cảm chính trị” do một sếp nữ giảng giải. Chẳng nhớ là mình đã phạm lỗi gì cụ thể (vì nhiều lỗi quá), chỉ nhớ hôm ấy, ở hành lang cơ quan, mình hút thuốc và sếp cũng… xin một điếu. Đấy là lần duy nhất mình thấy sếp hút thuốc (hình như sếp đang bức xúc gì đó). Sếp chân tình nói: “Này, chị bảo thật, người ta nói ăn cây nào rào cây ấy, nếu em định viết bài chê ngành văn hóa thì em chỉ có cách ra khỏi ngành, rồi muốn viết gì thì viết. Ngành văn hóa tham nhũng giỏi lắm được vài chục triệu, làm sao bằng ngành giao thông tham nhũng hàng chục tỉ hả em. Em cần phải nhạy cảm chính trị hơn chứ đừng có ngây thơ như thế…”.
Mình nghe sếp nói và… im lặng. Sếp nói quá chuẩn! Sau đó, mình đã thực hiện đúng lời khuyên của sếp, tình nguyện vĩnh biệt đời công chức, ra khỏi ngành và viết “Lê Vân yêu và sống”, một cuốn sách mình muốn viết. Cuốn sách bị cấm tái bản (theo lệnh miệng) sau một tháng phát hành. Đến giờ, lệnh cấm vẫn còn nguyên hiệu lực, mà chẳng ai cho mình biết lý do tại sao cấm để mình còn “rút kinh nghiệm”. Đoán mò, chắc tại mình kém “nhạy cảm chính trị” chăng?
Lần thứ ba mình được “thụ giáo” bởi một anh chàng dễ thương bên an ninh văn hóa. Khi đó, mình đang say sưa viết một loạt bài điều tra về ông hiệu trưởng một trường đại học tham nhũng, lạm quyền. Vì là chỗ quen biết, chàng đọc thấy bèn chân tình khuyên nhủ: “Em viết làm gì. Ông trưởng bảo đúng ông phó bảo sai. Đố em biết được ai đúng ai sai!!! Cơ chế là thế. Hôm nay đúng ngày mai sai ngày kia lại đúng. Chẳng có ai sai cả. Viết thế chứ viết nữa cũng chả giải quyết được gì!!! Em phải biết trên ông ấy là ai chứ! Em chả nhạy cảm chính trị tí nào”.
Quả thật, bốn số liền đăng bài tố cáo mà “ngài hiệu trưởng khả kính” không thèm ra lời. Thậm chí, không hiểu phù phép thế nào, ông ta lại được ca ngợi hết lời, cũng chính trên tờ báo đó. Thế mới đau chứ!
Nỗi đau này mãi gần chục năm sau mới… lên da non được. Tình cờ một hôm, cà phê vỉa hè, mình đọc được tin ngài hiệu trưởng phù thủy ấy sắp ra tòa. Vì tham nhũng hay gì gì đó, ở một phi vụ khác… Bỗng nhớ lời khuyên chân tình của chàng an ninh văn hóa về “căn bệnh” kém “nhạy cảm chính trị” của mình.
Và còn nhiều lần nữa, mỗi lần được nhắc nhở kém / thiếu “nhạy cảm chính trị”, mình chỉ ừ hữ hoặc im lặng mà không có thuốc nào chữa được. Vái tứ phương, được các “lang vườn” bạn bè kê đơn bắt uống loại thuốc cây nhà lá vườn rất hiệu nghiệm có tên tiếng Tây là “Mackeno” và tên tiếng Việt là “Vô cảm”.
Vô cảm. Ai đó đã dùng chữ này đầu tiên để miêu tả căn bệnh thờ ơ, chán nản, buông xuôi, trơ lì của toàn xã hội, từ dân đen tới cán bộ? Vô cảm trước sự đói nghèo, vô cảm trước áp bức bất công, vô cảm trước cường hào tham nhũng, vô cảm trước tội ác bạo hành, vô cảm khi an ninh quốc gia bị đe dọa, và đặc biệt vô cảm trước sự vô cảm. Cả một xã hội ù lì u mê không cảm xúc yêu ghét.
Giống y hệt lúc tắc đường, là khi gương mặt xã hội được phản ánh rõ nhất.
