Bất động sản trùm mền -
công nhân vô gia cư
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-05-19
2014-05-19
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Bất động sản không có người mua
RFA photo
Tình trạng vô gia cư
trong giới lao động tại Việt Nam hiện nay đang là hiện tượng nổi cộm nhưng nó
được trá hình bằng cách gọi khác như “chưa có nhà ở”, “ở trọ”, “chưa đủ khả
năng mua nhà”… Trên thực tế, lương bổng không ổn định, công việc bấp bênh và
kinh tế nghèo nàn, khó khăn đã đẩy nhiều gia đình công nhân vào chỗ bế tắc, vô
gia cư. Tuy nhiên, hiện nay các công ty bất động sản bắt đầu tung ra nhiều
chiêu bán chung cư khá hấp dẫn. Nhưng trên thực tế, đó là cái bẫy đối với giới
lao động nghèo.
Giới kinh doanh đặt bẫy để vớt vát
Bà Lý, người từng là giám đốc công ty bất động sản chia sẻ: “Tức
là mình dùng sử dụng hoặc cho thuê thì được, chứ phải đến 2016 – 2017 thì mới
có cơ may vực dậy được. Không vực nổi, đợt khủng hoảng vừa qua què quặt hết, nó
lên là lên chậm lắm, nói chung là khủng hoảng hết. Không vực nổi! Nói chung là
giờ ai có tiền thì mua vô được, vì nó đang ở đáy. Cái mảng băng rõ ràng vậy đó,
nhìn thì rẻ nhưng nhảy vô thì cộng cộng cộng đủ thứ rồi nó lên.”
Theo bà Lý, bất động sản ở Việt Nam hiện nay chưa có dấu hiệu
nào cho thấy khởi sắc nếu không muốn nói là nó còn đang tụt dốc lê thê. Có hai
yếu tố để khẳng định bất động sản còn tụt dốc, chưa thể cứu vãn, đó là yếu tố
nhà nước và; yếu tố tư nhân. Ở yếu tố nhà nước, có quá nhiều vấn đề để bàn nhưng
cốt lõi vẫn là tình hình tài chính hiện tại gần như trống rỗng, gần như là hoàn
toàn dựa vào các khoản tài trợ và cho vay từ nước ngoài. Chính sự trống rỗng và
khủng hoảng tài chính của nhà nước là chỉ dấu xác thực nhà nước không thể ra
tay cứu bất động sản trong giai đoạn này được.
Bên cạnh đó, yếu tố tư nhân còn đáng sợ gấp bội lần yếu tố nhà
nước bởi nó là sản phẩm do nhà nước đúc ra. Hàng chục ngàn doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp bất động sản đang đứng trước bờ vực phá sản vì nợ lương
người lao động, không còn vốn để trang trải, xoay xở và nếu thanh lý tài sản,
con số thu được không bằng 20% con số nợ.
Giải thích thêm, bà Lý nói rằng do trong quá trình bơm giá, cái
bong bóng bất động sản đã phồng to quá cỡ, điều này làm hàng loạt doanh nghiệp
nhắm mắt nhắm mũi tìm cách vay tiền để mua đất tích trữ. Và cứ đà mỗi lúc một
tăng, các công ty chạy đua vay ngân hàng bằng mọi giá, chấp nhận chung chi cho
nhiều phía, từ các quan chức địa phương cho đến ngân hàng.
Khoản chung chi này
có thể chiếm đến gấp rưỡi, gấp đôi lần so với số tiền bỏ ra để mua đất. Và khi
mua đất xong, còn phải xin hàng loạt giấy phép cải tạo, xây dựng. Tính đến khi
thành một lô đất hoặc một căn hộ để bán, giá phí chung chi đã lên đến gấp đôi
lần so với phí đầu tư.
Và khi mức phí thay vì 100% thì lại lên đến 300% do chung chi,
giá bất động sản buộc phải bơm lên gấp nhiều lần khoản tiền bỏ ra để có lãi,
đây là lúc cái bong bóng bất động sản sắp nổ tung, mọi bi kịch chờ đợi nó. Bi
kịch hiện tại của các doanh nghiệp bất động sản là nếu hạ giá cho vừa với túi
tiền của người lao động thì lỗ từ 100% trở lên. Chính vì thế, nhiều công ty vừa
hạ giá lại vừa đặt bẫy để vớt vát. Nhưng chung qui, khả năng phá sản vẫn luôn
rình rập họ.
Giới lao động vô vọng về chỗ ở
Một công nhân tên Định, làm việc lâu năm ở khu công nghiệp Bình
Dương chia sẻ rằng việc mua nhà hiện nay rất khó khăn, riêng việc mua chung cư
không thôi đối với vợ chồng anh cùng là cả một vấn đề, sau khi cân nhắc nhiều
lần, thay vì mua chung cư, anh quyết định mua một miếng đất nhỏ, có diện tích
chỉ nhỉnh hơn căn hộ chung cư một chút rồi xây nhà, làm như vậy có lợi cho gia
đình anh hơn.
