Dân chủ Việt Nam 10 năm nhìn lại
Lê Dủ Chân (DanLamBao) - Người đấu tranh cho tự do dân chủ trong một
chế độ độc tài toàn trị giống như một người lính ngoài mặt trận, mình không bắn
đối phương đối phương sẽ bắn mình.
I- Tổng Quan
Nếu nói rằng tính THIỆN và tính ÁC là bẩm sinh
của con người khi vừa mới sinh ra thì chúng ta cũng có thể nói được rằng DÂN
CHỦ và ĐỘC TÀI là bẩm sinh của một chế độ chính trị khi nó vừa mới được thành
lập. Sau đó tùy theo bản chất của con người, bản chất của chế độ và sự tác động
mạnh mẽ của xã hội sẽ quyết định ai thắng ai trong sự giằng co giữa thiện và
ác, giữa dân chủ và độc tài trong quá trình tồn tại của chế độ đó.
Nói như vậy để chúng ta thấy rằng trong một chế độ dân chủ không hẳn là không có mầm mống độc tài và trong chế độ độc tài không hẳn là không có mầm mống dân chủ. Do đó đấu tranh cho dân chủ là một tiến trình liên tục không có có hồi kết thúc cho tất cả các dân tộc trên thế giới đối với tất cả các chế độ để bảo vệ cho tự do và quyền làm người của mình.
Có một điều đáng buồn mà chúng ta cần phải
công nhận là dân tộc Việt Nam đến với tinh thần dân chủ và nhận thức về quyền
con người quá chậm so với các dân tộc khác trên thế giới và cho đến nay trong
hai thập niên đầu của thế kỷ 21, trong lúc đại đa số các dân tộc trên thế giới
đang nỗ lực kiện toàn nền dân chủ tại quốc gia của họ thì phải đến năm 2006
tinh thần dân chủ và nhận thức về quyền con người mới được bộc phát tương đối
rộng rãi và rõ nét trong xã hội Việt Nam sau hơn 2000 năm sống dưới chế độ quân
chủ chuyên chế, trong đó trải qua 1000 năm làm nô lệ cho Tàu, 100 năm bị Pháp
đô hộ và hơn nửa thế kỷ sống dưới sự kềm kẹp của chế độ độc tài cộng sản Việt Nam.
Ở đây người viết cũng xin nhấn mạnh rằng phong
trào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam có một điểm đặc biệt khác hẳn với các phong
trào đấu tranh dân chủ của các dân tộc khác trên thế giới. Đó là song song với
trách nhiệm đấu tranh chống độc tài, áp bức, bất công của chế độ cộng sản,
người đấu tranh cho dân chủ Việt Nam còn phải đấu tranh để chống lại chủ trương
bán nước của bọn Việt gian nội thù và âm mưu xâm lược của kẻ thù ngoại bang
đang diễn ra từng ngày từng giờ trên quê hương tổ quốc của mình.
Mang trong người hai trách nhiệm cùng một lúc,
dĩ nhiên phong trào dân chủ Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn hơn và ngược lại cũng
sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Khó khăn hơn bởi vì trong cùng một lúc phải
đấu tranh với nhiều kẻ thù đó là độc tài, phản quốc và xâm lược. Thuận lợi hơn
bởi vì sẽ dễ dàng nhận được sự đồng thuận, qua tinh thần yêu nước, của đa số
người dân yêu nước trong xã hội Việt Nam hôm nay khi mà nhận thức về tự do, dân
chủ và quyền con người đang còn rất hạn chế trong quần chúng.
Trên thực tế chúng ta thấy rằng đảng cộng sản
Việt Nam và nhà nước của nó rất sợ sự kết hợp này bởi vì một nhà nước dù gian
ác đến cỡ nào thì cũng không thể trắng trợn đàn áp tinh thần yêu nước chống
ngoại xâm của người dân nếu không muốn vỗ ngực xưng tên ta đây là kẻ bán nước.
Từ đó mà chúng ta thấy được sự bối rối của kẻ cầm quyền qua những bản án vừa
xảo trá vừa ngu dốt trong suốt 10 năm trở lại đây đối với những người yêu nước,
yêu tự do dân chủ như bản án của quý ông bà Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc
Quân (tội trốn thuế), Cù Huy Hà Vũ (Hai bao cao su đã qua sử dụng) Bùi Thị Minh
Hằng (Hai xe đi hàng ba) v.v... và v.v...