Đầu tiên cáu vì bỗng nhiên bị chặn đứng (như bị ngâm hồ sơ giấy tờ, bị sách nhiễu vòi vĩnh…). 15 phút đầu bực lắm. Bực ra mặt. Trán nhăn lại cau có, mắt láo liên nhìn quanh tìm lối thoát. 15 phút tiếp theo vẫn đứng im một chỗ, bắt đầu chửi đổng trong bụng. 15 phút nữa trôi đi trong cam chịu, nhẫn nhục. Ai cũng giống hệt mình. Cuối cùng, thêm 15 phút hay lâu hơn nữa cũng vậy. Chẳng còn trông đợi gì nữa… Sau một giờ đồng hồ, thậm chí hai giờ, chôn chân tại chỗ, nắng đổ lửa xuống hay mưa như xối trên đầu, khói xăng xe mù mịt ngộp thở, mọi cảm xúc bực bội, chán nản, lo lắng, đau khổ, oán than, nguyền rủa… lên tới đỉnh điểm rồi bất ngờ rơi về trạng thái trống rỗng.
Dù đã được nhích lên từng tí một thì cũng chẳng còn hơi sức đâu mà mỉm cười. Dù sẽ được giải thoát nhưng lại nhận thức ngay rằng ngày mai vẫn thế, ngày kia vẫn thế, tháng sau vẫn thế, năm sau vẫn thế… Chẳng cáu chẳng chửi thậm chí cũng chẳng mừng. Một lần, sau cú tắc đường gần hai tiếng (đoạn đường dọc sông Kim Ngưu về nhà ở Kim Giang), khi được giải thoát cũng là lúc mình tự nhiên ngã lăn quay vì kiệt sức. Và hoàn toàn tê liệt mọi giác quan. Hoàn toàn vô cảm.
Một thời gian dài, đọc đâu cũng thấy chữ “nhạy cảm”, muốn nói gì viết gì cũng được miễn đừng đụng đến “vùng nhạy cảm’, tức vùng cấm, sợ động chạm, sợ phạm húy… Chữ “nhạy cảm” được dùng nhiều quá, trở nên chai lỳ, báo chí chuyển qua phong trào dùng chữ “vô cảm”, báo hiệu căn bệnh các vùng nhạy cảm bị… vô cảm.
Phải chăng, cái đích cuối cùng của báo chí tiếng Việt là đi từ “nhạy cảm” đến “vô cảm”, một quá trình triệt tiêu mọi cảm xúc một cách hoàn hảo để chữa căn bệnh thiếu / kém “nhạy cảm chính trị”?
Nguồn: Văn Việt
Tấm gương dũng khí của một nhà thơ
Hạnh Trần: Tặng các bạn câu chuyện về một tình yêu và bản năng tồn
tại vô song trong bối cảnh lịch sử ngặt nghèo của Việt Nam. Một truyện hư cấu
có giàu tưởng tượng đến đâu cũng không thể hay hơn.
|
Thi sĩ Hữu Loan
|
Lời tự thuật của HỮU LOAN, tác giả "MÀU TÍM HOA SIM"
MÀU
TÍM HOA SIM
(Nguyên văn của tác giả)
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệrớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
Hữu Loan
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.
Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.
Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ” Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”.
(Nguyên văn của tác giả)
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệrớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
Hữu Loan
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.
Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.
Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ” Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”.
Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo:
em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì
quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ
trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..
Có lần tôi kể chuyện ” bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng.
Chiều hôm sau,
em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm
dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng
được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi
chơi …..Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một
con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo
tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì.
Bất chợt
em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ
gì. Bất chợt em hỏi tôi:- Thầy có thích ăn sim không ?- Tôi nhìn xuống sườn
đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá
nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ ...
Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.- Thầy ăn đi.Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ:-Ngọt quá.Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì….tím đỏ một màu sim.
Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.- Thầy ăn đi.Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ:-Ngọt quá.Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì….tím đỏ một màu sim.
Tôi cười phá lên, em cũng cười theo! Cuối mùa đông năm ấy, bất
chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường
theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng
nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé
và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy
trả và lầm lũi đi…Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó … Tôi lại đi và
nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.
Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …
Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em , hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ” soạn kịch bản”.
Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: ” yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.
Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn.
Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …
Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em , hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ” soạn kịch bản”.
Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: ” yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.
Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn.
Đôi
chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi
qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm
1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông
Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết
đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng
tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm
qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.Tôi phải giấu kín nỗi đau trong
lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến
đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn …
Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.
Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim… Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”
Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!
Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông …
Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được!
Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.
Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim… Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”
Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!
Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông …
Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được!
Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi
đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút
kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai
cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải
gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất
phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người
hại tôi …
Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!
Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học , lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.
Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông .
Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa! Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.
Năm 1988, tôi ” tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự.
Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!
Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học , lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.
Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông .
Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa! Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.
Năm 1988, tôi ” tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự.
Vào tuổi gần đất xa
trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài
Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo
tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn
90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu
đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng
40 bài mang tên Thơ Hữu Loan. Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký
hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải
để bán.
Hữu Loan
Hữu Loan
Nguồn: http://huynhngocchenh.blogspot.de/2014/08/van-nghe-si-nen-hoc-huu-loan-e-giu.html
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.