Vì theo anh phân tích, mua một mảnh đất nhỏ, có diện tích ngang
với căn phòng chung cư thì giá của nó không cao lắm, nếu ở trung tâm thì vài
trăm triệu đồng, anh không mua nổi, nhưng ở ngoại ô, giá hiện tại chỉ dao động
từ 100 đến 150 triệu đồng.
Đây là mức giá anh có thể kham được. Sau đó xây một
căn phòng cấp bốn, tốn chừng 70 triệu đồng nữa, cộng thêm 30 triệu đồng trang
trí nội thất và sắm một số đồ gia dụng, như vậy, số tiền không vượt quá 200
triệu nếu mua đất 100 triệu hoặc không quá 250 triệu nếu mua đất tốn hết 150
triệu.
Mức giá anh Định mua đất làm nhà còn thấp xa so với mức giá mua
chung cư, trong khi đó anh có bìa đỏ, có quyền sử dụng đất hẳn hoi, không phải
phụ thuộc vào nhiều thứ giống như khi mua chung cư. Chính vì thế mà xu hướng
của đa phần công nhân, người lao động hiện nay là mua đất xây nhà cấp bốn và
khước từ chung cư bởi nó đặt quá nhiều bẫy.
Nói về những cái bẫy trong quảng cáo chung cư, căn hộ giá rẻ,
Hải, một kỹ sư xây dựng, chia sẻ:“Nói về độ bền chung cư khi bán cho người
thu nhập thấp là nó không bền. Nghĩa là nó mau xuống cấp, về vật liệu xây dựng
đôi khi không đúng tiêu chuẩn xây dựng.
Thứ hai nữa là nó lấy vốn trước của
người dân nó làm, khi nó đang làm thì xây tới đó nó đứng lại, sắt chờ lâu ngày
sẽ mục. Nó ăn chia nhiều trong đó, nên giá thành xây chung cư nó thấp đi cho
nên không bao giờ đủ độ bền theo thời gian hết. Giá thực bán và giá rao bán nó
đã lên một vọt rồi. Giá gốc không bao giờ đến tay người mua hết, mà nó qua một
tay khác. Khi mình mua rồi bán lại là đã qua giá thương mại rồi, mang lại lợi
nhuận cho một bên B rồi chứ không phải giá gốc rồi. Ít khi ai không quen biết
mà mua được giá gốc của nó hết. Nói chung là nhận nhà chung cư là nhận bốn bức
tường, không có nội thất gì bên trong hết.”
Hải chia sẻ thêm rằng anh từng làm việc ở một số doanh nghiệp
bất động sản và từng thi công nhiều công trình này, có một thời gian anh có ý
định mua chung cư và nghiên cứu giá thành của nó, sau đó đi đến quyết định
không mua nữa. Vì là người trong nghề, anh thừa biết chất lượng xây dựng của
các căn hộ này như thế nào.
Nhưng với mức giá thấp, có thể chấp nhận được thì có thể mua,
tuy nhiên, khi rao bán, doanh nghiệp giấu đi khoản thuế giá trị gia tăng 10% và
chỉ giao mặt bằng thô, thậm chí hệ thống nước cũng chưa có vòi, chỉ để ống chờ,
tường cũng chưa được quét sơn hay ốp gạch men…
Muốn ở những căn hộ này, phải
đầu tư thêm một lần nữa. Ví dụ như mức giá quảng cáo là 15 triệu đồng trên một
mét vuông thì hoàn thiện nó để ở được phải lên đến 20 triệu mỗi mét vuông. Một
căn hộ chung cư có diện tích 40 mét vuông nhân cho hai mươi triệu đồng, đã ngốn
hết tám trăm triệu đồng, số tiền lên đến gần tỉ bạc, lao động nghèo làm công ăn
lương lấy gì để trả cho dù có ăn mắm mút dòi cả đời cũng chưa chắc hết nợ.
Trong khi đó, với số tiền này, tự mua đất xây dựng sẽ được một
căn nhà tốt và không cần phải phụ thuộc vào công ty mẹ về vấn đề nghiệp chủ, có
sổ đỏ và khuôn viên hẳn hoi. Chính vì thế, đa phần công nhân thà chấp nhận mua
đất làm nhà hoặc ở trọ rày đây mai đó trong cảnh vô gia cư còn hơn phải chịu nợ
cả đời để ở chung cư.