II- Tiến trình dân chủ từ 2006 - nay
Sở dĩ tôi lấy mốc năm 2006 bởi vì năm 2006 là
năm có sự trở mình ngoạn mục nhất, rõ nét nhất của tầng lớp trí thức Việt Nam
trong tiến trình đòi tự do, dân chủ và quyền người cho dân tộc Việt Nam và cũng
là năm đầu tiên có nhiều tổ chức, hội đoàn, cá nhân vận động cho dân chủ được
thành lập, công khai lên tiếng chống lại nhà cầm quyền cộng sản hoặc ít nhất là
chống lại chính sách đường lối sai lầm của nó. Riêng trong năm 2006 đã có những
cá nhân và tổ chức tiêu biểu được ghi nhận như sau:
- Bác sĩ Nguyễn Đan
Quế 1976 - 2014
Là người thành lập tổ chức Mặt Trận Dân Tộc
Tiến Bộ và phát hành hai tờ báo chui: Tờ “Vùng Dậy” dành cho
sinh viên và giới trẻ, và tờ “Toàn Dân Vùng Dậy”dành cho đại chúng
(1976-1977). Cao trào Nhân Bản ra đời vào tháng 02/1990 với mục đích kêu gọi
đấu tranh cho tự do, dân chủ đa nguyên cho Việt Nam, đòi hỏi Cộng Sản phải tôn
trọng các nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam, phải chấp nhận sinh hoạt
chính trị đa nguyên và nhất là phải trả cho người dân Việt Nam quyền lựa chọn
một thể chế chính trị phù hợp với nguyện vọng của mình qua các cuộc bầu cử tự
do và công bằng. Mặc dù đã 3 lần bị cộng sản Việt Nam cầm tù ông vẫn kiên trì
tiếp tục tranh đấu cho đến hôm nay.
- Bác sĩ Phạm Hồng Sơn
Là một nhân vật bất đồng chính kiến với nhà
cầm quyền CSVN. Ông khao khát Tự do, hòa bình và mưu cầu một cuộc sống đầy đủ
trên đất nước Việt Nam. Ông bị công an bắt giữ vào ngày 27/03/2002 và ra tù vào
tháng 08 /2006. Sau khi ra tù ông vẫn tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng của mình.
- Khối 8406.
Thành lập ngày 08/04/2006 và có khoảng 4000
thành viên trong và ngoài nước và hàng vạn người ủng hộ. Cương lĩnh chính trị
của khối được khẳng định như sau: Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị
thay thế triệt để để thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn dân như: Quyền tự
do thông tin ngôn luận, quyền tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng
cử, quyền tự do hoạt động công đoàn độc lập và quyền đình công chính đáng,
quyền tự do tín ngưởng. Ban đại diện lâm thời hiện nay gồm: Kỹ sư Đỗ Nam Hải,
Linh mục Phan Văn Lợi, Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Bà Lư Thị Thu Duyên với sự
hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn
Nguyễn Xuân Nghĩa và các tù nhân lương tâm khác thuộc khối 8406 đang ở trong
lao tù cộng sản. (nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vừa mới ra tù và đang bị quản chế).
- Tập hợp thanh niên
dân chủ đa nguyên
Thành lập ngày 06/05/2006. Những người sáng
lập ban đầu gồm: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, bà Nguyễn Hoàng Lan, các ông Trần
Chiêu Việt, Nguyễn Việt Quốc, Nguyễn Đăng Quang và Đỗ Thế Kỷ. Với mục đích:
quảng bá rộng rãi nhu cầu dân chủ hóa Việt Nam và mở ra cơ hội cho thanh niên
tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề xã hội.
- Đảng Dân Chủ Việt
Nam
Bất chấp sự ngăn cấm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đảng Dân Chủ Việt Nam được ông Hoàng Minh Chính nguyên là Tổng Thư Ký Đảng Dân chủ dưới thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra tuyên bố phục hồi hoạt động ngày 01/06/2006.
- Đảng Thăng Tiến Việt
Nam.
Thành lập ngày
09/09/2006. Hậu thân của khối 8406, là một tổ chức chính trị bao gồm những
người đối lập và đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Cương lĩnh tạm thời của
đảng là: "Thăng tiến Tổ quốc Việt Nam về các phương diện kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hóa, tâm linh để Dân tộc được sống trong một đất nước hòa
bình, độc lập, tự do; Xã hội đạo đức, văn minh; Quốc dân thịnh vượng, hạnh
phúc."
Thành phần đảng viên gồm: Ông Nguyễn Phong,
luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, bà Thái Thanh Thủy, cô Hoàng
Thị Anh Đào. Phát ngôn viên của đảng là luật sư Lê Thị Công Nhân, cố vấn của
đảng là linh mục Nguyễn Văn Lý.
- Công Đoàn độc lập
Việt Nam
Thành lập ngày 20/10/2006, nhằm mục đích: bảo
vệ quyền lợi chính đáng của người công nhân Việt Nam, giúp đỡ những công nhân
gặp khó khăn trong cuộc sống, lúc ốm đau, bệnh tật, nâng cao tình đoàn kết của
giai cấp công nhân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
Ban đại diện lâm thời gồm các ông: Nguyễn Khắc
Toàn, Lê Trí Tuệ, Cao Văn Nhâm cùng các uỷ viên lâm thời.
- Hiệp hội Đoàn Kết
Công Nông Việt Nam
Ra đời vào cuối tháng 10/2006 do ông Nguyễn
Tấn Hoành sáng lập với mục đích: Đấu tranh cho các quyền lợi căn bản của công
nhân và nông dân, đang bị áp bức dưới chế độ độc tài, đảng trị cộng sản.
Phát ngôn nhân của hội tại Sài Gòn là luật sư
Trần Quốc Hiền và đại diện cho Hiệp Hội ở miền Bắc là ông Cao Văn Nhâm. Thành
viên chủ chốt gồm các ông, bà: Đoàn Văn Diên, Đoàn Hữu Chương, Trần Thị Lệ
Hằng.
- Hội
Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam
Thành lập ngày 19/11/2006 do thượng tọa Thích
Thiện Minh làm hội trưởng. Một trong những mục đích của hội là: Ủng hộ tiến
trình dân chủ hóa đất nước, nhằm góp phần xây dựng một xã hội thực sự dân chủ,
tự do, công bằng và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
Đây là sự kiện chưa bao giờ xảy ra dưới chế độ
độc tài toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1954 đến nay. Nhờ có những
phong trào, tổ chức, cá nhân tiên phong này mà tiếp theo những năm sau đó cho
đến nay nhiều tổ chức, phong trào và cá nhân khác đã được thành lập và nổi lên
đấu tranh công khai tiêu biểu như:
- CLB
Nhà Báo Tự Do
Do các ông, bà: Nguyễn
Văn Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần thành lập vào ngày 19/ 09/2007. Với mục
đích thực hiện và cổ vũ cho quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông
tin của nhân dân Việt Nam để phục vụ xã hội. Giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau
giữa các thành viên. Bảo vệ các nhà báo tự do và những cộng tác viên.
-
Phong trào Lao Động Việt
Thành lập ngày 29/10/2008, sáng lập viên là cô
Đỗ Thị Minh Hạnh và các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương với mục
đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động trước sự bóc lột của tư
bản nước ngoài cấu kết với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
-
Phong trào Boxit Việt Nam
Do GS Nguyễn Huệ Chi,
Nhà giáo dục Phạm Toàn, GS Nguyễn Thế Hùng khởi xướng năm 2009 là tiếng nói
phản biện nhiều mặt về vấn đề khai thác quặng bô-xít và những vấn nạn xã hội
Việt Nam với mục đích yêu cầu nhà nước cộng sản Việt Nam từ bỏ dự án Bauxit Tây
Nguyên và Đảng Cộng sản tiến hành cải cách dân chủ.
- Dân
Làm Báo
Chính thức ra đời ngày
22/08/2010, chủ trương mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin với mục
đích đập tan hệ thống tuyên truyền sai sự thật của đảng và nhà nước cộng sản
Việt Nam, đem lại chân lý và sự thật cho nhân dân Việt Nam để xây dựng một thể
chế thật sự có tự do dân chủ và quyền người.