Cách lý giải của kỹ sư Hải khá hợp lý nhưng vẫn còn một chuyện
khác anh chưa đề cập, đó là đa phần công nhân, lao động nghèo với mức thu nhập
chưa đầy ba triệu đồng mỗi tháng, cho dù nhà đất có hạ giá nhiều lần nữa, chưa
chắc họ đã thoát khỏi tình trạng vô gia cư!
Việt Nam sớm muộn cũng phải tăng khả
năng phòng thủ, không lệ thuộc Mỹ"Việt Nam sẽ không cho ai thuê
Cam Ranh, tàu Mỹ có thể dùng dịch vụ"Tướng Dempsey: Việt Nam có thể trở
thành người bạn thân nhất của Mỹ
|
Tướng Martin Dempsey trực tiếp quan sát một chiếc máy bay
của Không quân Việt Nam tại Đà Nẵng.
|
Đài VOA hôm nay đưa tin, chuyến thăm Việt Nam của quan chức quân
sự hàng đầu Mỹ vào tuần trước đã giúp tăng cường an ninh khu vực trong thời
điểm dấy lên mối lo ngại về xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc trên
Biển Đông.
Chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ
tướng Martin Dempsey làm tăng triển vọng Hoa Kỳ sẽ sớm dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ
khí sát thương với Việt Nam. Đồng thời Dempsey hy vọng hợp tác quân sự Việt -
Mỹ không nên được châu Á nhìn nhận như Hoa Kỳ đang xung đột với Trung Quốc.
"Tôi nghĩ về cơ bản tất cả chúng ta đều đồng ý rằng một phản
ứng mạnh mẽ hơn của ASEAN, có thể nói là một phản ứng đa quốc gia mạnh mẽ hơn
thực sự là những gì thích hợp. Không nhất thiết phải là Mỹ có ý định làm gì về
nó", Martin Dempsey nói với nhóm nhỏ phóng viên hôm Thứ Bảy.
VOA bình luận, mặc dù Mỹ vẫn lặp đi lặp lại rằng Washington không
đứng về phía nào trong các bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng tướng Dempsey sử
dụng tên riêng ưa thích của người Việt Nam - Biển Đông, không phải biển
"Nam Trung Hoa", "Nam Hải" hay "Tây Philippines".
Dempsey nói rằng nếu lệnh cấm vũ khí được bãi bỏ, Mỹ nên bắt đầu
bằng cách thúc đẩy nâng cao năng lực cho hải quân Việt Nam.
Ông cho biết các
quan chức quân sự Việt Nam vẫn chưa đưa ra cụ thể những phần cứng nào họ cần,
nhưng 2 nước đang thảo luận về việc cung cấp tàu tuần tra, tin tức tình báo,
giám sát và trinh sát, thậm chí là một số vũ khí mà hải quân Việt Nam còn
thiếu.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho biết, có một
cảm giác ngày càng tăng giữa các quan chức Mỹ cũng như các tổ chức phi chính
phủ về việc Việt Nam đã đạt được những tiến bộ chống lại những hạn chế dẫn đến
lệnh cấm bán vũ khí sát thương.
Jonathan London, một giáo sư từ đại học Thành phố Hồng Kông bình
luận, quan hệ giữa 2 nước Việt - Mỹ đã bước sang một giai đoạn mới và việc hợp
tác quân sự gia tăng thể hiện rõ điều đó. Tuy nhiên ông cũng lo lắng căng thẳng
trên Biển Đông có thể dẫn đến chạy đua vũ trang, quân sự hóa khu vực.
Tướng Dempsey cho biết, khi nói chuyện với các quan chức Trung
Quốc họ đã bày tỏ lo ngại rằng Mỹ đang cố gắng bao vây họ. Ông đã giải thích
rằng Mỹ đang cố gắng để tái cân bằng với Trung Quốc, không phải chống lại họ,
bởi thực tế khu vực Thái Bình Dương có tầm quan trọng chiến lược lớn hơn trong
những thập kỷ tới.
Một trong những lợi ích chung đó là hòa bình. Martin Dempsey đưa
ra dự kiến về lịch sử sẽ được viết như thế nào ở châu Á, trong đó Hoa Kỳ tập
trung nỗ lực của mình ở đây là một điều cần thiết đối với an ninh toàn cầu.
"Cá nhân tôi tin rằng sự vắng mặt của chúng tôi chứ không
phải sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực mới có thể gây mất ổn định. Bởi
vì nếu chúng tôi vắng mặt, và sau đó một cái gì đó xảy ra chúng tôi mới nhảy
vào, nó sẽ được xem như khiêu khích.
Thay vào đó, nên chấp nhận thực tế là tất
cả chúng ta có lợi ích trong không gian quốc tế." Tướng Dempsey khẳng
định.
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN
rồi mai cũng trong tay Tầu
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.