- Câu
lạc bộ bóng đá No-U
Thành lập ngày
30/10/2011 (No U Sài Gòn ngày 27/12/2011). Câu lạc bộ bóng đá mang tên No-U là
tập hợp các bạn trẻ yêu nước trên ba miền Trung Nam Bắc nói không với đường
lưỡi bò phi lý của Trung Quốc trên biển Đông.
- Con Đường Việt Nam
Ngày 10/6/2012 ông Lê Thăng Long sau khi ra tù đã chính thức phát động phong trào Con đường Việt Nam đến công chúng. Con đường Việt Nam lấy nền tảng dân làm gốc, phong trào xác định mục tiêu tối thượng phải hoàn thành là quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng ở đất nước chúng ta, đồng thời tranh đấu cho sự phát triển của đất nước theo theo quy luật khách quan tất yếu: Tự tin - Dân chủ - Công bằng - Thịnh vượng - Văn minh.
- Con Đường Việt Nam
Ngày 10/6/2012 ông Lê Thăng Long sau khi ra tù đã chính thức phát động phong trào Con đường Việt Nam đến công chúng. Con đường Việt Nam lấy nền tảng dân làm gốc, phong trào xác định mục tiêu tối thượng phải hoàn thành là quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng ở đất nước chúng ta, đồng thời tranh đấu cho sự phát triển của đất nước theo theo quy luật khách quan tất yếu: Tự tin - Dân chủ - Công bằng - Thịnh vượng - Văn minh.
- Hội
Anh Em Dân Chủ
Thành lập ngày
05/07/2013. Đây là một tổ chức tự do và tự nguyện của những người Việt Nam ở
trong và ngoài nước đang đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Một trong
những người tham gia sáng lập tổ chức này là ông Nguyễn Văn Đài.
Và gần đây nhất có:
- Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự thành lập ngày
23/09/2013.
- Hội Phụ Nữ Nhân Quyền thành lập ngày
25/11/2013.
- Mạng lưới Blogger Việt Nam thành lập ngày
10/12/2013.
- Hội Bầu Bí Tương Thân thành lập ngày 12/12/2013.
- Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm thành lập ngày
18/02/2014.
- Văn đoàn Độc lập Việt Nam thành lập ngày
03/03/2014.
- Hiệp Hội Dân Oan thành lập ngày 05/03/2014.
- Liên Đới Dân Oan thành lập ngày 15/06/2014.
- Hội Nhà báo độc lập Việt Nam thành lập ngày 04/07/2014.
Ngoài những tổ chức còn có một số cá nhân hoạt
động riêng lẽ tiêu biểu như:
- Luật sư Lê Quốc
Quân: (2007) nhà hoạt động bảo vệ quyền tự do tôn giáo và thể chế chính trị đa
nguyên.
- Nhà văn Nguyễn Xuân
Nghĩa (2007) là người yêu nước, yêu tự do, dân chủ, ông có mặt trong hầu hết
các cuộc biểu tình chống Trung cọng cho đến ngày bị nhà cầm quyền cộng sản bắt
với bản án 6 năm tù.
Luật sư Lê Trần Luật
(2008) là một luật sư nhân quyền, ông là người bào chữa nổi tiếng cho các tù
nhân chính trị và dân oan như Phạm Bá Hải, Trương Minh Đức. Lương Văn Sinh,
Nguyễn Văn Sào... Vì đấu tranh cho công lý và sự thật ông đã bị nhà cầm quyền
cộng sản dùng đủ mọi phương pháp bỉ ổi để triệt hạ đường sinh sống của ông và
gia đình nhưng vẫn không khuất phục được ông.
- Giáo Sư Phạm Minh
Hoàng (2010), qua bút hiệu Phan Kiến Quốc, ông Hoàng đã viết trên blog của mình
nhiều bài kêu gọi đa nguyên đa đảng, chỉ trích chế độ độc tài đảng trị và tham
nhũng tại Việt Nam. Ông bị bắt ngày 13/08/2010 với cáo buộc “hoạt động lật đổ
chính quyền nhân dân".
- Nhạc sĩ Việt Khang
Võ Minh Trí và ông Trần Vũ Anh Bình (2011) đã bị tù cộng sản vì là tác giả của
2 bài hát yêu nước nổi tiếng Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai.
- Sinh viên Nguyễn
Phương Uyên cùng bạn là Đinh Nguyên Kha (2012). với câu nói nổi tiếng
"đảng cộng sản đi chết đi", "Yêu nước không có tội" là
những thành viên của tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước.
- Bà Bùi Thị Minh Hằng
(2011) Từ một dân oan trở thành một người yêu nước và là một nhà hoạt động nhân
quyền nổi tiếng ở Việt Nam. Không khuất phục được bà, nhà cầm quyền cọng sản đã
hèn hạ bỏ tù bà qua một phiên tòa rừng rú được nhân dân chế diễu là "phiên
tòa xử 2 xe đi hàng 3".
- Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Nha Trang)
- Cô Phạm Thanh Nghiên (Hải Phòng)
- Cô Trịnh Kim Tiến (Hà Nội/Sài Gòn)
- Bà Trần thị Nga (Hà Nam)
....
III- Những việc đã làm được và chưa làm được của PTDC
Việt Nam
A- Làm được
1- Tổ chức biểu tình
chống xâm lược
- 09/12/2007: Biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn phản
đối việc Trung Cộng thành lập khu hành chính cấp huyện Tam Sa nhằm quản lý
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
- 16/12/2007: Biểu tình chống Trung Cộng tiếp
tục diễn ra với cùng mục đích. Công An đàn áp bắt giữ và thẩm vấn 5 người yêu
nước.
- 30/04/2008: Biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội
chống lại cuộc rước đuốc cho thế vận hội Bắc Kinh.
- 05/06/2011: Một loạt các cuộc biểu tình tại
Hà Nội và Sài Gòn, phản đối hoạt động của Trung Cộng tại vùng biển chủ quyền
của Việt Nam và yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
- 01/07/2012 và 08/07/2012: Biểu tình tại Hà
Nội và Sài Gòn phản đối hành động lấn lướt của Trung Cộng diễn ra dồn dập tại
khu vực Biển Đông.
- 05/08/2012: Hà Nội lại xuống đường biểu tình
phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
- 09/12/2012: Tiếp tục biểu tình phản đối
Trung Cộng xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.
- 16/12/2012: Giăng nhiều biểu ngữ bằng tiếng
Việt và tiếng Anh "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam" và "Trung
Quốc phải chấm dứt xâm lược".
- 02/03/2013: Biểu tình phản đối hành động gây
hấn mới của Trung Cộng trên Biển Đông như tuyên bố cấm đánh cá trong khu vực
Hoàng Sa-Trường Sa, đâm chìm tàu cá Việt Nam.
- 02/06/2013: Biểu tình
tại Hà Nội và Sài Gòn chống Tàu xâm lược Biển Đông Việt Nam
- 10/05/2014: Biểu tình tại Hà Nội, Huế, Đà
Nẵng và TP Hồ Chí Minh phản đối việc Trung Cộng đưa giàn khoan HD-981 vào vùng
biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
2- Biểu tình chống bất
công bất công xã hội / cưỡng chế đất đai
- 5/10/2007: 350 đồng bào dân oan các tỉnh
thành phố như Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Phước, Tây Ninh, Hưng Yên, Thái Bình...
tập trung tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng - Hà Nội biểu tình để khiếu kiện nhà
đất.
- 29/11/2010: Dân oan Thái Nguyên biểu tình
đòi đất nhà thờ.
- 28/02/2011: Tại 210 đường Võ Thị Sáu Sài Gòn
dân oan đến từ các tỉnh Bình Thuận, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Giờ, và cả Sài Gòn
biểu tình đòi nhà đất.
- 10/05/2011: Dân oan Tiền Giang biểu tình đòi
nhà đất.
- 05/01/2012: Gia đình ông Đoàn Văn Vương đã
dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả vào lực lưỡng cưỡng chế của huyện Tiên
Lãng thành phố Hải Phòng.
- Đêm 23 sáng 24/04/2012: Tại Văn Giang, nông
dân các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao đã tụ tập biểu tình chống cưỡng chế
đất đai của nhà cầm quyền huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
- 01/01/2014: Dân oan các tỉnh miền Nam mang
theo xoong chảo, băng rôn, biểu ngữ biểu tình chống tham nhũng, chống cướp đất
tại công viên 30/4 (bên hông nhà thờ Đức Bà).
- 07 và 08/10/2014: Dân oan thuộc nhiều tỉnh
thành phố trong cả nước như Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn,
Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Đắc Nông, Đắc Lắc biểu
tình trước trụ sở mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (46 Tràng Thi), ban Dân Nguyện Quốc
Hội (35 Ngô Quyền), báo Nhân Dân, và nhiều cơ quan đảng, nhà nước tại Hà Nội
đòi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả lại quyền sở hữu đất đai cho nhân dân.
3- Biểu tình chống chế
độ.
- 27/03/2014: Tập thể dân oan Ninh Thuận dòi
lật đổ chế độ CSVN.
- 29/04/2014: Dân oan biểu tình trước tòa Đại
Sứ Mỹ tại Sài Gòn đả đảo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.
- 10/06/2014: Dân oan miền Nam tụ tập biểu
tình tại Sài Gòn đả đảo đảng và nhà nước cộng sản.
B- Chưa làm được
1- Đảng cộng sản Việt
Nam và nhà nước của nó vẫn tồn tại.
2- Hiểm họa mất nước,
lệ thuộc vào Tàu vẫn y nguyên.
3- Quyền con người,
quyền công dân vẫn tiếp tục bị chà đạp.
4- Người yêu nước, yêu
tự do dân chủ vẫn còn trong nhà tù và vẫn tiếp tục bị nhốt vào tù.
5- Đất đai, ruộng
vườn, nhà cửa, tài sản của người dân vẫn tiếp tục bị cưỡng chế.
6- Xã hội băng hoại,
tham nhũng, bất công, đói nghèo vẩn đè nặng trên đầu, trên cổ của 90 triệu
người dân Việt Nam.
7- Tương lai cho một nước Việt Nam thật sự tự
do, dân chủ pháp quyền vẫn còn quá xa trước tình trạng hiện nay của đất nước.
IV- 10 yếu tố cần thiết cho phong trào dân chủ hôm nay
Kính thưa quý vị và
các bạn.
Ngày nào đảng cộng sản
Việt Nam còn độc quyền lãnh đạo như điều 4 hiến pháp của nó viết ra thì ngày đó
đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta không thể có tự do, dân chủ và nhân quyền.
Do đó đấu tranh để giải thể chế độ cộng sản hiện nay là con đường duy nhất
chúng ta phải làm ngoài ra không còn con đường nào khác.
Để giải thể chế độ cộng sản hiện nay phương
pháp duy nhất chúng ta phải làm là xuống đường biểu tình (như các dân tộc khác
đã làm thành công trên thế giới) dù phải trực diện đối đầu với bạo lực và phải
chịu nhiều hy sinh.
Rút kinh nghiệm trong 10 năm qua, PTDC/VN
không thể thành công nếu:
1- Chúng ta không có mục đích nhất quán và rõ
ràng, đó là: Giải thể chế độ cộng sản để xây dựng một thể chế thật sự có tự do,
dân chủ pháp quyền đặc trên nền tảng quyền lực thuộc về toàn dân qua tự do bầu
cử, ứng cử và phổ thông đầu phiếu.
2- Chúng ta không phủ nhận hoàn toàn những văn
bản mị dân và sai trái làm nền tảng và công cụ cho chế độ cụ thể là hiến pháp
và các bộ luật của nhà nước CHXHCNVN.
3- Chúng ta không có quyết tâm đoạn tuyệt quá
khứ, cách ly hiện tại, vạch rõ lằn ranh giữa độc tài cộng sản và tự do dân chủ.
4- Chúng ta không chấp nhận hy sinh tình trạng
ổn định tạm bợ, đen tối hôm nay cho một tương lai tươi sang ngày mai.
5- Chúng ta không kết hợp được dân chủ với học
đường, dân chủ với nhân sinh và dân chủ với tín ngưỡng.
6- Chúng ta không thành lập được một mặt trận
thống nhất để đấu tranh cho dân chủ Việt Nam.
7- Chúng không ta thực hiện dân chủ trên đường
phố mà chỉ dừng lại bằng những bài viết chống đối, phản biện, kháng thư, thỉnh
nguyện thư để bày tỏ lập trường.
8- Chúng ta không là chỗ dựa vững chắc cho
quần chúng nhân dân, những người dấn thân cho phong trào đấu tranh trên hai
lãnh vực tư tưởng và hành động.
9- Chúng ta không tự chủ được trước những âm
mưu đen tối, thủ đoạn gian trá đang đánh phá của đối phương.
Và cuối cùng chúng ta sẽ bị đối phương trấn áp
và đè bẹp nếu chúng ta không khẳng định được rằng:
10- Người đấu tranh cho tự do dân chủ trong
một chế độ độc tài toàn trị giống như một người lính ngoài mặt trận, mình không
bắn đối phương đối phương sẽ bắn mình.
V- Kết luận
Kính thưa quý vị và các bạn.
Nếu cách đây 20 năm,
tại Việt Nam việc giải thể một chế độ độc tài, phản dân, hại nước như chế độ
cộng sản Việt Nam hiện nay là điều không ai nghĩ là có thể làm được. Nhưng thời
thế hôm nay đã khác hẳn, qua các cuộc cách mạng Nhung, Hoa Lài, Xanh, các dân
tộc Đông Âu, Trung Đông và Bắc Phi với tay không và lòng yêu nước đã giật sập
các chế độ độc tài sắt máu không kém gì chế độ cộng sản hiện nay tại Việt Nam
đã cho chúng ta tin tưởng được rằng việc giải thể chế độ cộng sản tại đất nước
chúng ta không phải là chuyện đội đá vá trời nếu có quyết tâm của 90 triệu dân Việt
Nam trong và ngoài nước.
Với những cuộc biểu
tình liên tục khoảng vài chục ngàn người diễn ra tại thủ đô Hà Nội và các thành
phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng thì chế độ đó sẽ lung lay và tiếp theo
sau đó nếu có những cuộc xưống đường lên đến hàng trăm ngàn người, hàng triệu
người thì chế độ đó sẽ sụp đổ. Không có một thế lực nào có thể cứu vãn được cho
dù nhà cầm quyền có nắm quân đội và công an trong tay. Tình thế này không sớm
thì muộn chắc chắn sẽ xảy ra tại đất nước chúng ta nếu nhà cầm quyền vẫn ngoan
cố cưởng lại lòng dân dùng bạo lực để củng cố quyền cai trị bất chính của mình.
Đảng cộng sản và QĐNDVN với tình trạng rệu rã
hiện nay tuyệt đối sẽ không ai dám đứng ra chịu trách nhiệm trước dân tộc Việt
Nam, trước lịch sử Việt Nam và trước phản ứng của cộng đồng thế giới để gây ra
một cuộc đàn áp đẫm máu như Thiên An Môn ở Tàu 25 năm về trước. Vạn nhất nếu nó
xảy ra thì đó cũng là ngày cáo chung thê thảm nhất cho chế độ này.
Thứ đến, xây dựng một thể chế thật sự dân chủ
pháp quyền có tự do, tôn trọng quyền con người, quyền công dân sau khi chế độ
độc tài sụp đổ, tuy phải tốn nhiều tâm huyết và thời gian nhưng không phải quá
khó đối với dân tộc ta, nhất là với sự tiến bộ vượt bực của nền khoa học công
nghệ thông tin và trình độ nhận thức về chính trị và nhân quyền của nhân dân
trên thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng trong thế kỷ này. Dĩ
nhiên bất cứ một thay đổi nào cũng phải có những khó khăn và bất cập lúc ban
đầu tuy nhiên sau một vài nhiệm kỳ với sự lựa chọn sáng suốt của người dân, các
chính phủ do dân bầu ra sẽ được từng bước hoàn chỉnh nền dân chủ pháp quyền
trong một vài thập niên, đó là điều không thể đảo ngược.
14/10/2014
14/10/2014
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.